hạn chế. Ở mức này, SVSP chưa có sự thành thạo, phù hợp cần thiết trong các biểu hiện của KN;
+ Mức yếu: Cũng như mức kém, tính thành thục của KN ở mức này vẫn còn hạn chế. SVSP mới có sự thành thạo ở rất ít thao tác của KN, sự kết hợp các thao tác ít có sự hợp lý, còn mắc nhiều lỗi;
+ Mức trung bình: Đây là mức có tính thành thục cần thiết của KN. Ở mức này, SVSP đã có sự thành thạo trong các thao tác riêng lẻ, sự kết hợp các thao tác đã có sự hợp lý và phù hợp trong điều kiện hoạt động ổn định nhưng chưa thật sự hợp lý trong các điều kiện khác nhau, vẫn còn mắc lỗi;
+ Mức khá: Là mức có tính thành thục của KN tương đối tốt. SVSP thể hiện sự thành thạo các thao tác riêng lẻ, sự kết hợp các thao tác trong tổ hợp tương đối hợp lý và phù hợp với điều kiện hoạt động, ít mắc lỗi;
+ Mức tốt: Đây là mức cao nhất. Tính thành thục thể hiện tốt. SVSP
thành thạo trong các thao tác, kết hợp các thao tác trong tổ hợp hợp lý, phù hợp với điều kiện hoạt động và hầu như không mắc lỗi.
- Tính linh hoạt của KN được đánh giá theo 5 mức sau:
+ Mức kém: Đây là mức thấp nhất. Tính linh hoạt của KN rất hạn chế.
SVSP chưa biết vận dụng thao tác vào điều kiện của hoạt động;
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Mẫu Khách Thể Nghiên Cứu
- Phương Pháp Làm Bài Tập Tình Huống
- Phương Pháp Đánh Giá Kết Quả Tác Động Thực Nghiệm
- So Sánh Mức Độ Stress Giữa Các Kết Quả Tích Luỹ Tín Chỉ Của Sv Đhsp
- Mức Độ Kĩ Năng Nhận Diện Tác Nhân Gây Stress Và Biểu Hiện Của
- Mức Độ Kĩ Năng Ra Quyết Định Lựa Chọn Các Phương Án Ứng Phó Với Stress Trong Học Tập Theo Tín Chỉ Của Sv Đhsp
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
+ Mức yếu: Tính linh hoạt hạn chế. SVSP đã biết vận dụng KN trong điều kiện hoạt động đơn giản, nhưng sự vận dụng KN trong các điều kiện khác nhau của hoạt động còn lúng túng và chưa hợp lý;
+ Mức trung bình: Đã có tính linh hoạt cần thiết. SVSP vận dụng tương đối đầy đủ, thành thạo KN trong điều kiện hoạt động thông thường, đã biết vận dụng được KN vào điều kiện khác nhau nhưng chưa thực sự thành thục, còn thiếu bền vững, có sai sót;
+ Mức khá: Tính linh hoạt của KN tương đối cao. SVSP vận dụng đầy đủ, thành thục KN trong điều kiện hoạt động thông thường, đã vận dụng đầy đủ và hợp lý KN vào các điều kiện đa dạng của hoạt động nhưng sự sáng tạo còn hạn chế;
+ Mức tốt: Đây là mức cao nhất. Tính linh hoạt của KN cao. SVSP đã vận dụng các thao tác đầy đủ và thành thục không chỉ trong điều kiện ổn định, quen thuộc mà còn cả trong các điều kiện khác nhau của hoạt động, sự linh hoạt và sáng tạo của KN tương đối tốt.
* Ngoài những căn cứ trên đây, đề tài dựa vào từng biểu hiện cụ thể của kĩ năng thành phần để đánh giá mức độ thực hiện kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP. Những biểu hiện cụ thể của từng kĩ năng thành phần là (chi tiết xin xem ở mục 1.3):
- Kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress trong học tập theo HCTC:
+ Nhận diện những tác nhân gây stress trong lựa chọn và đăng kí học phần;
+ Nhận diện những tác nhân gây stress trong tích lũy tín chỉ học tập;
+ Nhận diện những tác nhân gây stress trong hợp tác để hoàn thiện nền tảng kiến thức phải tích lũy;
+ Nhận diện tác nhân gây stress trong kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì và thi kết thúc học phần.
- Kĩ năng nhận diện biểu hiện của stress trong học tập theo HCTC:
+ Những biểu hiện về cảm xúc;
+ Những biểu hiện về nhận thức;
+ Những biểu hiện về hành vi;
+ Những biểu hiện về học tập.
- Kĩ năng huy động nguồn tin về các phương án ứng phó với stress:
+ Tìm kiếm các tài liệu liên quan đến phương án ứng phó với stress;
+ Kiểm tra tính đầy đủ của các phương án ứng phó với stress;
+ Xem xét tính hợp lý khi áp dụng phương án ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ;
+ Tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn về vấn đề chưa rõ;
+ Vận dụng các tri thức hiểu biết về ứng phó với stress trong học tập;
+ Vận dụng kinh nghiệm giải quyết các vấn đề tương tự đã xảy ra
- Kĩ năng phân tích các phương án ứng phó với stress:
+ Mô tả các phương án ứng phó cụ thể đối với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ;
+ Nêu cơ sở của việc xác định các phương án ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ;
+ Phân tích ưu, nhược điểm, giá trị của mỗi phương án ứng phó;
+ Đánh giá các phương án gian, tính hiệu quả, cảm xúc…;
ứng phó trên nhiều phương diện như: thời
+ Chỉ rõ mỗi phương án đáp ứng ở mức độ nào sự hài lòng đối với hoạt động học tập theo tín chỉ;
+ Đưa ra các phương án thay thế nếu cần để đạt hiệu quả tốt nhất.
* Kĩ năng ra quyết định lựa chọn phương án ứng phó với stress:
+ Xác định một phương án phù hợp nhất trong số các phương án được đưa ra để giải quyết stress;
+ Biết sắp xếp các phương án ứng phó theo thứ tự ưu tiên;
+ Mô tả trình tự, cách thức thực hiện các phương án ứng phó được chọn;
+ Nếu những phương án ứng phó có những hạn chế hoặc khó khăn khi triển khai thực hiện thì đề xuất biện pháp khắc phục khó khăn.
* Kĩ năng kiên định khi thực hiện phương án ứng phó với stress:
+ Biết rõ bản thân muốn gì, cần gì, có những quyền gì trong hoạt động học tập theo tín chỉ;
+ Thể hiện những điều mình muốn và mình cần trong hoạt động học tập theo tín chỉ;
+ Tin tưởng rằng bản thân có quyền và có giá trị;
+ Quyết tâm bảo đảm nhu cầu và sự an toàn của bản thân khi tiến hành các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ;
+ Biết từ chối trước những áp lực, căng thẳng, những yêu cầu đi ngược với nhu cầu, mong muốn của bản thân hoặc có khả năng ảnh hưởng xấu đến mình và người khác;
+ Biết cân bằng giữa thái độ hiếu thắng, gây hấn, vị kỷ và phục tùng,
phụ thuộc trong hoạt động học tập theo tín chỉ.
* Kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress:
Các thao tác cụ
thể
khi thực hiện từng phương án
ứng phó với stress
trong học tập theo
tín chỉ
cũng được mô tả
chi tiết trong mục 1.3.3.2. Các
phương án ứng phó là: Nhóm phương án tự nỗ lực giải quyết vấn đề (Tập trung giải quyết vấn đề; Tự rèn luyện; Tích cực học tập để tích lũy kiến thức và kĩ năng); Nhóm phương án tìm kiếm sự trợ giúp (Tìm kiếm sự trợ giúp từ bạn bè; Tranh thủ ý kiến của GV, cố vấn học tập và những người có chuyên môn khác); Nhóm phương án phản ứng tiêu cực (Lo lắng; Buông xuôi).
* Kĩ năng quản lý thời gian khi ứng phó với stress:
+ Liệt kê các công việc cần làm trong tuần theo thứ tự ưu tiên;
+ Xác định khối lượng và yêu cầu cần đạt cho mỗi công việc nói chung và của từng giờ tín chỉ nói riêng;
+ Sắp xếp, phân bố tổng thời gian của giờ tín chỉ (lên lớp, thực hành và tự học) hợp lý trong tuần;
+ Sắp xếp các công việc khác một cách ngắn gọn nhất để dành thời gian cho học/tích lũy tín chỉ;
+ Kết hợp hợp lý giữa học và nghỉ ngơi, thư giãn;
+ Tranh thủ ý kiến của người khác khi lập kế hoạch học tập;
+ Chỉ dành một khoảng thời gian thích hợp để hoạch định khối lượng công việc trong tuần;
+ Tránh cảm giác chần chừ, khắc phục những suy nghĩ và quan điểm nảy sinh sự chần chừ;
+ Không quá ôm đồm công việc để tránh những sai lầm, cần dựa vào khả năng hiện tại của bản thân;
+ Tiên đoán những điều bất ngờ có thể có và chuẩn bị phương án ứng phó với chúng;
+ Không nên đồng ý một cách máy móc khi người khác yêu cầu, cần có
sự quyết đoán và tự chủ khi cần thiết;
+ Nếu nhận được yêu cầu, thư từ cần tranh thủ giải quyết ngay;
+ Chuẩn bị trước cho tất cả các giờ tín chỉ.
2.4.2. Thang đánh giá
Đề tài tiến hành đánh giá kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ ở 2 nội dung: mức độ hiểu biết và mức độ thực hiện các thao tác của kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP. Trong đó, sử dụng điểm trung bình để đánh giá là chủ yếu và kết hợp với tổng tỷ lệ phần trăm đạt được ở mỗi ý trả lời. Vì thang đo được sử dụng thống nhất với 5 mức độ nên điểm tối đa là 5, tối thiểu là 1 theo mức độ giảm dần. Với thang điểm này, cách tính điểm chênh lệch của mỗi thang đo là: Lấy điểm cao nhất của thang đo là 5 trừ đi điểm thấp nhất là 1 và chia cho 5 mức độ của thang đo. Điểm chênh lệch của mỗi mức độ là 0.80.
Từ đó, đề tài xác định cụ thể ở thang đo mức độ hiểu biết và mức độ thực hiện các thao tác của kĩ năng như dưới đây:
2.4.2.1. Đối với nghiên cứu thực trạng
a. Đối với phiếu hỏi
* Thang đánh giá mức độ hiểu biết về kĩ năng:
- Mức độ 5: Hiểu rất đầy đủ về mục đích, nội dung, tầm quan trọng và cách thức tiến hành của kĩ năng. (ĐTB từ 4.20 đến 5.00)
- Mức độ 4: Hiểu đày đủ về mục đích, nội dung, tầm quan trọng và cách thức tiến hành của kĩ năng. (ĐTB từ 3.40 đến cận 4.20)
- Mức độ 3: Hiểu chưa đầy đủ về mục đích, nội dung, tầm quan trọng và cách thức tiến hành của kĩ năng. (ĐTB từ 2.60 đến cận 3.40)
- Mức độ 2: Hiểu sai lệch về mục đích, nội dung, tầm quan trọng và
cách thức tiến hành của kĩ năng. (ĐTB từ 1.80 đến cận 2.60)
- Mức độ 1: Không hiểu được mục đích, nội dung, tầm quan trọng và cách thức tiến hành của kĩ năng. (ĐTB dưới 1.80)
* Thang đánh giá mức độ thực hiện:
- Nếu ĐTB dưới 1.80: Thực hiện KN kém.
- Nếu ĐTB từ 1.80 đến cận 2.60: Thực hiện KN yếu.
- Nếu ĐTB từ 2.60 đến cận 3.40: Thực hiện KN trung bình.
- Nếu ĐTB từ 3.40 đến cận 4.20: Thực hiện KN khá.
- Nếu ĐTB từ 4.20 đến 5.00: Thực hiện KN tốt.
* Thang đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến KNƯP:
- Ảnh hưởng rất lớn: 5 điểm (ĐTB từ 4.20 đến 5.00).
- Ảnh hưởng lớn: 4 điểm (ĐTB từ 3.40 đến cận 4.20).
- Ảnh hưởng vừa phải: 3 điểm (ĐTB từ 2.60 đến cận 3.40).
- Ảnh hưởng ít: 2 điểm (ĐTB từ 1.80 đến cận 2.60).
- Không ảnh hưởng: 1 điểm
* Đối với các câu hỏi mở:
(ĐTB dưới 1.80).
Căn cứ vào tình hình trả lời của khách thể kết hợp với lý luận đã nghiên cứu để xác định nhóm phương án trả lời phù hợp.
b. Đối với phiếu bài tập tình huống
- Một phương án trả lời đúng: 3 điểm (ĐTB từ 2.34 đến 3.00).
- Một phương án trả lời sai nhiều hơn đúng: 2 điểm (ĐTB từ 1.67 đến cận
2.34).
- Một phương án trả lời sai: 1 điểm (ĐTB dưới 1.67).
2.4.2.2. Đối với nghiên cứu thực nghiệm
a. Đối với phiếu hỏi
* Thang đánh giá mức độ hiểu biết về kĩ năng: 1 điểm -Không hiểu (ĐTB dưới 1.80)
2 điểm -Hiểu ít (ĐTB từ 1.80 đến cận 2.60)
3 điểm -Hiểu vừa phải (ĐTB từ 2.60 đến cận 3.40) 4 điểm -Khá hiểu (ĐTB từ 3.40 đến cận 4.20)
5 điểm - Rất hiểu (ĐTB từ 4.20 đến 5.00)
Tương tự: Hiểu biết về sự cần thiết của kĩ năng ứng phó với stress trong
học tập theo tín chỉ: rất cần thiết (5 điểm), cần thiết (4 điểm), không rõ (3
điểm), ít cần thiết (2 điểm) và không cần thiết (1 điểm).
* Thang đánh giá mức độ thực hiện các thao tác của KN:
+ Mức điểm cho mỗi mức độ:
1 điểm -Không thực hiện; 2 điểm -Thực hiện không chính xác, lúng túng; 3 điểm -Thực hiện chính xác nhưng thiếu linh hoạt; 4 điểm -Thực hiện chính xác, tương đối linh hoạt; 5 điểm -Thực hiện chính xác, linh hoạt.
+ Mức điểm trung bình để đánh giá mức độ thực hiện KN: Tương tự như trong đánh giá thực trạng.
* Thang đánh giá mức độ stress và biểu hiện của stress:
+ Mức độ biểu hiện stress (ĐTB được tính như trên theo 5 mức độ):
Rất tán thành: 5 điểm; Tương đối tán thành: 4 điểm; Tán thành một phần: 3 điểm; Không tán thành: 2 điểm; Rất không tán thành: 1 điểm.
+ Mức độ stress:
- Stress ở mức bình thường: 3 điểm (ĐTB từ 2.34 đến 3.00).
- Stress ở mức cao: 2 điểm (ĐTB từ 1.67 đến cận 2.34).
- Stress ở mức rất cao: 1 điểm (ĐTB dưới 1.67).
* Đối với các câu hỏi mở:
Chúng tôi căn cứ vào tình hình trả lời của khách thể kết hợp với lý luận đã nghiên cứu để xác định nhóm phương án trả lời phù hợp.
b. Đối với phiếu bài tập tình huống
Tương tự như phần thực trạng.
c. Đối với phiếu quan sát
Mỗi SV được xem là thực hiện thành thạo khi có đầy đủ các yếu tố sau:
- Các thao tác thực hiện đầy đủ, thường xuyên, liên tục.
- Các hành động thực hiện chuẩn xác.
- Sáng tạo trong xử lý các tình huống stress.
- Thể hiện sự hiểu biết và có trình độ.
- Vận dụng kinh nghiệm.
Mỗi biểu hiện của từng KNƯP được quan sát tương ứng với 3 mức độ:
- Thành thạo: 3 điểm (ĐTB từ 2.34 đến 3.00).
- Lúc thực hiện, lúc không: 2 điểm (ĐTB từ 1.67 đến cận 2.34).
- Không thành thạo: 1 điểm (ĐTB dưới 1.67).
2.4.2.3. Cách đánh giá tổng hợp mức độ kĩ năng học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP
ứng phó với stress trong
Đề tài đánh giá mức độ kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ ở hai nội dung: mức độ hiểu biết và mức độ thực hiện các thao tác của KN. Do đó, mức độ kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ bằng tổng của mức độ hiểu biết và mức độ thực hiện kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ. Đánh giá từng nhóm kĩ năng bằng tổng các kĩ năng bộ phận.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nghiên cứu đề tài của luận án có thể nói là một vấn đề khó vì chưa có công trình nào chính thức nghiên cứu về nó, làm rõ bản chất của nó và đề tài là một vấn đề phức hợp, phức tạp. Do đó, tổ chức nghiên cứu đảm bảo tính khoa học và logic chặt chẽ cần thiết phải có sự phối hợp của nhiều phương pháp khác nhau: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra viết, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát, phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động cá nhân và phương pháp thực nghiệm. Các phương pháp đã bổ sung cho nhau và đem đến kết quả mang tính khái quát, đại diện và đầy đủ.
Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS for Windows 13.0 theo phương pháp định lượng và định tính đã góp phần làm kết luận của luận án đảm bảo độ tin cậy, có giá trị khoa học và thực tiễn.