Tự Sự Dòng Ý Thức Và Đồng Hiện Thời Gian


phải có lý do, ý nghĩa của nó. Vậy từ thực tại gần nhất (1988) quay trở lại quá khứ xa nhất (1774) có ý nghĩa gì? Ở đây, theo chúng tôi, Nguyễn Huy Thiệp nhằm mục đích tạo dựng nên một sự “hợp lý hóa” cho nội dung, những tình tiết trong truyện kể. Hẳn chúng ta còn nhớ cái “mô hình”, “cấu trúc” thời gian trong truyện cổ tích cùng với vai trò của nó. Bắt đầu một truyện cổ tích nào chúng ta cũng thường thấy có cái công thức về thời gian: “Ngày xửa ngày xưa”, “đã lâu lắm rồi”... Nói một cách ngắn gọn, cái “mô hình”, “cấu trúc” thời gian ấy, có tác dụng đưa người nghe (người đọc) vào thế giới của cổ tích, của những truyện thần kỳ, nơi mà bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, thế giới cách xa về thời gian, không gian, do đó nó “khác xa” đối với hiện tại (thế giới hiện thực của người đọc hoặc người nghe truyện cổ tích). Nhờ vậy, khiến cho người nghe (người đọc) không còn phải băn khoăn, thắc mắc về những điều kỳ bí, thần diệu trong truyện cổ tích khác xa với thế giới hiện thực đời thường.

Tương tự như thế, sự sai trật niên biểu - ngoái lại thời gian cách thực tại hơn 200 năm cũng có một ý đồ như vậy. Vì, trong nội dung truyện Phẩm tiết đề cập đến những nhân vật lịch sử như Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh… mà không theo chính sử. Mặt khác, trong truyện cũng có nhiều chi tiết mang màu sắc hoang đường, kỳ ảo, như sự ra đời và khả năng đặc biệt của Ngô Thị Vinh Hoa. Bởi vậy, sự sai trật niên biểu, độ lùi của thời gian hơn 200 năm đã giúp nhuốm màu huyền thoại, phủ lớp bụi mờ của thời gian lên câu chuyện, nhấn mạnh câu chuyện xảy ra trong dòng lịch sử xa xôi…Từ đó, giúp cho nội dung câu chuyện mà tác giả kể ra có sự “khác thường”, “bất thường” và độc giả cũng đỡ “băn khoăn”, vì nó đã thuyết phục độc giả bằng thời gian của huyền thoại và quá khứ xa xôi ấy.

Về vấn đề tốc độ: Như đã nói ở phần trên, thời gian trần thuật (thời gian truyện kể) trong truyện ngắn này của Nguyễn Huy Thiệp là khoảng hơn 200 năm, nhưng trong đó có khoảng 180 năm (tính từ cái chết của Ngô Thị


Vinh Hoa đến thời điểm kể chuyện thì tác giả lược đi. Ở đây, chúng ta chỉ quan tâm thời gian truyện kể về cuộc đời của Vinh Hoa (từ lúc sinh ra cho đến khi chết).

Thời gian cốt truyện kể về cuộc đời của Vinh Hoa trong khoảng trên dưới 28 năm (từ 1774 đến 1802) tương ứng với thời gian văn bản là 09 trang. Như vậy tức là trung bình 28: 09 = 3,1 trang / năm. Nhìn vào con số này, ta thấy, tốc độ truyện kể khá nhanh, khá gấp gáp. Nhất là, khi chúng ta lại đối chiếu cuộc đời của một “người đặc biệt” với nhiều biến cố thăng trầm, đầy rẫy những sự kiện và câu chuyện kể lại được tác giả kể lại một cách ngắn gọn, “gấp gáp” như vậy hẳn phải có lý do của nó. Đọc tác phẩm, chúng ta thấy từ đầu đến cuối tác giả chỉ “độc nhất” kể lại các sự kiện, các tình tiết mà không hề có sự miêu tả về thời gian, không gian, về tâm lý nhân vật. Việc miêu tả trong tác phẩm tự sự có hai loại: Thứ nhất, là miêu tả thuần túy, nó không hoặc ít liên quan, ảnh hưởng đến nội dung cốt truyện. Thứ hai, là miêu tả nằm trong ý đồ kể chuyện, có liên quan mật thiết đến diễn biến của cốt truyện. Nhưng dù thuộc loại miêu tả nào đi nữa, thì một khi trong truyện kể có miêu tả sẽ làm cho tốc độ (nhịp) truyện kể chậm lại, “lúc này, thời gian được trần thuật dừng lại bằng không” [88; 81]. Còn trong truyện ngắn này, không hề có miêu tả hẳn là phải có nguyên nhân và ý nghĩa của nó. Đó là việc kể chuyện gấp gáp, thuần túy sự kiện như vậy tạo cho người đọc cảm giác như nhà văn là nhà “biên niên sử”. Nó chỉ thuần túy ghi chép sự thực khách quan như nó vốn có trong lịch sử để tái hiện lại câu chuyện một cách chân thực nhất mà không hề có sự thêm bớt nào cả. Nhờ vậy, tính khách quan, tính biên niên sử được tạo ra từ lối kể chuyện đó của tác giả sẽ có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong việc thuyết phục độc giả về nội dung truyện kể mà tác giả đem đến cho người đọc.


Tần suất: Theo Nguyễn Thái Hoà: “Trong một truyện ta có thể thấy những sự kiện lặp lại hay không lặp lại, tức là chỉ kể có một lần. Từ đó ta có thể thấy các kiểu kể như sau: kể lại một lần điều xảy ra một lần; kể lại n lần điều xảy ra n lần; và kể lại một lần điều xảy ra n lần” [110; 117].

Trong Phẩm tiết có 3 lần vua Quang Trung gặp Vinh Hoa, nhưng mỗi lần mỗi lần lại khác nhau, tức (kể lại n lần điều xảy ra n lần):

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Lần 1: Nhà vua thấy Vinh Hoa, thốt nhiên rùng mình, hoa mắt, “đánh rơi cốc rượu quý cầm tay”.

Lần 2: Vua Quang Trung hỏi nhỏ: “Vận Tây Sơn được mấy đời?” Vinh Hoa bảo: “Sao không hỏi được bao nhiêu ngày”.

Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp - 8

Lần 3: Khi lâm chung, có Vinh Hoa đứng hầu bên giường, nhà vua “nhìn mãi Vinh Hoa mà không nhắm mắt”. Về điều này, chúng ta cũng có thể thấy trong Thằng ăn cắp của Nguyễn Công Hoan, tác giả kể lại 03 lần thằng ăn cắp bị đánh, nhưng mỗi lần mỗi khác. Hay ở truyện Đi thăm cha của Phan Thị Vàng Anh kể lại nhà văn nhiều lần đi viếng cha ở chùa Phật (tro hài cốt để ở chùa), nhưng những cảm xúc gợi lại ở những lần đó lại khác nhau.

Trên đây, chúng tôi ứng dụng lí thuyết thời gian trần thuật của G. Genette gồm ba yếu tố: trình tự thời gian, tốc độ tần suất để tiến hành khảo sát truyện ngắn Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp. Có thể nói, mang khát vọng nhận diện chân thực cái hôm nay, nhà văn luôn tìm cách tiếp cận quá khứ từ góc nhìn hiện tại (nhằm lí giải cuộc sống hiện tại).

Như vậy, trong chùm truyện nhại lịch sử, viết về quá khứ của Nguyễn Huy Thiệp thì việc kể về cái gì, viết về cái gì trở nên không còn quan trọng. Quan trọng hơn là kể như thế nào, nhất là những “chuyện” đã trôi xa thời hiện tại. Hình thức đảo thuật lúc này tỏ ra có ưu thế khi tác giả kết hợp thêm những điểm nhìn ở thời hiện tại phóng chiếu về quá khứ như ở Vàng lửa, Kiếm sắc. Mặt khác, việc tác giả sử dụng hình thức giễu nhại chương hồi kiểu


như: “Năm 1794, cách mạng thất bại Phăng trốn ra nước ngoài. Năm 1797, Phăng theo một tàu buôn đến Hội An… [110; 150]; “Năm Mậu Tí (1888), Chiểu đỗ tú tài” [110; 246]... đã thuyết phục người đọc ở tính “như thực” của các chi tiết trong truyện. Không những thế, bằng ngôn ngữ giọng điệu riêng nhiều phó từ, trạng từ chỉ quá khứ giọng tự nghiệm, giọng trung tính “biết tuốt”, người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã có một cách tiếp cận hợp lí với những câu chuyện của thời quá khứ.

Từ hiện tại kể trước những chuyện ở tương lai (dự thuật) cũng là hình thức kể chuyện thường gặp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nghĩa là kể trước, rào đón trước một biến cố, một nhân vật hoặc sự kiện xảy đến; nó báo hiệu những tiền định, những điều sẽ xảy ra sau này của câu chuyện. Theo Trần Đình Sử “kể những chuyện sẽ xảy ra còn được gọi là dự tự” [110; 82].

A. Têsêkhôp khi nói về nghệ thuật viết văn đã cho rằng: “Mở đầu câu chuyện nếu tác giả miêu tả khẩu súng treo ở trên tường thì kết thúc câu chuyện đó, khẩu súng ấy phải bắn”. Chẳng hạn Anna Karénine của L.Tolstoi gặp người yêu trên sân ga, sau này kết cục số phận trên đường ray; Kiều sau khi chơi mả Đạm Tiên về mộng thấy và cuộc đời cũng truân chuyên như đã dự báo trước. Lối đón trước thường được nhắc lại bạn đọc bằng những từ thông báo kiểu như: “chúng ta sẽ thấy”, “sau này chúng ta sẽ thấy”…nó đóng vai trò đan bện vào tâm trí bạn đọc.

Khảo sát 50 truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ta thấy một “tương lai” như thế thông qua hình thức dự thuật. Trong Tướng về hưu, lối dự thuật cũng được Nguyễn Huy Thiệp sử dụng thành công:

Lần 1: Người kể chuyện kể lại mang màu sắc chủ quan của mình với lời “rào” trước: “Tình cảm này, tôi xin nói trước, là sự bênh vực của tôi đối với cha mình” [110, 14].


Lần 2: Ông Cơ mời tướng Thuấn về Thanh Hoá chơi, tướng Thuấn đã nấn ná không đi, người kể chuyện đã dự báo: “Trước hôm đi, vợ tôi làm cơm. Cả nhà ngồi ăn có cả ông Cơ, cô Lài, cô Lài vui lắm. Vợ tôi bảo em đi chú ý đỡ ông khi tàu xe”, cha tôi bảo: “Hay thôi không đi” [110; 21]. Qủa nhiên, đến nửa trang tiếp người trần thuật viết: “Cha tôi về đến nhà thì sáu tiếng sau mẹ tôi mất” [110, 22].

Lần 3:Ông Bổng bảo: Thế là sướng “đòm” phát là xong!” [110; 25]. Dự báo sau này tướng Thuấn chết ở chiến trận mặc dù ông đã về hưu. Lúc này, người trần thuật viết: “Cụ ra trận địa, đòi lên chốt"…[110; 29].

Lần 4: Tướng Thuấn nhận được thư mời đi thăm đơn vị cũ, người trần thuật lại dự báo: “Cha tôi chào làng nước một lượt, ra cả ngoài mộ mẹ tôi. Bảo anh Thanh bắn ba phát súng lên trời. Buổi tối cha tôi gọi ông Cơ đến cho hai nghìn, bảo khắc một cái bia đá gửi về Thanh Hoá đánh dấu mộ vợ…Tôi cũng không ngờ những điều như thế lại là điềm báo chuyến này cha tôi ra đi không về” [110; 27-28]. Từ lần dự thuật đến lúc nhân vật “tôi” nhận được điện báo tử của ông Chưởng: “Thiếu tướng Nguyễn Thuấn, hy sinh khi làm nhiệm vụ hồi…giờ…ngày..” [110; 29] là khoảng thời gian trên dưới “vài” ngày. Cách kể dự thuật này càng nhấn mạnh thêm bi kịch của tướng Thuấn, là người đã trót được “phong thánh”.

Tương tự như vậy, trong truyện Con gái thuỷ thần chi tiết Chương tô xong bức tượng Chúa Giêsu, Chương đã không kìm được ý thích ngông cuồng là dùng con dao nhọn kí tên lên trán bức tượng Chúa, người trần thuật dự báo: “Về việc này, đến sau tôi phải trả một cái giá rất đắt, tôi không lường được” [110; 87].

Trong Giọt máu, giấc mơ là sự tiên báo trước. Thiều Hoa “mơ thấy lão Tân Dân về gọi thằng Hạnh”, rồi “đưa cho thằng Hạnh một thùng sắt tây”.


Quả nhiên, mấy hôm sau lão Tân Dân ra tù, trở về đốt cháy nhà Thiều Hoa và Gia Phong, khiến cho Thiều Hoa chết cháy còn Gia Phong thì bị bỏng nặng.

Trong Phẩm tiết, khi biết Vinh Hoa có khả năng đặc biệt trong đoán định tương lai, vua Quang Trung đã hỏi: “Vận Tây Sơn được mấy đời?” Vinh Hoa bảo:“Sao không hỏi được bao nhiêu ngày?” [110; 161]. Đây là “dự cảm”, cho việc nhà Tây Sơn đoản mệnh, sụp đổ và được thay thế bởi triều đại khác. Do vậy, trong truyện kể, muốn tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn thì tác giả phải có những tình tiết, diễn biến bất ngờ. Tuy nhiên, những điều bất ngờ đó không phải là sự thuần túy ngẫu nhiên, mà nó phải là kết quả của một quá trình diễn tiến theo mối quan hệ nhân quả, nghĩa là đã có sự “chuẩn bị” trước.

2.1.2. Tự sự dòng ý thức và đồng hiện thời gian

Một trong những hình thức mở rộng giới hạn thời gian của truyện kể là đồng hiện thời gian. Theo Đặng Anh Đào: “Trong dòng tâm tư, quá khứ hiện tại tương lai, xuất hiện cùng một lúc, không bị ngăn cách liên tục như một dòng chảy, đó là hiện tượng mà người ta gọi là thời gian đồng hiện” [26; 77]. Một trong những hình thức đồng hiện là đảo ngược thời gian, xen kẽ thời gian, với các cụm từ kiểu như: Từ đó; Thời ấy; Hồi đó; Giờ đây; Về sau; Cách đây không lâu; Nhiều hôm; Mấy năm sau; Chiều hôm ấy; Hồi xưa; Năm ấy; Bây giờ; Hồi hè; Một tối nọ; Bẵng đi một thời gian…Kéo theo sự trôi chảy của chuỗi ký ức và cả những mộng mị, hoảng loạn, câu chuyện liên tục bị đứt quãng, dịch chuyển. Những cụm từ chỉ thời gian này nằm ở phần đầu mỗi đoạn văn và bắt đầu cho mỗi sự kiện, nó tạo nên sự trùng điệp của kí ức. Nhờ cái vẻ vừa như xác định vừa như không xác định của những cụm từ chỉ thời gian, mà ta thấy được sự chập chờn của kí ức cũng như trạng thái nửa mơ nửa tỉnh của người kể.

Thời gian bị xáo trộn là kiểu thời gian đặc trưng của dạng truyện có độ nhoè của ảo giác, giấc mơ. Tổ chức thời gian đồng hiện theo kĩ thuật điện ảnh,


trong một chừng mực nhất định được xem là “chiến lược trần thuật” của tác giả nhằm soi chiếu cặn kẽ con người hiện đại với nhiều chiều kích. Nhờ hình thức đồng hiện này người kể truyện có thể nối kết những chuyện thuộc về quá khứ về những khoảng thời gian khác nhau, rút ngắn thời gian kể. Hình thức đồng hiện thời gian thường xuất hiện ở những truyện ngắn phân mảnh.

Chẳng hạn, trong Vàng lửa, đoạn hồi kí của người Bồ Đào Nha là những dòng hồi ức viết dang dở: “lửa nóng quá, trước mặt sau lưng trên trời dưới đất, đâu đâu cũng thấy lửa cháy rừng rực”. Do không tìm thêm được gì trong các tài liệu lịch sử, tác giả đã đưa ra ba đoạn kết cho độc giả tuỳ ý lựa chọn. Trong Chút thoáng Xuân Hương gồm ba truyện, hai truyện đầu thời gian trần thuật được đặt vào thời quá khứ nhưng lại tạo ra cảm giác như đang diễn ra đang trong thời điểm hiện tại khi mở đầu bắt mạch ngay vào hành động, suy nghĩ của nhân vật. Ở truyện thứ nhất: “Tổng Cóc nhìn ra cửa. Ông ngắm cái sân gạch Bát Tràng lâu ngày đã rỗ rạn [110; 272]; ở truyện thứ hai: “Ấm Huy đứng lẫn trong đám chiêu ấm đang tụ ngoài sân công đường. Chàng chán ngán chuyện khoe khoang nhà cửa, ngựa xe, áo quần của họ” [110; 276]; và ở truyện thứ ba: “Khi đạo diễn giao cho anh sắm vai Chiêu Hổ trong bộ phim viết về Hồ Xuân Hương, quả thực anh bối rối vô cùng” [110; 282].

Rõ ràng, ở truyện thứ ba, thời gian trần thuật ở thời điểm hiện tại, cùng thời gian sống với tác giả, với bạn đọc. Nguyễn Huy Thiệp đặt nhân vật Xuân Hương trong cái nhìn hôm nay, chúng ta có thể thấy Xuân Hương đang hiển hiện giữa đời thường, dung dị tự nhiên mang sức sống phồn thực và cả sự thông tuệ dân gian. Xuân Hương không chỉ của ngày xưa mà còn có mặt ở hiện tại như một hằng số giá trị: “Nàng Xuân Hương mặc áo xô gai đang nức nở khóc cho nỗi cô đơn mênh mông của cõi đời” [110; 282].

Từ điểm nhìn của chàng Chiêu Hổ giả, Xuân Hương không còn là hình ảnh khô cứng trong sách vở, cũng không chập chờn thoáng hiện như trong


tâm tư Tổng Cóc. Ta có một Xuân Hương không ngôn ngữ, không hình bóng mà chỉ thấy một Tổng Cóc bạo tàn biết sử dụng đồng tiền để ngủ cả với bà Quận chúa. Một Tổng Cóc nhưng lại “cóc” cần thiên hạ, “ông đóng sập cửa, đố thằng nào dám dây vào ông”, ông khinh “những kẻ không dám sống thực, không dám lặn sâu xuống đáy cuộc đời”. Thế nhưng, “chỉ một chén rượu Xuân Hương mang từ Kinh Bắc về, một nải chuối trứng cuốc, một mâm bánh trôi bốc nóng ngày tết Hàn thực đã làm Tổng Cóc sợ”. Nỗi sợ của bản lĩnh thăng bằng vững như bàn thạch” [99; 124]. Chuyển cái nhìn về hiện tại, chàng thi sĩ thời nay được đạo diễn giao cho đóng vai Chiêu Hổ, anh chán nản về kịch bản Xuân Hương và vai diễn. Tình cờ trên dòng sông anh gặp một thiếu phụ, chẳng liên quan gì đến bộ phim mình đang đóng, nhưng hình bóng Xuân Hương đích thực lại hiển hiện.

Như vậy, với điểm nhìn của người nghệ sĩ trẻ thời hiện tại, thời gian trần thuật đã làm cho hình tượng Xuân Hương bất tử. Phần lớn chuyện của một văn bản truyện là thuộc về quá khứ, được kể từ điểm nhìn phóng chiếu của người kể chuyện. Lúc này, người kể chuyện một mặt đem những nhận định, những đánh giá đã hình thành từ trước vào lời kể, mặt khác tiếp tục thể hiện thái độ tức thời đối với “chuyện”: “Anh thấy xót xa. Hình ảnh trong phim Xuân Hương nhợt nhạt, bị hiểu sai lệch nhố nhăng” [110; 282]. Do vậy, khiến truyện kể ít khi tuột hẳn về quá khứ, tách biệt hẳn với thời hiện tại. Những mảnh vỡ của đời sống được người kể chuyện ngẫu nhiên lắp ghép, khiến những chiều thời gian khác nhau có thể cùng tồn tại.

Nhìn chung, trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp tự sự dòng ý thức và đồng hiện thời gian, biểu hiện ở hình thái đơn giản nhất là sự lặp lại của những kí ức đời thường của nhân vật. Đặng Anh Đào nhận xét: “Những nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp đều bị ám ảnh bởi những giấc mơ ban ngày” [77; 391]. Có khi chỉ là những công việc thường ngày giống như nhân vật Chương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/01/2023