Mức Độ Kĩ Năng Nhận Diện Tác Nhân Gây Stress Và Biểu Hiện Của


và biểu hiện của stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ ở mức trung bình, chiếm 51,5%. Cụ thể, các em thể hiện tương đối đầy đủ ở mức cần

thiết của các thao tác để thực hiện việc nhận diện tác nhân gây stress và

biểu hiện của stress trong học tập.

Mức độ kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ ở SV ĐHSP không đồng đều nhau. Mức trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất, mức khá và yếu chiếm tỷ lệ ngang nhau, đặc biệt không có mức tốt. (bảng 3.5)

Kết quả ở bảng 3.5 đã góp phần minh chứng thêm cho kết quả mà SV tự đánh giá qua bảng hỏi. Kết quả này cũng tương đối giống với kết quả nghiên cứu bằng bảng hỏi.


3.2.1.4. Mức độ kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của

stress trong học tập theo tín chỉ theo số năm theo học và địa bàn

Chúng tôi còn tìm hiểu thêm về sự khác biệt trong đánh giá mức độ kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ giữa SV ở các khoá học. Kết quả thu được ở bảng 3.6.

Bng 3.6: Mức độ thực hiện kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ theo số năm theo học


Mức độ KN

Số năm SV đã học

Năm thứ nhất

Năm thứ hai

Năm thứ ba

SL

%

SL

%

SL

%

Kém

0

0

1

0,4

1

1,1

Yếu

65

61,9

34

11,2

1

1,1

Trung bình

3

2,9

80

26,4

4

4,2

Khá

8

7,6

147

48,5

4

4,2

Tốt

29

27,6

41

13,5

85

89,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm - 14


Bảng 3.6 cho thấy:

- Những SV học đến năm thứ ba có xu hướng nhận diện tác nhân tốt hơn so với những SV học được ít năm hơn là năm hai và năm nhất. Những SV năm thứ ba thực hiện kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ chủ yếu tập trung ở mức tốt (89.4%), những SV năm


thứ hai thực hiện kĩ năng chủ yếu ở mức khá (48.5%) và những SV năm thứ nhất thực hiện kĩ năng chủ yếu ở mức yếu (61.9%).

- Quan sát thực tế cho hay: Những SV ĐHSP học đến năm thứ ba dường như đã quen hay thích ứng tốt với phương thức đào tạo theo tín chỉ. Em S.Ch.Đ nói: “Em đã nắm được qui luật rồi. Cách ra bài kiểm tra em cũng nắm được

luôn nên giờ nữa”.

em thấy bình thường, không còn căng thẳng như hồi mới học

- Kết quả nghiên cứu, so sánh chéo giữa các sinh viên ở các khoá học cho thấy sự phù hợp tình hình thực tế và phù hợp với đánh giá chung: kĩ năng nhận diện các tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ ở mức trung bình.

Bên cạnh đó, đề tài cũng khai thác thêm thông tin về mức độ thực hiện kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ theo số năm theo địa bàn. Kết quả thu được ở bảng 3.7.

Bng 3.7: Mức độ thực hiện kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ theo số năm theo địa bàn



Mức độ KN

Địa bàn

Cần Thơ

Đồng Tháp

TP. Hồ Chí Minh

SL

%

SL

%

SL

%

Kém

1

0,3

1

0,9

0

0

Yếu

79

26,3

21

20,2

0

0

Trung bình

29

9,7

58

55,8

0

0

Khá

114

38

3

2,9

42

42,4

Tốt

77

25,7

21

20,2

57

57,6


Kết qủa nghiên cứu đã cho thấy:

- Số SV ĐHSP có kĩ năng khá và tốt tập trung ở TP. Hồ Chí Minh, chiếm tỷ lệ cao nhất. Đây là thành phố phát triển nhất trong số những địa bàn được chọn nghiên cứu. SV có lẽ đã bắt gặp nhiều tình huống và trải nghiệm nhiều hơn với môi trường đầy áp lực nên có cách ứng phó tốt hơn hoặc những SV này đã từng được tham gia vào quá trình đào tạo kĩ năng trong và ngoài trường. Trong khí đó, chỉ có 38% (Khá) và 25.7% (Tốt) SV ở Cần Thơ khẳng định bản


thân có kĩ năng ở mức tương ứng; 2.9% (Khá) và 20.2% (Tốt) SV ở Đồng Tháp.

- Như vậy, môi trường sống hay nơi các em theo học ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ thực hiện kĩ năng của các em. Điều này cũng phù hợp với hiện thực khách quan, với điều kiện phát triển của từng địa bàn đã khảo sát.

Nhìn chung, có sự khác biệt nhất định giữa mức độ thực hiện kĩ năng nhận diện các tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ ở các địa bàn nghiên cứu và số năm SV đã theo học.

3.2.1.5. So sánh mức độ giữa kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và kĩ

năng nhận diện biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ ĐHSP

của SV

Bằng việc tính hệ số tương quan, chúng tôi so sánh mức độ thực hiện giữa 2 kĩ năng thành phần trong nhóm kĩ năng nhận diện stress và cho kết quả ở bảng 3.8.

Bng 3.8: So sánh mức độ thực hiện của SV ĐHSP giữa hai KN (Xin xem thêm ở Phụ lục 3.5)

Tương quan hai mẫu




SL

Hệ số tương

quan


Mức ý nghĩa

Kĩ năng nhận diện biểu hiện của stress & Kĩ năng nhận diện

tác nhân gây stress


503


0,417


0,000

Bằng kiểm định T-test, chúng tôi thu được kết quả về hệ số tương quan

giữa hai kĩ năng trong nhóm kĩ năng nhận diện stress. Với r = 0,417 > 0 cho

thấy, cặp đôi kĩ năng này có tính hữu hiệu và hệ số tương quan này cũng phản ánh lợi ích của cặp đôi này là tương đối tốt. Điều đó có nghĩa là, việc thực hiện hai kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và kĩ năng nhận diện biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ ở mức tương đương nhau, có sự chênh lệch không đáng kể về mức độ kĩ năng.

3.2.1.6. Tương quan giữa mức độ hiểu biết và mức độ thực hiện kĩ năng nhận


diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP

Chúng tôi tính hệ số tương quan Pearson và cho kết quả ở bảng 3.9.

Bng 3.9: Tương quan giữa mức độ hiểu biết và mức độ thực hiện các kĩ năng trong nhóm kĩ năng nhận diện stress


Mức độ hiểu biết

Mức độ thực hiện

Mức độ hiểu biết

Tương quan Pearson

1

0,546**

Sig. (2 đuôi)



0,000

N


503

503

Mức độ thực hiện

Tương quan Pearson

0,546**

1

Sig. (2 đuôi)


0,000


N


503

503

** Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01 (2 đuôi).

Hệ số tương quan r = 0,546 với sig = 0,000 thể hiện có sự tương quan thuận, chặt chẽ giữa mức độ hiểu biết và mức độ thực hiện các thao tác của KN nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP. Nghĩa là, SV ĐHSP càng hiểu biết nhiều về kĩ năng thì càng thực hiện kĩ năng tốt, SV thực hiện kĩ năng tốt cũng được hiểu là họ có nhận thức tốt về kĩ năng và ngược lại, SV ĐHSP hiểu biết ít về kĩ năng thì họ thực hiện kĩ năng kém, thực hiện kĩ năng kém cũng có nghĩa họ hiểu biết tồi về kĩ năng.

3.2.1.7. Đánh giá chung về thực trạng kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP

Từ những kết quả nghiên cứu qua các phương pháp nghiên cứu điều tra viết, phỏng vấn và bài tập tình huống có thể nhận định khái quát như sau:

- Kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ đạt mức trung bình. Ở mức này, SV đã có tương đối đầy đủ những biểu hiện cần thiết của kĩ năng, vận dụng được nhưng chưa thật sự ổn định, linh hoạt;

- Kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress có thiên hướng trội hơn một chút so với kĩ năng nhận diện biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ ở SV ĐHSP;


- Những hạn chế về kĩ năng là do các nguyên nhân sau đây:

+ SV ĐHSP chưa được đào tạo về kĩ năng ứng phó với stress nói chung, trong đó các em chưa được học về stress, về tín chỉ, về cách nhận diện và cách ứng phó với stress nên họ đã thiếu hụt về kĩ năng, họ nhận diện chưa đầy đủ cũng như khó nhận diện những tình huống gây stress trong hoc tập theo tín chỉ;

+ Giáo dục kĩ năng sống chưa được coi trọng đầu tư thích đáng trong khoa và trong trường;

+ Trước khi chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, nhà trường chủ yếu chú trọng tập huấn cho cán bộ, giảng viên của nhà trường mà không tập trung nhiều vào đối tượng SV.

- Với những hạn chế về kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ sẽ là trở ngại đối với việc định hướng các phương án ứng phó và thực hiện chúng hiệu quả.

3.2.2. Nhóm kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP

3.2.2.1. Mức độ kĩ năng huy động nguồn thông tin, tài liệu về các phương án ứng phó với stress của SV ĐHSP

Xác định các phương án ứng phó với stress là công việc hết sức quan

trọng trong tiến trình kiểm soát stress. Để ứng phó với stress, sinh viên cần tìm hiểu và biết rõ các phương án ứng phó có thể áp dụng. Cho nên, kĩ năng huy động các nguồn thông tin, tài liệu về các phương án ứng phó là cần thiết và quan trọng. Chúng tôi nghiên cứu và cho kết quả ở bảng 3.10.

Bng 3.10: Tự đánh giá mức độ kĩ năng huy động nguồn thông tin, tài liệu về các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP

STT

Biểu hiện của KN

ĐTB

ĐLC

Mức KN

1

Tìm kiếm các tài liệu liên quan đến

phương án ứng phó với stress

3,44

0,54

Khá

2

Kiểm tra tính đầy đủ của các phương án

ứng phó với stress

3,12

0,40

Trung bình

3

Xem xét tính hợp lý khi áp dụng phương

án ứng phó với stress trong hoạt động học

3,64

0,52

Khá



tập theo học chế tín chỉ




4

Tham khảo ý kiến của các nhà chuyên

môn về vấn đề chưa rõ

2,42

0,97

Yếu

5

Vận dụng các tri thức hiểu biết về ứng

phó với stress trong học tập

3,79

0,45

Khá

6

Vận dụng kinh nghiệm giải quyết các

vấn đề tương tự

3,50

0,52

Khá

Chung

3,32

0,47

Trung bình


Nhận xét:

- SV ĐHSP thực hiện kĩ năng huy động nguồn thông tin, tài liệu về các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ ở mức trung bình (ĐTB

= 3,32). Ở mức này, SV ĐHSP có khả năng huy động được những tài liệu cơ bản về các phương án ứng phó với stress, biết xem xét và lựa chọn, vận dụng các tài liệu cũng như các phương án ứng phó cho phù hợp với hoàn cảnh.

- Tuy nhiên, các biểu hiện của kĩ năng huy động nguồn thông tin, tài liệu về các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ thể hiện không đồng đều. SV ĐHSP tự đánh giá ở mức khá là nhiều. Trong đó, “vận dụng các tri thức hiểu biết về stress trong học tập” có số điểm trung bình cao nhất (3,79).

- Như vậy, khi huy động các nguồn tin về các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ, SV thể hiện tốt nhất những tri thức đã có về stress trong học tập. SV có kĩ năng tốt hơn khi thể hiện những nội dung hay thực hiện những hành động liên quan đến việc tìm kiếm, xác định các phương án ứng phó với stress. Còn những thao tác thể hiện sự xem xét tính đầy đủ của các phương án ứng phó cũng như “tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn về vấn đề chưa rõ” thể hiện kém hơn. Đây là tín hiệu đáng mừng bởi dù bằng hình thức nào thì việc tìm kiếm và xác định được phương án ứng phó với stress đều là cơ sở quan trọng cho quá trình ứng phó với stress. Đây có thể nói là yêu cầu bắt buộc khi ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ.

- Đi sâu tìm hiểu vấn đề trên, chúng tôi được biết: Thông qua các học


phần tâm lý học, sinh hoạt tập thể và cố vấn học tập, SV ĐHSP đã có hiểu biết về stress trong học tập. Báo chí giấy và báo mạng cũng là kênh thông tin giúp các em có câu trả lời cho câu hỏi “stress là gì?”. Vì thế, SV tự đánh giá biểu hiện “vận dụng các tri thức hiểu biết về stress trong học tập” có số điểm trung bình cao nhất cũng là điều dễ hiểu. Mặt khác, khả năng chủ động khi tìm kiếm sự hỗ trợ, tâm lý “ngại hỏi” của SV cũng khiến các em đạt điểm trung bình thấp nhất ở biểu hiện “Tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn về vấn

đề chưa rõ” (ĐTB = 2,42). Kết quả phỏng vấn cũng cho kết quả tương tự:

“Tìm cách ứng phó là công việc đau đầu nhất nhưng nếu có được các cách phù hợp với bản thân thì em nghĩ sẽ giải quyết được mọi việc chứ không riêng gì stress. Riêng em, khi gặp stress em thường kết hợp cả kinh nghiệm và tìm đọc tài liệu chỉ dẫn cách ứng phó với căng thẳng” (L.T.K.L).

3.2.2.2. Mức độ kĩ năng phân tích các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP

Để đi đến quyết định sử dụng phương án ứng phó nào cho hiệu quả nhất nhằm giảm stress thì trước đó phải phân tích các phương án ứng phó. Phân tích các phương án ứng phó với stress là công việc được tiến hành sau khi đã tìm kiếm được các phương án ứng phó. Chúng tôi đã tìm hiểu việc phân tích các phương án ứng phó với stress ở sinh viên đại học sư phạm và cho kết quả ở bảng 3.11.

Bng 3.11: Tự đánh giá mức độ kĩ năng phân tích các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP


STT

Biểu hiện của KN

ĐTB

ĐLC

Mức KN

1

Mô tả các phương án ứng phó cụ thể đối

với stress trong hoạt động học tập theo học chế tín chỉ


2,76


0,73


Trung bình

2

Nêu cơ sở của việc xác định các phương án ứng phó với stress trong hoạt động

học tập theo học chế tín chỉ


2,77


0,74


Trung bình


3

Phân tích ưu, nhược điểm, giá trị của

mỗi phương án ứng phó

2,78

0,75

Trung bình

4

Đánh giá các phương án ứng phó trên

nhiều phương diện như: thời gian, tính hiệu quả, cảm xúc…


3,07


0,95


Trung bình

5

Chỉ rõ mỗi phương án đáp ứng ở mức độ

nào sự hài lòng đối với hoạt động học tập theo học chế tín chỉ


3,19


0,88


Trung bình

6

Đưa ra phương án thay thế nếu cần để

đạt hiệu quả tốt nhất

4,11

0,71

Khá

Chung

3,11

0,63

Trung bình


Nhận xét:

- Hầu hết SV ĐHSP đều có kĩ năng phân tích các phương án ứng phó với stress ở mức trung bình (ĐTB = 3,11). Ở mức này, SV ĐHSP thực hiện các thao tác phân tích các phương án ứng phó với stress ở mức đầy đủ cần thiết như mô tả, phân tích, đánh giá. Tuy nhiên, các thao tác phân tích chưa thật sự nhuần nhuyễn và ổn định, bền vững.

- Những nội dung phản ánh quá trình bên trong của sự phân tích các

phương án ứng phó (nội dung từ 1 đến 5 ở bảng 3.11) không tốt bằng tự cá

nhân đề

xuất phương án (ĐTB = 4,11,

ở mức khá). Mức này cho thấy, SV

ĐHSP thực hiện khá đầy đủ, thành thạo và linh hoạt các thao tác của kĩ năng.

- Như vậy, SV ĐHSP có thiên hướng tự mình đưa ra phương án thay thế tốt hơn là những phương án tìm được qua các nguồn tin khác nhau và phân tích chúng. Tại sao? Lý do được tìm hiểu là: SV ĐHSP thích sự an toàn lâu dài, có lập trường và tin mình hơn bất cứ đối tượng nào. Nghĩa là, các em muốn khẳng định giá trị của bản thân trong việc giải quyết vấn đề của chính mình, đó mới

là giải pháp lâu dài. Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho nhận định tương tự.

“Mỗi lúc bị stress khi bài vở quá nhiều do giảng viên yêu cầu em thường ra góc

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2022