Sự Thay Đổi Của Kĩ Năng Ứng Phó Với Stress Trong Hoạt Động Học Tập Theo Tín Chỉ Của Sv Đhsp Nói Chung Trước Và Sau Tn


Bng 3.27: Đặc điểm mẫu khách thể thực nghiệm


Đặc điểm của khách thể

SL

%

Trường

ĐHCT

16

100

Giới tính

Nam

7

43,8

Nữ

9

56,2


Học năm

Nhất

6

37,5

Hai

8

50

Ba

2

12,5


Ngành học

Toán

5

31,2

2

12,5

Sử

4

25

Giáo dục tiểu học

5

31,3

Số lần tham gia tập

huấn kĩ năng

0

15

93,8

1

1

6,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm - 19


3.4.2. Kết quả thực nghiệm

Vì kết quả thực trạng đã cho thấy, các kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ không quá chênh lệch nhau nên trong các kĩ năng thành phần của kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ, chúng tôi quyết định lựa chọn kĩ năng thực hiện phương án “cố gắng tập trung giải quyết vấn đề” trên cơ sở nội dung của việc thực hiện phương án này đã bao hàm cả nội dung cô đọng nhất của những nhóm kĩ năng ứng phó đã được xác định. Mặt khác, cũng theo kết quả nghiên cứu thực trạng thì phần lớn SV ĐHSP chưa được cung cấp những kiến thức về học tập theo tín chỉ và chưa được đào tạo về kĩ

năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ. Bởi thế, chúng tôi thực

nghiệm các biện pháp (đã nêu ở chương 2) thông qua tổ chức “tập huấn nâng cao kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ cho sinh viên”. Kết quả thu được là:

3.4.2.1. Sự thay đổi của kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP nói chung trước và sau TN

Bng 3.28: Mức độ kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP nói chung trước và sau thực nghiệm


Mức độ thực hiện

Trước thực nghiệm

Sau thực nghiệm

SL

%

SL

%


Kém

0

0

0

0

Yếu

2

12,5

0

0

Trung bình

14

87,5

3

18,8

Khá

0

0

10

62,5

Tốt

0

0

3

18,8


Bảng 3.28 cho thấy, mức độ thực hiện kĩ năng ứng phó với stress nói chung đã có sự biến chuyển rõ rệt sau thực nghiệm. Cụ thể, trước thực nghiệm SV thực hiện kĩ năng không đạt được mức khá và tốt (0% trước thực nghiệm) thì sau thực nghiệm đã có 18,8% SV ĐHSP thực hiện kĩ năng đạt mức tốt và 62,5% đạt mức khá. Đặc biệt, mức yếu không còn sau thực nghiệm (trước thực nghiệm: 12,5% - yếu; sau thực nghiệm: 0%). Ở mức trung bình giảm đi rõ rệt (từ 87,5% trước thực nghiệm xuống còn 18,8% sau thực nhiệm). Như vậy có thể khẳng định, các biện pháp được áp dụng trong chương trình tập huấn kĩ năng ứng phó với stress có hiệu quả và đảm bảo độ tin cậy.

Chúng tôi phân tích sâu hơn khi xét từng kĩ năng cụ thể của kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ dưới đây.

3.4.2.2. Sự thay đổi về mức độ thực hiện các nhóm kĩ năng stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP trước và sau TN

ứng phó với

● Mức độ thực hiện các nhóm kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP trước và sau thực nghiệm:

Chúng tôi tiến hành đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp được áp dụng trong khóa tập huấn đến mức độ thực hiện các kĩ năng bộ phận của kĩ năng

ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ ở 16 SV ĐHSP được

khảo nghiệm. Chúng tôi liệt kê vắn tắt các biểu hiện của từng nhóm kĩ năng bộ phận và thu được kết quả như dưới đây:

Bng 3.29: Mức độ thực hiện các kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP trước và sau thực nghiệm


STT


Các KNƯP

Trước

TN

Sau TN

ĐT

B

ĐL

C

ĐT

B

ĐL

C

1

Nhóm kĩ năng nhận diện stress

2,7

1,0

3,4

0,76




9

8

0


1.1

Biết những việc gây stress trong lựa chọn và đăng ký học

phần

3,2

3

0,9

0

3,9

4

0,68

1.2

Biết những việc gây stress trong tích lũy tín chỉ học tập

3,2

0

0,9

0

3,8

1

0,75

1.3

Biết những việc gây stress trong hợp tác để hoàn thiện

kiến thức, kĩ năng cần tích lũy

3,4

7

1,1

0

3,6

9

0,70

1.4

Biết những việc gây stress trong kiểm tra, đánh giá

thường xuyên, định kỳ và hết môn

3,3

5

0,8

0

4,0

0

0,63

1.5

Biết những biểu hiện stress về mặt cảm xúc

2,5

3

1,9

4

3,0

6

0,85

1.6

Biết những biểu hiện stress về mặt nhận thức

2,6

1

1,0

5

3,2

5

0,85

1.7

Biết những biểu hiện stress về mặt hành vi

1,7

8

0,8

2

2,6

2

0,87

1.8

Biết những biểu hiện stress về học tập

2,1

7

1,1

1

2,8

1

0,75

2

Nhóm kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress

3,1

6

0,7

6

3,8

4

0,81

2.1

Biết huy động các nguồn tài liệu về phương án ứng

phó với stress

3,3

2

0,5

7

4,1

9

0,83

2.2

Biết phân tích các phương án ứng phó với stress

3,1

1

0,7

9

3,8

8

0,72

2.3

Biết quyết định lựa chọn phương án ứng phó với stress

3,0

5

0,9

2

3,4

4

0,89

3

Nhóm kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với

stress

3,3

6

0,9

9

4,1

9

0,68

3.1

Biết kiên định khi thực hiện các phương án ứng phó đã xác

định

3,4

1

1,0

1

4,1

9

0,75

3.2

Biết thực hiện các phương án ứng phó cụ thể đã xác định

3,1

6

0,9

4

4,2

5

0,68

3.3

Biết quản lý thời gian khi thực hiện các phương án ứng phó

3,5

3

1,0

2

4,1

2

0,62

* Nhóm kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện stress trong học tập theo tín chỉ:

Điểm trung bình chung của nhóm kĩ năng này trước thực nghiệm là 2,79 (trung bình) nhưng sau thực nghiệm đã tăng lên thành 3,40 (khá). Điều này chứng tỏ, trước thực nghiệm SV ĐHSP vận dụng những tri thức, kinh nghiệm của bản


thân vào việc nhận diện những tác nhân gây stress cho bản thân và những biểu

hiện stress cụ

thể

của bản thân khi học theo tín chỉ

chưa tốt bằng sau thực

nghiệm. Bảng 3.29 cũng cho thấy, mức độ thực hiện kĩ năng nhận diện những biểu hiện stress của bản thân SV ĐHSP về các mặt cảm xúc, hành vi và học tập tăng lên rất đáng kể, từ mức yếu và kém (Điểm TB: 2,53; 1,78; 2,17) lên mức trung bình (Điểm TB: 3,06; 2,62; 2,81).

Kết quả phỏng vấn cũng cho kết quả tương tự. Sinh viên P.B.T cho biết: “... Khi sự việc đã xong rồi thì em mới ngồi nghĩ lại và biết bản thân bị stress là do nguyên nhân nào. Đôi lúc em hoảng loạn đặc biệt là năm thứ nhất. Khi đăng ký học phần, em cảm thấy vô cùng lúng túng. Em hỏi cố vấn học tập nhưng dường như không giúp được gì. Đến giờ em vẫn còn cảm giác căng thẳng. Khi học em đã hiểu được là việc xác định nhanh, kịp thời và chính xác các yếu tố gây ra căng thẳng cho bản thân là vô cùng quan trọng. Em cũng xác định được:

tự mình phải “chẩn đoán” chính xác bệnh của mình thì mới có “phương

thuốc” tốt nhất có thể. Nếu như vậy em nghĩ “hông” ai bị căng thẳng đâu”.

Như vậy, trước thực nghiệm SV ĐHSP còn chưa nhận diện chính xác các tình huống gây căng thẳng cho bản thân và những biểu hiện căng thẳng đi kèm khi học tập theo tín chỉ thì sau thực nghiệm, SV ĐHSP đã nhận diện đầy đủ, chính xác hơn. Có được kết quả này là do SV ĐHSP đã tiếp cận được cách nhận diện stress thông qua những gợi ý, định hướng của GV trong buổi tập huấn kĩ năng.

* Nhóm kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ:

Như đã phân tích ở chương 1, sau khi SV ĐHSP nhận diện bản thân có biểu hiện của stress và do đâu mà có stress thì họ cần tiến hành xác định những phương án ứng phó với stress. Kết quả nghiên cứu trước thực nghiệm cho thấy, hầu hết SV ĐHSP đều thực hiện kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ ở mức trung bình. Tuy nhiên, sau thực nghiệm kết quả đã có sự thay đổi rõ nét và được biểu hiện ở bảng 3.28.


Điểm trung bình chung của kĩ năng này là 3,16 (mức trung bình, trước thực nghiệm) và 3,84 (mức khá, sau thực nghiệm). Kết quả này cho thấy, trước thực nghiệm SV ĐHSP đã có tính đầy đủ, thành thạo và linh hoạt cần thiết của kĩ năng nhưng chưa thật sự ổn định, bền vững thì sau thực nghiệm tính linh hoạt của kĩ năng này tương đối cao. Họ đã có thể vận dụng đầy đủ, thành thục kĩ năng trong những tình huống thông thường và trong cả những điều kiện đa dạng của hoạt động học tập theo tín chỉ nhưng sáng tạo còn hạn chế.

Bằng phỏng vấn và quan sát, chúng tôi cũng nhận thấy, việc tìm kiếm và

xác định cho bản thân những phương án ứng phó hợp lý đối với từng tình

huống stress đã khá hơn so với trước thực nghiệm. Bằng biện pháp thực nghiệm cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng trong các buổi tập huấn mà SV

ĐHSP đã nâng cao hơn kĩ năng của bản thân. Em L.Th.H.T cho hay: “Trước

đây, em rất hay “chat” trên mạng để được chia sẻ nhưng đôi lúc em còn cảm thấy rối ren hơn. Trong lúc được tập huấn, em nhớ lại việc mình hay làm và ngộ ra rằng, tư vấn từ các “chatter” cũng chỉ là để giải khuây chứ thực sự không giải quyết được vấn đề là bao. Sau tập huấn, em lại càng thấy rõ điều này. Em cho rằng, tìm ra các phương án để giải quyết căng thẳng không phải là dễ, đặc biệt lại càng phải hợp với hoàn cảnh của bản thân nữa. Nhưng giờ em đã cảm thấy tự tin hơn và đang sẵn sàng “đối đầu” với nó (cười)”.

* Nhóm kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ:

Trong ba nhóm kĩ năng được nghiên cứu thì nhóm kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ có điểm trung bình cao hơn cả. Kết quả ở bảng 3.28 cho thấy điều này. Điểm trung bình của kĩ năng này trước thực nghiệm là 3,36 (mức trung bình), sau thực nghiệm tăng lên là 4,19 (mức khá, cận tốt). Điều này có nghĩa là, trước thực nghiệm SV ĐHSP đã có tính đầy đủ, thành thạo và linh hoạt cần thiết của kĩ năng nhưng chưa thật sự ổn định, bền vững và sau thực nghiệm tính linh hoạt của kĩ năng này tương đối cao.


Họ đã có thể vận dụng đầy đủ, thành thục kĩ năng trong những tình huống thông thường và trong cả những điều kiện đa dạng của hoạt động học tập theo tín chỉ nhưng sáng tạo còn hạn chế. Đặc biệt, trong ba kĩ năng của nhóm kĩ năng này thì kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó cụ thể đã được xác định tốt hơn cả, từ mức trung bình (ĐTB là 3,16) lên hẳn mức tốt (ĐTB là 4,25). Con số này cho chúng tôi hai nhận định: Một là, những thao tác thực hiện hành động cụ thể được sắp xếp theo trình tự các bước thể hiện qua các bài tập giảm stress dường như có tác dụng mạnh mẽ đến sự chiếm lĩnh để đi thành thục của thao tác hơn là những thao tác gắn liền với việc tìm kiếm tri thức (tri thức về các cách ứng phó với stress...). Hai là, SV ĐHSP có quan điểm rất thực tế, thích thực hành và mong muốn nhìn thấy ngay kết quả của việc ứng phó với stress.

Phỏng vấn và quan sát cũng cho kết quả tương đối trùng với kết quả khảo sát bằng bảng hỏi. Qua quan sát, chúng tôi thấy, SV ĐHSP tập trung nhất đến các bài tập giảm stress, hăng say tập luyện. Qua phỏng vấn, sinh viên cũng đánh giá cao hoạt động thực hành nói chung và thực hành giảm stress qua các bài tập nói riêng. Em N.B.C nói: “Trước đây em nghe mọi người nói, để giảm stress hiệu quả nhất là đi bơi và nghe nhạc. Em cũng thử vài lần nhưng về đến nhà vẫn cảm thấy căng thẳng vì bài vở vẫn còn đó, không ai giúp mình. Khi em được tập huấn, em đã biết cách làm để vừa giảm stress tức thì vừa giải quyết được những vấn đề trong học tập của em mà làm em căng thẳng. Thiệt là thú vị! Bây giờ em lại càng thấy câu nói “Nghe không chưa đủ mà phải làm mới biết” là đúng. Cảm ơn thầy (cười)!”.

Kết quả về sự thay đổi của từng nhóm kĩ năng thành phần của kĩ năng

ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo

tín chỉ

trước và sau thực

nghiệm được khái quát lại bằng biểu đồ 3.10 dưới đây:


3.84

4.19

3.4

3.36

2.79

3.16

Điểm TB

5

4

T rước t hực nghiệm

Sau thực nghiệm

3

2

1

0

Nhóm KN1 Nhóm KN2 Nhóm KN3


Biu đ3.10: Mức độ thực hiện các KNƯP với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP trước và sau thực nghiệm

Ghi chú: Nhóm KN 1 (Nhóm kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ); Nhóm KN2 (Nhóm kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ); Nhóm KN3 (Nhóm kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ).

● Mức độ thực hiện các nhóm kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP trước và sau thực nghiệm qua xử lý bài tập tình huống

Bng 3.30: Mức độ thực hiện các KNƯP với stress của SV ĐHSP qua bài tập tình huống trước và sau thực nghiệm

Mức độ thực hiện các nhóm KNƯP

Trước thực nghiệm

Sau thực nghiệm

SL

%

SL

%

1. Nhóm KN nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress

Kém

0

0

0

0

Yếu

1

6,25

0

0

Trung bình

14

87,5

4

25

Khá

1

6,25

12

75

Tốt

0

0

0

0

2. Nhóm kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress

Kém

0

0

0

0

Yếu

1

6,25

0

0

Trung bình

10

62,5

3

18,75

Khá

5

31,25

11

68,75

Tốt

0

0

2

12,5

3. Nhóm KN thực hiện các phương án ứng phó với stress

Kém

0

0

0

0

Yếu

0

0

0

0

Trung bình

11

68,75

5

31,25


Khá

4

25

9

56,25

Tốt

1

6,25

2

12,5

Kết quả 3.30 cho thấy, khi xử lý tình huống giả định, các kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP đã thay đổi đáng kể so với trước thực nghiệm. Kết quả này cũng khá phù hợp với kết quả nghiên cứu bằng phiếu hỏi và bổ sung căn cứ khẳng định kết quả thực nghiệm tác động.

● Kiểm định kết quả nghiên cứu về mức độ thực hiện các nhóm kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ trước và sau thực nghiệm

Chúng tôi sử dụng kiểm định 2 mẫu t-test và cho kết quả ở bảng 3.30.

Bng 3.31: Kiểm định sự khác biệt giữa trước và sau thực nghiệm về các kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP


Giá trị kiểm định

95% khoảng tin

cậy của hiệu số

Sự thay đổi về mức độ hiểu

biết

T

df

Sig.

TB

Dưới

Trên

2,131

15

0,048

1,035

- 0,322

2,391

Giá trị t lớn hơn giá trị t-test chứng tỏ rằng kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP có sự thay đổi khác biệt so với trước thực nghiệm. Sự thay đổi này được biểu hiện ở hầu hết các biểu hiện của 3 nhóm kĩ năng bộ phận trong kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ (bảng 3.12). Đây cũng là căn cứ để khẳng định thêm hiệu quả của biện pháp được áp dụng trong thực nghiệm.

3.4.2.3. Sự thay đổi về mức độ kĩ năng thực hiện phương án ứng phó “cố gắng tập trung giải quyết vấn đề” khi ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP

● Mức độ kĩ năng thực hiện phương án “cố gắng tập trung giải quyết vấn đề” khi ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP trước và sau thực nghiệm:

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 21/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí