Đặc Điểm Mẫu Khách Thể Nghiên Cứu


cho phù hợp với năng lực, hoàn cảnh của mình và đảm bảo quy định chung (môn học chưa học, thuộc chuyên ngành đang học, thỏa mãn điều kiện tiên quyết, không trùng lịch học…) nhằm đạt được kiến thức theo một chuyên môn chính với quy định các môn học tối thiểu phải tích luỹ cho việc đạt một văn bằng nào đó. Lớp học được hình thành bởi số các sinh viên chọn học môn học đó tại thời điểm đó, tổ chức lớp học như vậy gọi là lớp môn học. Lớp môn học không cố định mà thay đổi theo từng học kỳ. Cho nên, sau mỗi học kỳ, khối lượng tín chỉ tích lũy được dùng như là các điểm quy chiếu để các trường đại học định ra cấp độ học tập của SV và xếp họ tương ứng với các năm học. Một chương trình đại học gồm 120 - 140 tín chỉ có thể được xếp như sau: Trình độ năm thứ nhất: Tích lũy được < 30 tín chỉ; Trình độ năm thứ hai: Tích lũy được từ 30 tín chỉ đến < 60 tín chỉ; Trình độ năm thứ ba: Tích lũy được từ 60 tín chỉ đến < 90 tín chỉ; Trình độ năm thứ tư: Tích lũy được từ 90 tín chỉ trở lên. Đặc điểm này đã tạo điều kiện cho sinh viên chủ động tiến trình học tập của mình để dẫn đến văn bằng tốt nghiệp bằng con đường hợp lý nhất.

Như

vậy, cách tổ

chức đăng ký học phần, cách tính khối lượng kiến

thức tích lũy và cách tổ chức tích lũy kiến thức là những đặc điểm đặc trưng nhất của tín chỉ ảnh hưởng đến việc học theo tín chỉ. Cho nên, khi triển khai áp dụng đào tạo theo tín chỉ, SV cần được cung cấp những kiến thức về kĩ năng học tập theo tín chỉ và cách đương đầu với những khó khăn trong học tập theo tín chỉ. Trên thực tế, hoạt động này còn manh mún, mờ nhạt.

1.4.2.2. Vai trò của giảng viên bộ môn

GV đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc định hướng ý thức học tập cho SV. GV giúp SV rất nhiều trong quá trình học tập môn họ dạy nói riêng. Do đó, nếu được định hướng học tập đúng tư tưởng của tín chỉ, đặc biệt ở những giờ tự học thì SV có thể giảm mức độ căng thẳng một cách đáng kể. Trong luận án chúng tôi tìm hiểu qua SV xem GV đã giúp SV những gì trong việc học và từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của vai trò của GV tới kĩ năng


ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ ở SV ĐHSP. Cụ thể, GV có những vai trò sau đây: Giúp sinh viên nắm được đề cương môn học: GV cần giới thiệu và cung cấp đầy đủ cho SV đề cương của môn học. Qua đó, SV chủ động lên kế hoạch tự học, tự nghiên cứu để thực hiện được các mục tiêu của môn học; Xác định rõ nội dung tự học và phương tiện để thực hiện nội dung học thông qua việc thiết kế các nhiệm vụ tự học cụ thể cho SV để họ có thể tự chiếm

lĩnh được các nội dung này, đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của từng bài học

trong một khoảng thời gian định trước. Để giúp SV thực hiện được nhiệm vụ tự học của mình, GV cần giới thiệu đầy đủ các tài liệu bắt buộc, tài liệu tham khảo, cách thu thập, tra cứu và xử lý thông tin trong tài liệu; Bồi dưỡng cho SV các kiến thức về tự học từ cơ sở lý luận đến các kỹ năng cần thiết để lập kế hoạch tự học cho từng học kỳ, từng môn học, kế hoạch ôn thi...và phải biết tự đánh giá mức độ tích luỹ theo yêu cầu của GV khi thực hiện mục tiêu môn học; Kiểm tra - đánh giá hoạt động tự học của SV. Trong HCTC, khi hoạt động tự

học là một thành phần bắt buộc trong cơ cấu thời khóa biểu thì cần phải có

các hình thức kiểm tra - đánh giá hoạt động này. Nếu GV chỉ giao nhiệm vụ tự học mà không tổ chức kiểm tra, đánh giá thì hoạt động học tập này chỉ mang tính hình thức, đối phó mà không đem lại kết quả như mong muốn. GV thường xuyên đánh giá SV trong suốt quá trình của môn học thông qua các hình thức kiểm tra đa dạng như bài tập cá nhân (tuần), bài tập nhóm (tháng), bài tập lớn (học kỳ) và các bài thi giữa kỳ, cuối kỳ. Qua đó hình thành cho sinh viên cách làm việc nghiêm túc, tính tích cực và ý chí phấn đấu vươn lên để đạt kết quả cao trong học tập; Quản lý sát sao hoạt động học tập trước, trong và sau giờ lên lớp.

1.4.2.3. Cố vấn học tập

Cố vấn học tập là một trong những điều kiện rất cơ bản để thực hiện triển khai chương trình đào tạo theo tín chỉ. Do thế, trong quá trình đào tạo theo HCTC không thể thiếu đội ngũ cố vấn học tập. Cố vấn học tập được xem như


một chỗ dựa xã hội quan trọng bậc nhất của SV để giải quyết các vấn đề khúc mắc, khó khăn và căng thẳng trong học tập theo tín chỉ. Bởi vậy, chúng tôi xem

xét cố vấn học tập như một yếu tố khách quan, tích cực ảnh hưởng đến kĩ

năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP. Để có sức ảnh hưởng lớn tới SV, một cố vấn học tập cần thoả mãn 3 yêu cầu: Có kiến thức

về tâm lý học sư phạm, biết tìm hiểu năng lực, hoàn cảnh của SV để tư vấn

việc lập tiến độ tích luỹ phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của từng SV; Nắm chắc chương trình và quy trình đào tạo dẫn tới một văn bằng của từng ngành học trong từng khóa học để giúp từng SV lựa chọn và đăng ký môn học phù hợp với năng lực, thời gian. Nhờ đó mà sinh viên lập kế hoạch học tập tối ưu nhất cho mình; Có kinh nghiệm học tập, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp để hỗ trợ cách học cho sinh viên khi được yêu cầu.

Tóm li, bằng việc tổng quan các tài liệu tìm được trong và ngoà

KNƯP với stress trong học tập theo HCTC

i nước,

chúng tôi đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận nêu trên. Những vấn đề lý luận này được mô tả khái quát ở sơ đồ dưới đây (trang bên):

3 nhóm kĩ năng


1. Nhóm kĩ năng nhận diện stress:


- KN nhận diện tác nhân gây stress

- KN nhận diện biểu hiện của stress

2. Nhóm kĩ năng xác định phương án ứng phó với stress:

- KN huy động nguồn thông tin về các phương án ứng phó

- KN phân tích các phương án ứng phó

- KN ra quyết định lựa chọn phương án ứng phó

3. Nhóm kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress:

- KN kiên định thực hiện phương án ứng phó

- KN thực hiện các phương án ứng phó

- KN quản lý thời gian khi ứng phó với stress


* Nhóm các yếu tố chủ quan:

- Nền tảng kiến thức

- Kinh nghiệm sống

- Hứng thú học tập

- Khí chất

* Nhóm các yếu tố khách quan:

- Cách tổ chức đào tạo

- Vai trò của GV bộ môn

- Cố vấn học tập


Sơ đ1.1. Mô tả tóm tắt khung lý thuyết của luận án


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Qua việc tổng quan và phân tích các nội dung nghiên cứu, chúng tôi

khẳng định: KNƯP với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP chưa được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Trong bối cảnh các trường đại học đang, đã và sẽ hoàn thiện chương trình đào tạo theo tín chỉ như hiện nay của Việt Nam, việc nghiên cứu vấn đề của luận án càng có tính thiết thực.

Xây dựng cơ sở lý luận về kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ là cơ sở để làm rõ vấn đề nghiên cứu thực tiễn của đề tài. Trong luận án chúng tôi quan niệm: Kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm về học tập theo

tín chỉ

và ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ

vào việc nhận diện

những tác nhân gây stress và biểu hiện của stress, xác định điều kiện khả thi (các phương án ứng phó) và thực hiện những phương án nhằm giải quyết vấn đề stress, giúp SV ĐHSP thích ứng với hoạt động học tập theo tín chỉ cũng như thực hiện hiệu quả hoạt động này. Từ đó, đề tài xác định ba nhóm kĩ năng ứng phó thành phần là: Nhóm kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của


stress trong học tập theo tín chỉ; Nhóm kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ; Nhóm kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ.

Kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP phụ thuộc các yếu tố: yếu tố chủ quan (Nền tảng nền tảng kiến thức của SV, kinh nghiệm sống của SV, hứng thú học tập của SV và khí chất của SV) và một số yếu tố khách quan (cách tổ chức đào tạo theo tín chỉ của nhà trường, vai trò của GV bộ môn, cố vấn học tập).


Chương 2

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN

2.1.1. Mục đích nghiên cứu‌

Xây dựng khung lý thuyết của luận án, từ đó xác định quan điểm chủ đạo của luận án trong việc nghiên cứu những vấn đề về các KNƯP với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP, tương quan giữa các KNƯP với các yếu tố ảnh hưởng.‌

2.1.2. Nội dung nghiên cứu‌

- Khái quát tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến stress, KN, KNƯP, stress trong học tập, KNƯP với stress trong học tập. Từ đó chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong các công trình nghiên cứu đã được khái quát nhằm làm cơ sở cho việc định hướng nghiên cứu.

- Xác định các khái niệm công cụ cho luận án như: KN, ứng phó, KNƯP, stress, stress trong học tập theo tín chỉ, KNƯP với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP và các khái niệm khác có liên quan.

2.1.3. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp được dùng trong nghiên cứu lý luận là phương pháp nghiên cứu tài liệu.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu bao gồm phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý thuyết cũng như những công trình nghiên cứu thực tiễn của các tác giả trong và ngoài nước được đăng tải trên các sách báo, tạp chí, websites về những vấn đề liên quan đến đề tài luận án.

2.2. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG

2.2.1. Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu

Khách thể là sinh viên sư phạm từ năm thứ nhất đến năm thứ ba thuộc các trường ĐHCT, ĐHĐT và ĐHSP TP.HCM. Đây là 3 trường đã áp dụng đào


tạo theo học chế tín chỉ, trong đó trường ĐHCT là đi đầu và đã áp dụng triệt để

loại hình đào tạo này. Dưới đây là đặc điểm khái quát về nghiên cứu chính thức:

mẫu khách thể

Bng 2.1. Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu thực trạng


Đặc điểm của khách thể

SL

%


Trường

ĐHCT

300

59,6

ĐHĐT

104

20,7

ĐHSP.TPHCM

99

19,7

Giới tính

Nam

218

43,3

Nữ

285

56,7


Học năm

Nhất

105

20,9

Hai

303

60,2

Ba

95

18,9


Ngành học

Toán

59

11,7

97

19,3

Hóa

64

12,7

Sinh

82

16,3

Văn

56

11,1

Sử

49

9,7

Địa

48

9,5

Anh văn

48

9,5

Giáo dục tiểu học

59

11,7


Khí chất

Hăng hái

203

40,4

Bình thản

163

32,4

Nóng nảy

55

10,9

Ưu tư

82

16,3


Kết quả tích lũy tín chỉ

Yếu

3

0,6

Trung bình

203

40,3

Khá

190

37,8

Giỏi

107

21,3

Xuất sắc

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm - 9

2.2.2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo


tín

chỉ của SV ĐHSP để xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài và đề xuất biện pháp thực nghiệm sư phạm.

2.2.3. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng KNƯP với stress trong học tập theo tín chỉ của SV


ĐHSP cùng các kĩ năng bộ phận: Nhóm kĩ năng nhận diện (Kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress trong học tập theo tín chỉ, kĩ năng nhận diện biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ); Nhóm kĩ năng xác định các phương án ứng phó

(kĩ năng tìm kiếm các tài liệu về

phương án

ứng phó, kĩ năng phân tích các

phương án ứng phó và kĩ năng ra quyết định lựa chọn các phương án ứng phó); Nhóm kĩ năng thực hiện phương án ứng phó nhằm giảm stress và giải quyết vấn đề trong học tập theo tín chỉ (kĩ năng kiên định thực hiện phương án ứng phó, kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó, kĩ năng quản lý thời gian).

- Tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến stress trong học tập theo tín chỉ, yếu tố ảnh hưởng đến KNƯP với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP: yếu tố chủ quan (Nền tảng kiến thức của SV, kinh nghiệm sống của SV, hứng thú học tập của và khí chất của SV) và yếu tố khách quan (cách tổ chức đào tạo theo tín chỉ của nhà trường, vai trò của GV bộ môn, cố vấn học tập).

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao KNƯP với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP.

2.2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.2.4.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đây là phương pháp chủ đạo được sử dụng để nghiên cứu vấn đề thực tiễn của đề tài.

* Mục đích điều tra:

Khảo sát thực trạng stress, kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP và các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng ứng phó đối với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP.

* Cách thức tiến hành:

Để tiến hành điều tra, chúng tôi thực hiện hai giai đoạn: (b1) Giai đoạn thiết kế công cụ nghiên cứu và (b2) Giai đoạn điều tra chính thức.

b1. Giai đoạn thiết kế công cụ nghiên cứu

Giai đoạn này gồm 2 bước: Thu thập ý kiến và khảo sát thử.

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 21/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí