So Sánh Mức Độ Stress Giữa Các Kết Quả Tích Luỹ Tín Chỉ Của Sv Đhsp


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


3.1. THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ STRESS Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

3.1.1. Tự đánh giá mức độ stress của SV ĐHSP

Khảo sát thực trạng stress ở SV ĐHSP là công việc đầu tiên cần làm để có cơ sở bàn luận về kĩ năng ứng phó với stress của họ. Đề tài không chuyên sâu về stress mà chỉ coi stress như một tình huống cần giải quyết. Do đó, chúng tôi tìm hiểu mức độ stress. Mức độ stress được đánh giá thông qua quan sát khi giảng dạy và tiếp xúc với SV, qua cảm nhận của SV ĐHSP về sự căng thẳng trong học tập theo tín chỉ. Sự căng thẳng càng lớn thì mức độ stress càng cao. Kết quả thu được như sau:

Bng 3.1: Tự đánh giá của SV ĐHSP về mức độ stress của bản thân


Mức độ stress

Trường

1

2

3

4

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

ĐHCT

59

19,5

241

79,5

3

1

0

0

ĐHĐT

23

20,2

81

71

10

8,7

0

0

ĐHSP

17

15,7

84

77,8

7

6,5

0

0

Chung

99

18,9

406

77,3

20

3,8

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm - 13

Ghi chú: 1-rất căng thẳng; 2-căng thẳng; 3-ít căng thẳng;4-không căng thẳng; ĐHSP- Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

Nhận xét:

- 100% SV ĐHSP có stress trong học tập theo tín chỉ nhưng ở các mức độ khác nhau. Trong đó, mức độ 2 (căng thẳng) chiếm tỷ lệ cao nhất (77,3%) và thấp nhất ở mức độ 1 (3,8%). Tỷ lệ 18,9% cho mức độ 1 (rất căng thẳng) tuy chưa cao nhưng vẫn cần chú ý bởi hậu quả xấu có thể xảy ra nếu SV ĐHSP không có kĩ năng ứng phó.

- Sự thay đổi để phát triển của nền giáo dục đại học là vô cùng cần


thiết. Chuyển đổi đào tạo từ niên chế sang tín chỉ là một lộ trình đúng đắn và được nhiều trường đại học áp dụng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì kéo theo đó là những tồn tại cần giải quyết. Nội dung mà đề tài tập trung là những stress tiêu cực cần ứng phó để học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP đạt hiệu quả, góp phần ủng hộ lộ trình đào tạo của nhà trường.

- Về mặt lý luận, stress có tính chất tích tụ nên cần được kiểm soát bằng nhiều biện pháp để giải toả stress. Nếu không có bất cứ biện pháp nào thì sẽ bị dồn nén và khi bùng phát sẽ gây hậu quả không nhỏ. Cho nên, kĩ năng ứng phó có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình kiểm soát stress và giải quyết stress.

- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến stress trong học tập của SV ĐHSP. Những nguyên nhân mà các em nhận định và tập trung là: chưa được trang bị kĩ năng học tập theo học chế tín chỉ, cố vấn học tập chưa đủ chuẩn (không giúp SV được nhiều), bản thân hiểu không rõ về stress và cách ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ. Một sinh viên tâm sự: “Đào tạo theo tín chỉ chắc là hay thì nhà trường mới làm nhưng hiện nay em rất căng thẳng vì em chẳng hiểu và không biết làm gì cho tốt để tích luỹ môn học đã đăng ký” (Đ.Ng.H). Bằng kinh nghiệm công tác, tiếp xúc với SV thường xuyên và quan sát những

tình huống khó khăn mà các em gặp phải trong học tập theo tín chỉ có thể

khẳng định sự tự đánh giá về mức độ stress ở SV ĐHSP là đúng đắn, hợp với thực tại khách quan.

3.1.2. So sánh mức độ stress giữa các kết quả tích luỹ tín chỉ của SV ĐHSP

Những sinh viên ĐHSP bị stress trong học tập theo tín chỉ như đã phân

tích ở

trên là do nhiều nguyên nhân. Khi bị

stress, kết quả

học tập của SV

ĐHSP cũng bị ảnh hưởng. Chúng tôi tìm hiểu để so sánh mức độ stress của sinh viên theo kết quả tích luỹ tín chỉ học tập của họ. Qua đó, khẳng định tính cần thiết và tầm quan trọng của việc hình thành kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ cho các em. Kết quả thu được như sau (trang bên):


Bng 3.2: So sánh mức độ stress giữa các kết quả tích luỹ tín chỉ của SV ĐHSP



Kết quả tích luỹ tín chỉ

Kết quả thống kê về các mức độ stress của

SV có kết quả tích luỹ tín chỉ tương ứng

ĐTB

ĐLC

Thứ bậc

Giỏi

2,37

0,50

4

Khá

1,81

0,48

3

Trung bình

1,62

0,32

2

Yếu

1,36

0,41

1

Chung

1,79

0,40


Ghi chú: Điểm TB từ 2,34 đến 3,40: stress bình thường (3-ít căng thẳng); Điểm TB từ 1,67 đến 2,34: stress cao (2-căng thẳng); Điểm TB nhỏ hơn 1,67: stress rất cao (1-rất căng thẳng).

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.2 cho thấy: Khách thể được nghiên cứu với mỗi kết quả tích luỹ tín chỉ học tập khác nhau thì mức độ stress cũng khác nhau. Điểm trung bình về mức độ stress giữa các các kết quả tích luỹ tín chỉ của SV ĐHSP là 1,79 (mức “căng thẳng”). Điều này có nghĩa là, mức độ stress ở SV ĐHSP có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập của họ. Khi so sánh mức độ stress giữa các kết quả tích luỹ tín chỉ của các em cũng thấy rõ điều này: những sinh viên học yếu thường bị stress cao hơn cả bởi các em thực sự bối rối và gặp khó khăn khi giải quyết các nhiệm vụ học tập.

Tuy nhiên, những sinh viên có kết quả tích luỹ tín chỉ đạt loại giỏi vẫn có căng thẳng. Tại sao vậy? Qua quan sát và thực tiễn giảng dạy của bản thân người người cứu, chúng tôi nhận thấy: những sinh viên giỏi bị stress thường do các em sợ bản thân bị “rớt hạng”, chưa thực sự thoả mãn bản thân và đặt yêu cầu cao hơn so với khả năng của bản thân, thậm chí còn lo lắng bạn bè không thừa nhận kết quả học tập đạt được. Em Ng.Th.H.Th nói: “Học kỳ nào điểm trung bình của em cũng dao động từ 3,30 đến 3,50. Nhưng em vẫn cảm thấy kỳ kỳ sao ấy, em sợ nhất bạn nào hỏi em về bài học nào đó mà không trả lời được và bị kết luận là “ được thầy cô nâng điểm”, bực mình và áp lực ghê gớm”.

Như vậy, cho dù sinh viên có kết quả học tập như thế nào thì các em vẫn có stress nhưng ở các mức độ khác nhau. Những sinh viên học kém có stress


trong học tập theo tín chỉ nhiều nhất vì các em gặp khó khăn nhiều nhất trong hoạt động này.

3.2. THỰC TRẠNG KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS TRONG HOẠT

ĐỘNG HỌC TẬP THEO TÍN CHỈ CỦA SV ĐHSP

3.2.1. Nhóm kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP

3.2.1.1. Mức độ kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP

Có 59 tác nhân gây stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP được nghiên cứu. Trong đó, có 4 nhóm tác nhân gây stress là: Nhóm tác nhân gây stress trong lựa chọn và đăng ký học phần (từ BH1 đến BH14); Nhóm tác nhân gây stress trong tích luỹ tín chỉ học tập (từ BH15 đến BH26); Nhóm tác nhân gây stress trong hợp tác để hoàn thiện kiến thức, kĩ năng cần tích luỹ (từ BH27 đến BH43); Nhóm tác nhân gây stress trong kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ và hết môn (từ BH44 đến BH59) (Bảng 3.3).

Bng 3.3: Tự đánh giá mức độ kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP

TT

Biểu

hiện của KN

ĐTB

ĐLC

Mức KN

TT

Biểu

hiện của KN

ĐTB

ĐLC

Mức KN

1

BH1

3,99

1,08

Khá

23

BH23

3,31

0,67

TB

2

BH2

3,60

0,54

Khá

24

BH24

2,97

0,62

TB

3

BH3

3,46

0,55

Khá

25

BH25

3,36

0,88

TB

4

BH4

3,10

0,36

TB

26

BH26

3,15

0,97

TB

5

BH5

2,94

0,88

TB

27

BH27

3,85

1,04

Khá

6

BH6

2,83

0,91

TB

28

BH28

3,66

0,67

Khá

7

BH7

2,22

1,01

Yếu

29

BH29

3,06

0,77

TB

8

BH8

3,65

1,17

khá

30

BH30

3,11

0,85

TB

9

BH9

2,88

0,84

TB

31

BH31

3,04

0,95

TB

10

BH10

2,96

1,14

TB

32

BH32

3,38

0,83

TB

11

BH11

3,37

0,90

TB

33

BH33

3,82

1,00

Khá

12

BH12

2,64

1,30

TB

34

BH34

3,20

0,91

TB

13

BH13

4,11

0,85

Khá

35

BH35

3,21

0,91

TB

14

BH14

3,48

0,90

Khá

36

BH36

3,12

1,06

TB


15

BH15

2,91

1,14

TB

37

BH37

3,74

1,11

Khá

16

BH16

3,40

0,82

Khá

38

BH38

3,42

1,14

Khá

17

BH17

3,40

0,82

Khá

39

BH39

2,50

0,59

Yếu

18

BH18

3,40

0,81

Khá

40

BH40

2,81

1,63

TB

19

BH19

3,31

1,51

TB

41

BH41

3,61

0,98

Khá

20

BH20

2,71

1,03

TB

42

BH42

2,92

1,61

TB

21

BH21

3,10

0,85

TB

43

BH43

3,00

1,59

TB

22

BH22

3,42

0,53

Khá

44

BH44

3,64

0,89

Khá

45

BH45

3,70

0,69

Khá

53

BH53

2,84

0,68

TB

46

BH46

3,55

0,81

Khá

54

BH54

2,86

0,70

TB

47

BH47

3,86

0,75

Khá

55

BH55

2,86

0,70

TB

48

BH48

3,76

1,01

Khá

56

BH56

3,72

0,74

Khá

49

BH49

2,85

0,82

TB

57

BH57

3,76

0,62

Khá

50

BH50

3,09

0,71

TB

58

BH58

3,31

1,01

TB

51

BH51

3,25

0,77

TB

59

BH59

3,08

0,96

TB

52

BH52

3,54

0,90

Khá

ĐTB chung = 3,23

Ghi chú: BH1-BH59 là các biểu hiện của KN. Chi tiết xin xem tại Phụ lục 3.3.

Nhận xét:

- Kĩ năng nhận diện các tác nhân gây stress trong học tập theo tín chỉ của

SV ĐHSP ở

mức độ

trung bình (ĐTB = 3,23). Điều này có nghĩa, đa số SV

ĐHSP thể hiện đầy đủ, đúng đắn các thao tác ở mức cần thiết khi ứng phó với stress nhưng chưa thành thạo, ổn định và bền vững.

- SV ĐHSP nhận diện các tác nhân của từng nhóm tác nhân gây stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ không đồng đều nhau. Biểu hiện “Biết những ý kiến thắc mắc của SV chưa được giải quyết kịp thời” chiếm số điểm trung bình cao nhất (4,11) và thấp nhất là biểu hiện “không biết thực hiện các thao tác đăng ký học phần trực tuyến” (2,22). Trong đó, các tác nhân liên quan đến khâu kiểm tra, đánh giá được SV ĐHSP nhận diện tốt hơn cả, đạt nhiều điểm khá (ĐTB chung là 3,36).

- Qua tìm hiểu và bằng kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy, chúng tôi xác định: SV ĐHSP vẫn nặng tâm lý thi cử, điểm số. Các em học vì động cơ là tích luỹ tín chỉ qua điểm số các em mong muốn đạt đươc. Sự đầu tư cho học thi, kiểm tra chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình học tập của SV dẫn đến các em có


kinh nghiệm nhận diện nhanh các vấn đề liên quan, bao gồm cả những khó khăn gây căng thẳng cho bản thân. Hơn nữa, yêu cầu của GV đối với việc học của SV cũng thiên về đánh giá thường xuyên, khuyến khích SV tham gia các hoạt động trên lớp và ở nhà cũng là một lý do khiến SV biết bản thân có những khó khăn gì đang phải trải qua.

- Kết quả phỏng vấn và bài tập tình huống cũng cho kết quả tương tự. Mức độ thành thạo, đầy đủ cũng như linh hoạt của kĩ năng ở mức trung bình. Sinh viên P.T.T nói: “Học kỳ nào cũng phải đăng ký học phần trước cả mấy tháng nên diết cũng quen nhưng em vẫn có cảm giác không hài lòng và căng thẳng vì thái độ của cán bộ phòng đào tạo cũng như yêu cầu của quá nhiều GV một lúc cho các bài kiểm tra và thi. Với những điều này thì em lại chưa quen được, vẫn thấy bực tức và bối rối”.

3.2.1.2. Mức độ kĩ năng nhận diện biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP

Các biểu hiện stress được xếp thành 4 nhóm biểu hiện để khảo sát SV ĐHSP: Nhóm biểu hiện về cảm xúc (từ BH1 đến BH18); Nhóm biểu hiện về

nhận thức (từ BH19 đến BH29); Nhóm biểu hiện về hành vi (từ BH30 đến

BH40); Nhóm biểu hiện về học tập (từ BH41 đến BH50).

Bng 3.4: Tự đánh giá mức độ thực hiện kĩ năng nhận diện biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP

TT

Biểu hiện của

KN

ĐTB

ĐLC

Mức KN

TT

Biểu hiện của

KN

ĐTB

ĐLC

Mức KN

1

BH1

3,33

0,67

TB

26

BH26

2,18

0,99

Yếu

2

BH2

2,76

0,92

TB

27

BH27

2,49

1,05

Yếu

3

BH3

3,40

6,02

Khá

28

BH28

3,65

1,16

Khá

4

BH4

2,64

0,85

TB

29

BH29

2,22

0,91

Yếu

5

BH5

2,00

1,09

Yếu

30

BH30

1,92

0,87

Yếu

6

BH6

3,26

5,31

TB

31

BH31

2,23

1,16

Yếu

7

BH7

1,34

0,69

Kém

32

BH32

2,29

1,18

Yếu

8

BH8

1,94

1,20

Yếu

33

BH33

2,03

0,96

Yếu

9

BH9

1,76

1,24

Kém

34

BH34

1,31

0,89

Kém

10

BH10

2,06

0,84

Yếu

35

BH35

1,43

0,51

Kém


11

BH11

3,97

7,23

Khá

36

BH36

1,59

0,52

Kém

12

BH12

2,33

1,05

Yếu

37

BH37

1,29

0,50

Kém

13

BH13

2,76

1,17

TB

38

BH38

1,39

0,54

Kém

14

BH14

2,69

1,28

TB

39

BH39

1,54

0,78

Kém

15

BH15

1,72

1,06

Kém

40

BH40

2,54

1,12

Yếu

16

BH16

2,10

1,48

Yếu

41

BH41

2,54

1,11

Yếu

17

BH17

2,72

1,42

TB

42

BH42

2,23

1,07

Yếu

18

BH18

2,72

1,32

TB

43

BH43

2,17

0,99

Yếu

19

BH19

3,06

1,45

TB

44

BH44

2,31

1,36

Yếu

20

BH20

2,47

1,20

Yếu

45

BH45

3,23

1,27

TB

21

BH21

2,48

1,21

Yếu

46

BH46

2,50

1,28

Yếu

22

BH22

2,80

0,89

TB

47

BH47

1,46

0,99

Kém

23

BH23

2,93

1,13

TB

48

BH48

1,46

0,99

Kém

24

BH24

2,56

0,73

Yếu

49

BH49

1,79

1,12

Kém

25

BH25

1,90

0,84

Yếu

50

BH50

2,02

0,94

Yếu

ĐTB chung = 2,31

Ghi chú: BH1-BH50 là các biểu hiện của KN. Chi tiết xin xem tại Phụ lục 3.3.


Bảng 3.4 cho thấy:

- SV ĐHSP có kĩ năng nhận diện các biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ ở mức yếu (ĐTB = 2,31). Ở mức này, các thao tác thể hiện sự vận dụng tri thức về stress để nhận ra các biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP còn ít về tính đầy đủ, thực hiện được trong các điều kiện đơn giản của học tập và còn hay mắc lỗi khi thực hiện. Trong đó, Số SV thực hiện kĩ năng ở mức yếu và kém chiếm tỷ lệ nhiều hơn cả, dao động từ 1,34 đến 2,56. Những biểu hiện stress mà SV dễ nhận thấy và thực hiện các thao tác nhận diện đầy đủ hơn những biểu hiện khác là biểu hiện liên quan đến cảm xúc, tình cảm: “Có mặc cảm tội lỗi” (ĐTB là 3,40) và “Có nhiều cảm xúc lẫn lộn, thay đổi nhanh” (ĐTB là 3,33). Còn lại, nhận diện về các biểu hiện không có sự chênh lệch đáng kể.

- Qua nghiên cứu, lý do được xác định là: SV ĐHSP chưa có kiến thức khoa học về stress do chưa được học và các em còn chủ quan với những biểu hiện stress kéo dài và thường có xu hướng chịu đựng. Nguyên nhân này không những làm cho SV ĐHSP nhận diện chưa thật sự đầy đủ các biểu hiện của stress mà còn có thể khiến các em có những hành vi không mong muốn.


- Tuy nhiên, trên đây chỉ là sự tự cảm thụ của chính SV. Do đó, để có cách nhìn nhận toàn diện, chính xác, khách quan hơn, chúng tôi đã kết hợp với phỏng vấn sâu và thu được nhận xét: “Em nghĩ em đang bị bệnh gì đó. Dạo này em cảm thấy rất khó chịu, ai chọc em là em quýnh người ta ngay. Nhưng mãi em cũng chưa có câu trả lời là em bị làm sao” (Sinh viên T.C.Đ tâm sự). Kết quả này chứng minh sự phù hợp tương đối với sự tự đánh giá của các em về việc nhận diện các dấu hiệu của stress trong học tập. Một cố vấn học tập cũng cho hay: “Từ khi làm chân cố vấn học tập, tôi như muốn nổ tung cái đầu. Các em lớp tôi liên tục thắc mắc, chúng thắc mắc đủ chuyện. Cứ khi gặp khó khăn, cảm thấy khó chịu là các em lại “thầy ơi, thế là sao”. Ôi, tôi thấy tôi như tổng đài 1080 vậy.”. Như vậy, sự tự đánh giá của SV ĐHSP là không sai so với

nhận thức thực tế của các em. Bằng quan sát thông qua hoạt động nghề

nghiệp, chúng tôi cũng thấy các nhận định trên có tính khách quan.

3.2.1.3. Mức độ kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của

stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ qua xử lý bài tập tình huống giả định

Để đánh giá thực trạng mức độ thực hiện kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ, bên cạnh việc thu thập thông tin từ phiếu điều tra, chúng tôi còn tiến hành khảo sát qua xử lý các bài tập tình huống liên quan đến kĩ năng. Kết quả nghiên cứu được diễn giải ở bảng 3.5.

Bng 3.5: Mức độ kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ qua xử lý bài tập giả định

Mức độ kĩ năng

SL

%

Kém


57

11,3

Yếu


100

19,9

Trung bình


259

51,5

Khá


87

17,3

Tốt


0

0


Tổng

503

100

Như vậy, phần lớn SV ĐHSP có kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 21/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí