Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp - 2


công trình đã phân tích “những lời đoán trước”, “những giấc mộng”, tức những yếu tố liên quan đến thời gian.

3. Đặng Thị Hạnh, (1987), Tiểu thuyết Huy-gô, Nxb ĐH&THCN. Ngoài công trình này, bà còn rất nhiều bài nghiên cứu trên Tạp chí Nghiên cứu văn học viết về Thâm Tâm, Xuân Diệu… trong đó đề cập nhiều đến vấn đề thời gian ẩn.

4. Trần Đình Sử, (1987), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Tác phẩm Mới. Trong cuốn chuyên luận này có 2 chương về: Không gian nghệ thuật; Thời gian nghệ thuật, tác giả trình bày từ lí luận đến thực tiễn sáng tác của các nhà văn lớn trên thế giới và trong nước, chủ yếu là thơ Tố Hữu.

5. Phùng Văn Tửu, (1990), Tiểu thuyết Pháp hiện đại, Những tìm tòi đổi mới, Nxb KHXH và Mũi Cà Mau. Cuốn sách được chia là 4 chương. Trong chương 4 với tiêu đề: Người kể chuyện và các điểm nhìn, trong đó có phần Di chuyển điểm nhìn trên trục thời gian nói về sự xáo trộn không gian và thời gian trên cùng một sự kiện mà có nhiều điểm nhìn, cách kể lại vào những thời điểm khác nhau.

6. Trần Đăng Suyền, (1991), Thời gian và không gian trong thế giới nghệ thuật của Nam Cao, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 05. Trong bài viết này, tác giả nhận định: “Cảm quan về thời gian và không gian gắn liền với cảm quan về con người và cuộc đời, với mơ ước và lí tưởng của nhà văn” [85; 243].

7. Nguyễn Xuân Kính, (1992), Thi pháp ca dao, Nxb KHHXH. Trong công trình này, tác giả nghiên cứu về thời gian trong ca dao và cho rằng thời gian trong ca dao là thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng

8. A. JA Guervich, (1996), Các phạm trù văn hoá trung cổ (Người dịch: Hoàng Ngọc Hiến), Nxb GD. Trong mục Những biểu tượng không gian


– thời gian thời Trung cổ, tác giả cho rằng: “Thời gian và không gian là những thông số quyết định sự tồn tại của thế giới” [34; 30].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

9. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 (khảo sát trên những nét lớn), LA. PTSKH Ngữ văn, ĐH Sư phạm Hà Nội. Nhà nghiên cứu cho rằng: “Văn xuôi sau 1975, không gian nghệ thuật phổ biến là không gian sinh hoạt đời thường, không gian mang tính chất cá nhân riêng tư” [15; 136].

10.Bùi Văn Tiếng (1997), Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Nxb Văn hóa. Ở công trình này, tác giả nghiên cứu thời gian và không gian trong những tiểu thuyết tiêu biểu của Vũ Trọng Phụng.

Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp - 2

11.Trần Đình Sử, (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb GD. Trong cuốn sách này tác giả đã dành 2 chương IV và V để nói về thời gian không gian nghệ thuật.

12.Nguyễn Thái Hòa, (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb GD. Mục đích của công trình nhằm “miêu tả những khái niệm cơ sở của Thi pháp học thể loại truyện ở góc nhìn ngôn ngữ học” [40; 03].

13.Đặng Anh Đào, (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia, H. Trong mục VIII của cuốn sách, tác giả cho rằng: “Thời gian là một vấn đề lưu ý đặc biệt trong nghệ thuật kể chuyện…Riêng đối với lý luận phương Tây, sự quan tâm đặc biệt lại nghiêng hẳn về trục thời gian hơn không gian” [26; 85].

14.Đào Duy Hiệp, (2008), Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, Nxb GD. Trong công trình này, tác giả đã vận dụng một số lí thuyết phê bình hiện đại để tiếp cận sáng tác văn học từ các cấp độ thời gian. Tác giả đã ứng dụng lí thuyết vào phân tích một số sáng tác của Cervantes, Maupassant, Proust…


15. Nguyễn Mạnh Quỳnh (2008), Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nhìn từ lí thuyết thời gian tự sự của G. Genette, Luận án Tiến sỹ Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội. Trong công trình này, tác giả đã xác định được mô hình thời gian tự sự trong từng loại tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng theo lí thuyết của Genette.

16.Phạm Hồng Lan, (2009), Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết hiện thực 1930-1945, Luận án Luận án Tiến sỹ Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết hiện thực.

17.Trần Văn Toàn, (2010), Tả thực với hoạt động hiện đại hoá văn xuôi hư cấu (fiction) giao thời, (khảo sát trên chất liệu văn học công khai), Luận án Tiến sỹ Ngữ văn ĐHSP Hà Nội. Trong công trình này, ở chương 2, tác giả đã đưa ra mô hình không – thời gian trong văn xuôi hư cấu giao thời và vấn đề tả thực.

Nhận xét: Các nhà nghiên cứu trên đều đã đề cập tới những luận điểm quan trọng như: Khái niệm không gian; thời gian; thời gian trần thuật; nhịp điệu thời gian...Tất cả những nhận định của họ rất xác đáng, đặc biệt khá thống nhất khi đưa ra mô hình không - thời gian đối với từng giai đoạn văn học. Từ kết quả nghiên cứu thật đáng quí ở các công trình trên, chúng tôi có thể tìm được các gợi ý cần thiết để đi sâu nghiên cứu một cách tương đối toàn diện hơn vấn đề không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.


2.2. Tình hình nghiên cứu không - thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp


Xung quanh hiện tượng văn chương Nguyễn Huy Thiệp có rất nhiều ý kiến gây tranh cãi bởi nhiều khuynh hướng khác nhau vì nhà văn này quá phức tạp. Tuy vậy, Nguyễn Huy Thiệp vẫn cứ viết, và mỗi tác phẩm của ông ra đời lại là một sự kiện tranh luận. Nhà văn trong nước, ngoài nước, soi chiếu tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp dưới nhiều góc độ, có truyện đánh giá đồng qui, có truyện khen chê tách biệt. Sau đây chúng tôi xin đề cập đến một số cách tiếp cận và đánh giá truyện ngắn của ông:

Thứ nhất, ở cách tiếp cận và đánh giá sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp từ góc độ mĩ học, xã hội học:

Một số người đã qui chụp thẳng thắn cho những sáng tạo văn chương nghệ thuật của ông “chẳng qua là lối viết quá cũ có người đã từng dùng cách đây vài trăm năm, nay phục chế lại. Đây là kiểu tái hiện văn học hiện thực những năm 30-40 của thế kỉ trước” [77; 8].

Đỗ Văn Khang cho rằng: Văn của Nguyễn Huy Thiệp “lạnh lùng hằn học quá”, nhà văn đã cố tình xuyên tạc lịch sử: “Một Quang Trung lẫm liệt anh minh đánh tan 20 vạn quân Thanh như trở bàn tay, dưới ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp trở thành anh vua hèn. Một Nguyễn Du văn chương như in như tạc vào cuộc đời, bỗng chốc hóa thành đứa con hoang của cô gái đồng trinh bị tên đàn ông khốn nạn là nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp” [77; 415]. Đồng thời, khi lí giải về “sự sa sút văn chương Nguyễn Huy Thiệp”, tác giả còn chỉ trích: “Văn Nguyễn Huy Thiệp ngày càng mất bản chất nhân văn…càng thô lỗ tục tằn…và ngày càng rơi vào thói vô chính phủ về lịch sử” [77; 411].

Cùng chiều với luồng suy nghĩ của Đỗ Văn Khang, trong bài Cái tâm và cái tài của người viết, Mai Ngữ cho rằng: “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ta thấy có cả tâm lí chán chường, sự chối bỏ không thương tiếc mọi quá khứ, và tâm lí phá phách hạ bệ thần tượng” [77; 421]. Bên cạnh đó theo nhận định Nguyễn Vy Khanh: “chuyện anh hùng Đề Thám trong truyện Nguyễn


Huy Thiệp cũng là người nhu nhược…Đề Thám cũng sùi bọt như người thường; một anh bán bánh đa mật ở chợ Kế” [77; 387].

Thứ hai, cách tiếp cận phong cách học:

Tiêu biểu cho lối tiếp cận này có lẽ là nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh với lối tiếp cận chân dung – phong cách, nhằm khám phá tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Nhà nghiên cứu khẳng định và chứng minh một cách khá thuyết phục: “Thiệp là người không có ý định che giấu cái tôi của mình. Một cái tôi lưỡng phân: một mặt coi đời là vô nghĩa, là trò đùa một mặt là cái tôi nghiêm chỉnh đi tìm khuôn mẫu của con người đích thực” [77; 460]. Còn Lê Minh Hà đã khắc hoạ chân dung Nguyễn Huy Thiệp như sau: “Gương mặt ông nhàu. Tôi biết rằng có thể ông không nhất thiết trải qua toàn bộ những cảnh đời mà nhân vật của ông đã trải” [77; 488].

Ngoài ra, khuynh hướng tiếp cận và đánh giá sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp như là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, họ đã tìm thấy trong đấy những “giọt vàng ròng”, tiêu biểu là Đỗ Đức Hiểu cho rằng: Nguyễn Huy Thiệp đã “tái tạo truyện ngắn ở Việt Nam vào những năm cuối thế kỉ XX và nâng nó lên một tầm cao mới”. Tác giả đã thấy “mối liên hệ giữa chuyện truyện ngắn như: không gian truyện là mơ hồ, thời gian truyện không xác định, nhân vật truyện không có cá tính” [77; 474].

Sean Tamis Rose, trong bài Trái tim Thiệp, cho rằng: “Với Nguyễn Huy Thiệp cần phải luôn luôn dè chừng: đó là nhà văn thực sự, ông ta biết cách đánh lừa ngôn ngữ” [77; 498].

Hoàng Ngọc Hiến, “người tiên cảm trước con đường đầy sóng gió của Nguyễn Huy Thiệp”, trong lần tranh luận trực tiếp với Đỗ Văn Khang đã phân tích mối quan hệ giữa Quang Trung, Gia Long với Vinh Hoa, để chứng minh rằng không phải Nguyễn Huy Thiệp “bôi nhọ lịch sử” [77; 539].


Các ý kiến tranh cãi dù còn đối lập, vẫn cho thấy một điểm chung: “Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng hiếm, độc đáo. Và hạt nhân sáng tác của anh vẫn không đi ra ngoài vấn đề con người” [77; 564].

Tuy vậy, những nghiên cứu về không gian, thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn rất ít, dưới đây chúng tôi xin tóm tắt cả những ý kiến trực tiếp cũng như gián tiếp bàn về vấn đề này:

1. Hoàng Ngọc Hiến trong bài Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió đã đề cập gián tiếp đến không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Huyền thoại phố phường. Tác giả cho rằng: “Cảnh Hạnh mò cống tìm nhẫn thật là thảm...y xắn tay áo rồi đưa tay mò dọc theo cái rãnh đầy bùn, lõng bõng nước chảy, thậm chí có cả cục phân người” [77; 11].

2. Nguyễn Thị Hương trong bài viết: Lời thoại trong truyện ngắn Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp đã cho rằng không gian trong gia đình “Tướng về hưu” là “một tấn trò đời” thu nhỏ. Đủ các mọi hạng người, tướng lĩnh, kĩ sư, bác sĩ, người làm công, cô gái lỡ làng, thằng tù…Đủ các sự kiện tang ma, cưới hỏi” [77; 11]. Chừng ấy con người trong không gian một gia đình tồn tại những sự “chân thật đến lạnh buốt”.

3. Đào Duy Hiệp trong bài: Đọc Chút thoáng Xuân Hương đã chú ý đến không gian - thời gian: “Không gian dòng sông con thuyền tượng trưng cho số phận người phụ nữ giữa sóng nước cuộc đời” [77; 83]. Từ điểm nhìn của nhân vật Tổng Cóc đã cho thấy người kể chuyện đứng ở ngôi thứ ba không xưng tôi, mà người đọc như thấy lại chính Tổng Cóc đang kể những suy nghĩ, do đó đã mất đi vai trò “người kể chuyện biết tuốt” [77; 81].

Ngoài những bài phê bình trên, Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn được đề cập thấp thoáng trong các công trình nghiên cứu ở từng phương diện cụ thể. Chẳng hạn, luận văn thạc sĩ của Lê Thị Phượng (2004), Một số phương diện đặc sắc trong nghệ thuật kết


cấu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp; Luận văn của Nguyễn Hoàng Diệu Thủy (2005), Nguyễn Huy Thiệp từ ý thức tự vấn đến cách tân nghệ thuật quan trọng; hoặc luận văn của tác giả Nguyễn Thành Nam (2006) với đề tài Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

Theo Phạm Xuân Nguyên trong cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, Nxb Hội nhà văn, 2001, tác giả đã sưu tầm 54 bài phê bình viết về tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp. Ngoài ra, còn rất nhiều khoá luận tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học trực tiếp lấy tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp làm đề tài nghiên cứu. Qua khảo sát, từ năm 2001 đến năm 2009, ĐHSP Hà Nội đã có 13 luận văn cao học nghiên cứu về tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp. Vì vậy, trong chừng mực một luận văn cao học chúng tôi khó có thể tổng thuật tỉ mỉ được. Sau đây, chúng tôi xin nhận xét sơ bộ về việc nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nói chung và không gian, thời gian trong truyện ngắn của ông nói riêng:

Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp dành được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu với nhiều mũi tiếp cận khác nhau. Mỗi cách tiếp cận đã khám phá những chiều sâu khác nhau trong thế giới nghệ thuật và khơi dậy những vẻ đẹp trong nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn của nhà văn. Riêng về vấn đề không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi thấy nổi lên hai vấn đề chính:

Một là, dù đã được chú ý, song vấn đề không gian, thời gian nghệ thuật vẫn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống. Những ý kiến phân tích của một số tác giả chỉ tập trung ở một vài khía cạnh riêng biệt, chứ chưa bao quát toàn bộ truyện ngắn của nhà văn.

Hai là, việc khám phá vấn đề không gian chưa thấy những biểu hiện đa dạng, và vấn đề thời gian chủ yếu được nghiên cứu từ cấp độ thời gian câu


chuyện (thời gian được trần thuật) mà chưa chú ý đến thời gian trần thuật, cũng như mối quan hệ không – thời gian nghệ thuật trong tác phẩm.

Qua khảo sát những bài cứu về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và những công trình có liên quan đến vấn đề không gian và thời gian nghệ thuật, chúng tôi rút ra kết luận, về mặt đề tài, chưa có một công trình cứu nào trùng lặp với đề tài luận án đang tiến hành.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung triển khai các khía cạnh thuộc phạm trù thi pháp học như: không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, mối liên hệ không – thời gian. Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn gồm những tập truyện ngắn sau:

1. Nguyễn Huy Thiệp, (2000), Thương cả cho đời bạc, Nxb Văn hóa Thông tin.

2. Nguyễn Huy Thiệp (2003), Tập truyện ngắn, Nxb Văn học.

3. Nguyễn Huy Thiệp, (2005), Tập truyện ngắn, Nxb Hội nhà văn.

4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình triển khai đề tài, tác giả luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

1. Phương pháp thống kê khảo sát

2. Phương pháp hệ thống

3. Phương pháp phân tích, tổng hợp

4. Phương pháp so sánh

5. Đóng góp của luận văn

Dự kiến luận văn có những đóng góp sau:

Là công trình nghiên cứu đầu tiên và hệ thống về Không gian thời gian và nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Kết quả nghiên cứu mở

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 29/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí