Mức Độ Kĩ Năng Thực Hiện Các Phương Án Ứng Phó Với Stress Trong Học Tập Theo Tín Chỉ Của Sv Đhsp


stress. Các em chưa biết rằng mỗi lần do dự, chần chừ trước những lựa chọn sẽ càng làm cho bản thân thêm căng thẳng vì chọn phương án này lại tiếc nuối phương án khác. Các em biết là phải quyết tâm nhưng lòng quyết tâm chưa

thực sự ổn định, bền vững. Một sinh viên nói: “Em biết là làm việc gì cũng

phải quyết tâm nhưng khi đang học mà bạn bè kêu đi chơi em lại chần chừ, lúc đó khó chịu quá trời”(N.V.V).

3.2.3.2. Mức độ kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP

Thực hiện các phương án ứng phó với stress đã chọn lựa là công đoạn rất quan trọng để kiểm soát stress và tiến tới giải quyết vấn đề. Chúng tôi tìm hiểu việc thực hiện 7 phương án ứng phó đã xác định (chương 1) và cho kết quả ở bảng 3.19.

Bng 3.19: Tự đánh giá mức độ kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP

TT

Biểu hiện của

KN

ĐTB

ĐLC

Mức KN

TT

Biểu hiện của

KN

ĐTB

ĐLC

Mức KN

1

BH1

3,74

1,11

Khá

18

BH18

3,78

0,62

Khá

2

BH2

3,33

0,67

TB

19

BH19

3,15

0,97

TB

3

BH3

3,68

0,64

Khá

20

BH20

2,96

0,99

TB

4

BH4

2,99

1,01

TB

21

BH21

2,56

1,19

Yếu

5

BH5

3,74

0,78

Khá

22

BH22

3,08

1,66

TB

6

BH6

3,81

1,01

Khá

23

BH23

3,07

1,01

TB

7

BH7

3,45

1,26

Khá

24

BH24

3,69

0,93

Khá

8

BH8

4,17

0,98

Khá

25

BH25

3,06

1,45

TB

9

BH9

3,85

0,59

Khá

26

BH26

1,79

1,02

Kém

10

BH10

3,62

0,54

Khá

27

BH27

2,24

1,01

Yếu

11

BH11

3,60

0,52

Khá

28

BH28

2,54

0,70

Yếu

12

BH12

3,69

0,65

Khá

29

BH29

3,02

1,10

TB

13

BH13

3,79

0,61

Khá

30

BH30

2,36

0,79

Yếu

14

BH14

3,01

0,81

TB

31

BH31

2,02

1,01

Yếu

15

BH15

3,19

0,99

TB

32

BH32

2,00

0,98

Yếu

16

BH16

3,02

0,92

TB

33

BH33

2,63

1,37

TB

17

BH17

3,45

1,03

Khá


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm - 16


ĐTB chung = 3,15


Ghi chú: BH1-BH33 là các biểu hiện của KN. Chi tiết xin xem tại Phụ lục 3.3.

Nhận xét:

- Kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress của SV ĐHSP đạt mức trung bình (ĐTB = 3,15). Nghĩa là, khi thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ, SV ĐHSP đã biết thực hiện các thao tác cần thiết nhưng vẫn còn mắc lỗi và chưa thật sự bền vững. Như vậy, để giải quyết stress, đòi hỏi SV ĐHSP phải rèn luyện nhiều mới nâng cao được kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ.

- Mức độ thực hiện các phương án ứng phó với stress ở SV ĐHSP biểu hiện không đồng đều nhau. Trong 7 phương án ứng phó đã chọn thì có 3 phương án đạt mức điểm khá (Tự rèn luyện: 3,80; Tích cực rèn luyện để tích lũy nền tảng kiến thức: 3,54 và Cố gắng tập trung giải quyết vấn đề: 3,43). Như vậy, SV ĐHSP đã tự đánh giá bản thân thực hiện các thao tác liên quan đến các phương án này khá thành thạo, đầy đủ và linh hoạt, ít mắc lỗi. Tìm hiểu nguyên nhân thì được biết: SV ĐHSP coi stress như là khó khăn lớn mà bản thân phải vượt qua, có như thế mới tập trung học được và đạt kết quả cao. Một cố vấn học tập nói: “Đa số các em có ý thức học nên cứ hễ có khó khăn gì là các em hết sức tìm cách

giải quyết. Tôi là cố vấn học tập nên “bị” chia sẻ suốt” (Thầy H.H.Kh). Theo

kinh nghiệm giảng dạy, tiếp xúc với SV, người nghiên cứu cũng thấy điều này phản ánh tình hình thực tế khách quan của quá trình học tập theo tín chỉ ở SV. Nếu SV không thật sự nỗ lực giải quyết các vấn đề liên quan đến học tập trong đó có những căng thẳng thì chắc chắn kết quả học tập sẽ không như mong đợi. “Có lúc em cảm thấy mình muốn bỏ tất cả nhưng rồi nghĩ lại em đã cố gắng rất nhiều. Em nghĩ ai cũng sẽ phải lo lắng, khó khăn nhưng vấn đề là phải cố gắng giải quyết khó khăn thôi ạ” (L.T.K).

- Như vậy, SV ĐHSP thường thực hiện giải quyết vấn đề khó khăn,

vấn đề

stress theo hướng

“tập trung giải quyết vấn đề” hơn là “điều hoà


cảm xúc” bằng cách “buông xuôi”. Các em đã biết cách huy động hết nguồn lực cả của chủ thể lẫn từ bên ngoài như cố vấn học tập, GV, bạn bè,… để giải quyết khó khăn và căng thẳng. Đây là tín hiệu mừng vì xét về cả lý luận và thực tiễn thì cách giảm stress tốt nhất vẫn là đi vào giải quyết tận gốc tác

nhân gây stress chứ không phải là chốn chạy. Tìm hiểu qua phỏng vấn,

chúng tôi cũng được biết, sở dĩ các em thực hiện các phương án thể hiện sự tích cực giải quyết vấn đề và tích cực rèn luyện tốt hơn cả trong kĩ năng này là bởi các em đã nhận thức rõ “nếu bị stress trong học tập thì phải tìm cách khắc phục để không cảm thấy nặng nề và chán ngán”.

3.2.3.3. Mức độ kĩ năng quản lý thời gian khi ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP

Chúng tôi xác định: Kĩ năng quản lý thời gian là một kĩ năng bộ phận của kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ. Bởi vì, học tập theo tín chỉ về bản chất, người học chủ động, tự học là chính. Nên việc sắp xếp các công

việc là vô cùng có ý nghĩa nếu không sẽ tạo căng thẳng. Quản lý thời gian

được xem như một cách để ứng phó với stress. SV có kĩ năng này sẽ giảm stress nhiều trong học tập theo tín chỉ. Chính vì thế, chúng tôi đã tiến hành khảo sát với những biểu hiện cụ thể để đánh giá SV ĐHSP có kĩ năng quản lý thời gian hay không và thu được kết quả ở bảng 3.20 dưới đây:

Bng 3.20: Tự đánh giá mức độ kĩ năng quản lý thời gian khi ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP

STT

Biểu hiện của KN

ĐTB

ĐLC

Mức KN

1

Liệt kê các công việc cần làm trong tuần theo

thứ tự ưu tiên

3,56

1,41

Khá

2

Xác định khối lượng và yêu cầu cần đạt cho

mỗi công việc nói chung và của từng giờ tín chỉ nói riêng


3,35


1,09


Trung bình

3

Sắp xếp, phân bố tổng thời gian của giờ tín chỉ

(lên lớp, thực hành và tự học) hợp lý trong tuần

3,96

0,99

Khá

4

Sắp xếp các công việc khác một cách ngắn gọn

nhất để dành thời gian cho học/tích lũy tín chỉ

3,84

0,99

Khá

5

Kết hợp hợp lý giữa học và nghỉ ngơi, thư giãn

3,82

0,44

Khá


6

Tranh thủ ý kiến của người khác khi lập kế

hoạch học tập

3,84

0,99

Khá

7

Chỉ dành một khoảng thời gian thích hợp để

hoạch định khối lượng công việc trong tuần

3,55

0,80

Khá

8

Tránh cảm giác chần chừ, khắc phục những suy

nghĩ và quan điểm nảy sinh sự chần chừ

2,96

1,00

Trung bình

9

Không quá ôm đồm công việc để tránh những

sai lầm, cần dựa vào khả năng hiện tại của bản thân


3,94


1,10

Khá

10

Tiên đoán những điều bất ngờ có thể có và

chuẩn bị phương án ứng phó

3,47

1,31

Khá

11

Không nên đồng ý một cách máy móc khi người khác yêu cầu, cần có sự quyết đoán và tự chủ

khi cần thiết


3,33


1,10


Trung bình

12

Nếu nhận được yêu cầu, thư từ… cần tranh thủ

giải quyết ngay

3,23

1,28

Trung bình

13

Chuẩn bị trước cho tất cả các giờ tín chỉ

2,97

0,77

Trung bình

Chung

3,73

1,02

Khá


Kết quả bảng 3.20 cho thấy:

- SV ĐHSP có kĩ năng quản lý thời gian khi ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ ở mức khá. Với mức này, SV ĐHSP đã biết cách sắp xếp các công việc để đạt kết quả tích luỹ tín chỉ học tập tốt nhất có thể. Học tập theo tín chỉ đòi hỏi SV ĐHSP phải lập kế hoạch cho khoá học và cho mỗi học kỳ. Từ đó, nhiều em đã lập luôn cả thời gian biểu cụ thể cho bản thân. Đây cũng là nguyên nhân để lý giải tại sao việc quản lý thời gian của SV có mức khá, tốt hơn các kĩ năng khác. Như thế là, cách tổ chức đào tạo, định hướng từ cơ sở đào tạo thông qua công việc là quan trọng và vô hình chung đã hình thành cho SV khả năng quản lý thời gian.

-Tuy vậy, vẫn có sự chênh lệch giữa các thao tác trong kĩ năng quản lý thời gian khi ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ. Chẳng hạn, “Sắp xếp, phân bố tổng thời gian của giờ tín chỉ” ở mức điểm cao nhất (3,96 - khá), trong khi đó, thao tác “Chuẩn bị trước cho tất cả các giờ tín chỉ” lại đạt mức điểm thấp nhất (2,96 - trung bình). Như vậy, SV ĐHSP biết cách phân chia nội

dung công việc cho các giờ

tín chỉ

(lên lớp, thực hành, tự

học) nhưng việc


chuẩn bị nội dung cho các giờ tín chỉ lại kém hơn. Đây là một thực tế khách quan khi chúng tôi tiến hành phỏng vấn và quan sát. Một sinh viên nói: “Việc chuẩn bị bài của chúng em vẫn là một “vấn đề”. Dạ, em cũng phải nói thật là em chưa có thói quen chuẩn bị bài trước từ năm ngoái đến nay khi trở thành sinh viên. Học theo tín chỉ thầy cô đặt nhiều yêu cầu hơn, cũng hướng dẫn tự học nhiều hơn vậy mà em vẫn làm biếng (cười)” (V.C.T).

3.2.3.4. Mức độ kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP qua bài tập tình huống

Bng 3.21: Mức độ kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP qua bài tập tình huống

Mức độ kĩ năng

SL

%

Kém


0

0

Yếu


4

0,8

Trung bình


203

40,4

Khá


296

58,8

Tốt


0

0


Tổng

503

100

Kết quả bảng 3.21 cho thấy sư phù hợp tương đối với kết quả nghiên cứu bằng bảng hỏi. Kết quả giải quyết tình huống cho thấy SV ĐHSP có kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ chủ yếu ở mức khá (58,8%) và trung bình (40,4%), không có SV ĐHSP thể hiện kĩ năng này ở mức kém và tốt. Nghĩa là, SV ĐHSP đã biết cách thực hiện kĩ năng, các thao tác khi ứng phó với stress tương đối đầy đủ, đảm bảo yêu cầu cần thiết để đạt kết quả nhưng chưa thực sự ổn định, bền vững.

3.2.3.5. Mức độ kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập theo số năm SV đã học và địa bàn

SV ĐHSP đã đánh giá kĩ năng thực hiện

các phương án

ứng phó với

stress trong học tập theo tín chỉ ở mức trung bình (ĐTB = 3,10). Vậy, có sự khác biệt nào về kĩ năng này giữa các trường và các khối lớp? Chúng tôi đã tiến hành điều tra và thu được kết quả như sau:

Bng 3.22: Mức độ kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập theo số năm SV đã học



Mức độ KN

Số năm SV đã học

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Năm thứ ba

SL

%

SL

%

SL

%

Kém

0

0

0

0

0

0

Yếu

24

22,9

2

0,7

2

2,1

Trung bình

60

57,1

168

55,4

34

35,8

Khá

21

20

133

43,9

59

62,1

Tốt

0

0

0

0

0

0


Kết quả bảng 3.22 cho thấy:

- Có sự khác biệt đáng kể về mức độ kĩ năng của SV giữa các khối lớp. Cụ thể, sinh viên năm thứ ba tự đánh giá mức độ thành thạo của kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ cao hơn tự đánh giá của sinh viên năm thứ hai và thứ nhất.

- Có sự khác biệt trên là vì: SV học đến năm thứ ba có kinh nghiệm xử lý các tình huống căng thẳng nên ít nhiều thuần thục hơn SV ở các khối lớp khác.

- Như vậy, càng học đến những năm sau của khoá học hay tích luỹ được càng nhiều tín chỉ càng có kinh nghiệm trong ứng phó với stress trong học tập

theo tín chỉ. Trao đổi với sinh viên, chúng tôi thu được suy nghĩ: “Để đạt kết

quả cao trong học tập, em phải cố gắng gạt bỏ hết những tác nhân gây nhiều bao gồm cả stress, em đã dốc sức vào học, vào rèn các kĩ năng giảng dạy để làm tốt công tác thực tập sắp tới. Học theo tín chỉ có quá nhiều bài vở mà bản thân chúng em phải tự giải quyết nên rất căng thẳng. Kinh nghiệm của em là lập kế hoạch hành động và theo đuổi kỳ cùng” (Sinh viên H.Th.H.Th).

Mặt khác, so sánh giữa các trường được khảo sát, chúng tôi cũng thu được kết quả ở bảng 3.23 dưới đây:

Bng 3.23: Mức độ kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập theo địa bàn


Mức độ KN

Địa bàn

Cần Thơ

Đồng Tháp

TP. Hồ Chí Minh

SL

%

SL

%

SL

%

Kém

0

0

0

0

0

0

Yếu

85

28,3

31

29,8

10

10,1

Trung bình

147

49

59

56,7

44

44,4


Khá

68

22,7

14

13,5

45

45,5

Tốt

0

0

0

0

0

0


Kết qủa nghiên cứu đã cho thấy:

- Số SV ĐHSP có kĩ năng khá tập trung


ở TP. HCM, chiếm tỷ lệ cao

nhất (45,5%). Chúng tôi tiến hành phỏng vấn và được biết nhiều em đã tham gia khóa tập huấn kĩ năng nên việc nhận diện và ứng phó với các tình huống stress cũng trở nên tốt hơn. “Em đã tham gia tập huấn chính thức 1 lần ở Công

ty của cô em và 1 lần tham gia không trọn vẹn do Đoàn tổ chức”

L.P).

(Sinh viên

- Hơn nữa, SV ĐHCT cũng tự đánh giá bản thân có kĩ năng khá ở mức tương đối (22,7%). Tại sao? Đây là môi trường chuyển sang chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ sớm nhất nên SV đã quen với chương trình học theo tín chỉ hơn là những SV ở Đồng Tháp, từ đó trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn khi ứng phó với stress xuất hiện trong quá trình học tập theo tín chỉ. Bên

cạnh đó, kĩ năng ở

mức kém được SV TP. HCM tự

đánh giá thấp hơn cả

(10,1%) so với SV ĐHCT và SV ĐHĐT cũng minh chứng điều này...

- Như vậy, môi trường sống hay nơi các em theo học ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ thực hiện kĩ năng của các em. Điều này là do môi trường giáo dục và môi trường sống ở địa bàn đã khảo sát khác nhau.

Nhìn chung, có sự khác biệt nhất định giữa mức độ thực hiện kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ ở các địa bàn nghiên cứu và số năm SV đã theo học.

3.2.3.6. So sánh các kĩ năng trong nhóm kĩ năng thực hiện các phương án

ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP

Chúng tôi kí hiệu KN1 là kĩ năng kiên định; KN2 là kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó và KN 3 là kĩ năng quản lý thời gian. Dưới đây là kết quả:

Bng 3.24: Tương quan giữa từng nhóm kĩ năng trong kiểm định T-test



SL

Hệ số tương

Mức ý nghĩa




quan


KN1 & KN2


0,786


KN1 & KN3

503

0,856

0,000

KN2 & KN3


0,720


(Xem thêm ở Phụ lục 3.4)

Bằng kiểm định T-test, chúng tôi thu được kết quả về


hệ số tương

quan (r) giữa hai kĩ năng trong nhóm kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP. Với r như trong bảng 3.24 đều dương và lớn hơn (>) 0 cho thấy, các cặp đôi kĩ năng này có tính hữu hiệu và hệ số tương quan này cũng phản ánh lợi ích của từng cặp kĩ năng tốt. Điều đó có nghĩa là, việc thực hiện từng cặp kĩ năng thực hiện phương án ứng phó trong học tập theo tín chỉ ở mức tương đương nhau, có sự chênh lệch không lớn về điểm trung bình của mức độ kĩ năng.

Để mô tả rõ hơn, chúng tôi diễn giải ở biểu đồ sau đây:



3.16

3.42

3.16

3.42

2.77 2.77

3.5

3

2.5

2

1.5

1

0.5

0

KN1&KN2 KN1&KN3 KN2&KN3

KN1 KN2 KN3


Biu đ3.1: So sánh các cặp kĩ năng trong nhóm kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress

Biểu đồ 3.1 cũng chứng tỏ không có sự chênh lệch lớn về điểm trung bình của mức độ thực hiện các kĩ năng. Các cặp nhóm kĩ năng được gán đều đạt mức trung bình. Ở mức này, thao tác KN có tính đầy đủ, thành thạo và linh hoạt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2022