Thời Gian Nghệ Thuật Trong Truyện Ngắn Nguyễn Huy Thiệp 63585

1.2.3. Không gian rừng núi

Làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm, không chỉ là những biến cố lịch sử lớn, những sự kiện đời tư chồng chéo, mà còn là không gian phong cảnh thiên nhiên rừng núi làm nổi bật mối quan hệ giữa con người và cảnh vật. Khi khai thác không gian này, trung tâm chú ý của Nguyễn Huy Thiệp là cách ứng xử của con người trước thiên nhiên.

Không gian rừng núi đó không phải lúc nào cũng tĩnh lặng, êm ả, mà chứa chất trong nó muôn vàn sự sống đang sinh sôi nảy nở: “Cành cây xòa trước mặt, tiếng chim hót những giọt nước mưa đọng lại trên cây, mùi lá mục ẩm ướt những con chim xanh, con chim đỏ, con chim vàng...”, tất cả như đang cất lên bản nhạc làm say lòng người. Nếu như không gian ban ngày thiên nhiên núi rừng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp muôn màu muôn sắc, thì ban đêm, không gian núi rừng đó khoác trên mình một tấm áo choàng nhung màu đen tuyền, một vẻ đẹp kì bí. Trước một không gian rừng núi hoang sơ thánh thiện không có lí do gì khiến con người nghĩ tới những điều xấu xa đê tiện của cuộc sống hàng ngày. Dường như con người đã quên đi tất cả những buồn vui, những lo toan bộn bề.

1.2.4. Không gian thiên nhiên đồng quê

Vẻ đẹp của không làng quê cũng mang lại nguồn cảm hứng thơ cho Nguyễn Huy Thiệp. Thông thường, trong truyện ông thường diễn ra những lời kể và những đoạn hội thoại ngắn gọn, do đó đã tạo ra một không khí gấp gáp khẩn trương đôi khi còn rất căng thẳng. Để làm dịu đi phần nào cái không khí ấy, thỉnh thoảng tác giả xen vào những đoạn miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên.

Hầu hết, những đoạn miêu tả thiên nhiên nơi thôn quê được diễn ra dưới dạng hồi tưởng của nhân vật. Không gian đồng quê trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn luôn có một dáng vẻ dịu dàng đằm thắm, quyến rũ con người bằng sự chân tình, chân thật và có tác dụng thanh lọc tâm hồn. Không gian đó, bao giờ cũng có sự cộng hưởng của nhiều phong cảnh làng quê. Nguyễn Huy Thiệp có hai lối cảm thụ thiên nhiên, đó là, cảm thụ bằng tâm hồn và cảm thụ bằng tâm linh khiến ta cảm động đến đáy sâu tâm hồn vừa chân thực vừa thanh khiết.

1.3. Không gian tâm trạng

Bên cạnh không gian bối cảnh xã hội, không gian thiên nhiên, Nguyễn Huy Thiệp còn tái hiện một không gian khác, đấy chính là không gian tâm trạng. Không gian này diễn ra bên trong đời sống tinh thần của nhân vật, nó tồn tại trong những kí ức, trong những giấc mơ hồi tưởng và trở nên ám ảnh đối với nhân vật.

1.3.1. Không gian tâm tưởng tâm linh, vô thức

Sau 1975, quan niệm hiệm thực của một số nhà văn đã có sự thay đổi. Những truyện “giả cổ tích”, “giả lịch sử”, “giả Liêu trai” của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Phạm Hải Vân...là sự khẳng định mối quan hệ tự do giữa nhà văn với hiện thực. Qua quan niệm về cái ngẫu nhiên trong cuộc đời, các nhà văn có xu hướng muốn đối thoại với quan niệm một thời về thế giới, về con người. Thế giới được nhìn nhận dưới sự chuyển hóa của những mặt đối lập: họa - phúc, ngẫu nhiên - tất nhiên, may - rủi. Cuộc sống cũng vì thế được soi chiếu đa diện, sâu sắc hơn và gắn với không gian trong tâm tưởng tâm linh vô thức. Mặt khác, thế giới tâm linh còn được thể hiện qua những biến động tinh tế diễn ra trong tâm hồn - không gian tâm trạng. Trong không gian tâm trạng ấy, xuất hiện con người tâm linh với những dằn vặt, đổ vỡ. Linh cảm sợ hãi của người mẹ trong Thương nhớ đồng quê của Nguyễn Huy Thiệp chính là một phần biểu hiện của con người tâm linh. Khảm nhân vật trong truyện ngắn Không có vua, bị ám ảnh bởi câu chuyện của Khiêm. Ở không gian đó, những chiều kích vượt ra ngoài ý thức, hiện tại trở thành đáng ngờ, còn quá khứ và tương lai giống như là ảo ảnh. Nó phản ánh một hiện thực nhức nhối, hồi vọng về những việc mà con người đã làm như là một sự trả giá.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

1.3.2. Không gian huyền thoại thực - ảo

Khảo sát về không gian huyền thoại thực - ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi rút ra một số đặc điểm sau:

Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp - 18

Thứ nhất, những đề tài về cái kì ảo, kì lạ, thậm chí rùng rợn đã xuất hiện ngay trong những truyện ngắn đầu tay của ông.

Thứ hai, bên cạnh không gian tả thực, Nguyễn Huy Thiệp đã mang lại cho người đọc những câu chuyện kì ảo, hấp dẫn. Tuy nhiên, vẫn ám ảnh người đọc bởi những nội dung khác của xã hội. Hầu hết, những không gian huyền thoại thực - ảo

không sử dụng nhiều cảnh trí rùng rợn để kiến tạo nên cái kì ảo; mà ngược lại đôi khi rất nên thơ, trong trẻo. Điều này, đã tạo nên sức mạnh khủng khiếp đe doạ con người.

Thứ ba, “nỗi cô đơn và sợ hãi sự cô đơn” của con người thường ám ảnh trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, chính điều đó là ngọn nguồn để tạo nên không gian huyền thoại thực - ảo trong sáng tác của ông.

Có thể nói, không gian huyền thoại thực - ảo đã mang lại cho người đọc một cái nhìn mới mẻ đa diện nhiều chiều từ hiện thực. Nhà văn bằng nhãn quan của mình đã đem cái nhìn lạ hóa mong khám phá thực tại. Cái nhìn ấy, đôi khi, vượt qua lí tính chối bỏ những qui phạm chật trội. Tìm đến không gian huyền thoại thực ảo đã giúp nhà văn tự do phát triển những năng lực tưởng tượng của mình. Một câu chuyện không đáng tin những nhân vật bị nghi ngờ đương nhiên phải tồn tại trong những không gian đặc biệt nửa thực, nửa hư. Do đó, không gian huyền thoại thực ảo không chịu chi phối bởi những qui luật lôgic thông thường, nó góp phần “phi huyễn hoặc các thánh thần”.

Tiểu kết chương 1:

Ở chương này, chúng tôi tập trung khảo sát không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trên ba bình diện: Không gian bối cảnh xã hội; Không gian bối cảnh thiên nhiên; Không gian tâm trạng. Trong mỗi vấn đề đó, chúng tôi đi sâu vào từng cấp độ nhỏ hơn. Bằng việc khám phá và thể hiện thế giới đa chiều, Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng một kiểu mô hình không gian gần gũi và thực hơn trong văn học. Trước một thế giới đa chiều đầy biến ảo, con người phải đối diện với chính mình, với số phận của mình trong tư cách là một con người riêng lẻ, không nhân danh ai, không dựa vào ai. Vì vậy, nhận thức về thế giới khách quan và nhận thức thế giới tâm linh trở thành một nhu cầu không thể thiếu của mỗi con người. Đây chính là cách tiếp cận biện chứng về thế giới, mang lại cái nhìn không đơn giản xuôi chiều về cuộc đời và con người với những điều vốn hết sức “đa sự” và phức tạp.

CHƯƠNG 2. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP


2.1. Thời gian trần thuật

Thời gian trần thuật (thời gian tự sự - narrative time) “chính là thời gian của người kể, của sự kể. Nó có mở đầu và kết thúc, nó có tốc độ và nhịp điệu riêng do người kể có thể kể nhanh hay chậm. Nó có thể đem cái sau kể trước và ngược lại đem cái trước kể sau”. Đó là thời gian của trật tự các sự kiện đã được phân bố lại trong truyện do sắp xếp chủ quan của người kể chuyện. Thời gian trần thuật không tuân theo qui luật của thời gian vật lí mà được tái tạo lại bởi người kể chuyện. Vì vậy, trình tự trần thuật thường bị đảo lộn bằng cách thuật lại những chuyện đã qua (đảo thuật - analepse) hay thậm chí những việc chưa đến (dự thuật - prolepse), còn được gọi là “dự tự” (Trần Đình Sử). Lí thuyết thời gian trần thuật của G. Genette gồm ba yếu tố: trình tự thời gian, tốc độ tần suất.

Thứ nhất, về trình tự thời gian là chỉ ra mối quan hệ “giữa trật tự thời gian kế tục các sự kiện trong sự nói đến và trật tự thời gian giả của sự trình bày chúng”. Thứhai, về tốc độ (khoảng thời gian) chỉ ra mối liên hệ giữa khoảng thời gian có thể thay đổi các phần của câu chuyện với độ dài của chính văn bản mà trong đó các phần truyện được kể lại. Thứ ba, tần suất chỉ ra “mối quan hệ tần số giữa truyện và cốt truyện” [40; 117], là tần số xuất hiện của việc kể chuyện (sự kiện trong truyện được kể một lần hay nhiều lần, lặp lại hay không lặp lại hay không lặp lại). Nếu câu chuyện tuần tự diễn ra theo thời gian biên niên thì thời gian trần thuật thời gian sự kiện hoàn toàn trùng khít. Bao giờ cũng có độ lệch nhất định giữa thời gian sự kiện và thời gian trần thuật.

Khoảng cách được tạo nên bởi độ lệch ấy được Genette gọi là thời sai – sự sai biệt giữa thời gian của chuyện (thời gian sự kiện) và thời gian truyện (thời gian trần thuật). Độ lệch giữa thời gian sự kiện thời gian trần thuật trong truyện kể (thời sai) được biểu hiện ở hai dạng cơ bản: “các sự kiện vốn xảy ra trước thời điểm “hiện tại” của câu chuyện được gọi là đảo thuật; kể trước các sự kiện vốn diễn ra sau thời điểm “hiện tại” của câu chuyện gọi là dự thuật”.

2.1.1. Đảo lộn thời gian sự kiện

Bên cạnh kiểu trần thuật theo thời gian tuyến tính, kiểu trần thuật phi tuyến tính trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đóng vai trò phổ biến. Một cách gọi khác đây chính là “kiểu thời gian đơn tuyến đảo tuyến, các thời điểm trong truyện ngược hướng với thời điểm của chuyện. Người kể xếp đặt xáo trộn thời gian từng thời điểm hoặc toàn bộ truyện”.

Một trong những hình thức tổ chức lại trình tự trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là từ hiện tại, quay ngược lại về qúa khứ để kể chuyện. Đây là hình thức đảo thuật, kể lại những chuyện đã diễn ra từ trước (những sự kiện thuộc về quá khứ nếu tính thời điểm đang kể là hiện tại).

Từ hiện tại kể trước những chuyện ở tương lai (dự thuật) cũng là hình thức kể chuyện thường gặp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nghĩa là kể trước, rào đón trước một biến cố, một nhân vật hoặc sự kiện xảy đến; nó báo hiệu những tiền định, những điều sẽ xảy ra sau này của câu chuyện. Theo Trần Đình Sử “kể những chuyện sẽ xảy ra còn được gọi là dự tự”.

Khảo sát 50 truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ta thấy một “tương lai” như thế thông qua hình thức dự thuật. Trong Tướng về hưu, lối dự thuật cũng được Nguyễn Huy Thiệp sử dụng thành công.

2.2.2. Tự sự dòng ý thức và đồng hiện thời gian

Một trong những hình thức mở rộng giới hạn thời gian của truyện kể là đồng hiện thời gian. Một trong những hình thức đồng hiện là đảo ngược thời gian, xen kẽ thời gian, với các cụm từ kiểu như: Từ đó; Thời ấy; Hồi đó; Giờ đây; Về sau; Cách đây không lâu; Nhiều hôm; Mấy năm sau; Chiều hôm ấy; Hồi xưa; Năm ấy; Bây giờ; Hồi hè; Một tối nọ; Bẵng đi một thời gian…Kéo theo sự trôi chảy của chuỗi ký ức và cả những mộng mị, hoảng loạn, câu chuyện liên tục bị đứt quãng, dịch chuyển. Nhìn chung, trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp tự sự dòng ý thức và đồng hiện thời gian, biểu hiện ở hình thái đơn giản nhất là sự lặp lại của những kí ức đời thường của nhân vật. Có những điều nó ám ảnh nhân vật hàng ngày rồi nó đi cả vào trong giấc mơ. Nó không chỉ tồn tại trong ý thức của con người mà còn xuất hiện cả trong vô thức. Thời gian giấc mơ đa phần là thời gian ảo, khó xác định điểm nhìn.

2.2. Thời gian tâm trạng


Chú ý đến lịch sử tâm hồn hơn là lịch sử sự kiện, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo ra thời gian tâm trạng để có thể khám phá thế giới bí ẩn bên trong con người. Thời gian lần về qua cái nhìn hồi cố, hay cái nhìn trải nghiệm của nhân vật, để nhân vật được sống với bản thể của chính mình có khi để chiêm nghiệm thực tại, chối từ hiện tại. Có thể nói, nhà văn đã quan tâm đến cái chủ quan, cái bí ẩn sâu xa nhất trong tâm lí con người đến độ sắc nhạy.

2.2.1. Cái nhìn hồi cố

Có thể xem Tướng về hưu là truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Huy Thiệp, ngay ở truyện ngắn này, tác giả đã dành khá nhiều đoạn để miêu tả cái nặng nề của thời gian tâm trạng qua cái nhìn hồi cố.

Trên trục thời gian chỉ hơn một năm đó, nhưng “những sự việc lộn xộn” của gia đình tướng Thuấn đã được ghi chép lại tỉ mỉ. Niên biểu đã trình bày những biến cố lớn trong cuộc đời tướng Thuấn từ lúc sinh ra là “con trưởng dòng họ Nguyễn” đến lúc ông đi lính, về hưu, và chết.

Tướng về hưu được phân đoạn làm XV mốc lớn theo cách đánh số của tác giả. Nhà văn gom XV chương lại, bắt đầu mỗi phần bao giờ cũng có chỉ dẫn về thời gian để lược thảo các biến cố. Tuy vậy, có thể thấy tất cả đều là dãy hồi ức của người trần thuật xưng “tôi” hiện về, quá khứ xa nhất nằm ở nửa đầu của tác phẩm, cũng có thể coi đấy là quá khứ sâu kín nhất trong tâm thức của người kể chuyện giữa muôn vàn câu chuyện cũ - mới.

Khi nghiên cứu thời gian tâm trạng qua cái nhìn hồi cố trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy, thời gian ở đây do con người cảm nhận. Nó có thể nhanh hay chậm, dài hay ngắn là tùy thuộc vào cảm giác của nhân vật chứ không phụ thuộc vào cốt truyện, hay thời gian khách quan mà nhà văn hư cấu. Trong truyện, ngay cả đối thoại của nhân vật thường có “cha tôi nói” hoặc “vợ tôi bảo”, thì nói bảo cũng là một câu thoại cụ thể, chúng mang giá trị nhắc lại, hồi cố lại, mặc dù đó là tính chất đặc thù của việc trích dẫn lời thoại.

2.2.2. Cái nhìn trải nghiệm

Sự trải nghiệm của con người có được sau khi anh ta đã bỏ ra phần lớn thời gian của đời mình, quãng thời gian của mình mà ngồi chiêm nghiệm đánh giá lại những sự việc đã qua, giữa cái được và cái mất. Khi đó, những triết lí sẽ được rút ra trong cuộc sống. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, ta thấy nhiều nhân vật gặp có được sự trải nghiệm sau khi vấp phải những nghịch lí về cái thiện - ác, giữa chân - giả, đẹp - xấu, từ đó, họ rút ra những câu châm ngôn giống như những nhà hiền triết.

Thời gian được cảm nhận qua cái nhìn trải nghiệm của nhân vật là một thời gian đầy ám ảnh, nó chẳng còn bình lặng, nó vận hành theo điểm nhìn của nhân vật. Bản thân nó chịu sự qui định của điểm nhìn, cách tường thuật của người kể chuyện. Với kiểu truyện lấy việc miêu tả tâm trạng thay cho hành động cốt truyện, thời gian trở nên giữ vai trò quan trọng. Mặt khác, nếu đứng về góc độ thời gian mà xét, thì cái nhìn trải nghiệm trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp vẫn quay trở lại những hiệu quả nghệ thuật của kỹ thuật dòng tâm tư: “Một buổi trăng rất sáng, tôi nhớ đận ấy vào dịp tháng Bẩy, tôi đi gác quanh bãi mía”; “Tôi nhớ đến bố tôi bố tôi để râu con kiến…Tôi nhớ có lần diễn Tần Hương Liên xử án, tôi rang một túi châu chấu mang đi”.

Như vậy, cái nhìn trải nghiệm luôn trở về nguyên vẹn trong kí ức kéo theo dòng hồi ức miên man, bất tận với những mốc thời gian trập trùng, kiểu như: những ngày ấy…mười năm, mười hai năm…hoặc biến thể: mười hai tuổi, hai mươi tuổi…Cái nhìn trải nghiệm là thời điểm chủ chốt khi người kể chuyện đã trưởng thành nhớ về quá khứ, trong khi hồi tưởng, tái tạo lại quá khứ thì tác giả không ngừng làm tiêu biến hiện tại vào quá khứ để nói tới tương lai, nhiều khi đó là sự trải nghiệm của nhân vật đã kinh qua: “Trong đời mình, tôi từng chôn ba nghìn người chưa có ai như thế này”. Nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhận thấy, về cái nhìn trải nghiệm, nhà văn đã chú ý đến việc miêu tả tâm lí nhân vật, khám phá những ẩn chìm bên trong thế giới tâm hồn của con người. Hiện tại hoá câu chuyện, cái nhìn trải nghiệm chính là những hình ảnh của quá khứ xuất hiện trong tâm tưởng, trong liên tưởng nhân vật. Thậm chí, nhiều lúc Nguyễn Huy Thiệp đã bất chấp qui ước kể chuyện, sử dụng thì hiện tại trong khi kể lại quá khứ bằng dòng tâm tư.

2.3. Nhịp điệu thời gian

Nhịp điệu chính là một phương tiện quan trọng để cấu tạo hình thức nghệ thuật trong văn học dựa trên sự lặp lại có tính chất chu kì, cách quãng hoặc luân phiên của các yếu tố có quan hệ tương đồng trong thời gian.

2.3.1. Nhịp điệu thời gian nhanh gấp

Nhịp điệu khẩn trương nhanh gấp cũng là đặc điểm thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Nó bao gồm nhịp điệu thời gian nhân vật nhịp điệu thời gian sự kiện.

Về nhịp điệu thời gian nhân vật, có thể thấy, nhiều nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có tốc độ hoạt động cao, hành động nhanh nhẹn, vội vàng, có khi, họ vừa nghĩ vừa nói, vừa nghĩ vừa làm. Hầu hết, nhân vật trong gia đình lão Kiền người nào cũng vội, họ bắt đầu một ngày mới rất sớm. Trong Không có vua nhịp điệu thời gian sự kiện bị đẩy lên cao nhất ở không gian gia đình trong ngày giỗ, lúc “Đoài tán tỉnh Sinh”; “Cấn đánh Sinh”; “Khiêm cầm gạt tàn ném vào mặt Cấn”. Đồng thời, các hoạt cảnh giảm xuống, lúc “Đoài rót rượu mời bố”, hai bố con ngồi đối thoại. Nhịp điệu kể chuyện nhanh dần, dồn dập, khẩn trương đã phản ánh rõ nét cấu trúc và tính chất của các sự kiện trong truyện.

Các sự kiện dần được tích đầy, dồn nén, giãn nở đến căng thẳng và bật tung vào thời điểm chót. Đó là nhịp điệu của sự căng bức, phản ánh những mâu thuẫn sục sôi trong cuộc sống gia đình lão Kiền. Điều này, thể hiện cách nhìn cuộc sống của Nguyễn Huy Thiệp trong sự xung đột căng thẳng đầy kịch tính với những mâu thuẫn chồng chéo, đan xen, giẫm đạp lên nhau, huých đạp vào nhau, tạo thành những cơn lốc của cuộc đời. Đây chính là mô hình về một thế giới thực tại đã bị “dốc ngược”, bị “lộn trái”, “bóc trần và vạch trần” không thương tiếc. Qua nhịp điệu thời gian sự kiện, ta thấy như xã hội đương đại đang thu nhỏ lại, thu hình lại. Ở đó, không phải là xã hội trong trạng thái tĩnh tại mà là trong trạng thái đầy biến động dữ dội cả về kinh tế, xã hội, chính trị và tâm lí. Dữ dội nhanh chóng đến mức chính bản thân người trong cuộc cũng phải ngạc nhiên bàng hoàng. Những số phận đổi thay, những tính cách chuyển biến quá đột ngột, đảo ngược quá khứ, khiến các nhân vật cũng phải thay đổi thái độ với nhau một cách mau lẹ.

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 29/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí