Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp - 5


Dòng sông có thể coi là một trong những cổ mẫu của văn hoá nhân loại. Trong truyện Thiên văn, lẽ vô thường cũng thể hiện trong sự khôn lường của tự nhiên, hơn tất cả, dòng sông gợi sự chảy trôi mải miết dòng đời.

Trong Đưa sáo sang sông, dòng sông cũng là hình ảnh của dòng đời chảy trôi bất tận: “Bao nhiêu nước sông đã chảy, bao nhiêu người đã qua đây. Phải! Bao nhiêu nước sông đã chảy, bao nhiêu người đã qua đây!” [110; 425]. Với Nguyễn Huy Thiệp, sự chảy trôi vĩnh cửu của dòng đời đi liền với nỗi ám ảnh về sự nhỏ nhoi, hữu hạn của kiếp người, hơn thế nữa, nó còn là nỗi ám ảnh về sự hư ảo, phù du của tất cả, kể cả cái đẹp, cái xấu, cho đến những giá trị văn minh. Không gian dòng sông là nơi phát sinh nguồn sống, là nơi lưu giữ huyền thoại và sự giải thiêng huyền thoại. Không gian dòng sông vừa tượng trưng cho nguồn sống, nhưng cũng là nơi khỏa lấp và sự vùi chôn. Dòng sông huyền bí có thể nuốt chửng tất cả, nó có chở thuyền đi hay nhấn chìm. Vì thế, dòng sông trở thành đối tượng của sự thờ cúng, vừa do lòng tôn kính, vừa do sự sợ hãi. Nỗi sợ hãi nước đi đôi với niềm tôn kính ăn sâu vào tâm thức cộng đồng, tạo nên những vị thần sông mà con người hàng năm phải thờ cúng, thần Hà Bá. Có lẽ, vì lí do đó, mà không gian dòng sông cũng mang tính hai mặt: sự sống cái chết. Sự sống, là dòng sông đem lại phong túc, phì nhiêu mang lại tôm cá, nước mang lại sự sống cho những người dân chài nghèo tội nghiệp, bắt cá để sống: “tiếng gõ đuổi cá lanh canh trên mặt sông”, “tiếng sóng vỗ oàm oạp bên mạn thuyền”, cùng những con cá mòi màu trắng bàng bạc đầy trong lòng thuyền, mùi khói thơm nồng, mùi cá nướng thơm ngậy lan trong không khí ban mai trong sạch...

Không gian dòng sông với ý nghĩa bí ẩn thể hiện ở chỗ bến sông cũng là không gian chứa đựng những hiểm hoạ mà con người không ngờ tới. Ám ảnh về sông với nhân vật tôi trong Chảy đi sông ơi chính là Hà Bá, “đầu lâu người chết đuối”. Hay như, tình huống nhân vật tôi chết đuối “hụt”, cái chết


của chị Thắm, Chương bị đánh... cũng diễn ra ở chính bến sông. Trong truyện cổ tích Trương Chi xưa, sau khi chàng Trương Chi hát xong câu hát cuối “đã nhảy xuống sông tự trầm”.

Truyện Sang sông kể về một cuộc hành trình giác ngộ. Theo quan niệm của Phật giáo được xem như hành trình giác ngộ đối với mỗi người, giữa “hiện hữu và phi hiện hữu” [33; 829], ngay trên chuyến đò ấy, chú bé đút tay vào chiếc bình cổ rồi không sao rút ra được nữa. Trong Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương, những hồ nước, nhánh sông - nơi Khẩn trở lại nhiều lần luôn gợi không khí rờn rợn ma mị: “Nước đỏ rực lừ lừ chảy miết về nam với tinh thần không thể ngăn cản… ngó xuống, giật mình khi thấy những khuôn mặt mờ ảo nhưng hung hãn đang lao đi. Một cảm giác chờn chợn nổi dật và lan toả khắp cơ thể”. Bên cạnh đó, dòng sông còn là sức mạnh thanh tẩy khả năng cứu sinh, vẻ đẹp của thiên tính nữ. Dòng sông, với tính năng làm sạch, trở thành biểu trưng cho sức mạnh thanh tẩy. Theo truyền thuyết Ấn Độ, dòng sông trên cao chính là biểu tượng của nước thượng giới, nó tẩy uế tất cả, nó cũng là biểu tượng của sự giải thoát. Đọc tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp chúng ta thấy dòng sông còn mở ra một không gian kì thú. Nơi ấy, hoàn toàn khác xa với thế giới bên ngoài, đường đi tới đó, tựa hồ như đi vào thiên đàng và ở đó con người cũng cảm thấy tâm hồn được thanh sạch hơn: “Đò lướt đi trên suối êm như ru. Phong cảnh hữu tình. Mái chèo đong đưa rẽ sang hai bên những cây rong và cây lau nước. Vài con chuồn chuồn kim, chuồn chuồn ớt bay theo đâu vào cả sạp đò” [110; 252]. Đó là đường đi vào chùa Hương, bước vào thế giới linh thiêng như vậy, tất cả mọi người đều như giũ sạch bụi trần trên suối. Mọi người như “thoát tục, tự nhiên thấy cảm động, mới thấy mình sống ở đời thật nhiều bụi bặm”, cho nên “ai cũng chào nhau thật lễ độ” [110; 252].


Tóm lại, dưới ngòi bút tài năng của Nguyễn Huy Thiệp, những bức tranh miêu tả thiên nhiên dòng sông, đã thực hiện chức năng của chúng một cách xuất sắc, tạo không gian riêng trong tác phẩm. Không gian dòng sông, trước hết là những bức tranh độc lập. Những bức tranh đó tham gia vào quá trình khám phá, cắt nghĩa đời sống hiện thực. Vì vậy, trong quan hệ với thế giới nhân vật, dòng sông vừa là hình ảnh tả thực, vừa là ẩn dụ nghệ thuật, sự vĩnh hằng của dòng sông, giúp con người tìm được cái tự nhiên, nhân ái.

1.2.2. Không gian biển cả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Trong quan niệm văn hóa nhân loại, biển luôn là không gian tự do để con người bộc lộ những đam mê khao khát. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, không gian biển là biểu tượng của cái tuyệt đích mà con người tìm kiếm, ngưỡng vọng. Không gian biển xuất hiện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp với tần số không lớn, chỉ thấp thoáng trong Thương nhớ đồng quê, Con gái thuỷ thần, Trương Chi, Truyện tình kể trong đêm mưa. Trong đó Thương nhớ đồng quê, biển lặp lại 02 lần, Con gái thuỷ thần, biển lặp lại 22 lần, trong Trương Chi, biển chỉ nhắc 01 lần, và Truyện tình kể trong đêm mưa biển cũng chỉ nhắc lại 01 lần.

Không gian biển là sản phẩm sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống. Do đó, sự lặp lại không gian biển trong truyện, không phải là sự lặp lại giản đơn không gian địa lí. Các hướng nghĩa biểu trưng của biển trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp bắt nguồn từ chính những đặc điểm bản thể của biển, đó là các tính chất rộng, xa vời, thế giới mênh mông của nước thế giới của ánh sáng. Không gian biển trước hết là một không gian tự do để con người có thể sống trọn vẹn với toàn bộ những đam mê, khao khát. Trong Con gái thủy thần, tình yêu của Chương đối với Mẹ Cả, giấc mơ về biển, thực chất cũng là tình yêu đối với tự do. Khi chào mẹ để đi ra biển, lúc

Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp - 5


ấy nào tôi có biết rằng biển ở đâu? Mẹ tôi bảo: Thế con bỏ mẹ đi à? Bỏ các em đi à? Tôi không trả lời tôi vụt ra ngõ khi chạy” [110; 79]. Hình dung về biển đối với Chương luôn luôn là hình dung về một không gian phía trước, “những chân trời, chân trời và mặt biển rộng xa vời” [110; 88].

Tính quan niệm của tác giả trở nên sáng tỏ, khi đặt biển trong tương quan đối lập với biểu tượng không gian tù đọng của làng quê, không gian trong nhà mà Chương luôn muốn chạy trốn. Chương muốn thoát khỏi “Không khí u uất, tù đọng của làng quê” [110; 80], tất cả làm chàng “tê tái cảm giác chua xót”. Mọi người cuống cuồng rối rít để kiếm miếng ăn, “những định kiến tập tục thật nặng nề”, “tinh thần gia trưởng”, “những ngộ nhận giới tính về đạo đức” trở thành “thứ gông cùm vô hình” của làng quê.

Bên cạnh không gian biển còn tồn tại một số không gian: cánh đồng, bầu trời, ngôi nhà nhỏ với cửa sổ rộng, cánh rừng và bãi cỏ xanh…thể hiện không gian mơ ước của Chương: “Tôi không thích nhận việc trong nhà. Ở ngoài đồng không khí thoáng đãng hơn, trên đầu tôi là bầu trời tự do, tôi không vướng những mối liên hệ nào đấy đối với con người” [110; 80]. Có thể nói, không gian biển là một không gian xa vời, tượng trưng cho khát vọng kiếm tìm cuộc sống, khát vọng vượt thoát ra khỏi cái đời thường nhàm tẻ, cũ mòn. Đối lập với đại dương - một biến thể của biển trong Thiên văn cũng là “những bến quen ê chề”. Với Chương, hành trình tìm đến với biển thực chất chính là hành trình chạy trốn khỏi kiếp sống mòn mỏi, vô vọng đã đè nặng lên bao thế hệ những người dân quê hiền lành, lam lũ: “Tôi biết, nếu tôi dừng lại lúc này, thì tôi sẽ không bao giờ đi nữa. Tôi sẽ quay lại công việc của mười năm trước; tôi sẽ cứ thế cho đến rốt đời: sáng đi cày, chiều đào đá ong, tối lột giang đan mũ” [110; 79]. Chính nỗi sợ hãi cái tẻ nhàm, cũ mòn, nỗi sợ hãi những hệ luỵ nhỏ nhoi của đời sống khiến Chương không thể gắn bó đời mình với bất kể một người con gái nào, kể cả Phượng - cô con gái dịu dàng


của ông trùm xứ đạo: “Tôi không có quyền gắn sinh mạng mình với họ, bởi như thế, rốt cuộc tôi cũng lại sống như ông Nhiêu, Ông Hai Thìn hoặc những người dân hiền lành lam lũ ở quê hương tôi” [110; 86].

Như vậy, khao khát đi ra biển thực chất là khao khát sự thay đổi, khao khát dấn thân vào đời sống đầy bí ẩn để kiếm tìm cái tuyệt đích. Biển đối với Chương có sức mời gọi vô tận và là một không gian ánh sáng, đối lập với không gian tăm tối của làng quê. Đi tìm con gái thuỷ thần, Chương nhằm hướng mặt trời mọc mà đi. Hai lần gặp “tín sứ” của Mẹ Cả, Chương đều thấy tấm lưng trần loáng nước loang loáng dưới trăng hoặc được ánh sáng trắng bên ngoài chiếu vào, trông kinh dị nhưng đẹp lắm.

Có thể nói, không gian biển trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là một không gian xa xăm nhưng không phải là một không gian xa lạ gợi những lo sợ về những bất trắc tiềm ẩn mà là một vùng ánh sáng kì diệu, mời gọi con người đi tới. Hành trình đi tới biển cũng là hành trình tìm kiếm ý nghĩa của đời sống, hành trình ấy bắt đầu từ sự nhổ toẹt vào trật tự của đời sống tẻ nhàm.

1.2.3. Không gian rừng núi

Làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm, không chỉ là những biến cố lịch sử lớn, những sự kiện đời tư chồng chéo, mà còn là không gian phong cảnh thiên nhiên rừng núi làm nổi bật mối quan hệ giữa con người và cảnh vật. Khi khai thác không gian này, trung tâm chú ý của Nguyễn Huy Thiệp là cách ứng xử của con người trước thiên nhiên. Con người sống trong sự bao bọc của thiên nhiên và trái lại thiên nhiên được con người cảm thụ, trao đổi những nỗi niềm riêng tư, đôi khi là sự thức tỉnh thiên lương trước cái đẹp.

Theo Nguyễn Vy Khanh trong Nguyễn Huy Thiệp và những chuyện huyền kì núi sông, “Không gian rừng núi là nơi con người phát triển. Rừng muôn đời là thế vô tình vô cảm thản nhiên lạnh lùng tàn nhẫn. Tất cả đều đẩy


con người về nơi tận cùng ý thức cá nhân” [77; 381]. Trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, có 32 đoạn tác giả tả thiên nhiên làm nhiệm vụ thể hiện tâm trạng, nội tâm nhân vật. Số lượng các đoạn tả chủ yếu phân bố trong các truyện: Muối của rừng: 03 đoạn, Con gái thuỷ thần: 04 đoạn, Chảy đi sông ơi: 04 đoạn, ngoài ra còn xuất hiện lẻ tẻ trong các truyện ngắn khác. Riêng trong Những ngọn gió Hua Tát, không gian núi rừng bao phủ cả 10 truyện.

Một trong những truyện ngắn hay nhất của Nguyễn Huy Thiệp viết về không gian rừng núi là Muối của rừng, tác phẩm chính là bài ca trữ tình ca ngợi cho sức mạnh diệu kỳ của thiên lương. Tâm trạng ông Diểu, từ khi nảy ra ý định vào rừng săn thú cho đến khi cay đắng nhận ra rằng: “hóa ra ở đời trách nhiệm đè từng mỗi sinh vật quả thực nặng nề” và “buồn tê tái đến tận đáy lòng. Khiến ông “cay cay nơi sống mũi”, “thôi tao phóng sinh cho mày”. Đến cuối chặng đường, ông đã bắt gặp hoa tử huyền - loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp của không gian rừng núi. Nó là biểu tượng hướng tới cái đẹp, vượt lên trên thời gian, đồng thời nó là cái thanh cao trong cõi dung tục tầm thường. “Loài hoa tử huyền cứ ba chục năm mới nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ may mắn. Hoa này màu trắng, vị mặn, bé bằng đầu tăm, người ta vẫn gọi hoa này là muối của rừng…” [110; 67].

Đối với Nguyễn Huy Thiệp không gian núi rừng thường đem đến cho ông những cảm xúc về cái đẹp, nó gợi cảm và đem đến cho tâm hồn mỗi con người những giây phút thư thái bình yên. Không gian huyền bí của núi rừng luôn thu hút sự chú ý của con người bởi vẻ trầm tư, kín đáo nhưng không kém phần bí hiểm. Cho nên, không gian núi rừng nên thơ thường là phông nền và góp phần quyết định làm nên thành công của tác phẩm. Đây là không gian tuyệt đẹp của núi rừng trong quãng thời gian sau Tết Nguyên đán một tháng: “Cây cối đều nhú lộc non, rừng xanh ngắt và ẩm ướt. Thiên nhiên vừa trang trọng, vừa tình cảm” [110; 59]. Thiên nhiên mang một vẻ đẹp vừa kiêu sa lại


vừa gần gũi, vẻ đẹp ấy là vẻ đẹp của Tạo hóa, đất trời đã ban tặng. Vẻ đẹp ấy mang một chút tinh tế dịu dàng, không ồn ào, mà e ấp, một tiếng động mạnh cũng dễ dàng tan biến mất: “Chân giẫm lên lớp lá ải mục”, con người như đang bước trên tấm thảm nhung mịn. Không gian núi rừng còn đem đến một không khí nhẹ nhàng thanh lọc: “Thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì tuyệt thú” [110; 59].

Không gian rừng núi đó không phải lúc nào cũng tĩnh lặng, êm ả, mà chứa chất trong nó muôn vàn sự sống đang sinh sôi nảy nở: “Cành cây xòa trước mặt, tiếng chim hót những giọt nước mưa đọng lại trên cây, mùi lá mục ẩm ướt những con chim xanh, con chim đỏ, con chim vàng, những cánh mối ướt rụi, những con bọ nhảy, tiếng vượn kêu não nùng, bông hoa bé xíu” [110; 187], tất cả như đang cất lên bản nhạc làm say lòng người.

Nếu như không gian ban ngày thiên nhiên núi rừng trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp muôn màu muôn sắc, thì ban đêm, không gian núi rừng đó khoác trên mình một tấm áo choàng nhung màu đen tuyền, một vẻ đẹp kì bí: “Đêm trong rừng mênh mông và hư ảo lắm. Tiếng côn trùng rỉ rắc, mùi hương rừng nồng nàn” [110; 193]. Mùi hương ấy chính là tinh chất được chắt lọc từ hồn thiêng của núi rừng, có lẽ vào ban đêm con người mới cảm nhận hết sự tinh túy của nó. Không gian rừng núi không phải lúc nào cũng hiu quạnh, mà nó gắn bó mật thiết với con người: “Bản Hua Tát ở trong thung lũng hẹp và dài, ba bề bốn bên là núi cao bao bọc, cuối thung có hồ nước nhỏ, nước gần như không bao giờ cạn. Xung quanh hồ khi thu đến hoa cúc vàng nở đến nhức mắt [110; 196]. Bản Hua Tát tồn tại ở một nơi hẻo lánh được thiên nhiên che chở bao bọc. Ẩn sâu trong thung lũng nên thơ là hình ảnh hồ nước với những bông cúc dại màu vàng mọc viền xung quanh. Từ thung lũng Hua Tát đi ra bên ngoài có nhiều lối. Lối đi chính rải đá, vừa một con trâu. Hai bên lối này “đầy những cây mè loi, tre, vầu, bứa, và hàng trăm thứ cây dây leo


không biết tên gọi là gì. Thung lũng Hua Tát ít nắng. Ở đây quanh năm cứ lung bung một thứ sương mù bàng bạc nên nhìn người chỉ nhìn thấy những nét nhòa nhòa đại thể” [110; 196]. Không gian núi rừng Tây Bắc khá đặc biệt và khó có thể trộn lẫn với bất kì nơi khác. Tây Bắc là khung cảnh mênh mông bí ẩn và thơ mộng luôn được bao phủ một màn sương mù dày đặc. Sương mù ở vùng núi cao khác với sương mù ở vùng đồng bằng, nó dày đặc, lễnh loãng, mênh mông bí ẩn, không hoang tưởng, không làm hại ai, nó là khí núi tan ra rồi tụ lại. Ở đây, sương mù thiên nhiên cũng huyền bí vô cùng, người đi trong sương mù đang còn dày đặc đi chợ như đang đi trong mơ, cách một sải tay chẳng nhìn thấy gì. Vì vậy, không gian thiên nhiên rừng núi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không còn là không gian thiên nhiên thuần túy mà đã trở thành không gian cảm giác được phản ánh qua cái nhìn của người viết.

Như vậy, không gian núi rừng trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp lúc thì dịu dàng đằm thắm, lúc thì rực rỡ sống động tất cả đều được nhà văn miêu tả tinh tế. Trước một không gian rừng núi hoang sơ thánh thiện không có lí do gì khiến con người nghĩ tới những điều xấu xa đê tiện của cuộc sống hàng ngày. Dường như con người đã quên đi tất cả những buồn vui, những lo toan bộn bề. Không gian rừng núi mang vẻ đẹp và sức mạnh diệu kì, ở đó người ta tìm thấy những vẻ đẹp còn nguyên sơ huyền ảo mà không phải ở đâu cũng có thể thấy được.

1.2.4. Không gian thiên nhiên đồng quê

Bên cạnh vẻ đẹp của không gian núi rừng, vẻ đẹp của không làng quê cũng mang lại nguồn cảm hứng thơ cho Nguyễn Huy Thiệp. Thông thường, trong truyện ông thường diễn ra những lời kể và những đoạn hội thoại ngắn gọn, do đó đã tạo ra một không khí gấp gáp khẩn trương đôi khi còn rất căng thẳng. Để làm dịu đi phần nào cái không khí ấy, thỉnh thoảng tác giả xen vào những đoạn miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên: “cả bầu trời ngập trong tiếng sáo”

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/01/2023