Kinh doanh du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam - 11

Kết luận: Sau các kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA, nhận thấy mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu ban đầu là hoàn toàn phù hợp.

(v). Xem xét sự tương quan giữa các khái niệm

Phân tích mô hình mô hình nghiên cứu, nhận thấy mô hình này có tính chất tuyến tính, cụ thể: Mô hình có một biến phụ thuộc và có 6 biến độc lập. Mô hình nhằm mục đích đánh giá tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc, các biến được thể hiện trên mặt phẳng tọa độ Oxy trong đó các biến độc lập được thể hiện trên trục Ox đồng thời với các giá trị của biến phụ thuộc trên trục Oy. Đồ thị của mô hình là một đường thẳng, có hàm bậc 1, do vậy mô hình nghiên cứu có tính chất tuyến tính. Với Y là sự hài lòng chung, X1 là “sự hài lòng về chất lượng dịch vụ ẩm thực”, X2 là “sự hài lòng về chất lượng giải trí”, X3 là “sự hài lòng về chất lượng vận chuyển”, X4 là “sự hài lòng về chất lượng lưu trú”, X5 là “sự hài lòng về điểm di sản”, X6 là “sự hài lòng về chất lượng dịch vụ cung cấp kiến thức về DSVH”, ε là

phần dư, phương trình hồi quy tuyến tính bội có dạng như sau: Y=β+β1.X1+β2.X2+β3.X3+β4.X4+β5.X5+β6.X6+ε

Kết quả phân tích tương quan Pearson (Phụ lục 3.39) cho thấy, các giá trị sig. đều nhỏ hơn 0.05 do đó, các biến độc lập X1 đến X6 đều có sự tương quan với nhau và tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc Y “sự hài lòng chung” ở mức tin cậy đến 99% (tương ứng mức ý nghĩa 1%=0.01). Bởi vậy, khi xây dựng phương trình, ta cần phải xem xét hiện tượng tự tương quan và đa cộng tuyến có xảy ra trong mô hình nghiên cứu hay không.

(vi). Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính

Xây dựng phương trình hồi quy bằng phương pháp Enter

Kiểm định (phụ lục 3.40) cho thấy R bình phương hiệu chỉnh (Adjusted R Square) là 0.627, điều này cho thấy 6 biến độc lập X1, X2, X3, X4, X5, X6 ảnh hưởng tới 62,7% tới biến phụ thuộc Y, còn lại là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Hệ số Durbin-Watson bằng 1.791. Trong phần nghiên cứu này, cỡ mẫu n=250, số biến k=6 (X1,X2, X3, X4, X5, X6), chúng ta áp dụng bảng tra DW với mức ý nghĩa 0.05 (5%), nhận thấy 1.744không có hiện tượng tự tương quan bậc nhất trong mô hình. Giá trị Sig. của kiểm định F bằng

0.000<0.05 (Phụ lục 3.41). Vậy, mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp với tổng thể. Hệ số VIF đều nhỏ hơn 10 (Phụ lục 3.42), do vậy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Phương trình hồi quy tuyến tính bội được xác định như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Y = 0.57 + 0.418.X1 + 0.188.X2 + 0.166.X3 +0.119.X4+0.02.X5+0.26.X6+ε

Trong đó, Y là sự hài lòng chung

Kinh doanh du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam - 11

X1 là sự hài lòng về chất lượng dịch vụ ẩm thực tại điểm di sản Hội An X2 là sự hài lòng về chất lượng dịch vụ giải trí tại điểm di sản Hội An

X3 là sự hài lòng về chất lượng dịch vụ vận chuyển tại điểm di sản Hội An X4 là sự hài lòng về chất lượng dịch vụ lưu trú tại điểm di sản Hội An

X5 là sự hài lòng về điểm di sản Hội An

X6 là sự hài lòng về chất lượng dịch vụ cung cấp kiến thức về di sản Hội An ε là phần dư.

Kiểm định sự phù hợp của mô hình

a. Kiểm định tính phân phối chuẩn của phần dư

Từ biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram (phụ lục 3.43) ta thấy được, một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ tần số. Đường cong này có dạng hình chuông, phù hợp với dạng đồ thị của phân phối chuẩn. Giá trị trung bình Mean xấp xỉ bằng 0, độ lệch chuẩn 0.988 xấp xỉ bằng 1, như vậy có thể nói, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn. Vậy, kết luận rằng: giả thiết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Bên cạnh đó, từ biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-Plot (phụ lục 3.44), ta nhìn thấy các chấm tròn tập trung thành dạng một đường chéo khá gần với đường kì vọng. Như vậy, không có hiện tượng vi phạm về giả thuyết phần dư phân phối chuẩn.

b. Kiểm định sự vi phạm liên hệ tuyến tính của các phần dư các biến độc lập Biểu đồ Scatterplot (phụ lục 3.45) cho thấy phần dư chuẩn hóa phân bổ tập

trung xung quanh đường hoành độ 0 và các điểm của phân bố phần dư không có các dạng đồ thị khác mà là các đường thẳng. Vậy, giả định quan hệ tuyến tính không bị vi phạm.

c. Kiểm định sự vi phạm của hiện tượng phương sai sai số thay đổi của phần dư

Kết quả phân tích tương quan hạng Spearman giữa phần dư chuẩn hóa và các biến độc lập (phụ lục 3.46) cho thấy, các giá trị sig. mối tương quan hạng giữa ABSRES với các biến độc lập X1, X2, X3, X4, X5, X6 lần lượt là 0.017, 0.403, 0.646, 0.308, 0.618, 0.201 đều lớn hơn 0.05, do đó, phương sai phần dư là đồng nhất. Vậy, giả định phương sai không đổi không bị vi phạm.

Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Kết quả ước lượng của thống kê (phụ lục 3.47) cho thấy hệ số Beta β, β1, β2, β3, β4, β5, β6 đều dương, do vậy các giả thuyết đều được chấp nhận.

Giả thuyết H1: Dịch vụ ẩm thực có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng chung của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch di sản văn hóa tại Hội An.

Giả thuyết H2: Dịch vụ giải trí có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng chung của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch di sản văn hóa tại Hội An.

Giả thuyết H3: Dịch vụ lưu trú có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng chung của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch di sản văn hóa tại Hội An.

Giả thuyết H4: Dịch vụ vận chuyển có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng chung của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch di sản văn hóa tại Hội An.

Giả thuyết H5: Tính chất, đặc điểm của di sản có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng chung của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch di sản văn hóa tại Hội An.

Giả thuyết H6: Dịch vụ cung cấp kiến thức DSVH có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng chung của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch di sản văn hóa tại Hội An.

Vai trò của các biến độc lập

Phương trình hồi quy tuyến tính được xác định là:

Y = 0.57 + 0.418.X1 + 0.188.X2 + 0.166.X3 +0.119.X4+0.02.X5+0.26.X6+ε

Cho thấy tầm quan trọng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc Y là khác nhau. Hệ số chuẩn hóa Beta của biến nào càng lớn, thì ảnh hưởng của biến đó lên biến phụ thuộc càng lớn, tức là tầm quan trọng đến sự biến thiên của biến phụ thuộc càng cao. Như vậy, ta có thể nhìn thấy trong mô hình, quan trọng nhất là biến X1, tiếp đến là X2, X3 và X4, X6 và X5 là sau cùng.

Hay nói cách khác, ảnh hưởng đến mức độ hài lòng chung của khách du lịch đến chất lượng dịch vụ du lịch di sản văn hóa ở Hội An thì nhân tố ảnh hưởng lớn nhất chính là chất lượng dịch vụ ẩm thực, sau đó là chất lượng dịch vụ cung cấp kiến thức về DSVH, chất lượng dịch vụ giải trí, dịch vụ lưu trú đến chất lượng dịch vụ vận chuyển và sau cùng là đặc điểm của di sản Phố cổ Hội An.

Tóm lại, kết quả đánh giá điều tra khảo sát “sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch di sản văn hóa ở Hội An” đã cho thấy tổng quan thực trạng về chất lượng các dịch vụ được cung cấp ở các điểm di sản như sau:

Về mức độ hài lòng của khách du lịch đối với chất lượng các dịch vụ tại điểm di sản Hội An là khá tốt. Khách du lịch hài lòng nhất là dịch vụ ẩm thực tại Hội An, tiếp đến là dịch vụ giải trí, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, sau đó là tính chất và đặc điểm của Hội An và cuối cùng là dịch vụ cung cấp kiến thức về di sản Hội An. Các dịch vụ như ẩm thực, lưu trú, vận chuyển, giải trí có tác động lớn và ảnh hưởng thuận chiều tới sự hài lòng chung của khách du lịch về chất lượng các dịch vụ ở Hội An là chủ yếu. Và hai yếu tố là “các đặc điểm và tính chất của di sản Hội An” và “dịch vụ cung cấp kiến thức về di sản Hội An” là những yếu tố được xác định rõ trước khi khách du lịch quyết định đi du lịch. Hai yếu tố này không tác động quá lớn tới sự hài lòng về chất lượng của các dịch vụ.

Về thực trạng kinh doanh các dịch vụ ở Hội An hiện tại là khá tốt, đạt được hiệu quả đồng thời cho thấy tiềm năng sẽ đạt được hiệu quả cao hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Hội An vẫn tồn tại nhiều các hạn chế, yếu điểm sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực đến cảm nhận của khách du lịch và sâu hơn là ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch như hiện tượng chèo kéo khách, phân biệt đối tượng khách hay trình độ ngoại ngữ của đội ngũ thuyết minh chưa tốt, một số vấn đề về môi trường sống chưa tốt, …

Kết quả phân tích mô hình hồi quy khá tương hợp với dự đoán ban đầu khi tác giả đi khảo sát thực địa. Hầu hết ở các điểm di sản, ẩm thực địa phương thường có những đặc trưng, có sự hấp dẫn, lôi cuốn riêng biệt. Ẩm thực vùng miền khiến du khách có được sự trải nghiệm nhiều hơn. Vậy nên, ẩm thực càng đa dạng, càng phong phú kèm với sự tươi ngon, lạ mắt sẽ khiến du khách cảm thấy sự hài lòng tăng thêm, thậm chí vượt quá ngưỡng kì vọng của họ. Bởi vậy, sự hài lòng về chất lượng dịch vụ ẩm thực đã xếp ở vị trí cao nhất, có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng của du khách về chất lượng các dịch vụ. Kết quả đánh giá sự hài lòng về dịch vụ giải trí cũng khách quan với

thực tế tại Hội An. Nói chung, các dịch vụ giải trí tại Hội An khá đặc sắc, mang tính truyền thống và đặc trưng vùng Hội An. Xét tổng quan, dịch vụ giải trí, vận chuyển, lưu trú ở Hội An đã đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách du lịch.

Cũng như trong phân tích chung ở các điểm di sản của Việt Nam, trường hợp ở Hội An tác giả cũng đã có những đánh giá và kì vọng vào kết quả nghiên cứu về mặt lý thuyết sẽ tương hợp với khi khảo sát thực tế. Có yếu tố “đặc điểm và tính chất của điểm di sản”, trước khi phân tích hồi quy, tác giả kì vọng yếu tố này sẽ có tác động tích cực nhất, tác động lớn nhất đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ của khách du lịch. Kết quả khảo sát thực địa với gần 100% khách du lịch đều đánh giá điểm di sản Hội An là đặc sắc, dịch vụ cung cấp thông tin về di sản Hội An thì rất tốt, phong phú và đa dạng các kênh truyền thông. Tuy nhiên, khi phân tích mô hình hồi quy, thì yếu tố này lại trở nên có sự tác động ít nhất, thấp nhất đối với sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại các điểm di sản. Điều này cho thấy rằng, trước khi khách du lịch đi đến di sản Hội An, họ đã tìm hiểu rất kĩ về Hội An, các thông tin phong phú, đầy đủ và chi tiết về Hội An với tính chất, đặc trung, vẻ đẹp và sự đặc sắc của Hội An đã là động lực thúc đẩy khiến khách du lịch có quyết định đi đến Hội An với sự chủ động trong suy nghĩ về vẻ đẹp của Hội An. Cho nên khi đánh giá đến chất lượng các dịch vụ tại Hội An, thì các dịch vụ hầu như được tách ra khỏi ý niệm về tính chất hay đặc điểm di sản. Bởi vậy, cho dù điểm di sản Hội An có đạt mức độ cực kỳ đặc sắc về giá trị lịch sử và văn hóa hơn nữa thì cũng không thể làm tăng lên hay nâng cao hơn sự hài lòng của khách du lịch nếu các dịch vụ ẩm thực, lưu trú, vận chuyển, giải trí còn lại có chất lượng không tốt. Vậy nên, các yếu tố “dịch vụ ẩm thực”, “dịch vụ lưu trú”, “dịch vụ vận chuyển”, “dịch vụ giải trí”, “dịch vụ cung cấp kiến thức về di sản” tại Hội An có ảnh hưởng rất lớn và ảnh hưởng thuận chiều đối với sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng các dịch vụ tại Hội An. Yếu tố “đặc điểm và tính chất của điểm di sản” có ảnh hưởng thấp hơn so với các yếu tố trên và ảnh hưởng thuận chiều đối với sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng các dịch vụ tại Hội An.

3.5.3.3. Một số ý kiến đánh giá tham gia phỏng vấn sâu Ý kiến đánh giá chung

Tình hình du lịch ở phố cổ Hội An nhìn từ bên ngoài có thể thấy là có sự phát triển đồng đều, lượng khách du lịch ổn định, sự đa dạng về độ tuổi cũng như là quốc gia ở Hội An là khá lớn. Tình hình phân bổ khách du lịch ở các quốc gia cũng ổn

định hơn so với Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội. Tuy nhiên, sau quá trình phân tích và khảo sát, có thể thấy một số điểm bất cập như sau:

- Thứ nhất, sự phát triển ở đây không thể đánh giá là phát triển đều mà có thể nói là đang bị trì trệ. Lượng khách tham quan tuy đông nhưng chỉ giữ ở mức ổn định giữa các năm mà không có sự đột phá. Hình thức du lịch cũ kĩ và không có sự đổi mới cũng như đột phá khiến lượng khách ở đây luôn giữ ở mức đều mà không có quá nhiều sự thay đổi.

- Thứ hai, nhiều sự xuống cấp về cơ sở vật chất và cả chất lượng dịch vụ. Một số khu vực đã trở nên xuống cấp nghiêm trọng, các khu nhà bị bỏ hoang, các kiến trúc bị sơn mới với màu sơn loang lổ, gây mất mĩ quan cho khu vực phố cổ. Bên cạnh đó chất lượng dịch vụ cũng không có nhiều sự đổi mới mà chất lượng càng ngày càng ít được đảm bảo hơn, có một số dịch vụ bị thay đổi, biến chất.

Ý kiến đánh giá của khách du lịch tham gia phỏng vấn sâu

Dưới đây là một số ý kiến đánh giá tiêu biểu của khách du lịch nước ngoài về khu vực phố cổ Hội An:

- Vấn đề về môi trường là một trong những vấn đề được phần lớn khách du lịch quan tâm, có hai vấn đề trọng điểm là ý thức bảo vệ môi trường và quản lí môi trường khu vực ở phố cổ. Với lượng khách du lịch đông và sự phân bố thời gian không đồng đều dẫn đến việc quản lí môi trường còn lỏng lẻo và có nhiều vấn đề xảy ra. Hơn thế nữa, khách du lịch nước ngoài cũng phản ánh về ý thức bảo vệ môi trường của khách du lịch (phần lớn là ý thức của khách nội địa) và cả của người dân bản địa về việc bảo vệ môi trường. Trên đường phố, trên các địa điểm công cộng vẫn còn xuất hiện rác thải như là túi nilon hay hộp nhựa, cốc nhựa.

- Vấn đề thứ hai đó chính là vấn đề tha hóa về dịch vụ. Khách du lịch đến tham quan vẫn bị chèo kéo sử dụng dịch vụ hay mua đồ. Điển hình là dịch vụ massage với sự chèo kéo khách của rất nhiều người. Đây là vấn đề không tốt gây ảnh hưởng lớn đến hình ảnh du lịch của Hội An, do vậy, cần sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan quản lý trong khu vực.

Ý kiến của các đơn vị kinh doanh trong khu vực phố cổ Hội An tham gia phỏng vấn sâu

Sau khi khảo sát doanh nghiệp trong khu vực phố cổ Hội An và khu vực lân cận, một số ý kiến được các doanh nghiệp đưa ra nhằm hỗ trợ việc đánh giá tình hình phát triển ở Hội An như sau:

- Tình hình rác thải ở Hội An đang ở mức độ báo động. Theo trả lời phỏng vấn của chủ một cửa hàng trong khu vực phố cổ, do vị trí địa lí đặc biệt nên cứ đến mùa mưa là sẽ có ít nhất một đợt ngập lụt và sau mỗi lần ngập lụt thì việc dọn dẹp là vô cùng khó khăn do lượng rác thải lớn, tập trung chủ yếu là lượng rác trồi lên từ đáy sông và khu vực nhánh qua Chùa Cầu.

- Sự đi xuống của sự phát triển: Có thể thấy Hội An mang nét đặc trưng cổ kính cũng như nét văn hóa đặc biệt nhưng lại không có sự đổi mới trong việc phát triển du lịch kinh tế dẫn đến sự đi xuống so với đà phát triển đáng có của nó. Trong khi các khu vực lân cận đặc biệt là thành phố Đà Nẵng đang phát triển một cách vượt bậc thì Hội An lại đứng yên tại chỗ. Điều này dẫn đến việc khách chỉ tới Hội An để ngắm cảnh hoặc thăm thú chứ không ở lại nhiều cũng như không lui tới nhiều lần.

- Với tính chất là phố cổ nên Hội An có giá mặt bằng cho việc thuê mướn địa điểm rất cao. Một doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực cho hay, con số có thể lên đến hàng chục, thậm chí cả trăm triệu cho một tháng thuê mặt bằng ở khu vực bên trong phố cổ. Điều này dẫn đến việc giá cả dịch vụ và các sản phẩm bị đẩy lên quá cao cũng như tình hình kinh doanh ế ẩm.

- Sự phân biệt “khách Tây” và “khách Ta”: Vì lí do giá cả sản phẩm và dịch vụ cao nên đối tượng khách hàng nhắm đến là khách du lịch nước ngoài. Khách du lịch Việt Nam thường phải chọn những địa điểm ở xung quanh phố cổ (chứ không phải trong lòng phố cổ) để sử dụng các dịch vụ. Việc phân biệt giữa khách nội địa và khách nước ngoài là một thực trạng làm giảm đi tính chất tốt đẹp của ngành du lịch. Từng có những thông tin nổi lên về thái độ phục vụ của nhân viên với khách có sự phân biệt. Đây là một trong những vấn đề đáng suy xét vì nó không chỉ ảnh hưởng đến lượng khách du lịch nội địa hàng năm mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch tại phố cổ Hội An.

- Mùa khách và mùa không khách: Ở Hội An, lượng khách du lịch không đồng đều theo mùa và mục đích du lịch từng mùa cũng khác nhau. Sự thay đổi về mùa cao điểm du lịch khiến cho sự phụ thuộc ở đây gia tăng một cách đáng kể. Chưa kể tới việc ở đây, có sự phân chia về nhu cầu khách hàng theo mùa. Với sự phân hóa rõ rệt tạo nên những hệ lụy về việc phân bổ kinh doanh không đồng đều.

Tóm lại,

- Với số lượng lớn các cửa hàng tư nhân kinh doanh phục vụ ăn uống, lượng rác hàng năm là rất lớn, cần có sự quản lí chặt chẽ nhằm đảm bảo vệ sinh môi

trường. Bên cạnh đó với các quán hàng rong, kinh doanh kiểu vỉa hè, cần có cơ cấu quản lí riêng để không làm mất đi nét văn hóa mà lại giữ được vệ sinh môi trường.

- Cần xây dựng chuỗi quản lí doanh nghiệp ở Hội An, tránh trường hợp câu kéo khách trong việc buôn bán cũng như trong việc sử dụng dịch vụ.

- Nên đổi mới trong mô hình du lịch nhằm thu hút hơn khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài.

- Xây dựng, sáng tạo nhiều chương trình đặc sắc, sự kiện tiêu biểu nhằm quảng bá văn hóa và quảng bá du lịch di sản văn hóa.

3.5.4. Đánh giá chung về thực trạng kinh doanh DLDSVH ở Hội An

3.5.4.1. Những ưu điểm và kết quả

- Số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến Hội An tăng nhanh, bình quân giai đoạn 2016-2019 tổng lượng khách du lịch tăng trưởng 26,5%/ năm.

- Doanh thu năm 2019, ước đạt 5.300 tỉ đồng, tăng 7.91% so với năm trước.

- Chất lượng các dịch vụ được cung cấp ở điểm di sản Hội An khá tốt và đa dạng như các dịch vụ về ẩm thực, lưu trú, vận chuyển, giải trí, các kênh thông tin và kiến thức về di sản, có nhiều các chương trình, sự kiện sáng tạo và cải tiến hơn so với trước đây.

- Sự hài lòng chung của khách du lịch đến Hội An đạt mức khá tốt, cho thấy tổng quan về thực trạng kinh doanh DLDSVH ở Hội An là khá tốt.

3.5.4.2. Các hạn chế, bất cập và nguyên nhân của hạn chế

- Về hệ thống các dịch vụ: các được cung cấp chưa thực sự được đảm bảo và hoàn thiện. Vấn nạn chèo kéo, mồi chài, phân biệt giá cả, phân biệt loại khách hàng còn phổ biến, bên cạnh là chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo. Điều này xảy ra do tư duy về lợi ích tạm thời của một số chủ thể kinh doanh tham gia vào hệ thống cung cấp các dịch vụ.

Ngoài ra, nhận thức của một bộ phận người dân về sự bình đẳng đối với khách đi du lịch còn thấp; xảy ra hiện tượng phân biệt chủng tộc, phân biệt giai cấp. Điều này xảy ra cũng do ứng xử về văn hóa không đồng đều, thậm chí là khác biệt giữa khách phương Tây, với khách đến từ châu Á, cụ thể hơn là một bộ phận khách Trung Quốc, Hàn Quốc hay chính là khách nội địa từ các vùng miền khác nhau.

- Về an ninh trật tự: vẫn còn có hiện tượng bất tuân thủ giao thông trong khu vực di sản. Các tài xế tham gia dịch vụ vận tải còn đi ẩu, chèo kéo hay tăng giá của khách du lịch. Việc sử dụng phương tiện công cộng vẫn còn chưa thực sự phổ biến đối với người dân ở Hội An. Điều này, xảy ra do văn hóa sử dụng phương tiện công cộng ở Việt Nam nói chung, ở Hội An nói riêng chưa được phổ biến; các hạn chế này đều xuất phát từ cơ sở hạ tầng giao thông còn non kém, hệ thống giao thông công cộng cũng chưa được đẩy mạnh và phát triển ở Hội An.

Ngoài ra, hiện tượng trộm cắp, cướp giật đôi khi xảy ra, điều này do công tác quản lý về an ninh trật tự chưa được thắt chặt.

- Về môi trường: Hội An còn tồn tại nhiều bất cập, vẫn còn nhiều rác đặc biệt rác thải nhựa khắp đường phố. Điều này, có thể được gây ra bởi một số lượng khách du lịch thiếu ý thức bảo vệ môi trường cũng như đến từ chính cộng đồng địa phương – những người chưa nhận thức thực sự về trách nhiệm bảo vệ môi trường phố cổ Hội An của họ.

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3, tác giả đã trình bày về tiềm năng kinh doanh du lịch di sản văn hóa dưới góc nhìn của các nhà kinh doanh về hai mặt cung và cầu của du lịch di sản văn hóa. Tác giả đã khái quát thực trạng kinh doanh du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam với các tiêu chí về tổng đóng góp của ngành cho nền kinh tế quốc gia, số lượng khách du lịch nội địa và quốc tế đến hay các đánh giá khác của khách du lịch về môi trường, an ninh trật tự và ổn định chính trị.

Ngoài ra, việc kiểm định mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu bằng các hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, đã giúp tác giả kiểm định được sự phù hợp của mô hình nghiên cứu ban đầu, xây dựng và kiểm định được phương trình hồi quy tuyến tính. Nhận định được các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng chung của khách du lịch đến chất lượng dịch vụ du lịch di sản văn hóa và nhân tố ảnh hưởng lớn nhất chính là chất lượng dịch vụ ẩm thực, sau đó là chất lượng dịch vụ giải trí, đến chất lượng dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú dịch vụ cung cấp kiến thức về di sản và cuối cùng là đặc điểm của di sản.

Ngoài ra, chương 3 đã nghiên cứu sâu thực trạng kinh doanh du lịch di sản văn hóa ở Hội An bằng việc đánh giá thực trạng kinh doanh các dịch vụ theo mô hình nghiên cứu ban đầu và các khảo sát, phỏng vấn sâu với các chủ thể kinh doanh đã góp phần làm rõ hơn thực trạng kinh doanh du lịch di sản văn hóa tại điểm di sản Hội An, cũng là tiền đề cho việc đưa ra các giải pháp thúc đẩy và phát triển kinh doanh du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam trong chương 4.

Chương 4

CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM

4.1. Bối cảnh phát triển du lịch di sản văn hóa hiện nay

4.1.1. Cơ hội

DLDSVH hiện nay là loại hình du lịch phổ biến của cộng đồng trên thế giới gắn với nhu cầu được tìm hiểu, khám phá, học hỏi, chiêm ngưỡng các di sản văn hóa, lịch sử của một vùng miền/ quốc gia hay của toàn thế giới. Nhu cầu này của khách du lịch là rất lớn, và tăng theo sự phát triển của nhân loại. Chính vì vậy, xu hướng đi DLDSVH là xu hướng phát triển bền vững mà các quốc gia trên thế giới đang hướng tới trong đó có Việt Nam. Với nhu cầu ngày càng gia tăng của cộng đồng thế giới nói chung, của cộng đồng du lịch Việt Nam nói riêng, thì KDDLDSVH có tiềm năng vô cùng lớn để phát triển.

Việt Nam có rất nhiều lợi thế và điểm mạnh về nguồn tài nguyên di sản, cơ sở hạ tầng như: Việt Nam là quốc gia có nhiều các di sản văn hóa và lịch sử được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới như Phố cổ Hội An, Quần thể di tích Cố đô Huế và hơn 3000 di sản cấp quốc gia cùng với rất nhiều các thắng cảnh danh lam hấp dẫn, giá trị; Việt Nam có hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đủ điều kiện để phục vụ khách du lịch di sản văn hóa, Việt Nam hiện nay đang hướng tới các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước về cả đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không nhằm phát triển nền kinh tế - văn hóa - xã hội nói chung, phát triển lĩnh vực du lịch nói riêng. Trong thời đại với “thế giới phẳng” với công nghệ 4.0, Việt Nam có nhiều các cơ hội tiếp cận với các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc truyền thông, quảng bá, kinh doanh DLDSVH; nhiều cơ hội trong việc thu hút vốn đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực du lịch đặc biệt ngành du lịch gắn với các di sản văn hóa cùng rất nhiều các cơ hội về tìm hiểu, học hỏi, áp dụng những kinh nghiệm của thế giới.

Bên cạnh đó, Chính phủ hiện nay đang tập trung ưu tiên, hỗ trợ và tạo điều kiện để thúc đẩy mạnh hơn việc phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn các DSVH hay các đưa ra các Quy hoạch tổng thể về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản nhằm

mục tiêu phát triển du lịch thông qua các định hướng cụ thể, ví dụ như: Ngày 12/8/2015 Thủ tướng Chính phủ (TTCP) đã ký Quyết định số 1316/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị Di tích Thành Nhà Hồ và các di tích phụ cận gắn với phát triển du lịch. Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch được xác định theo ranh giới được UNESCO công nhận, bao gồm khu vực Di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận, với quy mô 5.078,5 ha, gồm vùng lõi và vùng đệm… Mục tiêu của quy hoạch là bảo tồn, tôn tạo Thành Nhà Hồ nhằm bảo tồn vững chắc và tôn vinh giá trị nổi bật toàn cầu của di sản. Đồng thời, xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử nổi bật của cả khu vực Bắc Trung bộ... Đây có thể xem là một quy hoạch đầy tham vọng và có ý nghĩa quyết định đối với công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị toàn bộ khu vực đã khoanh vùng của di sản (Báo Thanh Hóa, 2021); Quyết định phê duyệt chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025 số 1230/QĐ-TTg của TTCP ngày 15/7/2021 với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, các công trình có giá trị tiêu biểu quốc gia, có ý nghĩa chính trị, văn hóa, lịch sử, truyền thống đặc sắc, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam vì sự phát triển bền vững đất nước; Quyết định số 1861/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Gò Tháp, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Mục tiêu lập quy hoạch nhằm nghiên cứu, bổ sung, nhận diện và bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật của di tích Gò Tháp, trở thành điểm giới thiệu, tôn vinh giá trị của nền văn hóa Óc Eo và lịch sử đấu tranh giữ nước của địa phương được lưu giữ tại di tích. Qua đó, Phát huy giá trị di tích Gò Tháp, để nơi đây trở thành điểm du lịch hấp dẫn, kết nối với các di tích khác trong khu vực, tạo thành chuỗi sản phẩm du lịch phong phú, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp (VOV, 2021); Quyết định số 3072/QĐ-UBND ngày 27-9- 2021 phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025”, với một số mục tiêu như: lập hồ sơ xếp hạng 8 di tích cấp quốc gia và cấp thành phố; đề nghị công nhận bảo vật quốc gia cho 1-2 hiện vật; thực hiện trùng tu 12 nhà cổ dân gian chưa được xếp hạng nhưng có giá trị trên địa bàn thành phố (CTTĐT Đà Nẵng, 2021)…

Bởi vậy, cơ hội để Việt Nam phát triển KDDLDSVH hiện nay là rất lớn. Những tiềm năng đã có nhưng chưa được khai thác hoặc khai thác chưa đúng với giá trị vốn có của nó sẽ tiếp tục mở đường và dẫn dắt cho ngành du lịch di sản văn hóa quốc gia phát triển và vươn xa hơn ra thế giới.

4.1.2. Thách thức

Bên cạnh những cơ hội lớn, Việt Nam gặp không ít những thách thức trong việc phát triển ngành du lịch di sản văn hóa. Việt Nam chưa tạo nên chuỗi các di sản văn hóa liên kết với nhau trong vùng miền hay cả quốc gia. Để tạo nên chuỗi liên kết các di sản văn hóa với nhau, Việt Nam cần phải xây dựng đầy đủ và chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống chuỗi dịch vụ chuyên nghiệp với chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt có kiến thức sâu sắc về di sản và trên hết chính là niềm tự hào về các di sản đó. Bên cạnh đó, Việt Nam gặp thách thức lớn trong việc nâng cao trình độ nhận thức của cộng đồng về các di sản văn hóa và du lịch di sản văn hóa của người dân trong nước cũng như việc quảng bá các di sản trong nước ra cộng đồng quốc tế khi mà tất cả người dân trong nước nói chung chưa ý thức cao về các giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc. Do đó, việc nâng cao trình độ nhận thức của người dân trong nước không chỉ cần thời gian, tiền bạc, sự công phu mà còn là cả những hiệu ứng và cách thức truyền thông về văn hóa, lịch sử của dân tộc. Ngoài ra, Việt Nam gặp những khó khăn, thách thức trong việc kiến tạo nên chuỗi dịch vụ liên quan đến di sản văn hóa trên toàn quốc gia để cung cấp, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch như hệ thống các nhà hàng, cửa hiệu đồ lưu niệm, hay khu lưu trú (ngày và đêm), khu vui chơi trong khu vực có di sản cũng như các dịch vụ về hạ tầng internet, điện thoại. Trong một bối cảnh kinh doanh một cách đơn lẻ, manh mún, rời rạc, thiếu chuyên nghiệp… của các chủ thể kinh doanh cũng như thiếu sự kết nối với các cơ quan quản lý thì việc kiến tạo chuỗi cung ứng là điều không dễ dàng thực hiện. Thêm nữa, dù Việt Nam vẫn đang trong thời đại bùng nổ về công nghệ, nhưng Việt Nam vẫn đang gặp rất nhiều các khó khăn trong kế hoạch truyền thông, quảng bá di sản văn hóa của Việt Nam ra cộng đồng thế giới trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia trong khu vực cũng như toàn cầu; trong một bối cảnh mà quốc gia nào cũng đặt di sản văn hóa – lịch sử lên hàng đầu, di sản văn hóa – lịch sử niềm tự hào dân tộc của họ. Đây là một thách thức không nhỏ của

Việt Nam khi nhận thức của chính người dân trong nước về di sản của địa phương mình, quốc gia mình vẫn chưa được nâng cao. Do đó, Việt Nam cần phải xây dựng một hệ thống truyền thông và quảng bá bài bản, đầy đủ, chi tiết, độc đáo, thuyết phục và hấp dẫn du khách.

4.2. Các giải pháp thúc đẩy kinh doanh du lịch di sản văn hóa

4.2.1. Giải pháp chung

(i) Nâng cao nhận thức của xã hội về DLDSVH

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về di sản, các giá trị của di sản thuộc địa phương, cấp quốc gia hay của thế giới. Sử dụng các phương pháp truyền thông để làm gia tăng niềm tự hào về di sản, qua đó, sẽ nâng cao ý thức tự bảo tồn, bảo vệ di sản trong chính cộng đồng địa phương và nước sở tại. Tạo điều kiện cho du khách quốc tế dễ dàng đi du lịch di sản văn hóa của Việt Nam như miễn thị thực hay phát triển các dịch vụ cấp thị thực dễ dàng ngay tại địa phương/ vùng của du khách mà không cần phải di chuyển xa hay các thủ tục phức tạp hay dễ dàng tiếp cận thông tin về di sản văn hóa Việt Nam bằng cách thúc đẩy các chương trình về Thông tin quảng bá.

(ii) Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho phát triển DLDSVH ở Việt Nam

Đầu tư tư nhân trong nước là kênh thu hút hiệu quả nhất do tính chất đầu tư và hoạt động theo nền kinh tế thị trường. Trách nhiệm và phương pháp quản lý khoa học của các doanh nghiệp tư nhân sẽ khiến việc đầu tư dễ đạt đến tính hiệu quả cao và tính bền vững lâu dài. Đẩy mạnh việc thực hiện tổ chức các cuộc Hội thảo, chương trình cấp địa phương, cấp quốc gia để kêu gọi, mời thầu các doanh nghiệp về đầu tư phát triển DLDSVH với nguồn tài nguyên DSVH phong phú hiện nay của Việt Nam Nam như hệ thống các di sản biển, di sản văn hóa – lịch sử của vùng/ địa phương hay việc kêu gọi các hoạt động xã hội hóa hệ thống các Bảo tàng …; Hỗ trợ các chính sách cho doanh nghiệp để phát triển DLDSVH, chia sẻ lợi ích từ việc khai thác các DSVH như: cấp đất để doanh nghiệp tư nhân xây dựng bảo tàng hay xây dựng các khu dịch vụ phục vụ cho việc phát triển DLDSVH…, hỗ trợ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực tại địa phương cho Doanh nghiệp …

Bên cạnh đó, đầu tư của nước ngoài là kênh đầu tư có sự kết nối toàn cầu, mang tầm quốc tế, có tính hội nhập rất cao và khả năng vươn tới thị trường quốc tế

là rất lớn. Cần phải thực hiện và thúc đẩy các hoạt động như Các cơ quan quản lý cấp địa phương/ quốc gia cùng các doanh nghiệp trong nước tham gia các cuộc Hội thảo Quốc tế về các lĩnh vực Văn hóa, Du lịch, Phát triển kinh tế … nhằm kết nối với các Doanh nghiệp nước ngoài để học hỏi các mô hình và phương pháp của họ, đồng thời, mời họ cùng tham gia đầu tư DLDSVH trong nước. Đây sẽ là một trong những cơ hội để Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi kinh nghiệm trong việc triển khai, vận hành và quản lý chuỗi các hoạt động DLDSVH.

(iii) Xây dựng và đẩy mạnh chuyên môn hóa hệ thống các bảo tàng

Việt Nam có hệ thống các bảo tàng tổng hợp rải khắp đất nước nhưng rất ít các bảo tàng chuyên môn hóa. Trong khi đó, các hoạt động của bảo tàng rất thiếu chuyên nghiệp và nghèo nàn về dịch vụ. Do vậy, việc xây dựng và hoàn thiện thêm cơ cấu hệ thống bảo tàng gắn liền với chuỗi các dịch vụ sẽ là điểm thu hút và hấp dẫn khách du lịch ở khu vực có di sản.

(iv) Xây dựng khu lặn biển và các khu bảo tồn tại chỗ đối với các di sản biển

Tài nguyên di sản biển của Việt Nam rất phong phú, trải rộng khắp Nam – Bắc Việt Nam nhưng lại không có nhiều các khu lặn biển cũng như các bảo tàng trưng bày các di sản biển. Các khu lặn biển và các khu bảo tồn tại chỗ đối với các di sản biển là một trong những mô hình phổ biến trên thế giới. Do vậy, việc xây dựng các khu lặn biển cùng với các khu bảo tồn tại chỗ về các di sản biển là cơ hội để Việt Nam có thể khai thác tốt nhất các tiềm năng di sản biển của quốc gia.

Việt Nam có thể áp dụng mô hình bảo tàng di sản văn hóa dưới nước dưới hình thức bảo tồn trên bờ như Bảo tàng tàu đắm Vasa, Thụy Điển. Mô hình này có thể áp dụng cho những con tàu đắm tại khu vực biển Bình Châu (Quảng Ngãi) sau khi trục vớt đại diện một trong số con tàu đắm đó. Hiện tại, biển Bình Châu được coi như một “nghĩa địa tàu cổ” khi mà dưới lòng biển của nó đang chứa đựng gần mười con tàu đắm có niên đại cách nay hàng trăm năm tuổi. Hoặc biển Bình Châu có thể xây dựng thành một khu bảo tàng tàu đắm dưới nước như Những con tàu đắm Puerto Del Carmen thuộc Quần đảo Canary, Tây Ban Nha.

Bên cạnh đó, Việt Nam có thể triển khai mở rộng và phát triển các khu lặn biển, các khu bảo tồn đối với các di sản biển ở những vùng nước đẹp, trong vắt như

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 15/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí