Truyện Ngắn “Mưa Nhã Nam” (Nguyễn Huy Thiệp) ‌


của Đề Thám đi tầu đến ga Đồng Đăng để ra nước ngoài “học tập, trau dồi mọi kiến thức quân sự cũng như chính trị ngò hầu sau này trở về làm một người lính tiền phong trong đoàn quân giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của thực dân" [71, tr.7]. Rò ràng, những kết quả của đổi mới, cộng với hoàn cảnh sống (ở hải ngoại) đã tác động không nhỏ đến Hoàng Khởi Phong: tư tưởng và phong cách thể hiện của ông mới mẻ hơn so với các tiền bối1.

Tóm lại, tiểu thuyết của Nguyên Hồng và Hoàng Khởi Phong đều là những tiếng nói tích cực đóng góp vào xu hướng diễn ngôn chung của tập thể nhằm ca ngợi, khẳng định người anh hùng lịch sử - thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám. Qua mỗi trang viết, các nhà văn không chỉ thể hiện tâm huyết, suy ngẫm riêng mà còn gửi gắm những tình cảm trân quý đối với người anh hùng dân tộc này. Tuy nhiên, quan niệm của cả hai tác giả về nhân vật lịch sử vẫn là nhất phiến, nhân vật Đề Thám vẫn chỉ có phần tốt đẹp; vì lẽ đó hai tác phẩm đều thiên về tụng ca mà chưa có sự đối chất lại lịch sử, hoặc nhìn nhân vật lịch sử đa diện như Nguyễn Huy Thiệp.

3.3.2. Truyện ngắn “Mưa Nhã Nam” (Nguyễn Huy Thiệp)

Nguyễn Huy Thiệp là một trường hợp tiêu biểu cho sự biến đổi của người viết trong làn gió Đổi mới của văn học nghệ thuật. Dấu hiệu đổi mới không chỉ trong kỹ thuật viết mà còn ở cả quan niệm nghệ thuật và sự bùng nổ cá tính. Điều khác biệt lớn nhất giữa Nguyễn Huy Thiệp với các nhà văn cùng viết về đề tài lịch sử ở chỗ: truyện ngắn của ông không còn là một văn bản "văn xuôi nghệ thuật" tái hiện lịch sử mà nó đang thực hiện chức năng "triết học lịch sử" [89, tr.208]. Theo các tác giả Nguyễn Mai Xuân - Trương Hồng Quang, "chính cái nhìn trực giác


1 Còn có thể quan sát thấy nét khác ở Hoàng Khởi Phong qua cách ông miêu tả thiên nhiên. Với tư duy của một nhà tiểu thuyết hiện đại chịu nhiều ảnh hưởng của tiểu thuyết phương Tây, ông đã dùng ngòi bút phóng khoáng để miêu tả những cảnh trí thiên nhiên hùng vĩ của một vùng đất nước. Đó là những bức tranh sau những trận đánh lớn, mà chỉ lúc sau trận đánh con người mới nhìn thấy cái đẹp của thiên nhiên như trong tranh, của cảnh vật nay hết vô tri, vô cảm mà rất yên bình, rất tình và nên thơ: “Giải Phan nhìn ánh nắng chiều trải đều trên những bãi cát ven sông, những cánh cò trắng phau chấp chới bay trên bờ sông vắng, những con sáo khoang nhảy nhót trên những luống đất mới cày vỡ. Thỉnh thoảng một thôn làng phía xa xa, với những ngọn đa cổ thụ đầu làng, những nương ngô, khoai, sắn, đỗ cứ tuần tự lướt qua mạn thuyền” [66, tr.300]. Ông sử dụng những cách ví von đặc biệt khác lạ: "Cũng như ông Đề và ông Sự đã phải bỏ làng mà đi, chỉ vì không sống nổi trong một cái làng ao tù nước đọng. Còn người ta thì chôn chân trong một chỗ hệt như những cái cây. Một loại cây không có được cả một cái thân, trườn bò trên mặt đất như những giây khoai lang. Cũng có thể là một loại hoa mầu phụ như lạc, đỗ được trồng xen giữa hai mùa lúa. Cai Tuất là một cái cây như vậy..." [71, tr.114].


xuyên thấu cơ cấu "bình thường" của thực tại (…), chứ không phải những "hiện tượng tiêu cực" của nó" là căn nguyên cho nhu cầu thức tỉnh bên trong của ý thức, nhu cầu phải lay động quá khứ (…). Sự chiêm nghiệm đến giới hạn tột cùng này của thực tại là cơ sở cho cách đặt vấn đề mang ý nghĩa triết học lịch sử trong tác phẩm nghệ thuật" [63, tr.208-209]. Nói cách khác, Nguyễn Huy Thiệp không có nhu cầu tái hiện lịch sử, lại càng không huyền thoại hóa quá khứ, với ông - lịch sử chỉ như chất liệu, chỉ "như những giả định" [57, tr.96], từ đó ông nâng lịch sử thành một vấn đề triết học và thường để ở dạng ẩn dụ. Giải mã được những ẩn dụ này, người đọc sẽ chạm đến vô vàn vấn đề của cuộc sống đương thời đang hiển hiện. Vì lẽ đó, diễn ngôn của Nguyễn Huy Thiệp không đơn giản một chiều và dễ tiếp nhận mà luôn đa nghĩa, phức hợp và thể hiện tư thế sẵn sàng đối thoại với các văn bản, lôi kéo được nhiều chủ thể diễn ngôn khác tham gia luận giải và cùng sáng tạo với nhà văn. Để tạo nên những diễn ngôn “gây hấn”, như chúng tôi đã đề cập ở Phụ lục 4 [xin xem tr.167), nhà văn đã bóp méo lịch sử một cách rất có ý thức, mối quan hệ giữa hiện thực lịch sử và hư cấu trong truyện ngắn của ông được phức tạp hóa tối đa. Yếu tố thực ảo, cùng một dạng trung gian nửa ảo nửa thực luôn đan xen, và chuyển hóa đột ngột. Truyện ngắn Mưa Nhã Nam là một minh chứng cho điều đó.

Chọn bối cảnh lịch sử là cuộc khởi nghĩa Yên Thế do thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, nhà văn đã đưa ra một số sự kiện, tên người, tên địa danh thực. Đó là thời kì người Pháp giảng hòa với Đề Thám, trong không gian núi rừng Yên Thế, tại đồn Phồn Xương, Đề Thám nhận lời mời của ông Môren - thống sứ Bắc Kì - đến Bắc Giang dự một buổi tiếp tân. Ông Đề cẩn trọng hỏi ý kiến các thủ hạ của mình là Cả Dinh, Cả Trọng, Cả Huỳnh và bà Ba Cẩn. Nhà văn còn "trích dẫn" rằng: "Theo sách sử ghi chép thì... ", rồi để cho "Đề Thám kể chuyện bắt sống chủ bút tờ báo L'Avenir du Ton Kin, chuyện trung tá Péroz đến đồn Phồn Xương thương lượng để kí khế ước ngừng chiến", và "người ta kể rằng sáng sớm hôm sau ông cầm đầu một toán quân đánh đồn binh Pháp ở Kép" [89, tr.297-311],... Các thông tin về cuộc khởi nghĩa Yên Thế như tên của các thủ lĩnh (Đề Nắm, Hoàng Hoa Thám), các căn cứ kháng chiến (Nhã Nam, Phồn Xương, Hố Chuối, Bắc Giang, Yên Thế )… cùng với cách nói mượn sách sử, mượn lời nhân vật như trên khiến cho truyện, thoạt đọc, giống như một câu chuyện lịch sử, nhưng kì thực, đó là cách Nguyễn Huy Thiệp tạo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.


dựng một sân khấu cho nhân vật trình hiện theo kịch bản của mình. Đây là phương pháp mượn sử làm bối cảnh để thể hiện những quan niệm cá nhân. Không chỉ trong Mưa Nhã Nam mà trong các truyện ngắn lịch sử khác như Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết, Nguyễn Thị Lộ,... Nguyễn Huy Thiệp cũng sử dụng phương pháp này. Cách viết của Nguyễn Huy Thiệp có phần tương đồng với quan điểm viết của Alexandre Dumas, nhà tiểu thuyết lịch sử người Pháp: “Lịch sử đối với tôi là gì? Nó chỉ là một cái đinh để tôi treo các bức họa của tôi mà thôi” [57, tr.22].

Hoàng Hoa Thám, hiện thực lịch sử và những phiên bản văn chương - 16

Trên cái "đinh" lịch sử, chân dung Đề Thám của Nguyễn Huy Thiệp "nửa thực nửa ảo", vừa có nét quen vừa có sự khác lạ so với những phiên bản Đề Thám trước đó. Nhân vật không được khắc họa ở những phương diện cụ thể như: tiểu sử, ngoại hình, con người, phẩm chất, sự nghiệp hay cái chết,... Nhà văn cũng không trực tiếp miêu tả hay kể chuyện về Đề Thám mà ông mượn lời nhiều người, ở nhiều thời khác nhau để nói chuyện về/với nhân vật.

Cái nhìn của những người cùng thời với Đề Thám, đồng thời là người kể chuyện của quá khứ, như ông Đồ Hoạt, ông Lũy hay các quan chức và sĩ quan Pháp có phần thiện chí. Trong mắt họ, Đề Thám "là một nhà thơ đáng kể nhất!" - dù ông Đề không biết chữ. Họ khen lối giành sự công bằng của Đề Thám khi so sánh: "tôi giành công bằng theo lối trâu bò gà vịt chứ không phải theo lối con người"[89, tr.301] (ý của ông Lũy tự hạ mình để khen Đề Thám). Những người phía bên kia chiến tuyến còn nể phục "Đề Thám khác người là ở thần thái, ở tinh thần tự chủ cao, nhãn quan bao quát rộng" [89, tr.313]. Có thể nói, hình ảnh Đề Thám qua cái nhìn của người kể chuyện quá khứ vẫn quen thuộc như tâm thức dân gian và mọi người bấy lâu.

Nhưng người kể chuyện thời hiện tại "tôi" với cái nhìn mới lại cho rằng: Đề Thám không đơn thuần là người anh hùng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa mà là một con người lưỡng diện1, thậm chí là đa diện trong cuộc sống đời thường: “Tôi không


1 Một kiểu nhân vật không đơn giản một chiều mà luôn đan xen giữa trắng và đen, thật và giả. Đây là kiểu nhân vật phổ biến trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Ông Bổng trong Tướng về hưu lỗ mãng, táo tợn là vậy mà bật khóc vì được gọi là người: “Thế là chị thương em nhất. Cả làng cả họ gọi em là đồ chó. Vợ em gọi em là đồ đểu. Thằng Tuân gọi em là đồ khốn nạn. Chỉ có chị gọi em là người”. Lão Kiền trong Không có vua đốn mạt đến chứng nào khi rình xem con dâu tắm, nhưng khi lão đánh bài ngửa: “Tao chẳng cần. Đàn ông chẳng nên xấu hổ vì con b…” thì ta hoàn toàn có thể thông cảm và thấy lão đáng thương hơn đáng ghét. Nhân vật Bường trong Những người thợ xẻ điêu


chắc ông Hoàng Hoa Thám, tức Đề Thám, tức Hùm xám Yên Thế trong lịch sử có giống ông Đề Thám mà tôi kể không? Còn ông Đề Thám như tôi biết (tôi biết rò ông ta): Ông ta là một anh hùng, cũng là một người nhu nhược” [89, tr.297]. Chính từ khoảng cách gần gũi, thân mật và"biết rõ" như thế nên "tôi" - người kể chuyện ngôi thứ nhất này - đã thuyết phục độc giả tạm quên đi hình ảnh thủ lĩnh Đề Thám oai hùng trong sử sách mà tin vào câu chuyện anh ta kể.

Ông Đề trong câu chuyện của "tôi" có suy nghĩ: "Đề Thám nghĩ gì đấy về tuổi ấu thơ đắng cay tủi nhục", "nghĩ về cái mà ta vẫn gọi là "trường tranh đấu", "sự sống hoặc cái chết" [89, tr.299-302], có phân tích, chất vấn nội tâm: "thế lố bịch hơn hay hèn nhát hơn?" [89, tr.300], có lời nói, thái độ, hành động thể hiện bản lĩnh của người anh hùng: "Đề Thám kể chuyện bắt sống chủ bút tờ báo L'Avenir du Ton Kin", rồi còn khoe: "Giáo hay câu liêm, thì tôi có thừa", "Đề Thám trông thấy đám quan chức người Việt đứng tụm lại thật hèn hạ", Đề Thám ''cầm đầu một toán quân đánh đồn binh Pháp ở Kép, tất cả binh sĩ trong đồn đều bị giết sạch" [89, tr.300- 307],.... Nhưng Đề Thám cũng có những sở thích, hành động của một người rất bình thường: thích nhắm rượu với món lòng phèo lợn ăn với mắm tôm chanh và rau húng, thích lang thang cưỡi ngựa trong rừng một mình, thích đội "chiếc khăn xếp trứ danh thửa mãi tận phố Hàng Lọng Hà Nội", ông Đề lại giao du với ông Lũy "nổi tiếng về tài ăn trộm trâu bò của bọn hào lí trong vùng" [89, tr.309], lời nói của Đề Thám cũng rất "bỗ bã" cộc lốc: "Có nên đi không?" (hỏi thủ hạ), "thế còn bà?" (hỏi bà Ba) [89, tr.297], "thằng già ấy lẩm cẩm lẫn lộn, khôn như cáo..." [89, tr.310] (nhận xét về nghị Trường),… Đề Thám cũng ngồi lê la buôn chuyện cái ăn cái mặc, chuyện dựng vợ gả chồng, chuyện thơ phú văn chương, chuyện trộm cắp vặt vãnh,…mà chẳng có chuyện gì liên quan đến việc đánh giặc. Hơn thế, ông còn hành động như một kẻ nhu nhược: "Ông bỗng òa khóc. Ông òa khóc cho mình, cho người, cho tất cả những hữu hạn của chính mình, của mỗi người. Đề Thám sụt sùi

trá, thủ đoạn đúng như lời mai mỉa dân gian “kéo cưa lừa xẻ”, hắn hiếp dâm con gái lão Thuyết, bị Ngọc phát hiện lại trơ trẽn mở mồm triết luận: “Mày chẳng hiểu gì. Ai lại đi tính tuổi bướm bao giờ”. Vậy mà có lúc chính hắn lại nói những câu đầy nhân tính: “Bà chị không coi chúng em là súc vật! Chúng em phận hèn của cải chẳng có. Chúng em mắc nợ nghĩa tình thì khốn nạn lắm”.

Theo Hồ Tấn Nguyên Minh (2011) http://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van- hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/quan-niem-ve-con-nguoi-trong-truyen-ngan-nguyen-huy-thiep.


như một người thường: một anh bán bánh đa mật ở chợ Kế, một viên công chức quèn. Ông khóc như một người nhu nhược nhất đời, như chưa bao giờ là một anh hùng, một người khởi nghĩa" [89, tr.311].

Không chỉ bỗ bã, nhu nhược, Đề Thám trong câu chuyện của "tôi" còn được khai thác ở khía cạnh đời tư trần tục. Nhất là trong mối quan hệ với cô gái tên Xoan

- người đã đính hôn với con trai ông đồ Hoạt. Tác giả đã hư cấu hoàn toàn tình tiết một cô gái trẻ, đã có hôn ước với anh Hoạt khoèo tay và đang chạy trốn khỏi đám cưới được sắp đặt, xuất hiện bên cạnh người anh hùng trong bối cảnh thời gian (đêm), không gian (rừng, mưa) khá "nhạy cảm":

"Xoan nói:

- Em van ông... ông hãy cho em đi theo. Đi đâu cũng được.

- Cô phải về đi, - Đề Thám nói. - Cô phải chọn Hoạt.

- Không... - Xoan nức nở" [89, tr.309]

Giữa Xoan và Đề Thám đã có chuyện gì khi Đề Thám đón Xoan lên con ngựa ô rồi thúc con ngựa vào rừng? Nhà văn không để "tôi" kể rò mà chỉ miêu tả "đêm trong rừng mênh mông và hư ảo lắm. Tiếng côn trùng rỉ rắc. Mùi hương rừng nồng nàn....". Tác giả còn đặc tả cơn mưa tháng Tư "như roi quất, tàn bạo, hung hãn", "... mưa như thác nước trên cao đổ xuống ào ào". "Đề Thám gầm lên một tiếng như lời chửi rủa, cũng gần như lời than thở..." [89, tr.309]. Đến đây, tình tiết bị bỏ lửng, để người đọc tự do hình dung về câu chuyện Đề Thám và Xoan theo cách riêng.

Trước đây, các nhà văn đã chú ý khai thác mối quan hệ nam nữ của Đề Thám để khắc họa nhân vật, nhưng hầu hết các tác giả miêu tả mối tình cô Ba Cẩn

- Đề Thám (Ngô Tất Tố, Trần Trung Viên), hoặc Thơm - Nấm (Nguyên Hồng),… để tô thêm nét đẹp của người anh hùng ở phương diện con người đời thường. Ngược lại, Nguyễn Huy Thiệp đặt nhân vật Đề Thám trong mối quan hệ với cô Xoan là một cách làm mới, làm khác với tư duy quen thuộc. Ngoài mối quan hệ Xoan - Đề Thám còn có trường hợp Vinh Hoa - Quang Trung (Phẩm tiết), Nguyễn Thị Lộ - Nguyễn Trãi (Nguyễn Thị Lộ),... Dưới ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp, những con người được xem là "con Hùm Xám Yên Thế" như Đề Thám, là người anh hùng áo vải ở Tây Sơn như vua Quang Trung, hay là "một nhà duy mỹ khổng


lồ" như Nguyễn Trãi,... khi bên cạnh một người đàn bà đều tự trút bỏ hết mọi hào quang của bậc anh hùng, người nghĩa khí. Họ đơn giản chỉ là một người đàn ông với những cô đơn, bi kịch và dằn vặt riêng.

Như vậy, "tôi" - người kể chuyện hiện tại - đã thiết lập một hình ảnh mới của Đề Thám khác hẳn hình ảnh trong tâm thức của dân gian và các nhà văn trước đây: Là người anh hùng, nhưng Đề Thám còn là một thủ lĩnh băn khoăn lưỡng lự trước trận chiến và là một người đàn ông hèn nhát, nhu nhược, đời thường đến mức trần tục1. Cách hình dung về nhân vật lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp khác lạ, có phần bị “lỗi” khiến không ít người cho rằng ông đã "làm cho diện mạo lịch sử méo mó đi", đã "xúc phạm danh dự dân tộc" (Tạ Ngọc Liễn), ông "có cái tâm không trong sáng" và có "thái độ vô chính phủ về lịch sử" (Đỗ Văn Khang) [63, tr.169-188]. Những phản ứng như vậy chủ yếu từ phía những người đã quen tiếp nhận câu chuyện lịch sử theo cách kể sử quan. Theo đó, người kể chuyện sử quan "được quyền không chỉ miêu tả sự việc như anh ta đã thiết lập mà còn có thể bình luận về chúng để rút ra sự tương đồng, để răn dạy, để khái quát hoá và để kể với người đọc những suy nghĩ và sự kiện được anh ta cho là phải làm" [44], tức là có quyền áp đặt thông tin, áp đặt cách hiểu thông tin. Nguyễn Huy Thiệp không chủ định miêu tả nhân vật lịch sử hay kể chuyện lịch sử và do đó ông không cổ vũ xu hướng kể chuyện sử quan. Với nhà văn này, nhân vật anh hùng lịch sử - cũng như tất cả mọi người - là đa diện, do đó từ câu chuyện về anh ta người đọc tự suy ngẫm và rút ra những bài học cho cuộc sống vốn luôn luôn khác biệt của mỗi người mỗi thời.

Hiển nhiên, những hư cấu, sáng tạo của nhà văn trong Mưa Nhã Nam cũng đều có dụng ý. Đó là sự “giải thiêng” và đề xuất một cách nhìn mới với những nhân vật anh hùng lịch sử qua hình tượng Đề Thám. Nếu như con người Đề Thám trong các sáng tác trước đây là thủ lĩnh duy ý chí, luôn hướng tới lý tưởng cộng đồng mà cái riêng dường như bị triệt tiêu hoặc hạn chế, thì Đề Thám trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp lại bớt đi phần chí khí để sống với tất cả vẻ đời thường, có phần vô thức và bản năng. Nguyễn Huy Thiệp đã muốn người đọc thấy con người, kể cả


1 Ngoài Đề Thám, nhiều nhân vật lịch sử - văn hóa khác như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Gia Long, Hồ Xuân Hương,… cũng được Nguyễn Huy Thiệp thiết lập lại, bứt phá ra khỏi cái nhìn cố hữu.


bậc anh hùng như Hoàn Hoa Thám, luôn là một thực thể chứa đầy những mâu thuẫn khó lý giải. Nhà văn không dùng vốn từ hoa mỹ để miêu tả, ca ngợi điều hay, cái đẹp ở nhân vật của mình. Ông cũng không có ý định đưa người đọc đến với một tâm thế ngưỡng vọng và chiêm bái Đề Thám. Nguyễn Huy Thiệp kéo nhân vật về gần sát với cuộc sống đời thường, chân thực và sống động. Nói như Bêlinxki thì họ là những con người “thực hơn cả sự thực ngoài đời ”. Mọi động tác, cử chỉ, lời nói của họ đều đậm chất người và sự sống.

Qua hình tượng Đề Thám, nhà văn còn muốn mượn câu chuyện quá khứ để kết nối với câu chuyện hiện tại, để nói lên những quan niệm riêng, những suy ngẫm, triết lí của cá nhân mình1. Đó là những băn khoăn, trăn trở của nhà văn xoay quanh con người. Con người, anh là ai? số phận/cuộc đời anh thế nào? anh ứng xử ra sao trong những thời khắc quyết định giữa: thiện/ác, vinh/nhục, cái tôi/cái ta,... Đặt trong mọi thời đại, vấn đề này luôn quan thiết. Nhà văn đã hư cấu, sáng tạo và đan cài triết lí này của mình một cách khéo léo qua bốn bài thơ2 rất thấm thía và mang đậm phong cách Nguyễn Huy Thiệp1.


1 Xu hướng mượn lịch sử để gửi gắm những vấn đề thế sự đã xuất hiện từ trước năm 1945, với các tác phẩm Ái tình và sự nghiệp, Cái hột mận của Lan Khai, Bà Chúa Chè của Nguyễn Triệu Luật, Đêm hội Long Trì của Nguyễn Huy Tưởng,…Sau năm 1986, xu hướng này tiếp tục phát triển mạnh. Không chỉ riêng Nguyễn Huy Thiệp mà nhiều tác giả, tác phẩm văn học sau đổi mới đã trở thành cây cầu nối liền quá khứ với hiện tại, thể hiện suy tư về những vấn đề của xã hội mình đang sống. Trong Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh đã chọn một thời điểm lịch sử khá nhạy cảm: thời Hồ, với dụng ý nêu lên bài học cho những người chủ trương đổi mới bằng mọi giá hay bảo thủ một cách mù quáng. Bi kịch thời Hồ Quý Ly đến hôm nay còn nguyên giá trị, và tác phẩm chính là ấn tượng và suy tư cá nhân của nhà văn về các vấn đề lịch sử đương đại. Với Sông Côn mùa lũ, Nguyễn Mộng Giác lựa chọn bối cảnh lịch sử cuối thế kỉ XVIII - giai đoạn lịch sử có nhiều biến động tương đồng với thời đại sống nhà văn (thế kỉ XX). Những nhân vật lịch sử như Nguyễn Huệ, Nguyễn Hữu Chỉnh, Trần Văn Kỉ,... dường như chỉ khoác bộ y phục và ngôn ngữ đúng thời đại, còn suy nghĩ và hành động lại mang dấu ấn thời đại của nhà văn.

2 Nguyễn Huy Thiệp sử dụng yếu tố thơ trong truyện như một sự kết nối liên văn bản, một thủ pháp nghệ thuật đan lồng thể loại, nhằm tận dụng tối đa sức mạnh của các thể loại văn chương phục vụ cho mục đích của mình. Ngôn ngữ của thơ cô đúc, biểu cảm, đa nghĩa, có khả năng chất chứa nhiều suy ngẫm, triết lí. Nhưng người kể chuyện của Nguyễn Huy Thiệp không đứng giữa trang văn để đọc thơ, mà lời thơ luôn được cất lên từ trong tâm hồn của nhân vật, tạo nên một kiểu nhân vật tự kể chuyện, kể thầm và bằng thơ. Đề Thám là một kiểu nhân vật như vậy, ông mải mê với những ý nghĩ thầm kín, suy tư rồi bất chợt "tạt ngang" nói chuyện với hoa hồng:

Này bông hoa hồng

Giá trị của mày là khoảnh khắc Ai biết mày khi đang kết nụ?

Ai để ý mày khi mày úa tàn? Ôi hoa hồng, hoa hồng (...)

Chơi hoa nào đã mấy người biết hoa [89, tr.299].


Cách kết thúc truyện của Nguyễn Huy Thiệp trong Mưa Nhã Nam cũng là một sáng tạo như thế. Nhà văn đã để "tôi" gặp lại cô Xoan, lúc này đã thành bà lão 84 tuổi tóc bạc trắng hiền lành, ở huyện lỵ Yên Thế gần Phồn Xương và cho biết: Cô Xoan chịu làm vợ anh Hoạt khoèo tay, cuộc sống trải qua bao cơ cực, nhọc nhằn: "nào người chồng tính nết dở hơi thô bạo, nào đói kém, nào con, nào cháu, nào tật bệnh, nào chiến tranh, nhưng cụ Xoan vẫn ở bên thành Phồn Xương ngày nào, bên tượng người anh hùng Đề Thám xi măng cốt thép, vẫn đau đáu một mối tình với “ông ấy” cất giấu sau "tấm ngực trần hom hem với đôi vú teo tóp răn reo" [89, tr.312]. Hồi ức của cụ Xoan về Đề Thám chắc hẳn là một hồi ức đẹp, "là nguồn an ủi suốt cuộc đời", để cô Xoan "vượt qua được hết nhọc nhằn gian khó trong bao nhiêu năm tháng ấy" [89, tr.312]. Đến những dòng cuối cùng nhà văn vẫn hé mở một hướng suy nghĩ mới, suy nghĩ lại cho mối quan hệ Xoan - Đề Thám, từ đó có cái nhìn khác về con người Đề Thám. Như vậy, bất chấp đêm mưa từ Bắc Giang về Nhã Nam, giữa Xoan và Đề Thám đã xảy ra chuyện gì thì trong lòng cô Xoan, trong hồi ức của bà cụ Xoan, Đề Thám vẫn là "người anh hùng,… người chính trực" khiến cho cô suốt đời không phụ lời hứa. Theo Nguyễn Huy Thiệp, cái thiện lương còn lại sau năm tháng mới là phẩm giá cao nhất của hành vi anh hùng. Với Mưa


Ý nghĩ của Đề Thám nhưng rõ ràng đó là suy ngẫm của nhà văn. Chắc hẳn ông đã trăn trở về giá trị của "khoảnh khắc" trong cuộc đời con người? Làm người ai cũng có "một thời", "một khoảnh khắc" để tỏa sáng dù là con người bình thường hay "con Hùm Xám". Đề Thám có lúc cũng phải đặt mình vào nhiều vị trí để suy ngẫm, để cân nhắc, để chọn lựa, để khẳng định giá trị của mình là gì? hèn nhát hay lố bịch? Và đấu tranh vượt lên trên số phận như khao khát của Đề Thám là một cách khẳng định giá trị con người trong cuộc đời:

... Sẽ phải khởi nghĩa thôi

phải tranh đấu cùng số phận (...) Ngọn cờ ta phất lên là giá trị cuộc đời (...)

Làm người chỉ có một lần

làm người thật khó... [89, tr.304].

Có thể thấy, lịch sử/nhân vật lịch sử đã gợi cảm hứng chất vấn cái "tôi" bản ngã của con người hiện đại thật mạnh mẽ trong văn Nguyễn Huy Thiệp. Đọc những vần thơ ông, dù được thể hiện khéo léo là khao khát của con Hùm Xám Yên Thế, chúng ta vẫn nhận thấy tinh thần và cái nhìn đối chất lịch sử của con người hiện tại, con người đương thời đang dấn thân vào số phận, đấu tranh cùng số phận.

1 Bên cạnh đó, nhà văn còn thể hiện những suy ngẫm về văn chương: văn chương phải là một thứ vũ khí lợi hại, nó giống như "ngọn giáo" hay "câu liêm", "bọn văn chương" không làm được điều này thì sản phẩm của họ chỉ là thứ văn chương "đê tiện". Từ suy ngẫm này và ý thức rò sức mạnh của văn chương, Nguyễn Huy Thiệp đã cần mẫn cày xới gần trọn cuộc đời mình trên cánh đồng chữ nghĩa. Mỗi sáng tác đều chứa đầy ý thức trách nhiệm, sự dấn thân và sáng tạo không mệt mỏi của nhà văn.

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí