Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Sacombank


CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK)

-------------------


2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)


2.1.1. Thông tin tổng quan về Ngân hàng


- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được thành lập theo Quyết định số 05/GP-UB ngày 03/01/1992 của Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh và hoạt động theo Quyết định số 0006/NH-GP ngày 05/12/1991 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sacombank chính thức đi vào hoạt động từ ngày 21/12/1991, trên cơ sở chuyển thể Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp và sáp nhập 03 Hợp tác xã tín dụng Tân Bình - Thành Công - Lữ Gia. Qua hơn 20 năm hoạt động và phát triển, đến nay Sacombank đã đạt được số vốn điều lệ khoảng 10.739.676.640.000 đồng và trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu ở Việt Nam với hơn 408 điểm giao dịch, trong đó có 71 chi nhánh, 331 phòng giao dịch trong nước, 4 chi nhánh tại Campuchia, tại Lào có 1 chi nhánh và 1 phòng giao dịch ( tính đến 31/12/2011).


- Với việc khai trương Chi nhánh Lào vào năm 2008, Chi nhánh Campuchia năm 2009, Sacombank trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên thành lập chi nhánh tại nước ngoài. Đây được xem là bước ngoặt trong quá trình mở rộng mạng lưới của Sacombank với mục tiêu tạo ra cầu nối trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tài chính của khu vực Đông Dương.


2.1.2. Lịch sử hình thành


2.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ


- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi.

- Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chứ tín dụng khác.

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá

- Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật

- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng

- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế

- Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác

- Hoạt động bao thanh toán.


2.1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý.

Phân tích tình hình tài chính ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank)


Giám Đốc



BP Xử lý giao dịch

Phó Giám Đốc

P.Kinh doanh

P.Thẩm Định

P. Doanh Nghiệp

P.Cá Nhân

P.Thanh toán QT

P.Ngân Quỹ


P.Kế Toán & Hành chánh

BP Quản lý Tin

dụng

BP Kế toán

BP Hành chánh

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sacombank


GVHD: TS. Phan Đình Nguyên 26 SVTH: Thượng Thu Ba


Giám đốc.


- Đại diện pháp nhân của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).

- Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh về việc chi tiêu tài chính, trích lập quỹ theo quy theo quy định của Nhà nước, của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ nhiệm vụ và kế hoạch kinh doanh.

- Chịu trách nhiệm toàn diện về tài sản, vốn, tổ chức và điều hành cán

bộ. quyền.


động.


- Quyết định đầu tư cho vay, bảo lãnh trong giới hạn được cấp trên ủy


- Ký kết đầu tư cho vay, bảo lãnh trong giới hạn cấp trên ủy quyền.

- Ký kết các văn bản tín dụng, tiền tệ, thanh toán trong phạm vi hoạt


- Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch hoạt động kinh doanh.

- Tổ chức nghiên cứu, học tập và hướng dẫn thi hành các chế độ, thể lệ,

nhiệm vụ tại Sacombank.


Phó giám đốc.


- Giúp giám đốc chỉ đạo và điều hành một số lĩnh vực công tác.

- Tham gia với Giám đốc trong việc chuẩn bị, xây dựng và quyết định về chương trình công tác, kế oạch kinh doanh và các phương hướng hoạt động.

- Thay mặt Giám đốc giải quyết và ký kết các văn bản thuộc lĩnh vực

được phân công.

- Điều hành mọi mặt công tác của Chi nhánh lúc vắng mặt sự ủy nhiệm chính thức của Giám đốc.


Phòng tín dụng (P. Doanh nghiệp và P.Cá nhân).


- Nghiên cứu thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, cho vay theo đúng quy định của Ngân hàng, thể lệ của Nhà nước

- Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc xây dựng tín dụng cho từng đối tượng cụ thể.

- Trực tiếp theo dõi các khoản nợ của khách hàng trong suốt thời gian vay, kể từ khi phát vay cho đến khi thu hồi nợ vay. Theo dõi, đôn đốc việc trả nợ và bảo lãnh khi có nhu cầu, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn tài chính và đầu tư…


Phòng thẩm định.


- Theo dõi tình hình lãi suất trên thị trường qua việc thu thập các số liệu về lãi suất của các ngân hàng.

- Tham mưu cho giám đốc về lãi suất của ngân hàng.

- Thẩm định các dự án vay vốn, bảo lãnh vay vốn.

- Thẩm định các dự án vay vốn, bảo lãnh vay vốn.

- Thẩm định giá cả các loại giấy tờ có giá, thẩm định các dự án xét duyệt cho vay.


Phòng Kinh doanh


- Định hướng và xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ, đề xuất những biện pháp để thực hiện kế hoạch kinh doanh theo chỉ đạo của giám đốc.


Phòng Kế toán – hành chính.


- Ghi chép toàn bộ các công việc phát sinh trong ngày.

- Hạch toán kế toán theo chế độ do Nhà nước quy định, thực hiện hạch toán kế toán BHXH và Bảo hiểm y tế, hạch toán thuế phải nộp.

- Lưu trữ chứng từ cho cả Ngân hàng.


- Hướng dẫn khách hàng, các đơn vị nội bộ sử dụng chứng từ, biểu mẫu

đúng theo quy định của Ngân hàng

- Thực hiện các bút toán có liên quan đến quá trình thanh toán như: ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, kế toán các khoản phải chi trong ngày, mở tài khoản mới cho khách hàng, thực hiện các bút toán chuyển khoản giữa ngân hàng với khách hàng, với ngân hàng khác…

- Báo cáo quyết toán, phân tích lãi lỗ từng thời kỳ hoạt động của ngân

hàng,


- Tổng hợp chi tiết, lên cân đối hoạt động của ngân hàng.

- Báo cáo quyết toán hàng năm.


Phòng thanh toán quốc tế.


- Bảo lãnh hàng hóa trả chậm, trả ngay.

- Thực hiện các hoạt động có liên quan đến quá trình thanh toán giữa khách hàng với các đơn vị nước ngoài. Thanh toán tiền hàng bằng các phương thức thanh toán quốc tế: L/C, chuyển tiền, nhờ thu…


Phòng ngân quỹ.


- Tiếp nhận kiêm đếm thu cho tiền mặt và các chứng từ có giá.

- Tổ chức các hoạt động ngân quỹ bao gồm các mặt công tác tiếp nhận, kiểm đếm, quản lí kho, thu chi tiền mặt và các giấy tờ có giá.

- Thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ tiền mặt tại quầy.

- Thực hiện việc điều chuyển tiền, chi trả các khoản chuyển tiền ngoài hệ thống cho khách hàng.


Ngoài ra, Sở giao dịch còn có 6 phòng giao dịch trực thuộc Sở giao dịch,

đứng đầu là các Trưởng phòng giao dịch:




Sở Giao Dịch











PGD

Phổ Quang


PGD CMT8


PGD

Nam Kỳ KN


PGD

Huỳnh Văn Bánh


PGD

Phan Xích Long


PGD

Bạch

Đằng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - 5


Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sacombank- SGD


2.1.3 Quá trình phát triển


- 21/12/1991: Sacombank là một trong những Ngân hàng TMCP được thành lập tại TP.HCM từ việc hợp nhất Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp cùng với 3 hợp tác xã tín dụng là Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia.

- 1993: Mở chi nhánh Hà Nội, tạo bước tiến đột phá trên thị trường miền Bắc.Với vị thế là NHTM đầu tiên của TP.HCM có chi nhánh tại thủ đô, Sacombank tiên phong thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh giữa Hà Nội và TP.HCM, góp phần làm giảm dần tình trạng sử dụng tiền mặt giữa 2 trung tâm kinh tế lớn nhất nước.

- 1995: Thiết lập mô hình quản trị tiên tiến làm việc theo chế độ thường xuyên (được gọi là Thường trực Hội đồng quản trị) để trực tiếp chỉ đạo, giám sát điều hành, từng bước thể chế hóa các nguyên tắc quản trị, điều hành và kiểm soát mọi mặt hoạt động của Ngân hàng.

- 1996: Phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá 200.000 đồng/cổ phiếu để

huy động vốn

- 1997: Tiên phong thành lập tổ chức tín dụng ngoài địa bàn ( nơi chưa có chi nhánh Sacombank trú đóng) để đưa vốn về nông thôn, góp phần cải thiện đời sống của các hộ nông dân và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nền kinh tế


- 1999: Khánh thành tòa nhà trụ sở tại số 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, TP.HCM, đây là trụ sở khang trang, bề thế đầu tiên trong hệ thống ngân hàng TMCP bấy giờ.

- 2001: Tiếp nhận vốn góp từ cổ đông nước ngoài. Mở đầu là Tập đoàn tài chính Dragon Financial Holding (Anh Quốc) tham gia góp 10% vốn điều lệ. Việc góp vốn này đã mở đường cho Công ty tài chính quốc tế (IFC) và ngân hàng ANZ, nâng số vốn cổ phần của các cổ đông nước ngoài lên 30%.

- 2003: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, Sacombank là doanh nghiệp VN đầu tiên được phép thành lập Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VietFund Management- VFM), là liên doanh giữa Sacombank và Dragon Capital.

- 2005: Khai trương mô hình Ngân hàng dành cho phụ nữ. Đây là mô hình đặc thù dành riêng cho phụ nữ đầu tiên tại Việt Nam được Sacombank triển khai với sứ mệnh “ Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam hiện đại”.

- 2008: Khai trương hoạt động Chi nhánh Lào, bước đầu chinh phục thị trường Đông Dương. Trên nền tảng thành công của Chi nhánh Lào, ngày 23/06/2009, Sacombank tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động sang Campuchia, đánh dấu hoàn tất chiến lược tại thị trường Đông Dương.

- 2009: Hoàn tất nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi từ smartbank lên T24, bản R8 trên toàn hệ thống cùng với việc khánh thành và đưa Data Center hiện đại đạt chuẩn quốc tế đầu tiên trong hệ thống các NHTMCP Việt Nam vào hoạt động từ năm 2008.

- 2010: Kết thúc thắng lợi chiến lược phát triển giai đoạn 2001-2010 với tốc

độ tăng trưởng bình quân đạt 64%/năm.

2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn hiện nay

a) Thuận lợi

- Nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ do đó nhu cầu vốn cũng ngày càng tăng, Việt Nam lại là một thị trường có ưu điểm về nhân công giá rẻ nên dễ dàng thu hút được vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 16/05/2023