năm trồng cho thấy đường kính bình quân của các công thức thí nghiệm tăng theo chiều giảm của mật độ, nhưng tổng tiết diện ngang (G) lại tăng theo chiều tăng của mật độ, có nghĩa là rừng trồng ở mật độ thấp tuy tăng trưởng về đường kính cao hơn nhưng trữ lượng gỗ cây đứng của rừng vẫn nhỏ hơn những công thức trồng mật độ cao. Tại Malaysia năm (1995) người ta tiến hành xây dựng rừng hỗn loài nhiều tầng trên 3 đối tượng: rừng tự nhiên, rừng Keo tai tượng và rừng Tếch với 23 loài bản địa có giá trị, trồng theo băng có chiều rộng khác nhau (10m, 20m, 30m, 40m) và phương thức hỗn giao khác nhau. Kết quả cho thấy khả năng sinh trưởng chiều cao tốt ở băng 10m và 40m.
Như vậy, mật độ trồng ảnh hưởng khá rò đến năng suất, chất lượng sản phẩm và chu kỳ kinh doanh, vì thế cần phải căn cứ vào mục tiêu kinh doanh cụ thể để xác định mật độ trồng cho thích hợp.
1.1.4. Những kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng và năng suất rừng trồng
Bón phân cho cây trồng là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh nhằm nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm, điển hình như công trình nghiên cứu của Mello (1976) ở Brazil cho thấy Bạch đàn (Eucalyptus) sinh trưởng khá tốt ở công thức không bón phân, nếu bón NPK thì năng suất rừng trồng có thể tăng lên trên 50%. Trong một công trình nghiên cứu khác ở South Africa của Schonau (1985) về vấn đề phân bón cho bạch đàn Eucalyptus grandis đã cho thấy công thức bón 150gNPK/gốc với tỷ lệ N :P :K= 3 :2 :1 có thể nâng chiều cao trung bình của rừng trồng lên gấp 2 lần sau năm thứ nhất.
Đối với Thông P. caribeae ở Colombia, Bolstad và cộng sự (1988) cũng đã tìm thấy một vài loại phân có phản ứng tích cực mang lại hiệu quả rò rệt cho rừng trồng như Potassium, Phosphate, Boron và Magnesium. Khi nghiên cứu phân bón cho rừng Thông P.caribeae ở CuBa, Herrero và cộng sự (1988) cũng cho thấy bón Phosphate đã nâng sản lượng từ 56m3 lên 69m3/ha sau 13 năm trồng.
1.1.5. Những kết quả nghiên cứu về chính sách thị trường
Hiệu quả của công tác trồng rừng sản xuất trong đó hiệu quả về kinh tế là chủ yếu. Sản phẩm rừng trồng phải có được thị trường, phục vụ được cả mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời phương thức canh tác phải phù hợp với kiến thức bản địa và dễ áp dụng với người dân. Theo nghiên cứu của Thomas Enters và Patrick B. Durst (2001), để phát triển trồng rừng sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài sự tập trung đầu tư về kinh tế và kỹ thuật còn phải nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến chính sách và thị trường. Nhận biết được 2 vấn đề then chốt, đóng vai trò quyết định đối với quá trình sản xuất nên tại các nước phát triển như Mỹ, Canada, Nhật... nghiên cứu kinh tế lâm nghiệp ở cấp quốc gia hiện nay được tập trung vào thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Trên quan điểm “Thị trường là chìa khoá của quá trình sản xuất”, các nhà kinh tế lâm nghiệp phân tích rằng, chính thị trường sẽ trả lời câu hỏi sẽ phải sản xuất cái gì và sản xuất cho ai? Khi thị trường có nhu cầu và lợi ích của người sản xuất được đảm bảo thì sẽ thúc đẩy được sản xuất phát triển tạo ra sản phẩm hàng hoá.
Dựa trên việc phân tích và đánh giá tình hình thực tế trong những năm qua Liu Jinlong (2004) đã đưa ra một số công cụ chủ đạo khuyến khích tư nhân phát triển trồng rừng như:
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá hiệu quả một số mô hình trồng rừng tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng - 1
- Đánh giá hiệu quả một số mô hình trồng rừng tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng - 2
- Những Kết Quả Nghiên Cứu Về Ảnh Hưởng Của Biện Pháp Làm Đất
- Điều Kiện Tự Nhiên Kinh Tế Xã Hội Khu Vực Nghiên Cứu
- Thực Trạng Trồng Rừng Keo Lai Tại Huyện Bảo Lạc, Tỉnh Cao Bằng
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
- Rừng và đất rừng cần được tư nhân hoá.
- Ký hợp đồng hoặc cho tư nhân thuê đất lâm nghiệp của nhà nước.
- Giảm thuế đánh vào các lâm sản.
- Đầu tư tái chính cho tư nhân trồng rừng.
- Phát triển quan hệ hợp tác giữa các công ty với người dân để phát triển trồng rừng.
Những công cụ mà tác giả đề xuất tương đối toàn diện từ khâu quản lý chung về vấn đề đất đai, thuế và cả mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người dân. Có thể nói đây không chỉ là những đòn bẩy thúc đẩy tư nhân tham gia
trồng rừng mà còn gợi ý những định hướng quan trọng cho phát triển rừng trồng sản xuất tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Các tác giả trên thế giới cũng quan tâm nhiều đến các hình thức khuyến khích trồng rừng. Điển hình có những nghiên cứu của Narong Mahanop (2004) ở Thailand, Ashadi và Nina Mindawati (2004) ở Indonesia... Qua những nghiên cứu của mình, các tác giả cho biết hiện nay 3 vấn đề được xem là quan trọng, khuyến khích người dân tham gia trồng rừng tại các quốc gia Đông Nam Á chính là:
- Quy định rò ràng về quyền sử dụng đất.
- Quy định rò đối tượng hưởng lợi từ trồng rừng.
- Nâng cao hiểu biết và nắm bắt kỹ thuật của người dân.
Đây cũng là những vấn đề mà các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam đã và đang quan tâm giải quyết để thu hút nhiều thành phần tham gia trồng rừng sản xuất, đặc biệt là khơi thông nguồn vốn tư nhân, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cho trồng rừng. Vì vậy, quan điểm chung để phát triển trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế cao là trồng rừng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong mỗi loại hình tổ chức kinh doanh sản xuất rừng trồng.
Tóm lại : Điểm qua những vấn đề nghiên cứu trên thế giới có liên quan cho thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu khá sâu và công phu. Tuy các công trình nghiên cứu ở các nước trên thế giới đã giải quyết khá đầy đủ các vấn đề có liên quan, nhưng hầu hết các công trình được nghiên cứu trong những hoàn cảnh sinh thái và các điều kiện kinh tế kỹ thuật hết sức khác nhau nên không thể ứng dụng một cách máy móc vào điều kiện cụ thể của nước ta nói chung cũng như ở Bảo Lạc, Cao Bằng nói riêng.
1.2. Ở Việt Nam
Ngành lâm nghiệp nước ta đã có những đổi mới đáng kể trong những năm qua. Cùng với những đổi mới về công tác quản lý, các hoạt động nghiên
cứu khoa học về xây dựng và phát triển rừng cũng được quan tâm. Các chương trình dự án trồng rừng với quy mô lớn được thực hiện trên khắp cả nước với nhiều mô hình rừng trồng sản xuất được thử nghiệm và phát triển, nhiều biện pháp kỹ thuật đã được đúc rút và xây dựng quy trình, quy phạm phục vụ đắc lực cho công tác trồng rừng, trong đó có trồng rừng sản xuất. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu, đánh giá liên quan tới trồng rừng ở nước ta thuộc các lĩnh vực sau đây:
1.2.1. Những kết quả nghiên cứu về lập địa
Vấn đề xác định điều kiện lập địa thích hợp cho các loài cây trồng ở nước ta trong những năm gần đây đã được chú ý và đã được đề cập đến ở các mức độ khác nhau, nổi bật nhất là công trình nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cộng sự (1994), khi đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ, các tác giả căn cứ vào 3 nội dung cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau là đơn vị sử dụng đất, tiềm năng sản xuất của đất và độ thích hợp của cây trồng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng vùng Đông Nam Bộ có tiềm năng sản xuất kinh doanh lâm nghiệp khá lớn, diện tích đất thích hợp để phát triển các loài cây lâm nghiệp chiếm từ 70-80%. Đặc biệt, thích hợp để phát triển các loài cây cung cấp gỗ công nghiệp như một số loài Bạch đàn (Eucalyptus) và Keo (Acacia). Ngoài ra, vùng Đông Nam Bộ còn thích hợp để trồng rừng gỗ lớn như Tếch (Tectona grandis), Sao (Hopea odorata) và Dầu nước (D.alatus). Khi nghiên cứu tiêu chuẩn phân chia lập địa cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam, Ngô Đình Quế và cộng sự (2001) cũng đã nhận định có 4 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của rừng trồng công nghiệp, bao gồm: 1) đá mẹ và các loại đất; 2) độ dày tầng đất và tỷ lệ đá lẫn;3) độ dốc; 4)thảm thực vật chỉ thị. Khi nghiên cứu đánh giá đất lâm nghiệp cấp xã để phục vụ trồng rừng, Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2003) cũng đã xây dựng được bộ tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá gồm 6 tiêu chí và 24 chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên và 5 tiêu chí về điều kiện kinh tế xã hội.
Nghiên cứu trồng rừng Keo lai trên các loại đất khác nhau ở vùng Đông Nam Bộ, Phạm Thế Dũng và cộng sự (2004) đã chỉ ra rằng mặc dù cũng đã được áp dụng các biện pháp thâm canh như nhau, nhưng trên đất nâu đỏ Keo lai sinh trưởng tốt hơn trên đất xám phù sa cổ. Khi đánh giá năng suất rừng trồng Bạch đàn (E. urophylla) trên 3 loại đất khác nhau ở khu vực Tây Nguyên, Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2004) cũng có nhận xét tương tự, trên đất xám granis ở An Khê và K’Bang rừng trồng E urophylla sau 4-5 năm tuổi có thể đạt từ 20-24m3/ha/năm, nhưng trên đất nâu đỏ phát triển trên đá macma acid ở Mang Yang sau 6 năm tuổi chỉ đạt 12m3/ha/năm, trên đất đỏ bazal thoái hoá ở Pleiku sau 4 năm tuổi cũng chỉ đạt 11m3/ha/năm.
Lê Đình Khả và Đoàn Ngọc Dao (2004) đã nghiên cứu về rừng trồng các giống Keo lai (BV10; BV15; BV16; TB5; TB12) ở giai đoan 5-7 tuổi với giống đối chứng là Keo tai tượng và Keo lá tràm ở một số vùng sinh thái ở nước ta. Các giống được trồng khảo nghiệm tại Đồng Nai, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Tây và Vĩnh Phúc với mật độ trồng ban đầu là 1650 cây/ha (3x2m). Kết quả cho thấy trong điều kiện trồng thâm canh ở những lập địa tốt sau 6-7 năm, với mật độ hiện còn là 800 - 1200 cây/ha, Keo lai có thể đạt năng suất 40-45m3/ha/năm, trong khi đó Keo tai tượng đạt năng suất 14 - 20m3/năm/ha và Keo lá tràm chỉ đạt năng suất khoảng 10m3/ha/năm. Ở những nơi đất xấu năng suất rừng trồng của các loài Keo lai đạt từ 15 - 18m3/ha/năm, Keo tai tượng và Keo lá tràm dưới 10m3/ha/năm. Tác giả khẳng định trồng rừng Keo lai có sinh trưởng tốt, năng suất cao và độ phì của đất được cải thiện hơn một số giống cây trồng khác.
Như vậy, xác định điều kiện lập địa thích hợp cho trồng rừng nói chung là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng để nâng cao năng suất rừng trồng.
1.2.2. Những kết quả nghiên cứu về giống
Công tác giống cây rừng trong những năm gần đây phục vụ cho sản xuấttrên phạm vi cả nước đã đạt được những kết quả rò rệt, điển hình là những công trình trong nghiên cứu của Trung Tâm Nghiên cứu giống cây
rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Đặc biệt là những công trình nghiên cứu của các tác giả Lê Đình Khả (1999), Nguyễn Hoàng Nghĩa (2011) đã nghiên cứu tuyển chọn các dòng Keo lai tự nhiên, Bạch đàn có năng suất cao và khả năng kháng bệnh. Hơn nữa, đã lai giống nhân tạo thành công cho các loài Keo và Bạch đàn, kết quả đã chọn tạo ra các dòng lai có khả năng sinh trưởng gấp từ 1.5-2.5 lần các giống bố mẹ, năng xuất rừng trồng thử nghiệm ở một số vùng đạt từ 20-30m3/ha/năm, có nơi đạt tới 40m3/ha/năm.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây công tác nghiên cứu giống cây rừng ở nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhiều giống TBKT và giống quốc gia đã được công nhận, khả năng sinh trưởng của các giống này vượt trội từ 50- 100% về thể tích so với các giống bố mẹ. Đặc biệt, gần đây nhiều tác giả đã đi sâu chọn giống theo hướng chất lượng. Trên cơ sở các giống có khả năng sinh trưởng nhanh, các tác giả tiếp tục chọn giống theo hướng kháng bệnh, điển hình là công trình nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Nghĩa (2000) đã chọn được 2 dòng Bạch đàn là MS16 và MS23 và đã được công nhận là giống TBKT. Song song với việc chọn giống, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính nhằm duy trì đặc điểm phẩm chất của cây mẹ đã lựa chọn phục vụ sản xuất có hiệu quả hơn.
Kết quả khảo nghiệm giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm của Lê Đình Khả, Nguyễn Đình Hải, Hồ Quang Vinh (1996) cho thấy ở giai đoạn 4 năm tuổi, cây hom của Keo lai đời F1 có thể tích gấp 1,6 - 2 lần Keo tai tượng và 3 - 4 lần Keo lá tràm. Tốc độ sinh trưởng của cây hom Keo lai đời F1 nhanh hơn cây hạt và cây hom của những xuất xứ sinh trưởng nhanh nhất trong các loài keo bố mẹ và chúng vẫn được duy trì ở giai đoạn 4 năm tuổi và tiếp tục sinh trưởng nhanh sau một số năm. Có sự khác biệt rò rệt về tốc độ sinh trưởng, chất lượng thân cây và tỷ trọng của gỗ giữa các dòng Keo lai được khảo nghiệm. Từ khảo nghiệm dòng vô tính đã chọn được một số dòng Keo lai có thể tích thân cây cao nhất, chất lượng thân cây tốt nhất và có tỷ trọng của gỗ tương đối cao.
Dẫn theo Lê Đình Khả (1999): Kết quả nghiên cứu khảo nghiệm các giống vô tính ở Đông Nam Bộ của Lưu Bá Thịnh (1999), đã đưa ra kết luận: các giống khác nhau sinh trưởng khác nhau. Hầu hết các giống Keo lai có sinh trưởng vượt trội hơn so với Keo tai tượng và Keo lá tràm như TB1 và TB8 sau 5 năm khảo nghiệm hai giống trên có thể tích là 202,3 - 202,7 dm3/cây, trong khi đó Keo tai tượng là 146 dm3/cây và Keo lá tràm là 52,1 dm3/cây. Nghiên cứu chọn lọc cây trội, nhân giống và bước đầu trồng khảo nghiệm giống vô tính Keo lai ở Đông Nam Bộ do Lưu Bá Thịnh, Phạm Văn Tuấn tiến hành (1999) cho thấy hom chồi của Keo lai cho tỷ lệ ra rễ cao nhất nếu được giâm từ tháng 5 đến tháng 7 và được xử lý bằng IBA dạng bột, nồng độ 0,7% và 1,0%. Trong đó các cá thể Keo lai khác nhau có tỷ lệ ra rễ của hom giâm là khác nhau. Còn qua khảo nghiệm giống vô tính thấy rằng chỉ một số giống Keo lai có sinh trưởng nhanh hơn so với Keo lá tràm và Keo tai tượng. Từ kết quả nghiên cứu đã chọn được các giống Keo lai TB03, TB05, TB06 và TB012 có sinh trưởng nhanh có thể nhân giống đại trà cho trồng rừng sản xuất ở Đông Nam Bộ và các địa phương có điều kiện lập địa tương tự. Tuy vậy, từ số liệu thu được của các tác giả trên mới thấy giống số TB06 là thật sự có sinh trưởng nhanh trong các năm vì thế cần được khảo nghiệm lại mới thấy giá trị thực sự của chúng.
Kết quả nghiên cứu trồng thử nghiệm và xây dựng mô hình trồng một số cây lâm nghiệp cho năng suất cao tại tỉnh Bắc Kạn (Lê Đình Khả, các cộng sự, 2011) đưa ra kết luận.
- Hai giống BV10 và BV16 trồng năm 2002 tại Lâm trường Chợ Mới đến cuối năm 2008 có tỷ lệ sống tương ứng là 75% và 80%, có thể tích thân cây tương ứng là 192,98 dm3/cây và 127 dm3/cây, năng suất thực tế tương ứng là 26,53 m3/ha/năm và 18,68 m3/ha/năm.
- Giống BV10 và giống BV16 trồng năm 2002 (đo năm 2008) có chiều cao dưới cành tương ứng là 14,14 m và 9,33 m, tương ứng với tỷ lệ tính theo chiều cao vút ngọn là 69,3% và 52,5%. BV10 cũng là giống có độ thẳng thân và độ nhỏ cành có phần cao hơn giống BV16.
- Tại Lâm trường Chợ Mới (Bắc Kạn) giống BV10 tuy có tỷ lệ đổ gãy cao hơn giống BV16, song do sinh trưởng nhanh nên vẫn năng suất cao hơn giống BV16.
Đề tài nghiên cứu chọn giống Keo lai sinh trưởng nhanh bằng chỉ thị phân tử (Hà Huy Thịnh, 2017) đã chọn lọc được 5 dòng (BB055, BB026, BV 586 tại khảo nghiệm Quy Nhơn và các dòng BV523, BV585 tại khảo nghiệm ở Quảng Trị) có sinh trưởng tương đương so với giống đã được công nhận, có thể đạt từ 30m3/ha/năm khi kết hợp với các biện pháp lâm sinh thích hợp, đây là nguồn vật liệu nền tảng cho các nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo. Đề tài nếu được thực hiện sẽ là mô hình đầu tiên sử dụng song song cả 2 phương pháp này mà trong đó, ứng dụng và phát triển các chỉ thị phân tử trong chọn giống Keo lai sẽ là công cụ đắc lực cho các hoạt động chọn giống nhằm rút ngắn được thời gian, đưa ra các chiến lược cụ thể cho các chương trình chọn giống. Kết quả của đề tài không những là các giống Keo lai mới có năng suất tương đương với các giống đã được công nhận mà còn là các chỉ thị phân tử có thể sử dụng cho các nghiên cứu sâu hơn trong các chương trình ứng dụng công nghệ sinh học trong nghiên cứu lâm nghiệp.
Hiện nay hầu hết các vùng kinh tế trọng điểm đều có vườn ươm công nghiệp với quy mô sản xuất hàng triệu cây một năm. Những thành công trong công tác nghiên cứu giống cây rừng đã tạo những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển rừng trồng sản xuất ở nước ta trong những năm qua. Tuy nhiên, những giống cây mới có năng suất cao chủ yếu được thử nghiệm và phát triển chủ yếu ở một số tỉnh của các vùng như Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đối với vùng núi phía Bắc, trong đó có Bảo Lạc (Cao Bằng) mới chỉ được phát triển trong phạm vi hẹp. Vì vậy, đưa nhanh những giống mới và kỹ thuật nhân giống vô tính vào sản xuất là rất cần thiết nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả công tác trồng rừng, thu hút nhiều thành phần kinh tế vào xây dựng rừng. Đây cũng là mong muốn và là chủ trương của chính quyền địa phương các cấp ở Cao Bằng nói chung và huyện Bảo Lạc nói riêng.