Ảnh Hưởng Của Biến Động Giá Xăng Dầu Tới Nền Kinh Tế Việt Nam Giai Đoạn 2004-2008

1000đ/1lít (đối với xăng) và 200đ/1lít (các loại dầu), sau đó có điều chỉnh giảm giá dầu.

Cho tới tháng 06/2004, do áp lực bù lỗ xăng dầu quá lớn, Nhà nước chỉ tiếp tục bù lỗ dầu, không bù lỗ hàng xăng. Xét chung cả năm, xăng các loại tăng 1.500đ/lít, dầu tăng 130đ/lít. Do giá xăng dầu tăng liên tục khiến chi phí đầu vào của các ngành sản xuất tăng mạnh, đẩy tốc độ tiêu dùng trong năm lên tới 9.5%, vượt quá mức tăng GDP và là mức cao nhất từ trước tới thời điểm này.

Nhìn lại năm 2005 có thể nói thị trường xăng dầu nội địa vẫn giữ được tương đối ổn định cả về nguồn hàng. Mặc dù nguồn cung gặp rất nhiều khó khăn về giá cả, nguồn hàng và vận chuyển nhưng lượng nhập khẩu vẫn đáp ứng đủ nhu cầu phất triển kinh tế, an ninh quốc phòng và tiêu dùng. Trong năm, Nhà nước đã có 03 lần điều chỉnh tăng giá định hướng các mặt hàng xăng dầu, 01 lần điều chỉnh giảm giá bán lẻ mặt hàng xăng. Tính trên cả năm, mặt hàng xăng (RON 83, RON 90, RON 92, RON 95) sau 4 lần tăng giảm đã tăng 1.500đồng /lít, các loại dầu tăng từ 1.200- 2.600đ/lít trừ diesel: 5.500 - 7.500đ/lít và dầu hỏa: 4.900 -7.500đ/lít. Với mức tăng giá tương đối cao như

vậy khiến chỉ số giá tiêu dùng CPI cả năm đạt 8.4%, tương đương với tốc độ tăng GDP của cả nước.34

Bước sang năm 2006, thị trường xăng dầu thế giới nói chung cũng như thị trường xăng dầu nội địa nói riêng diễn biến phức tạp. Cả năm có 04 lần điều chỉnh giá, trong đó có 01 lần tăng và 03 lần giảm. Đợt tăng đầu tiên vào tháng 04/2006, các mặt hàng xăng tăng từ 500-700đ/lít, dầu tăng từ 300- 400đ/lít so với mức giá cũ của tháng 11/2005. Thuế nhập khẩu xăng dầu 0% vẫn được duy trì trong hơn một năm (từ tháng 03/2005 tới 04/2006). Do đó, tới tháng 08 năm 2006, Nhà nước đã nâng mức thuế nhập khẩu từ 0% - 5% để đảm bảo nguồn thu thuế. Ngay lập tức giá xăng tăng 1000đ/lít, dầu diesel và

34 Bảng tổng hợp diễn biến giá bán lẻ xăng dầu - Cục giá cả - Bộ tài chính.

dầu hỏa tăng 700đ/lít, các loại dầu khác giá không đổi (do vẫn được Nhà nước trợ giá). Đáng chú ý nhất là mặt hàng xăng 90 và xăng 92 tăng ở mức kỷ lục, chạm ngưỡng 11.800đ/lít và 12.000đ/lít gây nên xáo trộn không nhỏ trong đời sống cũng như trong sản xuất. Tuy nhiên, những tháng cuối năm 2006, giá xăng dầu trên thế giới giảm nên tình hình giá xăng dầu trong nước đã bớt căng thẳng. Giá xăng giảm từ 500 -1000đ/lít, giá dầu giữ nguyên. Cho đến lần giảm giá cuối cùng vào tháng 10/2006, giá cả mặt hàng xăng đã thấp hơn mức giá đầu năm (tháng 04/2006) mỗi lít xăng 500đ. Tuy nhiên, song song với các đợt giảm giá xăng, thuế nhập khẩu xăng dầu liên tục tăng từ 10% lên 15% (tháng 09/2006) tới 20% (tháng 10/2006) và cho tới tháng 12 mới trở lại mức giá trung bình (10%). Tính trên cả năm, giá các mặt hàng xăng dao động từ 10.100-12.000đ/lít, dầu diesel và dầu hỏa: 7.900 - 8.600đ/lít, dầu mazut ổn định từ 5.500 -5.600đ/lít. Nhờ có những đợt giảm giá liên tục giúp tốc độ tăng CPI trong năm giảm so với 2 năm trước, ở mức tương đối vừa phải, chỉ còn 6,6%.

Năm 2007 là năm có nhiều thay đổi trong cơ chế quản lý giá xăng dầu. Từ đầu năm tới tháng 12 đã có 02 lần giảm giá và 03 lần tăng giá. Tháng 01 năm 2007, giá xăng đã giảm 400đ/lít so với tháng 10/2006, giá dầu không đổi, đồng thời thuế xăng dầu tăng từ 10% lên 15%. Song chỉ sau 2 tháng, giá xăng dầu tiếp tục biến động, tăng 500đ/mỗi lít xăng. Bắt đầu từ 01/05/2007, Nhà nước chính thức có quyết định số 55/2007NĐ-CP cho phép doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được tự định giá, Nhà nước chỉ có nhiệm vụ quản lý gián tiếp. Ngay sau đó, tới ngày 07/05/2007, giá xăng đã tăng 1.200đ/lít so với trước, thuế giảm xuống còn 0%. Đến quý III năm 2007, giá cả xăng dầu thế giới đã có dấu hiệu ổn định trở lại, do đó giá xăng trong nước đã giảm từ 300 -500đ/lít, giá dầu không thay đổi. Và đợt tăng giá cuối cùng trong năm 2007 vào ngày 22/11/2007 giá xăng tăng 1.700đ/lít từ 11.300đ/lít lên

13.000đ/ lít tương ứng với mức tăng 15%. Giá các loại xăng tăng cụ thể như

sau: Xăng A92: 13.000 đồng/lít; Xăng A90: 12.800 đồng/lít; Xăng A83: 12.600 đồng/lít.

Đợt này, giá dầu cũng được điều chỉnh tăng mạnh. Giá diesel 0.25S, dầu hỏa tăng thêm 1.500-1.600 đồng/lít. Trong đó, giá dầu hỏa và diesel từ 8.600 đồng/lít và 8.700 đồng/lít vào thời điểm trước đó tăng lên 10.200 đồng/lít. Giá dầu mazut tăng thêm 2500 đồng/kg (từ 6000 lên 8500 đồng/kg).35 Nguyên nhân chính của việc tăng giá xăng, dầu đột ngột như vậy là do mức giá xăng dầu trên thế giới tăng cao (gần 100 USD/thùng), Nhà nước không thể tiếp tục bù lỗ. Trước đó một tuần, khi giá dầu thế giới vượt ngưỡng 97 USD một thùng, các doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị Liên bộ cho phép được tăng giá bán lẻ đối với mặt hàng xăng dầu thêm 2.000 đồng một lít. Thậm chí có đơn vị còn yêu cầu tăng tới 2.500 đồng với lý do không còn sức chịu lỗ.

Sau khi tập hợp ý kiến của các nhà nhập khẩu, Liên bộ Tài chính - Công Thương đã đi đến quyết định chỉ cho phép tăng giá tối đa 1.700 đồng đối với mặt hàng xăng, đồng thời xem xét duy trì ổn định thuế nhập khẩu 0% trong một thời gian dài.

Như vậy, đây là lần thứ 5 kể từ đầu năm, giá bán lẻ đối với mặt hàng xăng được điều chỉnh. Trong đó ba lần tăng vào ngày 06/03, 07/05 và hôm 22/11 với mức 900 đồng, 800 đồng và 1.700 đồng một lít. Hai lần giảm vào ngày 13/01 và 16/08 với mức giảm 400 đồng và 500 đồng mỗi lít. Tính cả lần điều chỉnh này, giá mỗi lít xăng tăng thêm 2.500 đồng so với đầu năm.

Năm 2008 có thể nói là năm giá xăng dầu biến động phức tạp nhất. Tính cả năm có 12 lần giá xăng dầu được điều chỉnh, trong đó chỉ có 02 lần điều chỉnh tăng còn lại 10 lần điều chỉnh giảm. Sau lần tăng giá xăng dầu lần cuối cùng của năm 2007, giá xăng A92 ở mức 13.000đ/lít, sang tháng 02/2008 giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam lại tiếp tục tăng. Lần tăng giá

35 Tổng hợp từ Website thông tin điện tử Bộ Công Thương : www.mot.gov.vntra cứu ngày 04/03/2009

đầu tiên năm 2008, giá xăng tăng lên 1.500đ/ lít ở mức 14.500đ/lít. Theo đó, giá dầu Diesel 0,25%S và Diesel 0,05%S được điều chỉnh tăng từ 10.200 đồng/lít lên 13.900 đồng/lít. Giá dầu mazut cũng được điều chỉnh tăng 8.500 đồng/kg lên 9.500 đồng/kg. Việc tăng giá xăng, dầu lần này không nằm ngoài dự đoán, bởi giá dầu thô thế giới đã tăng vượt mức kỷ lục tới gần 120 USD/thùng trong thời điểm này. Các doanh nghiệp nhập khẩu đã đồng loạt kêu lỗ và đệ trình xin điều chỉnh giá.

Các lần điều chỉnh giá xăng năm 2008 được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2.2: Các lần điều chỉnh giá xăng dầu năm 2008


Thời điểm

Giá xăng A92 (đồng / lít)

22/11/2007

13.000

25/2/2008

14.500

21/7/2008

19.000

14/8/2008

18.000

27/8/2008

17.000

7/10/2008

16.500

17/10/2008

16000

18/10/2008

15.500

31/10/2008

15000

8/11/2008

14.000

15/11/2008

13.000

1/12/2008

12.000

10/12/2008

11.000

2/4/2009

11.500

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Tổng quan về thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004-2008 - 6


Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Bộ Công Thương 36


36Website : www.moit.gov.vntra cứu ngày 05/03/2009

Lần tăng giá thứ hai cũng là lần tăng giá đỉnh điểm của năm 2008 vào ngày 21/07/2008: Giá mỗi lít xăng A92 là 19000 đồng, tăng 4.500 đồng tương đương với 30% so với mức giá cũ. Đây cũng là mức tăng giá cao nhất từ trước tới nay. Trong những lần điều chỉnh trước, mức tăng chưa bao giờ vượt quá 2.000 đồng mỗi lít. Giá mới với mặt hàng dầu Diezel 0,05S là 15.950 đồng một lít (tăng 2.000 đồng), dầu hỏa 20.000 đồng (tăng 6.100 đồng), Mazut

13.000 đồng (tăng 3.500 đồng). Nguyên nhân chủ yếu cho sự tăng giá mạnh lần này chủ yếu là do giá dầu thô thế giới tăng khá mạnh trong những tháng đầu năm 2008 và đạt đỉnh điểm ở mức 147,27 USD/thùng vào ngày 11/07. Mức giá bình quân của nửa đầu tháng 07 đã đạt 139 USD/thùng, cao gấp 2 lần năm 2007. Giá các sản phẩm xăng dầu đều tăng cao ở mức 40% đến 160%.

Sau đó giá dầu thô thế giới liên tục giảm và kéo theo là các lần điều chỉnh giảm giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam. Lần giảm đầu tiên sau hơn 3 tuần giá xăng đạt mức đỉnh điểm 19.000đ/lít, vào ngày 14/08 giá xăng dầu bắt đầu giảm: Theo đó, xăng A92 giảm còn 18.000đồng/lít; xăng A95 còn 18.300đồng/lít. Dầu hoả cũng giảm 1.000 đồng/lít, còn các loại dầu khác như Diesel vẫn giữ giá thời điểm trước đó. Lần điều chỉnh giảm này chủ yếu do giá dầu thô thế giới liên tục giảm mạnh kể từ khi đạt đỉnh điểm vào tháng 07/2008: hơn 147 USD/thùng vào giữa tháng 07 và liên tục giảm đến giữa tháng 08 ở mức 116 USD/thùng.37

Cùng với sự sụt giảm mạnh của giá dầu thô thế giới, giá dầu thô trên thị trường Việt Nam liên tục giảm đến 9 lần trong năm 2008. Ngày 10/12/2008 giá xăng dầu trong nước tiếp tục giảm sau 8 lần giảm kể từ đầu năm. Theo mức giá mới này, giá xăng A92 - loại xăng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay - giảm xuống mức 11.000 đồng/lít. Tương tự, xăng A95, giảm xuống còn

11.500 đồng/lít. Dầu hỏa cũng có mức giảm tương tự là 1.000 đồng/lít, xuống


37 Website: http://vietnamnet.vn/kinhtetra cứu ngày 06/03/2009

còn 12.000 đồng/lít. Đồng thời, Bộ Tài chính quyết định tăng thuế nhập khẩu xăng dầu lên kịch trần theo khung quy định của Nhà nước là 40%, thay cho mức 35% hiện hành. Riêng mặt hàng Diezen hưởng thuế nhập khẩu 25%. Lần giảm giá xăng này, diễn ra trong bối cảnh giá dầu thô thế giới suốt một thời gian dài dao động quanh mức 40USD/thùng. Suốt một tuần, kể từ 02/12/2008, giá dầu thô giao tại thị trường Mỹ luôn dao động trong khoảng 42-43 USD mỗi thùng. Hôm 06/12/2008, thị trường chạm đáy 40,81 USD, giảm 72% so với đỉnh cao 147 USD đạt được giữa tháng 07.38

Mức giá 11.000đ/lít xăng A92 được duy trì trong hơn 4 tháng kể từ tháng 12 năm 2008. Trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng trong những tháng đầu năm 2009, Liên bộ Tài chính - Công Thương đã chấp thuận phương án tăng giá bán lẻ xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối, với mức tăng 500 đồng/lít. Theo đó, từ 15h30 ngày 02/04/2009, xăng A92 bán lẻ có giá 11.500 đồng/lít, xăng A95 là 12.000 đồng/lít. Mức giá này (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) thống nhất tại địa bàn gần cảng nhập khẩu. Đây là lần đầu tiên trong năm 2009, xăng được điều chỉnh tăng giá bán. Cùng với quyết định trên, liên Bộ cũng cho phép doanh nghiệp tạm thời ngừng trích vào quỹ bình ổn giá đối với lượng dầu diesel bán ra kể từ 0 giờ ngày 03/04/2009. Giá các mặt hàng dầu vẫn được giữ nguyên như thời điểm trước. Nguyên nhân của việc tăng giá xăng dầu lần này là do thời gian vừa qua giá xăng dầu trên thị trường thế giới biến động theo chiều hướng tăng. Giá dầu thô thế giới tăng 2,6% trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 03, tăng 11% trong quý I năm 2009 sau khi hạ 56% trong quý IV/2008.39Vào thời điểm tăng giá xăng dầu đầu tiên năm

2009, giá xăng A92 trên thế giới là khoảng 59,5 USD/thùng, diesel 0,05S từ


38 Hồng Anh, “Mỗi lít xăng dầu giảm thêm 1000 đồng”,

http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2008/12/3BA08FC5 , t ra cứu ngày 08/03/2009


39 Website: http://www.kinhte24h.com/?a=TW&tw=VIEW&view=NEWS&category_id=76&new_id=46681tra cứu ngày 08/03/2009

63-64 USD/thùng, dầu hỏa khoảng 62,63 USD/thùng, dầu mazut 272 USD/tấn.‌

Năm 2009 trở đi giá các mặt hàng xăng dầu bán lẻ chính thức được điều hành theo cơ chế thị trường, giá cả sẽ tuân theo quy luật cung - cầu. Với những thay đổi trong chính sách quản lý giá cả xăng dầu như vậy, giá cả mặt hàng này trên thị trường nội địa trong thời gian tới chắc chắn còn nhiều thay đổi.

II. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG GIÁ XĂNG DẦU TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2004-2008

1. Biến động giá xăng dầu tạo ra sức ép đối với đời sống kinh tế - xã hội


Xăng dầu là một trong những mặt hàng thiết yếu của toàn nền kinh tế, là nguyên liệu đầu vào của hầu hết các ngành sản xuất, đặc biệt là các ngành sản xuất cơ bản như phân đạm, giấy, điện, vận tải, xi măng, thép, dệt may... Do tính thiết yếu của mặt hàng này nên việc tăng hay giảm giá sẽ có tác động sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Tuy Nhà nước thực hiện chủ trương tăng giá có kiềm chế, chưa để giá xăng dầu tiệm cận với giá thị trường thế giới, nhưng vẫn có tác động mạnh đến nền kinh tế. Giá xăng tác động đến nhiều ngành sản xuất, xăng dầu tăng giá sẽ làm chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng, lợi nhuận sẽ giảm, do đó, tới một ngưỡng nào đó, doanh nghiệp sẽ phải tăng giá. Chi phí của hàng loạt lĩnh vực biến động nhiều nhất như: chi phí phương tiện vận tải, chi phí khai thác than, chi phí xây dựng công trình giao thông, cước phí vận tải biển và hàng không, chi phí nhiều ngành sản xuất sử dụng nhiều xăng dầu… từ đó gây sức ép tăng giá thành các mặt hàng và các dịch vụ có liên quan, đẩy mặt bằng giá chung tăng lên.

Điểm khác biệt là, khi giá xăng dầu được điều chỉnh tăng, lập tức các lĩnh vực có liên quan có phản ứng dây chuyền tăng giá theo. Trái lại, khi giá

xăng có xu hướng giảm thì hầu như mặt bằng giá cả vẫn giữ nguyên chứ hầu như không giảm xuống. Do đó, việc giá cả xăng dầu không ổn định trong thời gian qua có ảnh hưởng tiêu cực tới các ngành sản xuất và đời sống xã hội nói chung. Tuy nhiên, với mỗi đợt tăng giá thì ảnh hưởng của nó tới các nghành ở các mức độ khác nhau. Dưới đây là một vài ví dụ thống kê về tác động của việc tăng giá xăng dầu tới các ngành sản xuất trong các giai đoạn khác nhau:

Tháng 02/2004, giá xăng dầu tăng từ 200đ- 400đ/lít, tác động tới giá thành không nhiều. Giá điện tăng 0,38%, giá xi măng tăng từ 0,04 - 0,16%, giá thành lúa tăng 3,9đ/kg, cà phê tăng 0,4%, vận tải đường bộ tăng trên 2%...40

Sang tới năm 2005, theo công bố của Bộ Tài chính và Bộ Thương mại, đợt tăng giá tháng 07/2005 khiến đầu vào của sản xuất xi măng đội thêm 10% chi phí. Nghành đánh bắt thủy sản thêm 9%, chi phí vận tải tăng từ 2,82% đến 5,72%. Trong đó, chi phí đầu vào với việc kinh doanh vận tải đường bộ tăng 5,72%, đường sắt 2,82% và đường sông 3,44%. Với ngành điện, chi phí đầu vào tăng khoảng 1,3%, các ngành nông nghiệp nông thôn tăng 0,1- 1%, sản xuất cà phê tăng 1% chi phí.

Ngay sau đợt tăng giá tháng 07, đợt tăng giá tháng 08/2005 đã khiến lĩnh vực đánh bắt xa bờ chịu ảnh hưởng nhiều nhất, chi phí tăng 8%- 9%; ngành vận tải tăng từ 3- 10% (đường bộ 10%, đường sắt 6%, đường sông trên 3%). Ngành than tăng chi phí 1,76%, điện tăng 1,08%, thép tăng 0,3%41.

Theo tính toán của các doanh nghiệp, qua 03 lần điều chỉnh giá xăng dầu tăng năm 2005 chi phí ngành than tăng thêm khoảng 300 tỷ đồng, xi măng 300 tỷ đồng, điện 356 tỷ đồng, cước vận tải hàng hóa bằng ô tô: giá thành tăng thêm khoảng 9,38%, vận tải đường sắt tăng 6%, vận tải đường sông tăng 5,8%, đánh bắt hải sản xa bờ tăng 8%... Giá xăng dầu tăng cũng


40 Tổng hợp từ Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam www.dddn.com.vn

41 Tổng hợp từ www.vietnamnet.vn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2022