Đầu Tư Phát Triển Công Nghệ Và Hệ Thống Dữ Liệu



lược của Ban lãnh đạo ngân hàng.

Kiểm tra sức chịu đựng cần xây dựng như một cấu phần của khuôn khổ quản trị rủi ro chủ động, đảm bảo rằng, ngân hàng luôn chủ động có phương án kinh doanh sẵn sàng ứng phó với mọi cú sốc từ bên ngoài và thẳng thắn xác định đúng các lỗ hổng rủi ro thực sự của ngân hàng. Kiểm tra sức chịu đựng cần được sử dụng định kỳ để kiểm tra sức chịu đựng cú sốc của toàn ngân hàng và khả năng phục hồi chế khi đối mặt với điều kiện thị trường bất lợi. Ngoài Kiểm tra sức chịu đựng RRTD, các ngân hàng có thể tích hợp thêm khả năng chịu đựng căng thẳng đối với các loại rủi ro khác, bao gồm thị trường, thanh khoản, hoạt động, nhượng quyền thương mại và rủi ro pháp lý.

Thông qua các văn bản nội bộ này, ngân hàng cần xây dựng được một văn hoá quản trị rủi ro trong nội bộ ngân hàng. Để làm được điều này sẽ cần một khoảng thời gian dài và cần sự kiên trì của tất cả các nhân viên trong ngân hàng. Những lãnh đạo cấp cao của các ngân hàng cần phải thường xuyên phát biểu về văn hoá quản trị rủi ro trong các buổi họp với các nhân viên cấp dưới nhằm xây dựng được lòng tin và nhận được những phản hồi từ nhân viên của mình.

Tần suất thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng tại các NHTM nên tối thiểu là hàng quý. Đồng thời, định kỳ tối thiểu hàng năm ngân hàng cần thực hiện kiểm tra tính phù hợp của phương pháp thực hiện và quy trình Kiểm tra sức chịu đựng để có điều chỉnh kịp thời.

5.2.3. Đầu tư phát triển công nghệ và hệ thống dữ liệu

Muốn thực hiện được Kiểm tra sức chịu đựng , các ngân hàng bắt buộc phải xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và hệ thống dữ liệu đồng bộ. Việc lượng hóa rủi ro theo thông lệ quốc tế đòi hỏi sự đồng bộ giữa các hệ thống front, middle, back office và được tích hợp tối đa theo bốn khối:

i. Hệ thống thông tin khách hàng:

Mã CIF duy nhất của khách hàng phải được thống nhất trên tất cả các hệ thống của ngân hàng. Ngân hàng phải lưu giữ thông tin của tất cả khách hàng mà ngân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.



hàng có quan hệ tín dụng, bao gồm khách hàng, bên bảo lãnh, bên thế chấp tài sản đảm bảo. Định nghĩa về khách hàng cần tuân thủ quy định của Basel II.

ii. Hệ thống giao dịch:

Thông tin giao dịch cho tất cả các loại dư nợ tín dụng – nghĩa vụ tài chính treasury và các khoản tín dụng khác phải được lưu giữ và duy trì để hỗ trợ quản lý rủi ro tín dụng như quản lý giới hạn và dư nợ tín dụng và tính tài sản có rủi ro theo các quy định của Basel II.

iii. Hệ thống đo lường RRTD:

Ngân hàng nên phát triển và sử dụng hệ thống xếp hạng RRTD nội bộ để quản lý RRTD. RRTD trong các tất cả các tài sản nội bảng và ngoại bảng phải được đo lường dựa trên những tham số đo lường rủi ro tín dụng nâng cao như PD, LGD, EAD, EL, RWA.

iv. Hệ thống quản lý danh mục:

Hệ thống quản lý danh mục bao gồm các hệ thống khác nhau của Ngân hàng như LOS, Murex, MIS/ EDW, cho phép ngân hàng thiết lập và giám sát giới hạn danh mục phân tích rủi ro danh mục và rủi ro tập trung.

Các ngân hàng cần nhanh chóng xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu chung bao gồm tất cả các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng của khách hàng và liên quan đến tình trạng nền kinh tế. Nguồn dữ liệu đầu vào về cơ cấu dư nợ, tỷ lệ nợ xấu, xác suất vỡ nợ, xác suất thu hồi nợ của các mô hình cần phải chính xác, đầy đủ và mang tính kịp thời. Quyết định 493/QĐ_NHNN về phân nhóm nợ theo thời gian quá hạn được các ngân hàng áp dụng từ năm 2005, đến nay đã được 10 năm, vừa đủ độ dài tối thiểu thể hiện một chu kỳ kinh tế. Tuy nhiên, để áp dụng các quy định về đo lường RRTD theo 3 xác suất PD, LGD, EAD, hầu hết các ngân hàng đang trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu, phân luồng thông tin từ khâu phê duyệt khoản tín dụng, theo dõi và thu nợ từ đầu. Theo quy định của Basel, các ngân hàng phải có dữ liệu theo tháng tối thiểu trong 5 năm. Vì vậy, đủ có thể áp dụng Basel II theo phương pháp IRB, các ngân hàng cần nhanh chóng bắt tay đầu tư hạ tầng và hệ



thống dữ liệu thông tin tín dụng của mình. Các ngân hàng cần phải xác định được hiện nay đã có những loại dữ liệu nào và cần bổ sung những loại dữ liệu nào. Nếu không thực hiện được việc này, chi phí cho việc triển khai Kiểm tra sức chịu đựng sẽ tăng cao, làm giảm tính hiệu quả của công cụ quản lý RRTD này.

Các ngân hàng cần đầu tư xây dựng các luồng dữ liệu chuẩn, kết hợp từ các bộ phận của toàn hệ thống ngân hàng, và phản ánh thông tin về các loại rủi ro khác nhau, và góp phần kiểm soát tính tuân thủ trong hoạt động. Ngoài các luồng dữ liệu, các ngân hàng cần tiếp tục tập trung vào chất lượng dữ liệu, chi tiết và tần suất báo cáo dữ liệu và thiết lập một khung dữ liệu chung giữa các khối kinh doanh, khối quản trị rủi ro và khối tài chính kế hoạch. Việc tự động hóa khâu dữ liệu sẽ giúp ngân hàng không mất quá nhiều thời gian, công sức khi thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng định kỳ. Nhờ đó, các ngân hàng sẽ thấy đây là một việc cần làm và hữu ích cho công tác quản trị, chứ không phải là một kỳ thi, sẽ được thông qua và sau đó bị lãng quên. Để tận dụng lợi thế đầy đủ của Kiểm tra sức chịu đựng , các tổ chức tín dụng cần tập trung vào việc phát triển một mô hình hoạt động cho phép họ tích hợp quá trình tính vốn an toàn tối thiểu CAR, kế hoạch vốn, dự báo theo chuẩn Basel.

5.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về QTRR

Các NHTM cần quan tâm phát triển đội ngũ nguồn nhân lực có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị rủi ro. Đội ngũ nguồn nhân lực này không những cần có kiến thức về tín dụng mà còn cần có những kiến thức nâng cao về đặc điểm nền kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính Việt Nam, mô hình toán và kinh tế lượng. Ngoài ra, các tài liệu về Kiểm tra sức chịu đựng chủ yếu bằng tiếng Anh với nhiều thuật ngữ chuyên ngành nên các cán bộ thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng hầu hết cần được đào tạo tại nước ngoài mới đáp ứng được yêu cầu về trình độ. Một số ngân hàng giải quyết hạn chế này bằng cách thuê chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực QTRR. Tuy nhiên, họ lại có nhược điểm là thiếu am hiểu về đặc điểm kinh tế - tài chính Việt Nam, thậm chí cả những đặc thù riêng về hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, để phát triển được nguồn nhân lực ổn định và chất lượng cao về lượng hóa rủi ro, các ngân hàng cần đưa ra nhiều biện pháp để thu hút nguồn nhân lực có chất



lượng bên ngoài và bồi dưỡng, đào tạo các nguồn nhân lực trong nội bộ.

Công tác tuyển dụng nhân sự từ bên ngoài cần đặc biệt chú trọng đến kiến thức về mô hình toán của các ứng viên. Đây có thể coi là yêu cầu bắt buộc khi tuyển dụng vì để có thể thực hiện được Kiểm tra sức chịu đựng cần những mô hình toán rất phức tạp. Không những vậy, nếu không hiểu được về những đặc điểm của dữ liệu và mô hình thì kết quả của Kiểm tra sức chịu đựng thường có độ chính xác không cao.

Vai trò của nguồn nhân lực trong việc thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng được thể hiện trong cả ba khâu dữ liệu đầu vào, hộp đen xử lý dữ liệu và kết quả đầu ra. Đặc biệt, quy trình xử lý tại hộp đen sẽ rất quan trọng vì hầu hết các kỹ thuật thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng đều được thực hiện tại khâu này. Thiếu các kiến thức về mô hình toán sẽ làm cho tính hiệu quả của hộp đen không còn nữa. Do đó, yêu cầu kiến thức về mô hình toán cần được đặt lên hàng đầu khi đánh giá nhân sự. Yêu cầu này có thể được đánh giá qua các chứng chỉ chuyên môn hoặc qua kinh nghiệm làm việc đã có của các ứng viên.

Tuy nhiên, nhân viên thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng còn cần nắm được những kiến thức về tín dụng ngân hàng, đồng thời cần phải quen thuộc với môi trường làm việc của ngân hàng. Do đó, các ngân hàng có thể cân nhắc tuyển dụng nội bộ những cán bộ đang làm việc tại ngân hàng và có khả năng đảm bảo các yêu cầu cơ bản khi thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng . Để làm được điều này, các ngân hàng cần xây dựng được hệ thống đánh giá năng lực cán bộ, để từ đó tìm ra được những cán bộ nguồn và năng lực của từng cán bộ trong xử lý công việc. Hệ thống đánh giá cũng cần nhận được phản hồi của các cán bộ ngân hàng để xem xét nguyện vọng của họ. Việc này sẽ giúp cho các ngân hàng rút ngắn được thời gian và kinh phí đào tạo khi tuyển dụng những nhân viên mới.

Hơn nữa, các ngân hàng cũng cần liên tục mở những khoá đào tạo ngắn hạn về quản trị rủi ro và vai trò của Kiểm tra sức chịu đựng trong quản trị rủi ro với những chuyên gia trong nước và nước ngoài. Các khoá đào tạo này được phân ra thành hai loại là đào tạo kiến thức cơ bản và đào tạo chuyên sâu. Các khoá đào tạo kiến thực cơ bản sẽ được tham gia bởi tất cả các nhân viên trong ngân hàng, trong khi các khoá đào tạo chuyên sâu chỉ được tham gia bởi các lãnh đạo ngân hàng và các nhân



viên thực hiện quản trị rủi ro.

5.3. Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Hiểu rõ tầm quan trọng của việc áp dụng các tiêu chuẩn quản trị rủi ro của Basel II, trong đó có Kiểm tra sức chịu đựng , NHNN đã bắt đầu những bước đi đầu tiên xây dựng nền tảng chính sách kế toán và quản trị ngân hàng, những quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng, hệ thống giám sát kiểm tra tuân thủ của các NHTM. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng và quản trị RRTD của các NHTM tại Việt Nam đã được trình bày trong Quyết định số 1355/QĐ-NHNN về việc “Ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP, Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ”. Theo đó, các ngân hàng cần áp dụng chuẩn mực Basel II bảo đảm đủ vốn tự có, tăng cường đổi mới và phát triển hệ thống quản trị hiện đại, tập trung nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên, để có thể triển khai Kiểm tra sức chịu đựng tại toàn bộ các NHTM Việt Nam trong một tương lai không xa, luận án đưa ra ba khuyến nghị đối với các cơ quan nhà nước như sau:

5.3.1. Xây dựng lộ trình triển khai Kiểm tra sức chịu đựng phù hợp với

điều kiện Việt Nam

Hiện nay, Kiểm tra sức chịu đựng chưa phải là nội dung bắt buộc đối với các NHTM Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước cũng chưa ban hành các hướng dẫn thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng . Tuy nhiên, với xu hướng áp dụng chuẩn Basel II, cũng với đó là các quy định về ICAAP, thì việc các ngân hàng Việt Nam phải xây dựng và tiến hành Kiểm tra sức chịu đựng sẽ là điều tất yếu. Để có được sự chủ động, , Ngân hàng nhà nước cần phải xây dựng được lộ trình từng bước, áp dụng linh hoạt theo điều kiện nền kinh tế và nhanh chóng có những văn bản quy định về việc bắt buộc thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng trong quá trình hoạt động của các ngân hàng và báo cáo về NHNN.



Nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng các tiêu chuẩn Basel, Việt Nam chủ chương đưa lĩnh vực ngân hàng từng bước tiếp cận với các chuẩn mực này. Từ đó, NHNN đã ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng năm 2010 (Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010). Kèm theo đó, năm 2014, khi Thông tư 02 chính thức được thực thi, toàn bộ hệ thống kế toán, quy định phân loại tài sản, hoạt động trích lập rủi ro, hoạt động quản trị, quy định về tính toán nợ xấu, hệ thống nhân sự của ngân hàng bắt đầu được áp dụng theo chuẩn quốc tế.

Ngoài những quy định nêu trên, NHNN đã xác định mười ngân hàng thực hiện áp dụng Basel II, bản chất là đã phân loại ra nhóm các NHTM mạnh về năng lực tài chính của từng ngân hàng như quy mô tổng tài sản, lợi nhuận, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.... Đối với các ngân hàng trong nhóm NHTM mạnh, việc thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng cần được hướng dẫn triển khai và yêu cầu thực hiện ngay lập tức hoặc sau một năm so với thời hạn bắt đầu triển khai áp dụng Basel II theo phương pháp đơn giản nhất. Các ngân hàng trong nhóm còn lại có thể sẽ có hai đến ba năm chuẩn bị cho việc thực hiện Basel II và Kiểm tra sức chịu đựng , hoặc sẽ phải sáp nhập vào các ngân hàng mạnh.

Tại Việt Nam, việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế về đảm bảo an toàn đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từng bước triển khai thông qua việc sửa đổi và ban hành mới các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Hiện nay, NHNN đã chọn 10 NHTM đầu tiên triển khai thí điểm Basel II trong giai đoạn từ cuối năm 2015 đến 2018. Thông qua việc áp dụng Basel II, các ngân hàng Việt Nam sẽ phải tính toán rủi ro một cách chi tiết giúp giảm thiểu vốn pháp định cần có trong hoạt động kinh doanh, giảm thiểu việc lựa chọn những khách hàng không có khả năng trả nợ, do đó sẽ giảm những tổn thất tín dụng, tập trung nhiều hơn vào những sản phẩm đem lại lợi nhuận; đồng thời, tăng tính minh bạch cho lợi nhuận của tài khoản và rủi ro, giảm tổn thất hoạt động nhờ những hiệu quả trong kiểm soát và giám sát.

Trong thời kỳ đầu, NHNN chưa yêu cầu các NHTM thực hiện Kiểm tra sức



chịu đựng đối với ba loại rủi ro như Basel II, mà đối với RRTD như trong khuôn khổ Luận án nghiên cứu này, do RRTD vẫn là loại rủi ro có tầm quan trọng nhất đối với sự an toàn của các ngân hàng Việt Nam. Về mô hình, trước mắt tập trung áp dụng các mô hình đơn giản, áp dụng đo độ nhạy với một nhân tố vĩ mô (ví dụ GDP). NHNN cần hướng dẫn thống nhất phương pháp tính, cũng như quy định các kịch bản cú sốc ngân hàng nên thực hiện kiểm định để có thể so sánh và rút kinh nghiệm từ kết quả thu được từ các ngân hàng.

Ngoài những yếu tố trên, NHNN cần khuyến khích các NHTM tăng cường năng lực thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng , tổ chức đào tạo và tuyên truyền về Kiểm tra sức chịu đựng cho các nhà quản lý, chuyên viên quản trị rủi ro và công chúng quan tâm, hỗ trợ về dữ liệu cho các ngân hàng trong quá trình thực hiện kiểm định. Trong quá trình thực hiện và phát huy vai trò trách nhiệm của mình, NHNN nên tập trung hơn vào công tác báo cáo, đánh giá, phân tích và dự báo các rủi ro trong thị trường tài chính để hỗ trợ các ngân hàng xây dựng kịch bản cú sốc phù hợp với từng thời điểm. Các cơ quan nghiên cứu cần bổ sung những đề tài về cấu trúc kinh tế và mối quan hệ tác động qua lại giữa nền kinh tế sản xuất với an toàn hệ thống tài chính ngân hàng. Qua đó, các ngân hàng có thể xác định đúng các chỉ số kinh tế vĩ mô cần đưa vào kịch bản căng thẳng để kiểm định Kiểm tra sức chịu đựng

.

Tại một thời điểm thích hợp, NHNN có thể xem xét đưa ra những quy định chặt chẽ hơn về vốn và quản trị rủi ro đối với những định chế tài chính có tầm quan đối với hệ thống như ngân hàng Vietinbank. Năm 2012, Ủy ban Basel đưa ra khái niệm về “ngân hàng có vai trò quan trọng quốc gia” (Domestic Systemically Important Bank, D-SIB) và “ngân hàng có vai trò quan trọng quốc tế” (Global Systemically Important Bank, G-SIB) (BCBS, 2012). Các ngân hàng này cần có tỷ lệ an toàn vốn cao hơn các ngân hàng khác trong hệ thống, tương đương với khả năng chịu đựng rủi ro cao hơn và hấp thụ tổn thất tốt hơn. Tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu đối với các ngân hàng được xếp vào D-SIB là từ 0 đến 2.5% [Đồ thị 5.1]. Các



ngân hàng được đánh giá theo 5 tiêu chí: quy mô tổng tài sản, mức độ liên kết với các ngân hàng khác, khả năng bị thay thế, mức độ phức tạp trong hoạt động.

Đồ thị 5 1 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với ngân hàng D SIB tại một 1

Đồ thị 5.1: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với ngân hàng D-SIB tại một số nước

Nguồn:Ủy ban Basel

5.3.2. Hoàn thiện hệ thống số liệu kinh tế vĩ mô

Có thể khẳng định, độ chính xác, tin cậy của số liệu thống kê có ý nghĩa quyết định đối với kết quả Kiểm tra sức chịu đựng . Kết quả phân tích chất lượng số liệu thống kê tại Luận án này cho thấy, hệ thống thống kê Việt Nam đã có lịch sử hoạt động từ năm 1946, nhưng vẫn còn có những điểm cần tiếp tục hoàn thiện. Chúng ta cần nâng cao chất lượng công tác thống kê phải bắt đầu từ việc tuân thủ chặt chẽ năm tiêu chí: đầy đủ, kịp thời, nhất quán, minh bạch và chính xác. Cụ thể:

Một là, cần xây dựng hệ thống thống kê có chất lượng cung cấp đủ các chỉ số quan trọng của nền kinh tế. Hiện nay, các thống kê tài chính theo yêu cầu cảnh báo sớm của IMF chúng ta còn thiếu khá nhiều, cụ thể như chưa có chỉ số giá bất động sản. Điều này rất quan trọng khi thị trường bất động sản và các ngành liên quan đóng vai trò lớn trong tỷ trọng tín dụng và được kỳ vọng là yếu tố có thể giúp dự báo RRTD của các NHTM Việt Nam.

Hai là, số liệu thống kê cần đảm bảo tính kịp thời. Cần khắc phục tình trạng chậm công bố như số liệu nợ công, dự trữ quốc gia năm 2012 thì phải đến năm 2014

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 13/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí