tập trung hay phân tán của các câu trả lời được lựa chọn.
- Tần suất là chỉ số phần trăm các phương án trả lời các câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
+ Phương pháp thống kê suy luận:
- Phân tích so sánh: Trong nghiên cứu này, chủ yếu sử dụng phép so sánh giá trị trung bình (compare means). Các giá trị trung bình được coi là khác
nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với xác xuất mềm thống kê.
P đã được xác định theo phần
- Phân tích tương quan nhị biến dùng để tìm hiểu sự liên hệ bậc nhất giữa hai biến số, nghĩa là sự biến thiên ở một biến số xảy ra đồng thời với sự biến thiên ở biến số kia. Mức độ liên kết hay độ mạnh của mối liên hệ giữa hai biến số được đo bởi hệ số tương quan r. Trong nghiên cứu này, dùng hệ số tương quan Pearson. Hệ số này có giá trị từ -1 đến +1 cho biết độ mạnh và hướng của mối liên hệ đó. Giá trị + (r >0) cho biết mối liên hệ thuận giữa hai biến số. Giá trị - (r<0) cho biết mối liên hệ nghịch giữa hai biến số. Khi r = 0 thì hai biến số đó không có mối liên hệ. Dựa vào hệ số xác suất (P) ta có thể biết mức độ có ý nghĩa của mối quan hệ. Ở đây, chúng tôi chọn Alpha = 0,05 là cấp độ có nghĩa. Khi P <0,05 thì giá trị r được chấp nhận là có ý nghĩa cho phân tích về mối quan hệ giữa hai biến số.
- Phân tích hồi qui tuyến tính: Phép phân tích hồi qui cho phép xem xét mối quan hệ giữa một biến số phụ thuộc với một hay nhiều biến số độc lập. Ta thường dùng phép hồi qui để dự đoán biến số phụ thuộc từ những biến số độc lập. Do đó, các biến số độc lập còn gọi là những biến số dự đoán. Phân tích hồi qui cho biết khi các biến độc lập (biến số dự đoán) biến đổi thì biến phụ thuộc biến đổi như thế nào. Trong nghiên cứu này, các KNƯP với stress trong học tập theo tín chỉ được chọn thay đổi thì các yếu tố ảnh hưởng đến KN này thay đổi như thế nào.
2.3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
Có thể bạn quan tâm!
- Cách Tổ Chức Đào Tạo Theo Tín Chỉ Của Nhà Trường
- Đặc Điểm Mẫu Khách Thể Nghiên Cứu
- Phương Pháp Làm Bài Tập Tình Huống
- Cách Đánh Giá Tổng Hợp Mức Độ Kĩ Năng Học Tập Theo Tín Chỉ Của Sv Đhsp
- So Sánh Mức Độ Stress Giữa Các Kết Quả Tích Luỹ Tín Chỉ Của Sv Đhsp
- Mức Độ Kĩ Năng Nhận Diện Tác Nhân Gây Stress Và Biểu Hiện Của
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
2.3.1. Cơ sở thực nghiệm
- Dựa vào kết quả nghiên cứu thực trạng các kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ, chọn kĩ năng thực hiện phương án “cố gắng tập trung giải quyết vấn đề” để tiến hành thực nghiệm tác động. “Cố gắng tập trung giải quyết vấn đề” là một trong bảy phương án ứng phó mà luận án xác định. Nội hàm của kĩ năng thực hiện phương án “cố gắng tập trung giải quyết vấn đề” bám sát tương đối với nội dung của 3 nhóm kĩ năng thành phần của kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ. Đây là kĩ năng SV ĐHSP quan tâm nhiều nhưng thực trạng cho thấy kĩ năng này ở họ còn rất hạn chế. Hơn nữa, kĩ năng ứng phó với stress là loại kĩ năng phức hợp, tích hợp nhiều vấn đề nên trong điều kiện nghiên cứu và phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ có thể tập trung thực nghiệm kĩ năng thực hiện phương án “cố gắng tập trung giải quyết vấn đề” với mục tiêu rèn được kĩ năng này cho SV sẽ giúp họ có cái nhìn toàn diện hơn về quá trình kiểm soát stress và giải quyết vấn đề stress;
- Dựa vào thực tế ở các trường đại học hiện nay là, khi chuyển sang hình thức đào tạo theo tín chỉ thì SV chưa được trang bị khả năng ứng phó với những căng thẳng trong học tập;
- Hạn chế của các kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP chủ yếu là do chưa được đào tạo hay tập huấn. Đề tài xác định và nghiên cứu cho kết quả là các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ nhiều hơn các yếu tố chủ quan;
- Bằng câu hỏi mở về những đề xuất để nâng cao kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP (Phụ lục 1.2), đề tài thu được nhiều ý kiến khác nhau. Song, đề xuất mà SV nêu ra nhiều nhất là “Nhà trường nên dành thời gian tập huấn cho SV về cách học theo tín chỉ sao cho hiệu quả nhất và cả khả năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ”;
- Một trong những cơ sở
rất quan trọng
khác để tổ
chức tập huấn kĩ
năng là dựa vào nhu cầu của SV ĐHSP. Kết quả khảo sát bằng câu hỏi mở (Phụ lục 1.2) cho thấy, hầu hết sinh viên đều có chung mong muốn là được tập huấn kĩ năng (81% ở mức rất mong muốn), 17,1% SV “mong muốn” được tập huấn, 1,9% sinh viên không tỏ thái độ rõ ràng khi chọn mức “bình thường” và không có sinh viên nào chọn mức “không mong muốn” và “rất không mong muốn”;
- Tiến hành khảo sát quan niệm cuả SV về sự cần thiết của khoá học (đã chỉ ra ở chương 3). Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở cho tiến hành thực nghiệm;
- Vì đa số SV chưa được đào tạo về kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ nên các câu hỏi trong phụ lục 1.2 xoay quanh vấn đề hiệu quả của khoá tập huấn bị bỏ trống. Song, 10,3% (52 SV ĐHSP) đã tham gia đào đạo nhận xét về mức độ hiệu quả của khoá tập huấn chủ yếu ở mức “trung bình” (71,3%), còn mức “phân vân” chiếm 23% và 5,6% ở “mức khá”. Đây cũng là cơ sở để tổ chức tập huấn kĩ năng;
- Đề tài cũng tìm hiểu và thu được đánh giá của SV ĐHSP về phương
pháp mà GV đã sử dụng khi tập huấn kĩ năng là: 41,6% sử dụng phương
pháp giảng dạy lý thuyết là chính; 42,7% sử dụng phương pháp giảng dạy lý
thuyết kết hợp thực hành kĩ năng và 15,7% sử chính.
dụng tập huấn kĩ năng là
Từ những cơ sở trên, chúng tôi tiến hành thực nghiệm tác động bằng
biện pháp tâm lý-sư
phạm (nâng cao hiểu biết của SV về KN
ứng phó với
stress trong học tập theo tín chỉ và tổ chức rèn kĩ năng theo qui trình được xác lập) thông qua tập huấn “Kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ” cho SV ĐHSP. Tập huấn bằng phương pháp giảng dạy tích cực, chú trọng vào thực hành kĩ năng nhằm nâng cao mức độ hiểu biết và mức độ thực hiện kĩ năng.
2.3.2. Mục đích thực nghiệm
Khẳng định tính khả
thi của các biện pháp tác động tâm lý-sư
phạm
(Cung cấp kiến thức để nâng cao hiểu biết cho SV ĐHSP về kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ và tổ chức cho SV ĐHSP rèn luyện kĩ năng) nhằm nâng cao KNƯP với stress trong học tập theo tín chỉ cho SV.
2.3.3. Nội dung biện pháp thực nghiệm
* Nội dung biện pháp (Phụ lục 2.1):
Cung cấp kiến thức cho SV ĐHSP về học tập theo tín chỉ, về stress trong học tập theo tín chỉ, kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ và tổ chức rèn luyện KN theo qui trình đã được lập cùng việc thảo luận, giải quyết tình huống và quan sát mẫu việc ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ. Cụ thể:
- Biện pháp 1: Cung cấp kiến thức để nâng cao hiểu biết cho SV ĐHSP về kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ:
Cung cấp những kiến thức cơ bản, thiết yếu về mục đích, nội dung,
cách thức tiến hành các kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ và tập trung sâu vào kĩ năng thực thực hiện phương án “cố gắng tập trung giải quyết vấn đề” để giảm stress và giải quyết vấn đề trong học tập theo tín chỉ nhằm giúp SV ĐHSP có nhận diện đầy đủ vấn đề.
- Biện pháp 2: Tổ chức cho SV ĐHSP rèn luyện nâng cao kĩ năng thực hiện phương án “cố gắng tập trung giải quyết vấn đề” để giảm stress và giải quyết vấn đề trong học tập theo tín chỉ:
+ Rèn luyện theo qui trình hình thành kĩ năng đã xác định: Bước 1: Tiếp thu kiến thức về kĩ năng; Bước 2: Quan sát và thực hành kĩ năng; Bước 3: Luyện tập kĩ năng.
+ Tổ chức rèn luyện nâng cao kĩ năng thực hiện phương án ứng phó “cố gắng tập trung giải quyết vấn đề” để ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ cho SV ĐHSP thông qua nhập vai để giải quyết các tình huống giả định.
Bằng quan sát thực tế và kinh nghiệm giảng dạy tại cơ sở giáo dục đại học đã đào tạo theo hình thức tín chỉ sớm cùng tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý đào tạo, chúng tôi xây dựng được 6 tình huống sát với những khó khăn nhất mà SV ĐHSP gặp phải trong quá trình học tập theo tín chỉ để đảm bảo tính khả thi của các tình huống được đưa ra.
Hai biện pháp được đề xuất tác động toàn diện đến sự hình thành kĩ
năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ. Cụ thể, nâng cao hiểu biết về kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ và nâng cao mức độ thành thạo, đầy đủ và linh hoạt của các thao tác ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ. Các biện pháp được triển khai áp dụng qua khóa tập huấn kĩ năng.
2.3.4. Tổ chức thực nghiệm
2.3.4.1. Khách thể thực nghiệm
16 SVSP trường ĐHCT
2.3.4.2. Địa điểm và thời gian thực nghiệm
Tháng 10 và tháng 11 năm 2012 với 4 tín chỉ (60 tiết).
2.3.4.3. Giả thuyết thực nghiệm
SV ĐHSP còn hạn chế về kĩ năng thực hiện phương án ứng phó “cố gắng tập trung giải quyết vấn đề” nhằm giảm stress và giải quyết vấn đề trong học tập theo tín chỉ. Nếu áp dụng các biện pháp được đề xuất (cung cấp kiến thức; tổ chức thảo luận, giải quyết tình huống và quan sát; tổ chức
luyện tập) thông qua việc tổ chức lớp tập huấn kĩ năng ứng phó với stress
trong học tập theo tín chỉ cho SV ĐHSP thì họ sẽ được nâng cao kĩ năng
(mức độ hiểu biết và mức độ thực hiện các thao tác của KN).
2.3.4.4. Tổ chức thực nghiệm
♦ Bước 1: Chuẩn bị trước thực nghiệm
- Xác định khách thể thực nghiệm: liên hệ, gặp gỡ và tìm hiểu nhu cầu, tình hình ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ.
- Thống nhất thời gian, địa điểm thực nghiệm và nội dung tập huấn.
♦ Bước 2: Thiết kế chương trình thực nghiệm
+ Thiết kế nội dung thực nghiệm:
Chương trình thực nghiệm tập trung vào hai nội dung lớn:
- Những kiến thức cơ bản, thiết yếu về kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ.
huấn.
- Thực hành ứng phó với stress trong học tập theo
+ Thiết kế qui trình rèn kĩ năng:
- Bước 1: Tiếp thu kiến thức về kĩ năng
- Bước 2: Quan sát và thực hành kĩ năng
- Bước 3: Luyện tập kĩ năng
tín chỉ tại địa điểm tập
Khi luyện tập, SV được hướng dẫn tại lớp tập huấn thông qua thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, thực hiện ứng phó với stress trong học tập
và tranh thủ
ý kiến của GV, SV khác để
rút kinh nghiệm và có biện pháp
khắc phục nếu có sai sót.
♦ Bước 3: Đo kết quả trước thực nghiệm
Sử dụng kết quả nghiên cứu thực trạng làm căn cứ để so sánh với kết quả sau thực nghiệm.
♦ Bước 4: Triển khai thực nghiệm
Triển khai theo qui trình đã lập ở bước 2. Phương pháp tiến hành thực nghiệm:
• Sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực nhằm trang bị cho SV kiến thức cơ bản về KNƯP với stress trong học tập theo tín chỉ.
• Nâng cao nhận thức về KNƯP với stress trong học tập theo tín chỉ.
• Thảo luận nhóm: Chuẩn bị
một số
tình huống nhằm củng cố vững
chắc lý thuyết về KNƯP với stress trong học tập theo tín chỉ để SV trao đổi, đưa ra ý kiến với nội dung đã học.
• Phương pháp quan sát: Ghi lại bằng giấy quá trình thực hiện giải quyết tình huống của từng nhóm về hành vi, thao tác, điệu bộ cử chỉ,…
• Các nhóm tham gia đóng góp ý kiến.
• Rèn KN: Tổ chức cho SV thực hành nhiều lần, các nhóm đóng góp ý kiến cho nhau. Cùng với ý kiến của GV hướng dẫn, SV sẽ được chỉnh sửa những biểu hiện chưa đạt trong KN thực nghiệm.
• Cuối mỗi buổi học, tiến hành tổng kết, đặt câu hỏi cho SV nhằm tìm hiểu rõ những khó khăn trong quá trình thực hiện KN đó.
♦ Bước 5: Đo kết quả sau thực nghiệm
Kết thúc khóa bồi dưỡng, tiến hành khảo sát kết quả thực nghiệm bằng phiểu hỏi nghiên cứu thực nghiệm (phụ lục 2.2) và so sánh với kết quả trước thực nghiệm của nhóm tham gia thực nghiệm. Kết hợp với quan sát, phỏng vấn đề làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích trường hợp điển hình để minh hoạ cho kết quả thực nghiệm.
♦ Bước 6: Tổng kết lớp thực nghiệm
- Đánh giá kết quả đạt được.
- Phương pháp khắc phục khó khăn khi thực hiện KNƯP đã chọn.
- Ý kiến của SV về khóa học.
- Từ kết quả thu được, khẳng định ý nghĩa, vai trò và tính khả thi của biện pháp tác động trong việc rèn luyện, nâng cao KNƯP cho SV.
2.3.5. Phương pháp đánh giá kết quả tác động thực nghiệm
Sử dụng chủ yếu các phương pháp đã được nêu trong đánh giá thực
trạng. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích trường hợp điển hình (01 trường hợp tiêu biểu nhất trong số những khách thể thực nghiệm). Sử dụng phương pháp này với mục đích minh họa cho kết quả nghiên cứu. Nội dung phân tích đi sâu vào các đặc điểm như: Mức độ hiểu biết và mức độ thực hiện các thao tác của KNƯP với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP.
2.4. TIÊU CHÍ VÀ THANG ĐÁNH GIÁ
2.4.1. Tiêu chí đánh giá
Để đánh giá mức độ kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP, đề tài kết hợp các tiêu chí dưới đây:
* Căn cứ vào các khái niệm đã được xác định trong chương 1;
* Căn cứ vào điểm trung bình, độ lệch tiêu chuẩn, giá trị phần trăm, hệ số tương quan và kết quả kiểm định (xử lý bằng phần mềm thống kê) để đánh giá vấn đề nghiên cứu;
* Căn cứ vào các tiêu chí của kĩ năng: Tính đầy đủ, tính thành thạo và tính linh hoạt của kĩ năng. Các tiêu chí của KN được đánh giá qua 5 mức độ: kém, yếu, trung bình, khá và tốt.
- Tính đầy đủ được đánh giá qua 5 mức độ như sau:
+ Mức kém: Đây là mức thấp nhất của KN. Ở mức này, tính đầy đủ
không bộc lộ, còn hạn chế. SVSP chưa nhận thức được đầy đủ mục đích, yêu cầu sử dụng kĩ năng và gần như không có biểu hiện về mặt thao tác của KN;
+ Mức yếu: Cũng như mức kém, tính đầy đủ của KN ở mức này vẫn còn hạn chế. SVSP nhận thức được mục đích, yêu cầu của việc sử dụng KN và đã có một ít thao tác của KN;
+ Mức trung bình: Đây là mức có tính đầy đủ cần thiết. Ở mức này,
SVSP đã nhận thức và hiểu đầy đủ mục đích, yêu cầu của KN. Về cơ bản, SVSP đã có được các thao tác của KN;
+ Mức khá: Là mức có tính đầy đủ tương đối tốt. SVSP hiểu được đầy đủ mục đích, yêu cầu của KN, có gần như đầy đủ các thao tác của KN, nhưng vẫn còn thiếu một số ít KN khi thực hiện hoạt động;
+ Mức tốt: Đây là mức cao nhất trong thang đo qui ước của luận án. Tính đầy đủ thể hiện tốt. SVSP hiểu rõ, đầy đủ mục đích, yêu cầu của KN và có đầy đủ các thao tác của KN cần thiết khi thực hiện hoạt động.
- Tính thành thục được đánh giá qua 5 mức độ như sau:
+ Mức kém: Đây là mức thấp nhất của KN, tính thành thục còn rất