Hiện Trạng Cơ Sở Hạ Tầng Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp


- Cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy là 4.351.7ha. Năng suất bình quân đạt 54,5 tạ/ha, sản lượng đạt 23.727 tấn gồm.

+ Lúa ruộng: Diện tích 4.342,24 ha, năng suất bình quân đạt 54,6 tạ/ha.

+ Lúa rẫy: Diện tích 9,5 ha, năng suất bình quân đạt 15,8 tạ/ha.

- Cây ngô: Tổng diện tích là 2.225,5 ha/2.482 ha. Năng suất bình quân đạt 43,7 tạ/ha, sản lượng đạt 9.725 tấn.

- Cây sắn: Tổng diện tích là 1.132,0 ha, Năng suất bình quân đạt 304,6 tạ/ha, sản lượng đạt 34.493 tấn.

- Cây mía nguyên liệu:Tổng diện tích 307 ha. Năng suất bình quân đạt 624 tạ/ha, sản lượng 19.156,8 tấn.

- Cây lạc: Tổng diện tích là 245,6 ha. Năng suất bình quân đạt 18,3 tạ/ha, sản lượng 449,5 tấn

- Cây đậu xanh: Tổng diện tích là 134 ha. Năng suất bình quân đạt 7,6 tạ/ha, sản lượng đạt 101,8 tấn.

- Cây rau các loại: Tổng diện tích là 765,6 ha. Năng suất bình quân đạt 85,6 tạ/ha, sản lượng đạt 6.547,9 tấn.

- Cây cam hàng hóa:Tổng diện tích 182,1ha. Trong đó: Diện tích kinh doanh là 67 ha, năng suất 101,49 tạ/ha. Sản lượng 680 tấn; diện tích thời kỳ KTCB là 115,1ha.

- Cây chè công nghiệp: Tổng diện tích là 348,12 ha. Trong đó: Diện tích chè đã cho kinh doanh là 309,78 ha, năng suất bình quân đạt 134,29 tạ/ha, sản lượng là 4.160 tấn; diện tích thời kỳ KTCB là 38,3 ha.

- Cây chanh: Diện tích hiện có là 107,3 ha. Trong đó diện tích đã cho thu hoạch là 64 ha; năng suất bình quân đạt 71,88 tạ/ha.

*. Chăn nuôi:Tổng đàn trâu bò 34.688 con (trâu: 18.245con, bò: 16.443con); tổng đàn lợn 29.517 con, tổng đàn gia cầm 367.958 con, đã hình thành nhiều mô hình phát triển chăn nuôi có hiệu quả, như hộ chăn nuôi trâu bò từ 10 con trở lên có 302 hộ tăng 12% so với cùng kỳ, hộ gia đình chăn nuôi lợn


nái, lợn thịt trên 30 con có 55 hộ, tăng 7% so với cùng kỳ, nhiều hộ dân chăn nuôi gà đồi, vịt, ngan thả vườn, dê cho hiệu quả kinh tế cao.

*. Lâm nghiệp

Thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và phát triển rừng, độ che phủ rừng đến nay đã đạt 78,4 %. Tổng diện tích đất lâm nghiệp 155.646,7 ha, diện tích đất có rừng là 136.346,42 ha, trong đó: Rừng phòng hộ 19.204,3 ha (có rừng 17.725,1ha; chưa có rừng 1.479,2 ha); rừng đặc dụng 74.163,3 ha (có rừng 73.520,78 ha; chưa có rừng 642,52ha); rừng sản xuất 62.169,2 ha (có rừng 44.990,64 ha, chưa có rừng 17.178,56 ha.

*. Thủy sản

Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện là 114,6ha (có 11 hồ chứa nhỏ, với diện tích mặt nước là 4,0 ha); số lồng cá trên sông, hồ, đập là 23 lồng; tổng sản lượng thủy sản thu hoạch trong năm là 302,2 tấn (đánh bắt 34,2 tấn, nuôi trồng 268 tấn); diện tích mặt nước các hồ, đập đều cho các tổ chức, cá nhân nhận khoán nuôi trồng thủy sản đã và đang phát huy hiệu quả; tổ chức các lớp tập huấn cho nông dân về kỹ thuật nuôi cá trên ao, hồ, đập và cá lồng trên sông, cấp giống cá cấp II cho các xã đảm bảo chất lượng. Kiểm soát tốt việc sử dụng chất nổ, kích điện săn bắt cá trên sông, khe, suối.

3.2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp

3.2.3.1. Giao thông nông thôn

Những năm qua kết cấu hạ tầng được tập trung đầu tư, bộ mặt nông thôn thay đổi nhanh chóng. Phong trào Xây dựng Nông thôn mới, xây dựng giao thông nông thôn rộng khắp trên địa bàn toàn huyện, nhiều tuyến đường được đầu tư như hệ thống đường xã trong thôn, bản, liên xã,.. Nhiều cầu treo dân sinh đã dần thay thế các bến đò ngang tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.

Nhìn chung hệ thống giao thông nông thôn đã có nhiều bước đột phá, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông và phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.


Tuy nhiên tỷ lệ kiên cố hóa mới chỉ tập trung ở một số xã vùng hữu ngạn Sông Lam, các xã vùng tả ngạn còn đạt thấp, nên tình hình giao thông trong mùa mưa đang còn gặp nhiều khó khăn. Hệ thống giao thông nội đồng cải tạo, nâng cấp còn rất ít, chưa đáp ứng được yêu cầu cơ giới hóa trong sản xuất và thu hoạch.

3.2.3.2. Thuỷ lợi

Trong những năm qua các hệ thống, công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện đã được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, nhưng chủ yếu phục vụ tưới cho lúa và một số cây trồng cạn như (cam, chè..) những hộ dân đã được đầu tư xây dựng giếng khoan, giếng đào để tưới cho (cam, chè, táo, bưởi…) vào mùa khô hạn không những cây trồng không bị chết mà còn đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, tăng lên khoảng từ 20% so với trước.

Những vùng chủ yếu trồng rau luân canh hoặc xen canh với cây trồng khác, nhất là đất màu hệ thống thuỷ lợi còn nhiều hạn chế, chưa chủ động đối phó được với diễn biến phức tạp của thời tiết như nắng hạn kéo dài…, chủ yếu người dân tự khắc phục tưới bằng nhiều hình thức như máy bơm dầu dã chiến, máy bơm điện loại nhỏ hoặc tưới bằng bình ô doa thủ công….hoặc trồng chủ yếu vào vụ thu, đông và vụ xuân thời điểm thời tiết thuận lợi có mưa nhiều.Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, đòi hỏi công tác thuỷ lợi phục vụ sản xuất phải được chú trọng hơn nữa, đặc biệt là sản xuất rau an toàn tập trung thì phải chủ động nước tưới hoàn toàn.

3.2.4. Công tác giáo dục, y tế

* Giáo dục đào tạo: Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo; thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua nhằm nâng cao chất lượng dạy và học; củng cố vững chắc chất lượng phổ cập giáo dục phổ thông. Nâng quy mô đào tạo và chất lượng đào tạo nghề. Năm học 2015-2016 toàn huyện có 5 em học sinh đạt giải quốc gia, THCS có 45 em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh và được xếp thứ nhất bảng B; THPT có 19 lượt em đạt học sinh giỏi tỉnh. Quan tâm chỉ đạo xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Kết quả: có 01 trường đạt chuẩn Quốc gia mức 1 (MN


Đôn Phục), 01 trường đạt chuẩn Quốc gia mức 2 (MN Yên Khê) nâng số trường đạt chuẩn lên 32/51 trường, đạt 62%. Hiện tại đang tập trung hoàn thành các tiêu chí chuẩn Quốc Gia tại 02 trường THCS (Mậu Đức, Yên Khê); tiến hành kiểm tra để công nhận lại đối với các trường sau 5 năm đạt chuẩn (16 trường TH, 4 trường MN); có 17 trường đạt KĐCLGD. Đánh giá và định hướng xây dựng trường PTTH Con Cuông đạt chuẩn trong những năm tiếp theo. Số học sinh THCS tốt nghiệp 867/873 em đạt Tỷ lệ 99,2%, THPT tốt nghiệp 434/474 em đạt 91,9%. Có 121/156 em đạt điểm chuẩn Đại học, có 7 em đạt 24 điểm trở lên và 01 em được UBND Tỉnh tuyên dương khen thưởng.

* Y tế:Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân tiếp tục được quan tâm, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu Quốc gia, công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh; chất lượng khám, điều trị trong các cơ sở y tế được nâng lên. Kiểm soát tốt dịch bệnh, không để phát sinh dịch lớn; tiếp tục duy trì, phát triển các kỹ thuật mới trong khám và điều trị; quan tâm công tác khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở; thực hiện tốt các chương trình MTQG về y tế. Năm 2016 được tỉnh công nhận 01 xã đạt chuẩn QG về Y tế (Châu Khê), đưa số xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế lên 08/13 xã, thị (chiếm 61,5%). Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xẩy ra các vụ ngộ độc tập thể. Việc thực hiện điều trị thay thế chất gây nghiện bằng Methadone được duy trì hiệu quả; phòng chống HIV/AIDS, đặt điểm xét nghiệm miễn phí HIV/AIDS cố định tại Bệnh viện đa khoa KV và tại các Trạm y tế xã. Kiểm tra công tác hành nghề Y dược trên địa bàn huyện; tổ chức lập danh sách BHYT hộ gia đình tại các xã. Số người tham gia BHYT là 66.859 người, với số tiền 91.541 triệu đồng, đạt 98,7%.

3.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Con Cuông ảnh hưởng đến quản lý, sử dụng đất nông lâm nghiệp

3.3.1. Thuận lợi

Huyện Con Cuông có vị trí địa lý khá thuận lợi, với hệ thống giao thông đang được đầu tư xây dựng thuận lợi cơ bản trong giao lưu, thương mại với các huyện và có cửa khẩu với nước Cộng hòa DCND Lào.


Có điều kiện đất đai lớn, tỷ lệ rừng còn nhiều thích hợp với việc phát triển cây lâm nghiệp và cây công nghiệp dài ngày theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, phát triển nền nông nghiệp sinh thái và chuyển đổi cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa với những sản phẩm có chất lượng cao cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Các chính sách phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, các nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, sự tiếp thu nhanh nhạy của người dân trong sản xuất hàng hóa nông sản, nhất là các mặt hàng phục vụ xuất khẩu là cơ hội tốt để phát triển.

3.3.2. Khó khăn, hạn chế

Xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, hệ thống kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế. Trình độ dân trí còn thấp nhất là các vùng sâu như dân tộc Đan Lai, đây là những hạn chế cơ bản khó khăn cho đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá.

Khu vực kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện, cơ cấu trong nông nghiệp mặc dù có chuyển dịch nhưng còn chậm chưa tương xứng với tiềm năng đất đai của huyện. Tỷ trọng ngành chăn nuôi so với trồng trọt còn thấp, chưa cân đối. Bên cạnh đó tình hình thời tiết không thuận lợi, nhiệt độ cao do ảnh hưởng gió mùa Tây Nam, dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm thu hoạch không đảm bảo, giá cả hầu hết các mặt hàng sản xuất nông nghiệp như phân bón, xăng dầu, công lao động tăng cao… làm ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất nông nghiệp chung trên toàn huyện. Đặc điệt do địa hình đồi núi dốc nhiều, diện tích rừng đặc dụng, phòng hộ nhiều ....dẫn đến thiếu đất sản xuất nông lâm nghiệp, hạn chế số lượng sản phẩm....

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về giao đất rừng cho cộng đồng sản xuất để quản lý còn chậm. Tình trạng vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng và vi phạm trong khai thác tài nguyên vẫn còn xảy ra. Tình trạng phát rừng làm nương rẫy vẫn còn xảy ra và diễn biến phức tạp.


Từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Con Cuôngcho thấy áp lực đối với đất đai ngày càng gia tăng, đặc biệt trong giai đoạn tới do nhu cầu đất đai phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Nhìn chung sức ép đối với đất đai của huyện trong giai đoạn tới rất lớn và phần nhiều sẽ lấy vào đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, cần phải sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả và gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái, bền vững. Vì trong huyện có một Vườn Quốc gia, một Ban quản lí rừng phòng hộ, 01 công ty TNHH NN một thành viên LN Con Cuông hiện đang quản lí phần lớn diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn.


Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp năm 2016

Theo báo cáo kết quả kiểm kê đất đai huyện Con Cuông tháng 8/2016, tính đến 31/12 năm 2015, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 173.808,39 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 169.064,58 ha, chiếm 97,7%, còn lại là đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng là 2,3%. Bao gồm:

- Đất sản xuất nông nghiệp là 7.764,18 ha, bằng 4,59% diện tích đất nông nghiệp;

- Đất lâm nghiệp bằng 95,41% diện tích đất nông nghiệp là 161.149,28 ha (đất rừng sản xuất là 68.515,06 ha, rừng phòng hộ là 18.546,29 ha, rừng đặc dụng là 74.087,93 ha).

- Đất nuôi trồng thủy sản là 96,29 ha, chiếm 0,057% diện tích đất nông nghiệp;

- Đất nông nghiệp khác là 54,83 ha, chiếm 0,032% diện tích đất nông nghiệp.

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu (tính đến 31/12/2015)

Đơn vị tính: ha



TT

Loại đất

Toàn huyện

Chi khê

Yên khê

Bồng khê

Tổng diện tích đất tự

nhiên


173.808,39

7.385,56

5244,04

2757,86

1

Đất nông nghiệp

169.064,58

6.942,21

4.951,23

2.432,05

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

7.764,18

898,93

1.230,60

637,14


Đất trồng cây hàng năm

5.442,72

680,00

520,73

334,08


Đất trồng lúa

2.294,41

180,74

157,81

37,79


Đất trồng cây hàng năm

khác

3.148,31

499,25

362,93

296,29

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Đánh Giá Hiệu Quả Một Số Mô Hình Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Huyện Con Cuông, Tỉnh Nghệ An - 6




Đất trồng cây lâu năm

2.321,45

218,94

709,86

303,06

1.2

Đất lâm nghiệp

161.149,28

6.034,78

3.683,98

1.787,79


Đất rừng sản xuất

68.515,06

4.162,38

3.533,18

1.787,79


Đất rừng phòng hộ

18.546,29

1.749,90

150,80

0


Đất rừng đặc dụng

74.087,93

122,50

0

0

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

96,29

8,49

8,11

7,12

1.4

Đất nông nghiệp khác

54,83

0

28,55

0

2

Đất phi nông nghiệp

3.825,22

364,25

236,54

319,27

3

Đất chưa sử dụng

918,59

79,10

56,27

6,54

(Tổng hợp số liệu điều tra 2016&2017) Cơ cấu đất đai tương ứng cũng được thể hiện tại 03 xã Bồng Khê, Yên

Khê và Chi Khê.


Đất nông nghiệp khác

Đất phi nông nghiệp 5%

Chi khê

Đất chưa sử dụng

0% Đất nuôi

trồng

thủy sản 0,1%

1%

0%

Đất sản xuất nông nghiệp 12%

Đất lâm nghiệp 82%

Đất

Đất phi nông

Yên khê

Đất sản Đất chưa xuất sử dụng

nghiệp nghiệp

nông


khác 1%

5%

ng0h%iệp

23%

nông 1%

Đất lâm nghiệp 70%

Đất nuôi trồng thủy sản 0,16%


Đất nông nghiệp khác 0%

Đất phi nông nghiệp 12%

Bồng khê

0% Đất sản xuất nông nghiệp

23%

Đất chưa sử dụng 0,23%

Đất nuôi trồng thủy sản 0,25%

Đất lâm nghiệp 65%

Hình 4.1. Cơ cấu đất đai các xã nghiên cứu

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 29/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí