Tương Quan Giữa Mức Độ Hiểu Biết Và Mức Độ Thực Hiện Của Nhóm Kĩ Năng Thực Hiện Các Phương Án Ứng Phó Với Stress Trong Học Tập Theo Tín Chỉ


cần thiết.

3.2.3.7. Tương quan giữa mức độ hiểu biết và mức độ thực hiện của nhóm kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP

Với hệ số tương quan r = 0,534, sig = 0,000 (bảng 3.25) thể hiện có sự tương quan thuận, khá chặt với cường độ mạnh giữa mức độ hiểu biết và mức độ thực hiện kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP. Nghĩa là, SV ĐHSP càng hiểu biết nhiều về kĩ năng thì càng thực hiện kĩ năng tốt, SV thực hiện kĩ năng tốt cũng được hiểu là họ có nhận diện tốt về kĩ năng và ngược lại, SV ĐHSP hiểu biết ít về kĩ năng thì họ thực hiện kĩ năng kém, thực hiện kĩ năng kém cũng có nghĩa họ hiểu biết không đầy đủ về KN.

Bng 3.25: Tương quan giữa mức độ hiểu biết và mức độ thực hiện của nhóm kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress của SV ĐHSP


Mức độ hiểu

biết

Mức độ thực hiện

Mức độ hiểu biết Tương quan Pearson

1

0,534**

Sig. (2 đuôi)


0,000

N

503

503

Mức độ thực hiện Tương quan

0,534**

1

Pearson

0,000


Sig. (2 đuôi)

503

503

N



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm - 17

** Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01 (2 đuôi).


3.2.3.8. Đánh giá chung nhóm kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP

- Nhìn chung, mức độ

kĩ năng thực hiện các phương án

ứng phó với

stress của đa số SV ĐHSP ở mức trung bình (ĐTB = 3,10). Điều đó cho thấy


SV đã có những đặc điểm cần thiết để đánh giá có kĩ năng như: tính đầy đủ, tính thành thạo và tính linh hoạt trong các thao tác. Tuy nhiên, các nội dung của kĩ năng này biểu hiện chưa đồng đều;

- Có sự khác biệt đáng kể về kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ tính trên phương diện số năm SV đã học được và địa bàn SV theo học;

- Có mối tương quan thuận, chặt chẽ giữa mức độ hiểu biết và mức độ thực hiện các thao tác của kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ.

- Nguyên nhân được xác định chủ yếu do chưa có cơ hội học tập về kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ và chưa thực sự quen với phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

3.2.4. Tương quan giữa các nhóm kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP


Nhóm 1

0,590**

0,877**

Nhóm 2

0,843**

Nhóm 3

Sơ đ3.1: Tương quan giữa các nhóm kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP


Ghi chú: Nhóm 1-Nhóm kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ; Nhóm 2-Nhóm kĩ năng xác định các

phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ; Nhóm 3-Nhóm kĩ


năng thực hiện các phương án ứng phó nhằm giảm stress và giải quyết vấn đề trong học tập theo tín chỉ. Chi tiết xin xem ở Phụ lục 3.2.

Sơ đồ 3.1 cho thấy, giữa các nhóm kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ (nhóm 1, 2 và 3) có tương quan theo tỷ lệ thuận rất mạnh. Tất cả hệ số tương quan (r) cho từng cặp nhóm kĩ năng như mô tả ở sơ

đồ 3.1 đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 (r của nhóm 1 và nhóm 2 là

0,590**; r của nhóm 1 và nhóm 3 là 0,877**; r của nhóm 2 và nhóm 3 là 0,843**). Điều này có nghĩa là, khi điểm số của nhóm kĩ năng này cao thì điểm số của nhóm kĩ năng kia cũng cao. Ngược lại, khi điểm số của nhóm kĩ năng này thấp thì điểm số của nhóm kĩ năng kia cũng thấp. Cụ thể, nếu SV ĐHSP có kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ tốt (biết rõ, biết đầy đủ những tác nhân gây ra stress và những biểu hiện stress của bản thân khi học tập theo tín chỉ) thì kĩ năng xác

định các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ sẽ trở nên

thành thạo hơn. Đồng thời, khi nhận diện đúng vấn đề gây stress và những

biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ tốt thì kĩ năng thực hiện các

phương án ứng phó với stress trở nên hiệu quả hơn. Tương tự, nếu kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ tốt thì kĩ năng thực hiện phương án cũng tốt. Ngược lại, nếu thiếu hụt một nhóm kĩ năng nào đó thì sẽ kéo theo hạn chế trong biểu hiện của nhóm kĩ năng liên quan.

Sơ đồ

3.1 cũng cho thấy, mức độ

tương quan giữa ba nhóm kĩ năng

không đồng đều. Hệ số tương quan giữa nhóm 1 và nhóm 3, giữa nhóm 2 và nhóm 3 không có sự chênh lệch đáng kể. Tuy nhiên, giữa hai cặp nhóm này lại có sự chênh lệnh tương đối với cặp nhóm còn lại là nhóm 1 và nhóm 2. Nhóm kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó tương quan mạnh nhất với các nhóm kĩ năng nhận diện và kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ. Điều này cho thấy, việc thực hiện tốt các phương án ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo học chế tín trên cơ sở của hai nhóm kĩ năng nhận diện và nhóm kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp SV ĐHSP giải tỏa stress


và giải quyết vấn đề. Kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP cũng trở nên hiệu quả hơn.

Khi phân tích thêm mối quan hệ giữa các biểu hiện cụ thể của mỗi nhóm kĩ năng thì cho thấy, kĩ năng thực hiện phương án ứng phó “cố gắng tập trung giải quyết vấn đề” có tương quan khá mạnh với các nhóm kĩ năng nhận diện và kĩ năng xác định phương án ứng phó. Cụ thể, hệ số tương quan tính được giữa kĩ năng này với nhóm kĩ năng nhận diện và nhóm kĩ năng xác định các phương án ứng phó lần lượt là 0,825** và 0,596** với p = 0.01 (Phụ lục

3.2). Như

vậy, nếu kĩ năng thực hiện phương án “cố

gắng tập trung giải

quyết vấn đề” tốt thì không những nhóm kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó tốt hơn mà còn có ảnh hưởng tích cực đến hai nhóm kĩ năng còn lại là nhóm kĩ năng nhận diện và nhóm kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress. Ngược lại, hạn chế của kĩ năng thực hiện phương án “cố gắng tập trung giải quyết vấn đề” khi ứng phó với stress sẽ kéo theo những hạn chế trong các nhóm kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP.

Từ những phân tích ở trên cho thấy:

+ Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ là kĩ năng phức tạp, có tính tích hợp. Các kĩ năng thành phần trong kĩ năng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của một kĩ năng như thế nào sẽ kéo theo mức độ biểu hiện của các kĩ năng còn lại.

+ Kĩ năng thực hiện phương án “cố gắng tập trung giải quyết vấn đề” có vị trí trọng tâm. Cho nên, nếu được tập huấn nâng cao trình độ kĩ năng này thì SV ĐHSP có thể cải thiện đáng kể kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của bản thân.

3.2.5. Đánh giá chung thực trạng kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP

Từ những phân tích ở trên, chúng tôi tổng hợp để đánh giá chung về kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP và cho kết quả ở biểu đồ 3.2 dưới đây:



Kém Yếu

Trung bình Khá

Tốt

0 6.3

32.6 12.5




48.6


Biu đ3.2: Đánh giá chung mức độ kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP

Kết quả biểu đồ 3.2 cho thấy:

- Nhìn chung, SV ĐHSP có kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo

tín chỉ

chủ

yếu

ở mức trung bình (48,6%).

Ở mức này, SV ĐHSP thể

hiện

tương đối đầy đủ những kĩ năng cần thiết khi ứng phó với những tình huống gây stress trong học tập theo tín chỉ. Sự vận dụng kĩ năng khá thành thạo, phù hợp nhưng chưa thực sự ổn định, bền vững. SV ĐHSP quan tâm nhiều hơn cả đến kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ, trong khi đó, kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ lại ít được quan tâm nhất. Điều không toàn diện này

dẫn đến những vương mắc trong khi thực hiện các phương án ứng phó với

stress, ở mức yếu kém nhiều (bảng 3.19). Trong khi thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ, SV quan tâm đến các phương án tập trung giải quyết vấn đề hơn là chốn chạy song thực trạng phản ánh kĩ năng này vẫn chưa đạt như mong muốn. Đây là cơ sở để chúng tôi tiến hành thực nghiệm tác động nhằm nâng cao kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ;

- Có sự tương quan thuận, mạnh, chặt chẽ giữa các kĩ năng thành phần trong từng nhóm kĩ năng và giữa các nhóm kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ. Mức độ biểu hiện của kĩ năng này hay nhóm kĩ năng này như thế nào sẽ kéo theo mức độ biểu hiện của kĩ năng kia hay nhóm kĩ năng kia như thế ấy;

- Lý do của thực trạng được phân tích là do SV ĐHSP còn chưa có đầy


đủ tri thức cần thiết về kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ bởi chưa từng được tập huấn kĩ năng;

- Những hạn chế trong các biểu hiện kĩ năng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ và không đạt được mục đích cuối cùng là giảm stress và giải quyết được vấn đề.

3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO TÍN CHỈ CỦA SV ĐHSP

Chúng tôi xác định và nghiên cứu ảnh hưởng của nhóm các yếu tố khách quan và nhóm các yếu tố chủ quan đến kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng nhưng nghiên cứu chỉ tập trung các yếu tố dưới đây.

3.3.1. Các yếu tố chủ quan

3.3.1.1. Nền tảng nền tảng kiến thức của SV

Khảo sát nền tảng nền tảng kiến thức của SV là vấn đề khá rộng. Cho nên, trong phạm vi của luận án, chúng tôi chỉ tìm hiểu kiến thức của SV về hai nhóm nội dung: Hiểu biết về stress, về hoạt động học tập theo tín chỉ và hiểu biết về ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ.

Nền tảng nền tảng kiến thức của SV được đánh giá theo 5 mức độ:

Hiểu biết rất nhiều (HB5), hiểu biết nhiều (HB4), hiểu biết tương đối (HB3), hiểu biết ít (HB2) và không hiểu biết (HB1). Kết quả thu được như sau:


26.8

6.3

4.4

4

1

2.2

0 0 0

0

0 0

0 0

0

0 0 0

0

1.2

30


25


20


15


10


5


0

HB1 HB2 HB4 HB5


Kém Yếu Trung bình Khá Tốt


Tốt

Yếu

Biu đ3.3: KNƯP với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ theo các mức độ hiểu biết của SVSP

Kết quả điều tra về mức độ hiểu biết của SVSP về hoạt động học tập theo tín chỉ và ứng phó với stress trong chính hoạt động này cho thấy, khi thực hiện ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ, có 1,2% SVSP hiểu biết rất nhiều; 8,5% SVSP hiểu biết nhiều; 54,1% hiểu biết tương đối; 30,8% hiểu biết ít; 5,4% không hiểu biết. Trong đó, mức độ hiểu biết tương đối được SV tự đánh giá chiếm tỷ lệ cao nhất (54,1%). Tỷ lệ này cũng cho thấy, những SV ĐHSP thực hiện kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ ở mức trung bình thường là những SV có hiểu biết vừa phải về chính stress của hoạt động này và cách ứng phó với nó. Biểu đồ 3.3 đã chỉ ra rằng, trong mỗi nhóm mức độ kĩ năng ở mỗi mức độ hiểu biết thì mức độ kĩ năng nổi bất nhất về tỷ lệ phần trăm là do mức độ hiểu biết của SV về chính vấn đề cần ứng phó.

Để khẳng định rõ hơn

ảnh hưởng của

nền tảng nền tảng kiến thức

của SV đến mức độ thực hiện kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ, chúng tôi dùng phương pháp phân tích hồi qui tuyến tính để xem xét tương quan giữa nền tảng nền tảng kiến thức của SVSP với kĩ năng


ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ (Phụ lục 3.6). Từ đó chúng tôi thấy, có tương quan thuận có ý nghĩa thống kê với hệ số r = 0,402, p

= 0,000. Điều này có nghĩa là nền tảng nền tảng kiến thức của SVSP ảnh

hưởng theo chiều thuận tới kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ. Đây là kết quả tương đối phù hợp với số liệu được mô tả ở biểu đồ 3.4. Những SVSP có KNƯP với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ ở mức trung bình hầu như đều thuộc nhóm SVSP có hiểu biết tương đối. Còn lại, những SVSP có KN ở mức khá và tốt là những SV có hiểu biết nhiều và rất nhiều, yếu và kém hầu như tập trung ở nhóm SV hiểu biết ít và không hiểu biết.

Phân tích hồi qui tuyến tính cũng cho thấy, nền tảng nền tảng kiến thức của SVSP giải thích được 16,2% sự biến đổi của KNƯP với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ với R² = 0,162, p = 0,000. Như vậy là, nền tảng nền tảng kiến thức của SVSP ảnh hưởng đến KNƯP với stress trong hoạt động

học tập theo tín chỉ ở

mức độ

nhất định. SVSP càng có hiểu biết nhiều thì

KNƯP với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ càng thể hiện tốt. “Mong muốn của em là được học về kĩ năng này bởi thực sự em chưa hình dung được nó là gì. Em nghĩ khi học theo phương thức mới mà nhà trường đã triển khai thì càng có nhiều sinh viên bị stress. Nên việc được học về ứng phó với stress là cần thiết. Em chưa được học nên khi gặp stress em cảm thấy rất bối rối và khó chịu (nhăn mặt)...” (Sinh viên P.V.B)

3.3.1.2. Kinh nghiệm sống của SV

Kinh nghiệm sống của SVSP được đánh giá dựa vào câu hỏi thăm dò về sự tham gia đa dạng các loại hoạt động trải nghiệm liên quan đến học tập theo tín chỉ và cách ứng phó khi có căng thẳng trong học tập theo tín chỉ. Kết quả là:

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 21/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí