Phương Pháp Làm Bài Tập Tình Huống


Bước 1 - Thu thập ý kiến:

+ Mục đích nghiên cứu:

Hình thành nội dung sơ bộ cho bảng hỏi.

+ Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

+Khách thể nghiên cứu: 102 SVSP của ĐHĐT.

+ Nội dung nghiên cứu:

Việc khai thác thông tin cho bảng hỏi được khai thác từ


các nguồn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

chính sau: Tổng hợp những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến luận án; Lấy ý kiến cán bộ hướng dẫn; Kết quả khảo sát thăm dò thử ở SV. Từ những nguồn tư liệu này, chúng tôi xây dựng 1 bảng hỏi tìm hiểu về mức độ biểu hiện stress, nguyên nhân dẫn đến stress, mức độ hiểu biết và mức độ thực hiện của từng kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ, các yếu tố ảnh hưởng đến KNƯP của SV ĐHSP.

Có hai phiếu hỏi được thiết kế:

Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học sư phạm - 10

Phiếu trưng cu ý kiến s1: Tập trung khai thác thông tin từ sinh viên về mức độ căng thẳng, nguyên nhân và cách ứng phó khi có căng thẳng thông qua

các câu hỏi mở. Mục đích là lựa chọn mẫu nghiên cứu kĩ năng ứng phó với

stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ. (những sinh viên không bị stress không thuộc nhóm khách thể khảo sát kĩ năng ứng phó với stress).

Phiếu trưng cu ý kiến s2: Phiếu này gồm 5 phần với những nội dung cần tìm hiểu sau đây: Phần 1: Nhận thức chung về kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP; Phần 2: Các kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP; Phần 3: Một số thông tin về đào tạo kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ; Phần 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP; Phần 5. Một số thông tin cá nhân.


* Bước 2 - Khảo sát thử

+ Mục đích nghiên cứu:

- Định lượng thời gian trả lời một bảng hỏi cũng như xác định thời gian phù hợp cho việc phát bảng hỏi;

- Tính độ tin cậy và giá trị của bảng hỏi;

- Chỉnh sửa và hoàn thiện công cụ đo.

+ Khách thể nghiên cứu: 102 SVSP của ĐHĐT.

+ Phương pháp nghiên cứu:

Điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn.

+ Cách thức xử lý thông tin thu được:

Dữ liệu thu được qua khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS for Windows 13.0. Đề tài sử dụng kĩ thuật phân tích độ tin cậy bằng phương pháp phân tích hệ số Alpha của Cronback và đo độ giá trị của thang đo trong bảng hỏi.

+ Nội dung nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp phân tích hệ số Alpha của Cronback nhằm tìm

hiểu mức độ ổn định của các biểu hiện trong từng KNƯP. Mỗi KN, có các biểu hiện khác nhau để khách thể lựa chọn. Hệ số Alpha được tính toán trên tương quan của từng biểu hiện với tổng của mỗi KN. Trên cơ sở hệ số Alpha tìm được, chúng tôi tiến hành điều chỉnh hoặc loại bỏ những biểu hiện trong từng KN được xem là có giá trị thấp.

Kết quả tính độ tin cậy Alpha của Cronback như sau:

* Nhóm kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ:

- KN nhận diện tác nhân gây stress trong học tập theo tín chỉ: Alpha = 0,953

- KN nhận diện biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ: Alpha = 0,911

* Nhóm kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ:


- KN huy động các nguồn thông tin, tài liệu về các phương án ứng phó: Alpha = 0,601

- KN phân tích các phương án ứng phó: Alpha = 0,941

- KN ra quyết định lựa chọn các phương án ứng phó: Alpha = 0,899

* Nhóm kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó nhằm giảm stress và giải quyết vấn đề:

- KN kiên định thực hiện các phương án ứng phó: Alpha = 0,866

- KN thực hiện các phương án ứng phó: Alpha = 0,940

- KN quản lý thời gian: Alpha = 0,917 b2. Giai đon điu tra chính thc Điều tra bằng bảng hỏi

* Điều tra bằng bảng hỏi:

+ Mục đích nghiên cứu: Khảo sát nhằm đánh giá thực trạng stress, mức độ hiểu biết và mức độ thực hiện kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP và các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng ứng phó đối với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP.

+ Phương pháp nghiên cứu:

Điều tra bằng bảng hỏi sinh viên.

+ Nội dung nghiên cứu:

- Sử dụng phiếu điều tra sinh viên với nội dung cụ thể sau khi điều tra sơ bộ thăm dò.

- Câu hỏi điều tra chính thức: Được xây dựng sau khi xử lý kết quả điều tra thử. Các câu hỏi này nhằm đánh giá thực trạng stress, kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ và các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng này. Cụ thể, nội dung bảng hỏi bao hàm hai vấn đề chính bên cạnh những vấn đề được cấu trúc trong 5 phần (Phụ lục 1.2): nhận thức của SV ĐHSP về kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ và mức độ các KNƯP với stress trong học tập theo tín chỉ.


+ Khách thể nghiên cứu:

- Nghiên cứu stress trên 525 SVSP đang theo học tại ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, ĐHĐT và KSP – ĐHCT (Phiếu trưng cầu ý kiến số 1). Sau khi thu phiếu, xử lý kết quả và cho thấy: 505 SVSP có biểu hiện “căng thẳng” và

“rất căng thẳng”. Kết quả học tập của SV phần lớn ở mức trung bình và

khá. Ở mức này, SV chưa thực sự có kĩ năng học theo tín chỉ. Đây là cơ sở để tiến hành điều tra về KNƯP với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP.

- Nghiên cứu kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ trên 505 SVSP trong mẫu 525 sau khi đã loại bỏ những SV không bị căng thẳng và ít căng thẳng. Sau khi điều tra, thu phiếu và kiểm tra, xử lý các phiếu điều tra, chúng tôi đã loại bỏ 02 phiếu không hợp lệ và giữ lại 503 phiếu hợp lệ để sử dụng cho xử lý kết quả khảo sát KNƯP với stress trong học tập theo tín chỉ cũng như những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu.

+ Nguyên tắc điều tra:

- Các khách thể tham gia điều tra trả lời độc lập, khách quan theo suy nghĩ của bản thân, không được trao đổi với người xung quanh;

- Bảng hỏi được xây dựng chủ yếu với những câu trả lời có sẵn, được đánh giá ở các mức độ như sau:

+ 5 mức độ theo mức độ giảm dần từ cao xuống thấp: 5-rất tán thành, 4- tương đối tán thành, 3-tán thành một phần, 2-không tán thành, 1-rất không tán thành khi điều tra mức độ hiểu biết về kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP và mức độ thực hiện các thao tác của kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP;

+ 5 mức độ theo mức độ giảm dần từ cao xuống thấp: 5-hiểu biết rất nhiều, 4-hiểu biết nhiều, 3-hiểu biết tương đối, 2-hiểu biết ít, 1-không hiểu biết khi điều tra mức độ hiểu biết về stress và về kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP;


+ 5 mức độ theo mức độ giảm dần từ cao xuống thấp: 5-rất cần thiết, 4- cần thiết, 3-không rõ, 2-ít cần thiết, 1-không cần thiết khi điều tra tự đánh giá của SV ĐHSP về mức độ cần thiết của kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ;

+ 5 mức độ theo mức độ giảm dần từ cao xuống thấp: 5-có kĩ năng tốt, 4- có kĩ năng khá, 3-có kĩ năng trung bình, 2-có kĩ năng yếu, 1-có kĩ năng kém khi điều tra tự đánh giá của SV ĐHSP về mức độ kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ;

+ 5 mức độ theo mức độ giảm dần từ cao xuống thấp: 5-ảnh hưởng rất

lớn, 4-ảnh hưởng lớn, 3-ảnh hưởng vừa phải, 2-ảnh hưởng ít, 1-không ảnh

hưởng khi điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP;

Bên cạnh đó, bảng hỏi còn được xây dựng với những câu hỏi về mục đích của từng nhóm kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ, về đào tạo kĩ năng này, về khí chất và sự tham gia hoạt động của SV,... (Phụ lục 1.2);

Khách thể tham gia điều tra chỉ việc lựa chọn phương án được cho là đúng với suy nghĩ của mình nhất hoặc trả lời theo định hướng của câu hỏi.

- Để

hạn chế

tính thiếu khách quan khi trả

lời, điều tra viên chỉ giải

thích khi khách thể có những thắc mắc cần giải thích.

2.2.4.2. Phương pháp phỏng vấn sâu

+ Mục đích phỏng vấn:

Nhằm tìm hiểu mức độ stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP; mức độ hiểu biết và mức độ thực hiện các kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP cùng các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng này.

+ Khách thể phỏng vấn:

SVSP, cố vấn học tập KSP-ĐHCT.

+ Nội dung phỏng vấn:

Sử dụng hệ thống các câu hỏi trong 4 nội dung phỏng vấn là:


- Nội dung 1: Đánh giá chung về KNƯP với stress trong học tập theo tín chỉ. (những tình huống gây stress nhiều nhất, mức độ hiểu biết về kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ).

- Nội dung 2: Nhóm kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ và các yếu tố ảnh hưởng.

- Nội dung 3: Nhóm kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ và các yếu tố ảnh hưởng.

- Nội dung 4: Nhóm kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó nhằm

giảm stress và giải quyết vấn đề trong học tập theo tín chỉ và các yếu tố ảnh hưởng.

+ Nguyên tắc phỏng vấn:

- Nếu khách thể không thể trả lời theo ý muốn chủ quan với đa số là các câu hỏi đóng trong bảng hỏi thì khách thể lại có thể trả lời khá tự do trong phỏng vấn. Trong phỏng vấn, chúng tôi đưa ra những câu hỏi mở để SV thoái mái trả lời theo nhận diện của cá nhân.

- Khi sử dụng phỏng vấn, điều cốt yếu là tạo được niềm tin và bầu

không khí thoải mái của khách thể phỏng vấn. Để có được những thông tin chính xác, chúng tôi không đặt những câu hỏi “có không” mà tạo cuộc phỏng vấn như là buổi trò chuyện cởi mở về cuộc sống, học tập cùng những nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Trong phỏng vấn, chúng tôi đưa ra những câu hỏi ở các dạng khác nhau để kiểm tra độ chính xác của các câu trả lời cũng như làm sáng tỏ thông tin cần tìm hiểu.

+ Cách tiến hành phỏng vấn:

- Tiến hành gặp gỡ, phỏng vấn trực tiếp SV đại diện tại trường ĐHCT.

- Nội dung các câu hỏi xoay quanh nội dung chính của đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng mức độ nhận diện và mức độ các KNƯP với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP.

- Ghi lại nội dung phỏng vấn.


2.2.4.3. Phương pháp quan sát

+ Mục đích quan sát:

- Quan sát trực tiếp quá trình ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP trên địa bàn nghiên cứu đã xác định.

- Kết quả quan sát sẽ bổ sung làm rõ thực trạng nghiên cứu và là cơ

sở cho các phương án thực nghiệm rèn luyện KNƯP với stress trong học

tập theo tín chỉ cho SV.

+ Khách thể nghiên cứu: 16 SVSP trường ĐHCT.

+ Tiêu chí quan sát:

Căn cứ vào cơ sở lý luận về các KNƯP ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ để xác định vấn đề cần quan sát (mức độ thực hiện các thao tác của KN).

+ Tiến hành quan sát:

- Xác định hoặc đưa ra tình huống và quan sát cách SV ứng phó.

- Ghi biên bản quan sát từng tình huống.

+ Ý nghĩa khoa học:

- Sử dụng phương pháp quan sát trong nghiên cứu thực trạng như là

bước nghiên cứu tiền thực nghiệm của đề tài.

- Kết quả thu được là những biên bản được ghi nhận chính xác, trung thực, khoa học, làm cơ sở tiến hành thực nghiệm tác động và bổ sung thông tin để đánh giá kết quả thực nghiệm.

2.2.4.4. Phương pháp làm bài tập tình huống

+ Mục đích: Kiểm định kết quả nghiên cứu từ phiếu điều tra viết về thực trạng kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP và kết quả nghiên cứu thực nghiệm.

+ Nội dung: Thiết kế 15 tình huống giả định về stress trong học tập theo tín chỉ để tìm hiểu rõ hơn về mức độ hiểu biết và mức độ thực hiện các thao


tác của kĩ năng thành phần thuộc KNƯP với stress trong học tập theo tín chỉ.

+ Cách tiến hành: Phát phiếu bài tập tình huống và yêu cầu SV ĐHSP xử lý các tình huống giả định để làm bộc lộ rõ mức độ hiểu biết và mức độ thực hiện các thao tác của kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ.

2.2.4.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

+ Mục đích: Tổng hợp và phân tích kết quả tích luỹ tín chỉ cùng một số sản phẩm liên quan của sinh viên nhằm làm rõ mối tương quan giữa kết quả học tập với mức độ stress để khẳng định mức độ cần thiết của KNƯP đối với SV.

+ Cách thức tiến hành:

- Thu thập tài liệu lưu trữ kết quả học tập của sinh viên từ Phòng giáo vụ hoặc Phòng Công tác sinh viên, từ các hoạt động học tập trong các giờ tín chỉ.

- Phân tích kết quả học tập và sản phẩm bài tập của sinh viên để đạt mục đích nghiên cứu.

2.2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu

Các phép toán thống kê được sử dụng chính là cơ sở cho việc tiến hành

xử lý số liệu nghiên cứu. Nhờ các phép toán đó mà có thể rút ra được những

kết luận khoa học, chuẩn xác, phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài. Ý nghĩa của đề tài được khẳng định nhờ các giá trị toán học thống kê đã được công nhận và phổ biến rộng rãi.

Xử lý số liệu thu được bằng chương trình SPSS for Windows 13.0.

+ Phương pháp phân tích thống kê mô tả:

Các chỉ số thống kê mô tả được sử dụng trong đề tài là:

- Điểm trung bình (Mean): được dùng để tính điểm đạt được của từng biểu hiện của các kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ, các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng này cùng các nội dung liên quan khác.

- Độ lệch chuẩn (Standarized Deviation): được dùng để mô tả mức độ

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 21/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí