Không Gian Tâm Tưởng Tâm Linh, Vô Thức


[110; 123], chúng là những quãng lặng tạo nên một không gian nhẹ nhõm trong lành êm dịu trong lòng độc giả: “Ngôi nhà nhỏ ở trên đồi. Ngôi nhà đơn độc, lẻ loi. Mưa xuân giăng giăng trùm lên ngôi nhà. Mưa xuân trùm lên hai cây nhội gai lá đỏ” [110; 328]. Trong Không khóc ở Califfoocnia chúng ta thấy tiếng gọi quê hương chính là cội nguồn sức mạnh ẩn trong mỗi con người. Nỗi niềm nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng mỗi con người có khi ở ngay vẻ đẹp mộc mạc: “mùi đất ải nồng nàn và mùi rơm rạ ẩm ướt” rồi “hít thở rất sâu không khí ở trên cánh đồng”. Tất cả không gian đó đều thanh sạch nhẹ nhàng mà quyến rũ, Nguyễn Huy Thiệp đã truyền được niềm đam mê của mình cho độc giả và đem tới họ cảm giác yên bình.

Đến đây, chúng tôi có thể nhận thấy rằng quan niệm về không gian làng quê của Nguyễn Huy Thiệp cũng phần nào giống với Thạch Lam. Thạch Lam tâm niệm rằng không gian làng quê “đó là một nơi mát mẻ và sung sướng để thường về nghỉ sau làm việc”. Không gian đó là nơi con người dừng chân, neo đậu, có thể tạm nghỉ trước khi bước tiếp những chặng đường. Đôi lúc Thạch Lam đã thốt lên: “Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ở ngoài kia đều ngừng lại trên bực cửa” (Dưới bóng hoàng lan). Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, không gian làng quê bao giờ cũng tĩnh lặng: “Khi tỉnh dậy thấy bàng hoàng vì sự tĩnh lặng tuyệt vời của căn nhà vắng” [110; 300]. Qủa là không gian tĩnh lặng vô cùng, nhưng ta vẫn thấy bóng dáng của con người còn vấn vương đâu đó trong nhà: “Dưới nhà ngang, mấy thúng gạo trắng xếp chồng lên nhau bên cối giã gạo. Chiếc diều vứt lăn lóc…trong bếp có đĩa khoai luộc với dăm quả cà”, trên nhà: “Bức tranh vẽ ba ông Phúc Lộc, Thọ…Ngoài sân có mấy con gà mổ thóc. Tĩnh lặng. Không một tiếng động [110; 300]. Không gian nông thôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp khi thì mang một vẻ trầm lắng, khi thì mang một vẻ đẹp thật sống động: “Đất trên mặt ruộng ẩm ướt. Những con


châu chấu nhỏ xíu nhảy lách tách” [110; 168]. Đôi lúc, không gian còn được cảm nhận trong không khí nhòe mờ hiu quạnh: “Đến giữa trưa thì đồng vắng lắm. Nhìn ra chỉ có bốn người nhà tôi giữa đồng mẹ tôi ngồi bên vệ cỏ nhể gai ở chân” [110; 158].

Hầu hết, những đoạn miêu tả thiên nhiên nơi thôn quê được diễn ra dưới dạng hồi tưởng của nhân vật. Có lẽ trong cuộc sống hiện đại ồn ã nơi đô thị, Nguyễn Huy Thiệp muốn tìm đến bầu không khí trong lành êm ả ở nông thôn. Không gian đồng quê trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn luôn có một dáng vẻ dịu dàng đằm thắm, quyến rũ con người bằng sự chân tình, chân thật và có tác dụng thanh lọc tâm hồn. Không gian đó, bao giờ cũng có sự cộng hưởng của nhiều phong cảnh làng quê. Nguyễn Huy Thiệp có hai lối cảm thụ thiên nhiên, đó là, cảm thụ bằng tâm hồn và cảm thụ bằng tâm linh khiến ta cảm động đến đáy sâu tâm hồn vừa chân thực vừa thanh khiết.

1.3. Không gian tâm trạng

Bên cạnh không gian bối cảnh xã hội, không gian thiên nhiên, Nguyễn Huy Thiệp còn tái hiện một không gian khác, đấy chính là không gian tâm trạng. Không gian này diễn ra bên trong đời sống tinh thần của nhân vật, nó tồn tại trong những kí ức, trong những giấc mơ hồi tưởng và trở nên ám ảnh đối với nhân vật. Ở đây, chúng tôi khảo sát trên hai bình diện chính: không gian tâm tưởng tâm linh, vô thức không gian huyền thoại thực - ảo.

1.3.1. Không gian tâm tưởng tâm linh, vô thức

Giai đoạn 1945-1975, do sự qui định của hoàn cảnh lịch sử, văn học dồn trọng tâm cho nhiệm vụ tuyên truyền lí tưởng, cổ vũ chiến đấu. Hiện thực được lựa chọn thường là hiện thực trong xu thế phát triển lớn lao – một hiện thực tuyệt đối hợp lí. Nhà văn Nguyễn Minh Châu nhận xét: “hiện thực của văn học có khi không phải là cái hiện thực đang tồn tại mà là cái hiện thực mọi người đang mơ ước” [17; 21]. Sau 1975, quan niệm hiệm thực của một số

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.


nhà văn đã có sự thay đổi. Những truyện “giả cổ tích”, “giả lịch sử”, “giả Liêu trai” của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Phạm Hải Vân...là sự khẳng định mối quan hệ tự do giữa nhà văn với hiện thực. “Bên cạnh hiện thực “kiểm chứng” được xuất hiện hiện thực của ảo giác, của tâm linh, hiện thực được tạo ra bằng trí tưởng tượng của người viết trong “cuộc chơi” với người đọc [60; 248]. Do có sự thay đổi quan niệm về hiện thực như vậy, các nhà văn sau 1975 chú ý tập trung khai thác không gian với những bí ẩn con người trong thế giới tự nhiên. Không gian hiện diện trong một thế giới phức tạp hơn, thế giới của tâm tưởng tâm linh và vô thức. Đi sâu vào bản thể con người, không gian vật lí đã quá chật chội trước khát vọng khám phá của con người. Trong nhiều tác phẩm của Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái…không gian nghệ thuật không có sự tách biệt hay phân đoạn, không gian quá khứ, hiện tại đồng hiện vào nhau. Ở đó, không gian nghệ thuật là những không gian ảo của những ám ảnh vô thức không gian giả tưởng về một đời sống trong thực tại.

Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp - 6

Bên cạnh đó, qua quan niệm về cái ngẫu nhiên trong cuộc đời, các nhà văn có xu hướng muốn đối thoại với quan niệm một thời về thế giới, về con người. Thế giới được nhìn nhận dưới sự chuyển hóa của những mặt đối lập: họa - phúc, ngẫu nhiên - tất nhiên, may - rủi. Cuộc sống cũng vì thế được soi chiếu đa diện, sâu sắc hơn và gắn với không gian trong tâm tưởng tâm linh vô thức. Thế giới ấy, nếu như trước đây ít được đề cập hoặc gán cho nó cái mác duy tâm thì nay đang được nhìn nhận một cách nghiêm túc, và chín chắn. Con người hiện đại đã phải thừa nhận nó như một phần không thể tách rời của cuộc sống. Thế giới tâm linh được biểu hiện trước hết qua niềm tin vào sự tồn tại thế giới siêu nhiên bên trên con người: “Hình như có một đấng chí tôn nào đó cầm tay dắt tôi đi qua hết cái khổ cái nhục vô cùng của những đời người, những kiếp người” (Tính chất kỳ lạ của con người, Nguyễn Minh Châu). Nhà


văn có lí khi cho rằng: “Tôi tin chắc ở lực lượng siêu việt ở bên trên tôi kia, đang chuyển vần rầm rộ kia, thấu hiểu tất cả, phân minh lắm, rạch ròi, chắc chắn bảo dưỡng tính thiện trong tâm linh con người, có khả năng an ủi, âu yếm đến từng số phận” [110; 175].

Mặt khác, thế giới tâm linh còn được thể hiện qua những biến động tinh tế diễn ra trong tâm hồn - không gian tâm trạng. Trong không gian tâm trạng ấy, xuất hiện con người tâm linh với những dằn vặt, đổ vỡ. Đó là sự dằn vặt tâm hồn vì sự xa rời chuẩn mực đạo đức, ăn năn vì những lỗi lầm trong quá khứ: Nạn dịch, Muối của rừng, Chiếc tù và bị bỏ quên, Hoa đại trắng của Đức Ban, Tiếng rừng của Hiền Phương...

Linh cảm sợ hãi của người mẹ trong Thương nhớ đồng quê của Nguyễn Huy Thiệp chính là một phần biểu hiện của con người tâm linh: “Khoảng gần trưa, thấy ở đường Năm có đám đông kêu la khóc lóc đang chạy. Mẹ tôi tự dưng ngã chúi xuống ruộng, thất thanh gọi tôi…Tôi và chị Ngữ sợ hãi, tưởng mẹ tôi trúng gió. Mẹ tôi mặt tái đi, tay giơ tới trước mặt như sờ nắn ai. Mẹ tôi gọi: “Nhâm ơi Nhâm! Sao em Minh con máu me đầy người thế này?” [110; 181]. Có thể nói, trong không gian nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp, cái tâm linh vô thức vẫy gọi cái huyền ảo và từ trong cái huyền ảo, phần tâm linh vô thức trở nên sáng rõ. Vì thế, một thế giới thẳm sâu thầm kín khuất lấp bấy lâu nay bỗng sống dậy khi con người muốn truy nguyên bản thể mình.

Khảm nhân vật trong truyện ngắn Không có vua, bị ám ảnh bởi câu chuyện của Khiêm, Khảm bảo: “Em mơ thấy đi giết lợn, giết mãi không chết, con lợn cứ nhe răng cười, thế là bị đuổi đi dọn cả một bể cứt. Bể cứt xây xi măng, kích thước 10 x 6 x 1,5 mét, dung tích 90 khối” [110; 54]. Ở không gian đó, những chiều kích vượt ra ngoài ý thức, hiện tại trở thành đáng ngờ, còn quá khứ và tương lai giống như là ảo ảnh. Nó phản ánh một hiện thực nhức nhối, hồi vọng về những việc mà con người đã làm như là một sự trả giá.


PGS.TS Bích Thu cho rằng: “Trong văn học Việt Nam đương đại, số phận con người với những gấp khúc trong đường đời trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà văn. Nhưng điều đáng nói ở đây là con người được đặt trong mối quan hệ giữa cá nhân và nhân loại, có sự kết hợp, hoà quyện giữa con người tự nhiên và con người tâm linh” [108; 03]. Lí giải điều này có thể do văn chương Nguyễn Huy Thiệp là sự chuyển giao tâm thức giữa hai thời đại: Thời đại anh hùng và thời đại của cá nhân. “Cái bi” tồn tại như một sự thật tất yếu nó không chỉ vọng vào văn học, mà tác giả còn được quyền nói lên. Chính nỗi sợ hãi trong tâm thức cộng đồng đã chuyển vào văn chương Nguyễn Huy Thiệp, đó là nỗi cô đơn, sự lạc loài. Cuộc sống sau chiến tranh trở về với quĩ đạo bình thường. Thế giới tồn tại nhiều điều phi lí: “cái đúng lại đúng một cách khốn nạn”; “bất giác tôi thoáng rùng mình”, hoặc “thót tim vì sợ hãi”. Cảm giác ấy, được thể hiện rất rõ trong Những bài học nông thôn: “Tôi đi một mình trên con đường lạ vào thôn. Bóng tối chập choạng. Không gian tràn ngập một thứ tình cảm dịu dàng mà bí ẩn. Cây lòa xòa ven đường. Tôi không xác định được thời gian sống hiện tại của mình. Trong tôi không hề có hình ảnh nào của thành phố tôi hằng sống, thậm chí tôi quên hết khuôn mặt thân yêu của bố mẹ tôi” [110; 124]. Bên cạnh đó, nó còn là hồi ức về không gian làng quê, nơi đã diễn ra cái chết của thầy giáo Triệu với biết bao kỉ niệm ám ảnh về cái chết sự sống và cả về lẽ vô thường.

Trên từng cấp độ cụ thể, sự phân mảng không gian tâm tưởng tâm linh vô thức của tác giả, đôi lúc đã mất đi ngay cả ranh giới vốn tương đối của nó và thực sự hoà nhập với nhau tạo nên hiệu quả nghệ thuật. Vì vậy, cùng một lúc, tôn giáo, chính trị, đạo đức, giá trị cộng đồng và giá trị cá nhân cất lên tiếng nói bình quyền. Theo đó, bằng việc khám phá không gian tâm tưởng tâm linh vô thức, nhà văn đã hướng tới triết lý nhân sinh. Niềm tin vào các lực lượng siêu phàm nhắc nhở rằng con người rất bé nhỏ, sự ngạo mạn của nó là


sai lầm lớn nhất. Bên cạnh đó, khả năng “điềm báo”, “linh cảm” lại củng cố niềm tin vào sức mạnh bí ẩn của con người. Niềm tin tâm linh là niềm tin thiêng liêng, đẹp đẽ, và cũng là một nhu cầu tự nhiên của con người. Bằng niềm tin ấy, con người sẽ biết run sợ khi làm điều ác bởi có luật nhân - quả.

1.3.2. Không gian huyền thoại thực - ảo

Khảo sát về không gian huyền thoại thực - ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi rút ra một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, những đề tài về cái kì ảo, kì lạ, thậm chí rùng rợn đã xuất hiện ngay trong những truyện ngắn đầu tay của ông.

Thứ hai, bên cạnh không gian tả thực, Nguyễn Huy Thiệp đã mang lại cho người đọc những câu chuyện kì ảo, hấp dẫn. Tuy nhiên, vẫn ám ảnh người đọc bởi những nội dung khác của xã hội. Hầu hết, những không gian huyền thoại thực - ảo không sử dụng nhiều cảnh trí rùng rợn để kiến tạo nên cái kì ảo; mà ngược lại đôi khi rất nên thơ, trong trẻo. Điều này, đã tạo nên sức mạnh khủng khiếp đe doạ con người.

Thứ ba, “nỗi cô đơn và sợ hãi sự cô đơn” của con người thường ám ảnh trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, chính điều đó là ngọn nguồn để tạo nên không gian huyền thoại thực - ảo trong sáng tác của ông.

Roger Caillois trong Giữa trung tâm của cái kì ảo cho rằng: “Mọi cái kì ảo đều là sự cắt đứt với trật tự đã được thừa nhận, là cái đột nhập của cái không thể chấp nhận vào trong lòng tính hợp pháp không thể phân huỷ của cái thường nhật” [100; 36]. Có thể thấy, sương mù huyền thoại bao phủ hầu hết những trang sách Nguyễn Huy Thiệp, không chỉ bao phủ dày đặc trong hai loại truyện “giả huyền thoại” và “giả cổ tích” mà còn bập bềnh trong những truyện viết về lịch sử.

Không gian thực - ảo không phải là cái gì hư vô bên ngoài con người mà nó được bắt nguồn từ chính thế giới tưởng tượng, tinh thần, thế giới nội


tâm bí ẩn. Thế nhưng, sự thể hiện không gian huyền thoại thực ảo trong văn học mỗi thời kỳ lại không giống nhau. Nó bị chi phối bởi bầu tâm lý xã hội đương thời. Do vậy, yếu tố thực - ảo cũng bắt nguồn từ những tiền đề xã hội nhất định. Yếu tố thực - ảo gắn chặt với tâm lý lo sợ của con người về những gì không lý giải được, hoặc không được phép lý giải. Trong thời cổ đại, yếu tố ảo chỉ là sự huyễn tưởng thế giới thực tại mà con người hiểu theo trí tưởng tượng ngây thơ chất phác nguyên thủy, M. Arnaudop cho rằng: “Giai đoạn đầu tiên và thứ nhất của tưởng tượng phải kể là tưởng tượng hoang đường” (Tâm lý học sáng tạo văn học). Nhưng đến thời hiện đại, con người cảm nhận trong thế giới tự nhiên vẫn còn ẩn chứa nhiều bí mật mà chưa thể lý giải được, do đó, dẫn tới một nghịch lí: “cái biết của con người càng lớn lên bao nhiêu thì cái chưa biết của nó cũng lớn lên bấy nhiêu” (Chu Quang Tiềm, Tâm lý văn nghệ mỹ học hiện đại). Và như vậy, một trong những mục đích của việc sử dụng yếu tố thực - ảo chính là để “thoả mãn cái lý tưởng đạo đức đang mâu thuẫn với một môi trường xã hội nhất định” (Chu Quang Tiềm).

Có thể nói, không gian huyền thoại thực - ảo đã mang lại cho người đọc một cái nhìn mới mẻ đa diện nhiều chiều từ hiện thực. Nhà văn bằng nhãn quan của mình đã đem cái nhìn lạ hóa mong khám phá thực tại. Cái nhìn ấy, đôi khi, vượt qua lí tính chối bỏ những qui phạm chật trội. Tìm đến không gian huyền thoại thực ảo đã giúp nhà văn tự do phát triển những năng lực tưởng tượng của mình. Một câu chuyện không đáng tin những nhân vật bị nghi ngờ đương nhiên phải tồn tại trong những không gian đặc biệt nửa thực, nửa hư. Do đó, không gian huyền thoại thực ảo không chịu chi phối bởi những qui luật lôgic thông thường, nó góp phần “phi huyễn hoặc các thánh thần” [15; 137], kéo họ lại gần cõi người, và đặt mọi giá trị vào hệ qui chiếu nhân bản như: Đường Tăng, Trương Quốc Dũng; Yêu Pháp, Triệu Huấn; Cuộc đời đức Phật, Hồ Anh Thái; Sự tích ngày đẹp trời, Hoà Vang…


Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, ta thấy không gian huyền thoại thực - ảo rất đời và rất tục. Ở nhiều truyện không gian mở ra kết thúc không có hậu, cái thiêng liêng lại trở thành cái phàm tục. Hơn nữa, các yếu tố hư cấu và phi hư cấu, hoang tưởng, kỳ ảo và các yếu tố thực được trộn lẫn, phát tán càng tạo cảm giác nghi hoặc cực kỳ khó chịu. Những chi tiết nhuốm màu huyền hoặc như: “Khi chém đầu, máu phun ra không đỏ mà trắng như nhựa cây, một lúc sau thì bết lại” [110; 157], hay thân phận của Vinh Hoa được báo trước: “Khi đẻ Vinh Hoa, trên nóc nhà bỗng có đám mây ngũ sắc bay đến, toả ra ánh sáng rực rỡ, khắp nơi hương thơm ngào ngạt. Trên cổ Vinh Hoa có tràng hoa cuốn cổ, xoè lòng bàn tay thấy có viên ngọc ở trong, trên khắc hai chữ thiên mệnh” [110; 158] gần như trở thành một điểm tựa tâm linh. Liệu có một câu hỏi chính xác về “sự thật” của lịch sử, và cái mà chúng ta vẫn coi là “sự thật” sẽ dừng lại ở điểm nào trên nấc thang nhận thức của con người? Truyện ngắn Trương Chi, giống như một giai thoại hiện đại, nhưng Trương Chi ở đây khác với Trương Chi trong truyện cổ. Trương Chi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp được khắc họa trong một không gian đầy lạnh lùng, cộc cằn, kiêu bạc: “Đứng ở mũi thuyền, chàng trật quần đái vọt xuống dòng sông. Phía xa kia là chân trời rực hồng ráng đỏ. Nhà chàng ở phía ấy” [110; 308]. Bịa ra một câu chuyện mới, Nguyễn Huy Thiệp lược bỏ hoàn toàn lớp sương huyền ảo, thay vào đó là một không gian thực trần trụi đến nghiệt ngã chua xót: “Đêm xuống. Bóng tối mù mịt. Trương Chi rùng mình vì sự vắng lặng xung quanh. Không ai đáp lại chàng. Sự vắng lặng kinh hoàng. Chỉ có tiếng giun dế, tiếng ễnh ương, tiếng chó sủa. Trương Chi úp mặt vào hai lòng bàn tay chai sạn. Chàng khóc!”[110; 308]. Đây tiếng khóc cho nỗi cô đơn của kiếp người. Mượn hình thức “giả cổ” kiểu Tây Du Ký, Hòa Vang đã cố công nhận thức lại chính Con Người, bản chất Người qua cuộc tuyển “thiên sứ”. Những kết luận gây choáng váng được nhà văn đưa ra hết sức quyết liệt: “Nhạt nhẽo là thuộc tính thứ nhất của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/01/2023