Giới Hạn Chứng Minh Trong Giai Đoạn Điều Tra Vụ Án Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn Hại Cho Sức Khỏe Người Khác

- Có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xảy ra hay không? Thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;

- Ai là người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; có lỗi hay không có lỗi; do cố ý hay vô ý; có năng lực TNHS hay không? Mục đích, động cơ phạm tội;

- Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS của bị can và đặc điểm về nhân thân của bị can;

- Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe của bị hại do hành vi phạm tội gây ra;

- Nguyên nhân, điều kiện phạm tội;

- Những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Các tình tiết thuộc đối tượng chứng minh trong vụ án có liên quan chặt chẽ đến nhau, trong quá trình chứng minh, không được xem trọng hay coi nhẹ đối tượng nào mà phải xác định đầy đủ tất cả các tình tiết thuộc đối tượng chứng minh, trên cơ sở đó kết luận về việc giải quyết vụ án.

1.2.2. Giới hạn chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác

Giới hạn chứng minh là tổng hợp chứng cứ cần và đủ để giải quyết đúng đắn, khách quan VAHS, nó chỉ rò phương tiện và ranh giới của quá trình chứng minh. Do vậy, nếu chỉ xác định đúng đối tượng chứng minh mà xác định thiếu giới hạn chứng minh thì việc giải quyết vụ án chưa thể toàn diện. Xác định đúng, đủ giới hạn chứng minh chính là chỉ ra ranh giới của việc thu thập, nghiên cứu những tình tiết nào có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, khác với đối tượng chứng minh được quy định cụ thể trong BLTTHS, giới hạn chứng minh không được quy định cụ thể trong Điều luật nào. Để điều chỉnh hoạt động của Cơ quan và người có thẩm quyền tố tụng, pháp luật chỉ quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc, theo đó khi thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ phải tôn trọng sự thật của toàn bộ vụ án, phải đảm bảo khách quan, toàn diện và đầy đủ. Mặc dù vậy, khi thu thập chứng cứ phải căn cứ vào từng vụ án cụ thể và quy định của pháp luật, để đảm bảo chứng cứ cần và vừa đủ, không tràn lan những cũng không sơ sài, bỏ sót chứng cứ.

Việc xác định giới hạn chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác có ý nghía rất quan trọng đảm bảo giải quyết đúng đắn VAHS. Những nguyên nhân dẫn đến sai sót khi điều tra vụ án chủ yếu do không xác định đúng và đủ giới hạn chứng minh, với hai dạng sai sót chủ yếu là xác định quá hẹp, không đủ dẫn đến thiếu tình tiết để làm rò vụ án hoặc quá rộng, dẫn đến tràn lan, lãng phí thời gian, công sức, chi phí tố tụng. Cả hai dạng này đều có thể dẫn đến không kết luận được hoặc chậm kết luận, ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng giải quyết vụ án. Như vậy, “giới hạn chứng minh là khái niệm chỉ rò khối lượng chứng cứ cần và đủ để xác định một cách khách quan, toàn diện các tình tiết có ý nghĩa đối với việc làm sáng tỏ sự thật của vụ án hình sự”. [15, tr.24].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

1.3. Chủ thể chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Chứng minh VAHS nhằm xác định sự thật của vụ án, xác định tội phạm và người phạm tội góp phần giải quyết vụ án đúng pháp luật. Qúa trình chứng minh vụ án hình sự diễn ra qua nhiều giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử VAHS, pháp luật cũng quy định yêu cầu, giới hạn cụ thể khác nhau về chủ thể chứng minh. Theo quy định của Điều 15 BLLTTHS thì chủ thể chứng minh được phân chia thành hai nhóm, dựa trên quyền và nghĩa vụ của chủ thể, theo đó thì chủ thể có nghĩa vụ chứng minh thuộc về các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, còn chủ thể có quyền chứng minh là những người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích liên quan đến việc giải quyết vụ án. Căn cứ vào quy định của pháp luật, có thể xác định chủ thể chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác như sau:

Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 4

Thứ nhất, chủ thể có nghĩa vụ chứng minh:

Ở giai đoạn điều tra, nghĩa vụ chứng minh thuộc về CQĐT và VKS (cụ thể là Điều tra viên và Kiểm sát viên). Điều tra viên có nghĩa vụ phát hiện và thu thập chứng cứ của vụ án thông qua các biện pháp hợp pháp, bao gồm các biện pháp điều tra theo BLTTHS và các hoạt động thuộc về khoa học điều tra hình sự, nhằm xác định chính xác đối tượng chứng minh và giới hạn chứng minh, để kết luận về VAHS. Trong giai đoạn này, Điều tra viên tiến hành thu thập, kiểm tra các chứng cứ và đánh giá từng chứng cứ theo sự phân công của thủ trưởng. Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra có trách nhiệm kiểm tra và đánh giá toàn diện, tổng hợp các chứng cứ trong vụ án, trên cơ sở đó ra những quyết định để giải quyết vụ án.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn điều tra, với chức năng, nhiệm vụ của mình, VKS mà cụ thể là Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân thủ theo pháp luật TTHS cũng thực hiện hoạt động chứng minh VAHS qua các hoạt động như đề ra yêu cầu điều tra, yêu cầu khởi tố... Vì vậy, Điều tra viên của CQĐT và Kiểm sát viên của VKS là những chủ thể có nghĩa vụ, trách nhiệm chứng minh ở giai đoạn điều tra VAHS.

Trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, theo quy định của BLTTHS và pháp luật hiện hành, CQĐT, VKS mà cụ thể là Điều tra viên, Kiểm sát viên phải thực hiện đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục tố tụng đối với hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra VAHS, có trách nhiệm xác định đầy đủ những vấn đề phải chứng minh, áp dụng mọi biện pháp hợp pháp theo quy định để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ.

Từ nhưng phân tích trên có thể khẳng định, chủ thể có nghĩa vụ chứng minh trong giai đoạn điều tra chủ yếu thuộc về CQĐT mà những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp là Điều tra viên và giám sát là Kiểm sát viên.

Thứ hai, chủ thể có quyền chứng minh:

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, pháp luật quy định cho những người tham gia tố tụng có quyền chứng minh, đánh giá chứng cứ. Tuy nhiên, đây là quyền của họ nên pháp luật không quy định chặt chẽ những điều kiện, nguyên tắc chứng minh, nguyên tắc đánh giá chứng cứ đối với các chủ thể này. Người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người định giá tài sản, người giám định khi được CQĐT yêu cầu tham gia vào quá trình chứng minh, giúp cho các chủ thể có quyền chứng minh, góp phần giải quyết đúng đắn VAHS, nhưng họ không không phải là chủ thể thực hiện hoạt động chứng minh VAHS nói chung, chứng minh trong giai đoạn điều tra VAHS nói riêng.

1.4. Nội dung hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra

Quá trình chứng minh nói chung, hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói riêng, là quá trình tư duy logic và thực tiễn của cơ quan và người có thẩm quyền THTT, bao gồm các hoạt động từ thu thập chứng cứ đến kiểm tra chứng cứ và đánh giá chứngcứ trên cơ sở quy định của pháp luật để giải quyết vụ án hình sự.

1.4.1. Thu thập chứng cứ

Chứng minh trong giai đoạn điều tra VAHS là quá trình được hợp thành bởi các hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, trong đó thu thập chứng cứ là hoạt động đầu tiên. Cũng như giai đoạn điều tra vụ án hình sự là hoạt động đầu tiên của quá trình chứng minh vụ án hình sự, thì hoạt động thu thập chứng cứ cũng có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ quá trình chứng minh tội phạm trong giai đoạn điều tra. “Thu thập chứng cứ là hoạt động của chủ thể chứng minh phát hiện, thu giữ, bảo quản các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ án theo các trình tự, thủ tục mà pháp luật tố tụng hình sự quy định” [34, tr218]. Việc thu thập chứng cứ được pháp luật TTHS quy định có nghĩa là các chủ thể tố tụng có thẩm quyền thu thập các loại nguồn chứng cứ hoặc thu thập ngay chính chứng cứ.

Nghiên cứu các vụ án CYGTT và gây tổn hại cho sức khỏe người khác cho thấy bên cạnh những điểm giống nhau thì đa số các vụ án có những biểu hiện khác nhau về thủ đoạn phạm tội, về chủ thể cũng như các tình tiết liên quan khác. Mỗi vụ án xảy ra ở những khoảng thời gian, địa điểm, động cơ mục đích, công cụ phương tiện, quy mô tính chất…khác nhau đều có những đặc điểm riêng. Hơn nữa, giữa hành vi phạm tội CYGTT và hành phạm tội giết người có nhiều điểm tương đồng, nếu không phân biệt rò thì rất dễ định tội sai. Những đặc trưng riêng này chính là những dấu vết đặc thù của từng vụ án, là chứng cứ mà Cơ quan hoặc người có thẩm quyền THTT tìm cách thu thập để làm phương tiện chứng minh vụ án hình sự.

Muốn thu thập chứng cứ thì phải phát hiện được chứng cứ. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền THTT phải áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế khách quan của vụ án để tìm ra những sự vật, hiện tượng hay dấu vết, tài liệu đang tồn tại trong thế giới vật chất, được phản ảnh lại. Đặc biệt, đối với các vụ án CYGTT hoặc gây thương tích cho người khác, cần xác định những dấu vết thường liên quan đến loại tội phạm này như bị hại là ai, họ có yêu cầu khởi tố hay không, thương tích của họ ra sao, công cụ, phương tiện gây án, tính chất mực độ nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng…

Ngay sau khi phát hiện được nguồn chứng cứ và chứng cứ, phải nhanh chóng tiến hành thu giữ chứng cứ. Khi tiến hành thu giữ phải đảm bảo hợp pháp về nguồn và hợp pháp về biện pháp thu giữ được quy định trong BLTTHS. Bên cạnh đó, khi

thu giữ chứng cứ cũng cần đảm bảo khoa học, thận trọng, tỉ mỉ để không làm hư hại chứng cứ, làm giảm hoặc mất giá trị chứng minh.

Ghi nhận chứng cứ là hoạt động tiếp theo, được tiến hành bằng cách mô tả, chuyển tải những thông tin đã được phát hiện thể hiện vào những văn bản tố tụng phù hợp với quy định của pháp luật TTHS. Khi ghi nhận chứng cứ cũng phải lựa chọn, chỉ ghi nhận những gì có liên quan đến đối tượng chứng minh và có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, đồng thời, việc ghi nhận này phải đảm bảo cả về nội dung và hình thức của các văn bản tố tụng như biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản ghi lời khai, niêm phong vật chứng…Phải tôn trọng thuộc tính khách quan của chứng cứ, không được thêm bớt, ngụy tạo chứng cứ hay đánh giá theo ý chí chủ quan người phát hiện, thu giữ. Đây cũng là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo giá trị chứng minh của chứng cứ thu thập được.

Bước cuối cùng của hoạt động thu thập chứng cứ là bảo quản chứng cứ. Hoạt động này nhằm bảo vệ, giữ gìn tính nguyên vẹn của chứng cứ, không để mất mát, hư hỏng, lẫn lộn hoặc đánh tráo…Bởi lẽ, có nhưng vụ án khi đã mất hoặc hư hỏng chứng cứ, thì sẽ không thể thu thập lại được những chứng cứ đó. Có thể nói, bảo quản chứng cứ chính là bảo quản giá trị chứng minh của chứng cứ. Để đảm bảo yêu cầu này, khi phát hiện, thu giữ và bảo quản chứng cứ phải hết sức thận trọng, khách quan, lựa chọn biện pháp, hình thức phù hợp với quy định của BLTTHS đối với mỗi loại chứng cứ.

Vậy: Thu thập chứng cứ trong quá trình chứng minh đối với điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là hoạt động của CQĐT nhằm phát hiện, thu giữ, ghi nhận và bảo quản chứng cứ theo trình tự, thủ tục mà pháp luật tố tụng hình sự quy định và được tiến hành từ các hoạt động điều tra sau đây:

- Thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can

- Thu thập chứng cứ từ lời khai của người làm chứng, người bị hại và những người khác

- Thu thập chứng cứ từ hoạt động đối chất, nhận dạng

- Thu thập chứng cứ từ hoạt động khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật

- Thu thập chứng cứ từ hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể và thực nghiệm điều tra

- Thu thập chứng cứ từ hoạt động trưng cầu giám định...

1.4.2. Kiểm tra chứng cứ

Kiểm tra chứng cứ là hoạt động tiếp theo của quá trình chứng minh, được thực hiện sau khi phát hiện, thu thập chứng cứ. Kiểm tra chứng cứ nhằm xác định lại những thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được có thỏa mãn các quy định của pháp luật về tính khách quan, liên quan và hợp pháp của chứng cứ hay không. Nếu đầy đủ các thuộc tính của chứng cứ thì mới được xem là chứng cứ, mới được dùng để chứng minh tội phạm và người phạm tội. Do vậy, yêu cầu của kiểm tra chứng cứ là các chủ thể có thẩm quyền THTT phải kiểm tra một cách tỉ mỉ, khách quan toàn diên và đầy đủ.

Kiểm tra chứng cứ được tiến hành bởi những người có thẩm quyền THTT như Điều tra viên, Cán bộ điều tra và một số chủ thể tố tụng khác được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra. Trong quá trình chứng minh, cac chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu những chủ thể khác tham gia các hoạt động kiểm tra chứng cứ. Những chủ thể có thẩm quyền nêu trên có trách nhiệm kiểm tra tát cả các nguồn chứng cứ đã thu thập được. Có thể sử dụng phương pháp kiểm tra từ riêng lẻ đến tổng hợp. Kiểm tra riêng lẻ các thông tin, tài liệu, các nguồn chứng cứ thu thập được, có nghĩa là đưa từng tài liệu, chứng cứ ra để kiểm tra; kiểm tra theo nhóm chứng cứ hoặc kiểm tra tổng hợp toàn bộ hệ thống chứng cứ đã thu thập trong mối quan hệ với các chứng cứ khác có trong vụ án.

Kiểm tra chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hoạt động xem xét của Cơ quan hoặc người có thẩm quyền THTT đối với toàn bộ chứng cứ được thu thập về vụ án trong giai đoạn điều tra nhằm xác định chứng cứ có thỏa mãn đầy đủ các thuộc tính khách quan, liên quan và hợp pháp hay không, có đảm bảo giá trị chứng minh hay không nhằm hoàn thiện hồ sơ vụ án, ban hành các văn bản tố tụng để giải quyết vụ án. Các phương pháp kiểm tra chứng cứ phải dựa trên cơ sở khoa học, bao gồm các phương pháp phổ biến như phân tích chứng cứ, so sánh, đối chiếu tổng hợp chứng cứ…Thông qua đó, có thể phát hiện được bản chất của chứng cứ, đặc trưng riêng của từng loại chứng cứ để chứng minh cho tình tiết nào của vụ án, tìm ra mâu thuẫn của những chứng cứ, đảm bảo tính tin cậy của chứng cứ. Nếu xét thấy còn nghi ngờ, thiếu chắc chắn hoặc không khách quan thì phải tiến hành các hoạt động điều tra để thu thập chứng cứ mới thay thế, bổ sung cho các chứng cứ đã được thu thập. Trong giai đoạn điều tra vụ án, khi kết thúc điều tra, CQĐT phải kiểm tra tất cả những

chứng cứ đã được thu thập, các văn bản tố tụng như kết luận điều tra hay quyết định đình chỉ điều tra chỉ được ban hành trên cơ sở chứng cứ đã được kiểm tra toàn diện và đầy đủ. Cụ thể là:

- Kiểm tra chứng cứ từ lời khai của bị can, lời khai của người làm chứng, người bị hại và những người tham gia tố tụng khác, xác định lời khai đã đẩy đủ hay chưa, có thiếu sót gì cần thu thập bổ sung hay không, đặc biệt là yêu cầu, đề nghị của bị hại, đây là một trong những căn cứ quan trọng trong vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

- Kiểm tra chứng cứ từ nguồn vật chứng là công cụ, phương tiện gây thương tích mà CQĐT thu thập được có mất mát, hư hỏng, đảm bảo giá trị chứng minh của vật chứng.

- Kiểm tra kết luận giám định thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của bị hại, đây là nguồn chứng cứ rất quan trọng trong vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, là nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 4, Điều 206 BLTTHS năm 2015. Câu hỏi không thể thiếu trong trưng cầu giám định pháp y thương tích đó là mức độ (tỷ lệ %) thương tích (hay mức độ tổn hại sức khỏe). Cần chú ý những vụ án có nhiều bị hại hoặc những vụ án có nhiều kết luận giám định không thống nhất với nhau. Kết quả giám định vấn đề này có ý nghĩa quyết định trong việc xác định hành vi đã cấu thành tội phạm hay chưa cũng như xác định tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự.

- Kiểm tra chứng cứ từ các biên bản hoạt động điều tra như biên bản ghi lơi khai, đối chất, nhận dạng, khám nghiệm hiện trường, giám định, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật...

1.4.3. Đánh giá chứng cứ

Đánh giá chứng cứ là một hoạt động phức tạp của quá trình chứng minh, là “hoạt động tư duy logic của Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm, người bào chữa và những người khác có thẩm quyền trên cơ sở các quy định của pháp luật nhằm xác định tính khách quan, tính liên quan, tính hợp pháp của từng chứng cứ và giá trị chứng minh của tổng hợp các chứng cứ đã thu thập được trong vụ án hình sự” [34, tr.222].

Trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, hoạt động đánh giá chứng cứ được thực hiện xuyên suốt trong quá trình chứng minh, nhằm sử dụng chính xác, có hiệu quả những chứng cứ đã thu thập được. Đối

với giai đọan này, nhiệm vụ chứng minh chủ yếu thuộc về Điều tra viên được phân công thụ lý vụ án. Để đánh giá chứng cứ, ĐTV trước hết phải dựa vào các quy định của BLHS, Bộ luật TTHS cũng như các quy định khác liên quan, dựa vào các kiến thức khoa học điều tra hình sự, tội phạm học, tâm lý học,…kinh nghiệm trong đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và đối với tội phạm CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng. Đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra, cần chú ý hai phương pháp sau đây:

Thứ nhất, đánh giá riêng lẻ từng chưng cứ. Phương pháp này là đưa từng chứng cứ ra xem xét, đánh giá, ví dụ như đánh giá lời khai của bị hại, yêu cầu khởi tố của của bị hại trong trường hợp khởi tố theo yêu cầu, đánh giá thông tin thể hiện trong biên bản khám nghiệm tử thi…Khi đánh giá riêng lẻ chứng cứ, cần chú ý xem xét mối liên quan của nó với đối tượng chứng minh, có đảm bảo đầy đủ các thuộc tính của chứng cứ hay không, nếu có vi phạm phải kịp thời bổ sung, thay thế ngay. Ví dụ, lời khai của bị hại là người dưới 16 tuổi mà không có cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ biết, không có người phiên dịch…Đây là những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Do đó, khi xem xét từng chứng cứ, phải đảm bảo chứng cứ được thu thập bằng các nguồn hợp pháp và bằng các biện pháp, trình tự thủ tục do BLTTHS quy định.

Thứ hai, sau khi đánh giá xong từng chứng cứ, tiến hành đánh giá tổng hợp toàn bộ chứng cứ thu thập được dựa trên mối quan hệ biện chứng, chặt chẽ với nhau của hệ thống chứng cứ. Trong vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, cần xác định mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện gây án với thương tích của bị hại, dấu vết tại hiện trường và lời khai của những người liên quan, nhất là trong các vụ án có nhiều đối tượng tham gia gây thương tích cho nhiều người hoặc một người những có nhiều thương tích bởi các công cụ, phương tiện khác nhau. Đặc biệt, cần phân biệt giữa hậu quả trong tội CYGTT và tội giết người. Đây là hoạt động không thể thiếu được trong quá trình chứng minh. Cần phải xác định là đánh giá riêng lẻ từng chứng cứ và đánh giá tổng hợp chứng cứ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đánh giá từng chứng cứ là cơ sở để đánh giá tổng hợp chứng cứ, ngược lại đánh giá tổng hợp chứng cứ để xem xét các chứng cứ có mâu thuẫn với nhau hay không, có tạo thành một hệ thống chứng cứ thống nhất hay không. Từ đó, CQĐT xác định chính xác, đầy đủ đối tượng, giới hạn chứng minh để ra Bản kết luận điều ra và các văn bản tố tụng khác góp phần giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022