Cách Tổ Chức Đào Tạo Theo Tín Chỉ Của Nhà Trường


theo tín chỉ đã trình bày ở mục 1.3.2.2, kĩ năng kiên định thực hiện các phương án ứng phó thể hiện ở những điểm sau đây:

- Biết rõ bản thân muốn gì, cần gì, có những quyền gì trong hoạt động học tập theo tín chỉ cũng như cuộc sống nói chung;

- Nói ra những điều mình muốn và mình cần trong hoạt động học tập theo tín

chỉ;

- Tin tưởng rằng bản thân có quyền và có giá trị;

- Kiên định còn được thể

hiện

ở những thái độ

và hành động cụ thể

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

trong việc quyết tâm bảo đảm nhu cầu và sự an toàn của bản thân khi tiến hành các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ;

- Từ chối cũng là sự thể hiện của sự kiên định trước những áp lực, căng thẳng, những yêu cầu đi ngược với nhu cầu, mong muốn của bản thân hoặc có khả năng ảnh hưởng xấu đến mình và người khác;

Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm - 8

- Biết cân bằng giữa thái độ hiếu thắng, gây hấn, vị kỷ và phục tùng, phụ thuộc trong hoạt động học tập theo tín chỉ.

Kĩ năng kiên định thực hiện các phương án ứng phó giúp SV có thái độ vững vàng trước những thách thức và đòi hỏi của phương thức đào tạo còn mới mẻ ở nước ta - phương thức đào tạo theo tín chỉ, giúp các em có thể từ chối điều mình không muốn làm và tự tin với những lựa chọn của bản thân, giúp họ vững vàng trước những khó khăn, áp lực của học tập theo tín chỉ. Hơn nữa, kĩ năng này còn giúp SV tự bảo vệ bản thân, tránh những được những thất vọng, tức giận nói riêng và căng thẳng nói chung.

* Kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó:

Việc thực hiện các phương án ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ cần được tiến hành trên cơ sở của các phương án ứng phó đã được xác lập. Như vậy, kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó thể hiện ở ba nhóm thao tác sau đây:

- Nhóm thao tác thể hiện phương án ứng phó bằng sự nỗ lực của bản thân

SV:


+ Cố gắng tập trung giải quyết vấn đề bao gồm: Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ; Hình dung các cách ứng phó để giải quyết vấn đề stress; Học cách giải quyết vấn đề stress; Lưu tâm đến những hạn chế của bản thân và tìm cách khắc phục.

+ Tự rèn luyện bao gồm: Luyện tập chăm chỉ ở nhà; Đặt ra mục tiêu rõ ràng cho sự rèn luyện; Sắp xếp thời gian hợp lý cho việc học tập cũng như rèn luyện; Tận dụng cơ hội để được thực hành trong quá trình học tập; Chú ý rèn luyện nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế của bản thân.

+ Tích cực rèn luyện để tích lũy nền tảng kiến thức bao gồm: Đi học thường xuyên; Trao đổi kinh nghiệm thường xuyên với nhiều người có thể; Đọc nhiều sách để tích lũy kiến thức; Tìm kiếm thông tin qua Internet; Chú ý học tập chăm chỉ ngoài giờ lên lớp.

- Nhóm thao tác thể hiện phương án ứng phó bằng sự trợ giúp từ người khác trong và ngoài trường:

+ Tìm kiếm sự trợ giúp từ bạn bè bao gồm: Nói chuyện với bạn bè để xem họ đã làm như thế nào khi có stress trong học tập theo tín chỉ; Nhờ bạn đóng góp cho quá trình cũng như sản phẩm học tập của bản thân; Tổ chức thảo luận, chia sẻ về những vấn đề có liên quan đến ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ; Tìm một người bạn có khả năng trợ giúp; Nhờ tất cả người bạn có thể.

+ Tranh thủ ý kiến của GV, cố vấn học tập và những người có chuyên môn khác, bao gồm: Tìm kiếm sự trợ giúp của ban tư vấn hỗ trợ khó khăn trong học tập theo tín chỉ của nhà trường; Trình bày những khó khăn của bản thân với GV, cố vấn học tập, những người có chuyên môn khác và xin họ lời khuyên;

Nhờ

các GV dự

buổi báo cáo, trình bày sản phẩm học tập của cá nhân hay

nhóm và xin ý kiến tư vấn; Xin theo học thêm ở các nhóm khác mà GV dạy.

- Nhóm thao tác thể hiện phương án ứng phó bằng những phản ứng tiêu cực:

+ Lo lắng: Lo lắng sẽ không đạt yêu cầu của học tập theo tín chỉ; Lo

lắng về những hạn chế của bản thân; Lo lắng đến mất ngủ, hao mòn cơ thể;


Lo lắng rằng bản thân không khắc phục được khó khăn khi học tập theo tín chỉ; Lo lắng sau này mình không thể là một giáo viên giỏi.

+ Buông xuôi: Chấp nhận vì khả năng của bản thân chỉ có vậy; Không giải quyết được vấn đề nên không làm gì cả; Bỏ qua vấn đề; Không làm gì để giải quyết khó khăn vì nghĩ rằng thời gian đầu học ở đại học nói chung và học theo tín chỉ nói riêng thì ai cũng vậy; Không lo lắng vì chẳng có cách nào khắc phục khó khăn.

* Kĩ năng quản lý thời gian:

Học tập theo tín chỉ đòi hỏi tinh thần tự chủ, chủ động, tự nghiên cứu, tự học ở mức độ cao. SV phải dành rất nhiều thời gian hợp lý cho việc học mới có

thể

tích lũy tốt tín chỉ

học tập. Nhiệm vụ của học tập theo tín chỉ cũng khá

nhiều. Do đó, thời gian là yếu tố càng có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động học tập theo tín chỉ. Ở đề tài luận án, chúng tôi tập trung vào kĩ năng quản lý thời gian như là yếu tố cơ sở để giải quyết những stress nảy sinh trong hoạt động học tập theo tín chỉ. Bởi vì, dù ở trong công việc nào, con người vẫn phải biết quản lý thời gian của mình. Quản lý thời gian hiệu

quả đem lại nhiều lợi ích: làm cho cuộc sống dễ dàng hơn; giảm căng thẳng

(stress); tăng hiệu quả; tăng niềm vui trong công việc; tăng năng suất của cá nhân và tập thể; tăng “thời gian riêng tư” cho bản thân...

Chúng tôi xác định: KN quản lí thời gian trong hoạt động học tập theo tín chỉ là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào việc tổ chức, sắp xếp việc học một cách hợp lý và tiết kiệm nhằm đem lại hiệu quả cao trong học tập theo tín chỉ.

Cụ thể, kĩ năng quản lý thời gian trong hoạt động học tập theo tín chỉ thể hiện ở những điểm dưới đây:

+ Liệt kê các công việc cần làm trong tuần theo thứ tự ưu tiên;

+ Xác định khối lượng và yêu cầu cần đạt cho mỗi công việc nói chung và của từng giờ tín chỉ nói riêng;

+ Sắp xếp, phân bố tổng thời gian của giờ tín chỉ (lên lớp, thực hành và tự


học) hợp lý trong tuần (trừ thời gian ăn là 1 giờ, ngủ là 56 giờ và các công việc khác);

+ Sắp xếp các công việc khác một cách ngắn gọn nhất để dành thời gian cho học/tích lũy tín chỉ;

+ Kết hợp hợp lý giữa học và nghỉ ngơi, thư giãn;

+ Tranh thủ ý kiến của người khác khi lập kế hoạch học tập;

+ Chỉ dành một khoảng thời gian thích hợp để hoạch định khối lượng công việc trong tuần;

+ Tránh cảm giác chần chừ, khắc phục những suy nghĩ và quan điểm nảy sinh sự chần chừ;

+ Không quá ôm đồm công việc để tránh những sai lầm, cần dựa vào khả năng hiện tại của bản thân;

+ Tiên đoán những điều bất ngờ có thể có và chuẩn bị phương án ứng phó;

+ Không nên đồng ý một cách máy móc khi người khác yêu cầu, cần có sự quyết đoán và tự chủ khi cần thiết;

+ Nếu nhận được yêu cầu, thư từ cần tranh thủ giải quyết ngay;

+ Chuẩn bị trước cho tất cả các giờ tín chỉ.

Nếu SV có kĩ năng quản lý thời gian, họ sẽ có xu hướng kiểm soát hoặc chế ngự được phần lớn stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ. Ngay khi SV biết mình có việc phải làm, họ có tâm lý muốn làm thật tốt và thế là stress gia tăng. Tuy nhiên, khi họ làm những công việc linh tinh không liên quan khác thì cơn stress tạm thời rời bỏ họ. Thế nhưng, khi họ hết chần chừ và bắt đầu suy nghĩ tiếp về công việc cần hoàn tất thì stress lại nổi lên và lần này còn cao độ hơn đợt trước vì họ nhận ra rằng họ đã tiêu phí một khoảng thời gian quí giá. Cho nên, vấn đề nằm ở chỗ chúng ta phải nhận biết được bản thân mình đang chần chừ thể hiện qua việc làm những công việc linh tinh, không liên quan đến vấn đề thực sự và khi ấy sẽ nhận ra giá trị đích thực của việc quản lý thời gian.

1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KNƯP VỚI STRESS TRONG HỌC


TẬP THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA SV ĐHSP

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến KNƯP với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến KNƯP với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP. Đó là một số yếu tố chủ quan (nền tảng kiến thức của SV, kinh nghiệm sống của SV, hứng thú học tập của SV và khí chất của SV) và một số yếu tố khách quan (cách tổ chức đào tạo theo tín chỉ của trường, vai trò của GV, cố vấn học tập).

1.4.1. Các yếu tố chủ quan

1.4.1.1. Nền tảng kiến thức của SV

Nền tảng nền tảng kiến thức của SV có thể hiểu là những kiến thức mà các em tích lũy được qua việc học tập tại nhà trường, qua sách báo, qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua tình huống của cuộc sống. Kiến thức lại là cơ sở của kĩ năng nên nếu SV có kiến thức, họ sẽ nhanh chóng nhìn nhận, đánh giá vấn đề và đưa ra những phương án khả thi, hiệu quả nhằm thoát khỏi những tình huống bất lợi, tính huống stress. Vì thế, cùng một tình huống gây stress trong hoạt động học tập, với cùng nhiệm vụ học tập, những SV có trình độ kiến thức cao hơn, vững hơn có thể có stress ở mức độ thấp hơn do họ nhanh chóng tìm ra được phương án giải quyết khó khăn cũng như stress của họ và vì thế làm giảm stress và giải quyết được vấn đề.

Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi tìm hiểu và đánh giá ảnh hưởng của nền tảng kiến thức về học tập theo tín chỉ và ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ. Đó là sự hiểu biết về: Tầm quan trọng, tác dụng của đào tạo theo tín chỉ; Các hình thức học tập theo tín chỉ; Cách thức tiến hành các hình thức học theo tín chỉ; Phương pháp, phương tiện học tập theo tín chỉ; Cách kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập theo tín chỉ; Stress và các cách ứng phó với stress xuất hiện trong học tập theo tín chỉ.

1.4.1.2. Kinh nghiệm sống của SV

Kinh nghiệm “trong triết học, theo ý nghĩa truyền thống, là sự phản ánh


thế giới bên ngoài một cách kinh nghiệm-cảm tính” [31; tr288]. Đó thực chất là những cái con người tích lũy được trong cuộc sống (những thành công, những cảm xúc, những thất bại,...). Tất cả những thành công và thất bại đều là kinh nghiệm sống và là bài học quý báu vì nó giúp cho con người vững vàng hơn, dày dạn hơn, tinh tường hơn trong việc giải quyết các nhiệm vụ của cuộc sống. Gắn với đề tài luận án, những sinh viên có kinh nghiệm sống nhiều sẽ có thể nhanh chóng tìm ra và xác định được những phương án ứng phó với stress, giúp cá nhân họ thoát khỏi tình huống bất lợi nhanh hơn và do thế vấn đề stress cũng được giải quyết. Chúng tôi tìm hiểu kinh nghiệm sống của sinh viên ở các mặt: Kinh nghiệm tiến hành các hình thức học theo tín chỉ; Kinh nghiệm tự tạo các tình huống học tập cho cá nhân; Kinh nghiệm xử lý các tình huống khó khăn mà gây căng thẳng.

1.4.1.3. Hứng thú học tập của SV

Hứng thú là nét tâm lý cá nhân luôn được xem xét tới trong mọi hoạt động. Người ta xem đây là đặc trưng đầu tiên của con người có thiên hướng. Bởi hứng thú tạo động lực cho con người hoạt động và giải quyết vấn đề của cuộc sống. Cho nên, nếu SV có hứng thú học tập thì họ sẽ tìm mọi cách để ứng phó với những điều bất lợi, gây căng thẳng cho bản thân với mục đích đạt kết quả tốt trong học tập. Có thể nói, hứng thú học tập tạo ra sự can đảm để SV vượt qua những khó khăn, căng thẳng xuất hiện trong tiến trình học tập. David

A. Statt (1994) trong nghiên cứu của mình đã đề cập đến vai trò của sự yêu thích công việc như một khía cạnh của đặc điểm nhân cách cần có để thực hiện công việc có kết quả và học tập cũng là công việc [85, tr293]. Trong luận án, chúng tôi tìm hiểu các biểu hiện: Thích chuẩn bị bài trước cho các giờ học trên lớp; Thích trao đổi thảo luận trong học tập; Thích được GV định hướng tự học ở nhà; Thích tham gia các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên.

1.4.1.4. Khí chất của SV

Khí chất là thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện cường độ, tốc độ và


nhịp độ của các hoạt động tâm lý, thể hiện sắc thái hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân [60, tr191]. Khái niệm cho thấy, khí chất chỉ rõ những hoạt động tâm lý của cá nhân diễn ra mạnh hay yếu, nhanh hay chậm, bình thường hay thất thường. Do khí chất khác nhau mà trước một tình huống, có người vội vàng, hấp tấp, có người lại ung ung, tự tại. Khí chất luôn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong nhân cách của cá nhân, tạo sự khác biệt giữa các cá nhân.

Cho đến nay, kết quả nghiên cứu của I.P. Pavlov về học thuyết phản xạ có điều kiện vẫn là cơ sở khoa học quan trọng để nói về các kiểu khí chất của con người. Ông đã chỉ ra, hai quá trình thần kinh hưng phấn và ức chế có ba thuộc tính cơ bản: cường độ (chỉ năng lực chịu đựng mạnh hay yếu), tính cân bằng (chỉ sự cân đối nhất định), tính linh hoạt (chỉ độ nhanh nhẹn khi chuyển từ quá trinh này sang quá trình kia). Sự kết hợp theo các cách khác nhau của 3 thuộc tính này tạo nên 4 kiểu thần kinh cơ bản chung cho người và động vật là cơ sở cho 4 loại khí chất: Kiểu mạnh, cân bằng, linh hoạt là cơ sở cho kiểu khí chất hăng hái; Kiểu mạnh, cân bằng, không linh hoạt là cơ sở cho kiểu khí chất bình thản; Kiểu mạnh, không cân bằng là cơ sở cho kiểu khí chất nóng nảy; Kiểu yếu là cơ sở cho kiểu khí chất ưu tư.

Khí chất của SV quyết định không nhỏ đến hành vi ứng phó của họ đối

với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ. Mỗi kiểu khí chất có ưu và

nhược điểm riêng. Song, ở khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ tìm hiểu một

biểu hiện nổi bật cho mỗi loại khí chất như sau: Nhanh chóng thích ứng với

cách học theo tín chỉ; Thích sự ổn định, ngại thay đổi cách học theo tín chỉ; Quyết đoán nhanh đối với các tình huống trong học tập; Sợ không thích ứng được với cách học theo tín chỉ.

1.4.2. Các yếu tố khách quan

1.4.2.1. Cách tổ chức đào tạo theo tín chỉ của nhà trường

Việc tổ chức đào tạo theo tín chỉ được tiến hành rất cụ thể với nhiều công đoạn khác nhau. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi tập trung vào 3 nội dung của tổ chức đào tạo: cách tổ chức đăng ký học phần, cách


tổ chức tích lũy tín chỉ và cách tính khối lượng kiến thức tích lũy. Theo quan sát và phỏng vấn, chúng tôi thấy, 3 nội dung này có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến việc học theo tín chỉ của SV. Thông qua cách tổ chức đào tạo của nhà trường, SV có định hướng và dần hình thành cho bản thân kĩ năng học tập theo tín chỉ - yếu tố làm cho SV không bị stress bởi SV bị stress trong học tập theo tín chỉ phần lớn là những SV bối rối trước những nhiệm vụ của học tập theo tín chỉ. Cho nên, công việc tổ chức đào tạo càng tốt thì SV càng dễ thích ứng. Tất cả nội dung cơ bản về đào tạo theo tín chỉ cần được mô tả trong “Sổ tay sinh viên”.

+ Tổ chức đăng ký học phần: Đây là khâu đầu tiên quan trọng của đào tạo theo tín chỉ khi chương trình đào tạo được môđun hóa với nhiều học phần chung cho nhiều ngành và khối kiến thức giáo dục có nhiều học phần tự chọn theo hướng chuyên sâu nghề nghiệp. SV chưa thực sự am hiểu chương trình đào tạo. Do đó, cách hướng dẫn của nhà trường sẽ rất giúp ích cho SV khi đăng ký học phần trực tuyến hoặc trực tiếp nhằm đáp ứng năng lực và nhu cầu của người học.

+ Cách tính khối lượng kiến thức tích lũy: Quá trình học tập theo tín chỉ

là sự

tổ chức tích luỹ

kiến thức theo môn học, học phần (môđun) và chúng

được đo bằng đơn vị tín chỉ. Tuy nhiên, trong số môđun tích luỹ ứng với khối lượng tín chỉ có nguyên tắc lựa chọn vừa bắt buộc vừa tuỳ ý. Mỗi SV tự chọn cho mình các môn học và tiến trình học phù hợp với điều kiện bản thân, đảm bảo tích lũy được số tín chỉ qui định cho ngành học của mình để được nhận bằng tốt nghiệp. Trong cùng một trình độ học, các tín chỉ có giá trị như nhau (về khối lượng học tập và độ khó tương đối của môn học). Mỗi khi sinh viên hoàn thành kết quả học tập theo yêu cầu, họ sẽ được cấp các tín chỉ (xác nhận giá trị tín chỉ) cho khối lượng kiến thức đó.

+ Cách tổ chức tích lũy khối lượng kiến thức: Lớp học tổ chức theo môn học/học phần. SV đăng ký học các môn học/học phần vào đầu mỗi học kỳ sao

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 21/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí