Không Gian Tù Đọng Quẩn Quanh, Bế Tắc


chính là hành trình trở về với giá trị thực, khác xa những gì giả dối bản chất bên trong con người. Trên thuyền, cặp tình nhân đang “giở trò khỉ”, và cô gái chỉ đáng cho thiếu phụ rủa là “đồ đĩ” nhưng trước tai hoạ của chú bé, chàng trai đẩy cô gái ra và tháo chiếc nhẫn đưa cho tên buôn đồ cổ. Trong khi đó, thiếu phụ ba mươi hai tuổi xinh đẹp chỉ biết kêu: “Làm sao bây giờ?”, nghe thấy tiếng “con cá diếc” đã luống cuống khép đùi lại, khác với vẻ đài các bên ngoài, trong lòng thiếu phụ lại là người dửng dưng nhất.

Từ những phân tích ở trên, chúng tôi nhận định rằng, không gian xã hội trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là không gian “láo nháo thản nhiên rất đời, rất ô trọc” con người không có hoài bão, xã hội không có tương lai. Ở đấy, con người luôn thường trực cảm giác bất an về một xã hội hiện đại ngổn ngang, phi nhân tính. Tâm lí hoài nghi chán chường phản kháng, chối bỏ của con người luôn được coi là thời thượng. “Nhà văn chẳng giải thích dài dòng, chẳng dùng những từ đao búa, chỉ viết những lời ai ai cũng hiểu được mà tạo nên cả một bầu không khí điên đầu trong đó không ai có thể hiểu ai” [77; 48].

1.1.2. Không gian tù đọng quẩn quanh, bế tắc

Nghiên cứu không gian tù đọng quẩn quanh bế tắc trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi chú ý đến tính chất khép kín của không gian làng quê, không gian hẹp. Ta thấy ở đấy, nông dân đang bị tha hóa dần bởi thú văn hóa thấp kém, trì níu bởi không khí tù đọng ngột ngạt: “Không khí u uất, tù đọng của làng quê làm tôi tái tê cảm giác chua xót. Mọi người rối rít cuống cuồng để kiếm miếng ăn” [110; 80]. Những con người đầy những thành kiến ngộ nhận, đã đánh mất những gì làm nên niềm vui của cuộc đời. Cuộc sống đối với họ đơn thuần chỉ là đấu tranh để kiếm miếng ăn, vui lòng với thứ văn hóa “lá cải”. Những “mảnh đất cằn đã làm cho con người trở nên ti tiện”, những định kiến hẹp hòi và thói đạo đức giả đã làm thoái hóa bản chất của con người, phần người trong mỗi con người lương thiện: “Tất cả dân


chúng đông như kiến. Họ sống như kiến cả thôi, xắng xở loanh quanh kiếm ăn chẳng được là bao”; “Tôi đi qua rất nhiều làng mạc, vừa đi vừa làm thuê kiếm ăn. Những làng quê tôi đi qua đều buồn tẻ tiêu điều. Quanh quẩn chỉ từng ấy cây: cây lúa, cây ngô, cây khoai lang, vài thứ cây rau quen thuộc” [110; 134].

Tính chất hẹp của không gian “quẩn quanh” được thể hiện ở môi trường hoạt động hẹp của nhân vật: “Ngôi nhà nhỏ ở trên đồi, cách đường cái ba chục mét. Ngôi nhà đơn độc lẻ loi. Đằng sau ngôi nhà có hai cây nhội gai lá đỏ, thứ cây mọc hoang chỉ dùng làm củi” [110; 497]. Trong nhà đồ đạc lèo tèo, đáng kể chỉ là “cái giường rẻ quạt gỗ mít đã sứt sẹo cả”. Trẻ con ở đấy dùng dao khắc lên thành giường những “nỗi buồn và ước mơ của chúng”. Tính chất tù đọng làm cho tâm hồn cằn cỗi và nảy sinh tội ác: “Có lần, khi tôi ngủ thiếp ở giữa chòi canh nương…khi choàng tỉnh dậy, tôi thấy Lanh ngồi xổm bên tôi chăm chú nghiền ngẫm ngắm nghía. Thấy tôi mở mắt, hắn đứng dậy bỏ phắt ra ngoài. Tôi hết sức kinh hoàng và tôi chợt nghĩ rằng người ta hoàn toàn có thể giết người chỉ vì do buồn chán, giết người để “thỏa trí tò mò”, để “nghiên cứu” [110; 338]. Trong truyện, Nguyễn Huy Thiệp đã viết: “ở ngay Hà Nội, tôi đã thấy những tên “Quản văn Lanh”, mặc com lê hẳn hoi chứ không đóng khố cởi truồng muốn “thịt” tôi để xem tâm hồn có thật là nhà văn hay không?” [110; 338]. Cũng vì buồn chán, có những em bé khi bị mẹ giam hãm trong nhà đã “tháo tung một cái ti vi mới nguyên chỉ để xem trong ấy có người hay không? Em bé không hề có động cơ “phá hoại” hoặc “phản động” [110; 338]. Không gian tù đọng bế tắc đã sinh ra thói “ngồi lê đôi mách ở các bà và một số các ông [110; 338]. Tác giả cho rằng đó “cũng là một thứ mông muội tinh thần, dẫu nó không dẫn đến tội ác, nhưng quả thật nó cũng bẩn thỉu” [110; 338]; “Chúng ta đang sống trong một đất nước mà bi kịch ở con người chủ yếu do khát vọng về miếng ăn và nhà ở gây ra. Đây là thứ bi kịch thảm hại nhất trong các bi kịch [110; 338].


Trong Những bài học nông thôn, con người luôn tin và cho rằng cuộc sống ở nông thôn là thanh bình yên ả ấm no, nhưng thực tế cho thấy, cuộc sống nghèo khổ lam lũ vẫn luôn đè nặng họ: “Tôi vào trong nhà ngang. Bóng tối mờ mờ. Trong nhà chỉ thắp mỗi ngọn đèn bé tí…Chị Hiên thủ thỉ: ở nhà quê sợ nhất là buồn chán…Hồi ấy anh Tân đi bộ đội tôi đã định tự tử vì buồn chán quá” [110; 124]. Những đứa trẻ, con của những “tội đồ” hoặc của những người nghèo bị hắt hủi lớn lên trong mặc cảm về nhân cách, sống trong hoàn cảnh hết sức nhọc nhằn, bị bầu không khí ủ ê buồn bã của núi rừng làm mụ mị đi. Không gian chật chội quây kín lấy những con người: “Thời thơ ấu tôi đã từng ở một huyện lị trung du và tôi từng thấm thía nỗi buồn trung du. Một sự kiện nhỏ xảy ra có thể khiến người ta bàn tán hàng tháng trời” [110; 341]. Người dân ở đấy, “thuộc từng nốt ruồi trên khuôn mặt nhau”, một cô gái chửa hoang cũng làm “sôi sục cả một huyện lị” [110; 341].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Đôi khi, con người bị nhốt trong không gian tù đọng đó đã đẻ ra thói thực dụng đến trắng trợn: “người ta đã giết chết những con gà rồi buộc cao lên sào chỉ vì con gà ấy phá hoại vườn rau” [110; 339]. Ông giáo Qùy bảo người vợ thứ hai phong tình của mình: “Cô ngủ với ai thì nhớ đòi tiền, không có tiền thì lấy thóc, hay lấy lợn vịt thế nào chứ đừng ngủ không” [110; 177]. Họ là những người như nhân vật “thằng bé” trong Đời thế mà vui bị nhốt chặt trong không khí ngột ngạt: “Trong góc nhà đặt chiếc kiềng sắt, tro than nguội lạnh. Cạnh đấy là xô nước, nồi xoong, rổ đựng bát đĩa” [110; 230].

Đọc đến đây, khiến ta nhớ tới bức tranh nông thôn trong sáng tác của Nam Cao: “Nhà cửa lưa thưa, toàn là những nhà tre úp xúp giữa những khu vườn rộng nhưng xấu lắm...Người xấu xí và rách rưới, cái số trẻ con ngoài đường bụng ỏng mắt toét sẵn lắm” (Quái dị). Không gian nông thôn ấy đâu chỉ có yên bình, ở đấy có nhiều chuyện buồn hơn vui, chuyện hôn nhân,

Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp - 4


chuyện đồng ruộng, chuyện dạy học, rồi cả đến những chuyện triết lí cứ lần lượt hiện ra, biết bao ám ảnh, biết bao điều khó lí giải.

Tuy nhiên, liệu đó có phải là sai lầm không, khi nhà văn nên phơi bày tất cả những xấu xa trong tâm hồn con người lên trang giấy, cướp đi niềm tin ngây thơ của con trẻ? Và như vậy, sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp sẽ chẳng có gì khác biệt với một số nhà văn khác - những người chuyển rất nhanh từ cực này sang cực kia, từ những bức tranh toàn màu hồng sang những bức tranh toàn màu tối. Rõ ràng không phải, trong không gian tù đọng quẩn quanh tăm tối, Nguyễn Huy Thiệp vẫn nhìn thấy và chăm chút cho những mầm thiện nhỏ bé - những đốm lửa kì diệu của thiên lương trong Tâm hồn mẹ chẳng hạn. Chính ở truyện này, nhà văn cho rằng: “người lớn bị thực tế khắc nghiệt làm mất đi sự mong manh của lôgic huyền thoại, thay vào là thứ lôgic xám xịt, rạch ròi” [110; 229]. Thế nhưng, điều day dứt của tác giả là, cái gì có thể giúp con người có thể vượt lên trên cái vô nghĩa của cuộc sống và sự trống rỗng của tâm hồn? Đối với Nguyễn Huy Thiệp con người không thể trở nên tốt hơn, thánh thiện hơn nếu thiếu quan tâm đến cái “xó tối tăm lương tri ngày đêm khản tiếng khóc thầm ấy”.

Nghiên cứu không gian quẩn quanh bế tắc trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không thể không nói tới không gian con đường. Trong nhiều tác phẩm, không gian con đường biểu hiện hết sức nổi bật, độc đáo. Theo Từ điển Tiếng Việt, Nxb KHGD, H. 1997: “Đường là lối đi nhất định được tạo ra để nối liền hai điểm hai nơi”. Trong chuyên luận Thi pháp thơ Tố Hữu, Trần Đình Sử đưa ra khái niệm về không gian con đường: “là biểu tượng của sự thống nhất không gian và thời gian, là không gian vận động, không gian con người đi tới” [92; 186].

Không gian con đường trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp được sử dụng với tần số cao: Trong Những bài học nông thôn, con đường được nhắc


lại 13 lần; trong Con gái thuỷ thần, con đường được nhắc lại 17 lần, Chuyện ông Móng, con đường được nhắc lại 09 lần. Tuy nhiên, sự xuất hiện con đường trong nhiều đoạn miêu tả chưa phải là không gian nghệ thuật. Chúng chỉ được xem là không gian nghệ thuật trong chừng mực chúng biểu hiện mô hình thế giới, cũng như tính quan niệm của nhà văn. Nhiều nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp bước đi trên con đường với niềm hy vọng tìm thấy một lối thoát cho cuộc sống. Thế nhưng sau khi ra đi, họ bất lực đành đoạn bỏ về, không gian mơ ước ấy cứ teo lại mãi: “Đường phố thị xã xe chạy ầm ầm tôi không ngủ được. Sáng sớm hôm sau tôi xuôi đường đê tìm về đền Tía” [110; 77]. Có những con đường ngoằn ngoèo nó bọc lấy những số phận cá nhân đang bị giam hãm trong vòng nghèo đói: “Thằng bé thấy đói. Nó ra rổ bát tìm cái ăn. Mẹ nó trước khi đi đã để quà cho nó: cơm nguội với nải chuối luộc. Đường lên chợ thị xã ba mươi cây số. Ô tô của chú Hảo đến trưa mới về. Thằng bé đó đã ngồi xổm ở góc nhà bóc chuối ăn để mà tưởng tượng mình đang ăn cỗ” [110; 321].

Bên cạnh đó, không gian con đường còn chất chứa những điều bí hiểm: “Tôi đi một mình trên con đường lạ vào thôn. Bóng tối chập choạng. Không gian tràn ngập một thứ tình cảm dịu dàng mà bí ẩn…Tôi đi dọc theo cái ngõ nhỏ rụng đầy lá tre, loanh quanh một lúc trong làng vì lạc đường [110; 133]. Mặt khác, không gian con đường còn biểu thị sự ô trọc, con đường trở thành không gian xác định cái chợ phân: “Trên mặt đường nhựa vẫn lầy nhầy một lớp váng nước bu đầy ruồi nhặng”; “Chợ phân họp chừng một giờ đồng hồ từ 3 giờ sáng đến 4 giờ sáng ở ngay bên đường đi Sơn Tây” [110; 468].

Tóm lại, ở phần không gian quẩn quanh tù đọng, Nguyễn Huy Thiệp thường dùng những đoạn tả dài, chủ yếu là không gian khối, đa chiều mang sắc thái nặng nề u ám. Đó là những “cảnh vật chìm trong bầu không khí chết lặng”, “mưa miên man”. Những hình ảnh không gian, kiểu như: “bóng tối


nhập nhoạng”, “bầu trời u ám”, xuất hiện khá nhiều trong những đoạn tả dài. Hỗ trợ cho không gian đó là âm thanh, nếu như trong những đoạn tả ngắn, rất ít đoạn có âm thanh, thì những đoạn tả dài, có tần số xuất hiện âm thanh nhiều hơn. Trong tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, có khoảng 57 đoạn tác giả miêu tả âm thanh/485 trang văn bản. Thảng hoặc mới có “tiếng chó sủa oăng oẳng”, “tiếng dép loẹt quẹt” [110; 256], “tiếng mọt nghiến gỗ gai gai” [110; 37], “tiếng lợn kêu ầm ĩ đằng sau công đường” [110; 277]; “tiếng kêu khàn khàn mấy con cò bay qua” [110; 133]. Nhìn vào sự phân bố các đoạn tả như vậy, chúng tôi nhận thấy, không gian làng quê, đôi khi cũng bị khuấy lên bởi những tiếng động lớn, sau đó nó sững lại nặng nề và chìm vào im lặng.


1.2. Không gian bối cảnh thiên nhiên

Không gian thiên nhiên là toàn bộ những khung cảnh cảnh vật xung quanh con người. Con người luôn tồn tại mật thiết với thiên nhiên. Thiên nhiên có khi được nhân hóa, có cảm xúc, đồng cảm với con người. Từ chức năng thay thế, nói hộ, thiên nhiên đã trở thành phương tiện nghệ thuật để nhà văn nắm bắt và phân tích đời sống tâm lí nhân vật. G.N. Pospêlốp cho rằng: “Trong văn học thế kỉ XVII các đoạn tả phong cảnh mang ý nghĩa tâm lí. Chúng trở thành phương tiện nghệ thuật để nắm bắt cuộc sống bên trong con người” [82; 84]. Còn L. Tônxtôi khẳng định: “Phong cảnh thiên nhiên, những bức tranh thiên nhiên giữ một vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện tính cách nhân vật” [37; 137].

Trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, không gian phong cảnh thiên nhiên chiếm một phần lớn trong trong tác phẩm. Theo thống kê của chúng tôi có tổng cộng: 32 đoạn miêu tả phong cảnh thiên nhiên /485 trang văn bản/ tổng số 50 truyện ngắn. Dấu ấn không gian thiên nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp hiện ra trong sự chiêm nghiệm khám phá của chủ thể nhà


văn. Do đó, mỗi bức tranh thiên nhiên là một phát hiện riêng, cảm nhận riêng của nhà văn về thế giới.

1.2.1. Không gian dòng sông

Qua khảo sát 50 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp (Nguyễn Huy Thiệp, Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Hội nhà văn, 2005), Chúng tôi nhận thấy, có 10 truyện ngắn nhà văn viết về không gian dòng sông, (chiếm 20 %). Trong mỗi truyện ngắn đó, không gian dòng sông gắn với một câu chuyện khác, nó không chỉ định tính định danh mà còn là hình ảnh ẩn dụ. Cuộc sống, lịch sử, đời người, cũng như một dòng sông. Dòng sông bao la thao thiết như người Mẹ, bề ngoài hiền lành, nhưng bên trong luôn sục sôi tình cảm yêu thương. Dòng sông đồng thời cũng là biểu tượng của cuộc sống vĩnh hằng, không gian dòng sông đã gợi cho Nguyễn Huy Thiệp một ý thơ vô tận nối liền những sáng tác của ông với truyền thống, nối xưa với nay. Cảm hứng đó, đã tạo một ý thơ đầy sức mạnh lay động tâm hồn người đọc như những điệu đồng dao văng vẳng hai bên bờ - nơi tiếng nói dân gian cùng các làn điệu đồng dao đã thấm sâu vào nhiều truyện ngắn của ông. Cũng từ không gian dòng sông, bức tranh về cuộc sống hiện ra với khúc hát đắng đót, bi thương về những vùng đất phơi mình trong gió cát: Chảy đi sông ơi / Băn khoăn làm gì? / Rồi sông đãi hết / Anh hùng còn chi?

Lời bài hát hiện lên hình ảnh dòng sông như một dòng ánh sáng, dòng lịch sử, ghi những chiến tích anh hùng, những mất mát đau thương, những sinh li, tử biệt. Dòng sông hiện hữu giữa đất trời và cũng là dòng tâm linh gột rửa đi bao nhiêu phiền muộn: Này nhé: này là dòng sông / Định mệnh cứ cuồn cuộn chảy / Bồi và lở / Được và mất/ Con thuồng luồng nào nín hơi dưới đáy / Ngẫm nghĩ về mẻ lưới người…[110; 329].

Không gian dòng sông, trước tiên, tượng trưng cho sự vô thường của đời người, dòng sông trở thành chứng nhân giữa cái thiện cái ác. Dòng


chảy của cuộc đời là hữu hạn, nhưng dòng sông thì vô hạn, sông cứ mải miết trôi. Không gian thiên nhiên dòng sông hiện ra mang trong mình nguồn mạch từ nhiều con suối, và sông cũng chính là không gian chứa nước đổ về biển cả. Không gian đó, hiện diện trong nhiều truyện ngắn khác như: Chảy đi sông ơi; Trương Chi; Con gái thuỷ thần; Đưa sáo sang sông; Sang sông; Thương nhớ đồng quê; Thiên văn; Chút thoáng Xuân Hương (truyện thứ ba).

Vậy tại sao trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không gian dòng sông lại xuất hiện nhiều đến thế? Điều này không phải do sự ngẫu nhiên, mà có lẽ với không gian ấy, Nguyễn Huy Thiệp đã gắn bó với nó một cách sâu nặng. Trong quan niệm của ông, dòng sông dường như là nguồn cội cho sự trở về của tâm hồn, của tính thiện, sông trở thành một miền vẫy gọi thiết tha. Không gian dòng sông trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn luôn mang đậm một nét duyên riêng của cảnh, khi thì nồng thắm, khi thì huyền diệu mê hoặc lòng người. Vì thế, trong cái nhìn thao thiết của nhà văn, không gian dòng sông trở nên có tình, có hồn, chứ không hiện ra như một khách thể dửng dưng, một vật thể vô tri, đơn giản: “Nước lững lờ trôi, giữa tim sông rạch một mũi sóng dập dồn, ở đầu mũi sóng có một điểm đen tựa như đầu mũi giáo. Bến đò tĩnh lặng rất ít người qua lại…” [110; 05]. Hình ảnh dòng sông được Nguyễn Huy Thiệp nhân hóa, sông biết cảm nhận và dâng hiến, biết căm giận và yêu thương. Đó là một cơ thể sống chứa đựng một nguồn nội sinh bất tận: “Tuyệt vời hơn nữa là truyền thuyết huyễn hoặc về con trâu đen ở khúc sông này. Con trâu phì bọt, nước dãi của nó tựa như trứng cá. Nếu ai may mắn hớp được bọt ấy sẽ có sức lực phi thường” [110; 6].

Theo Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới: “sông biểu tuợng của khả năng của vạn vật, tính lưu chuyển của mọi dạng thể” [33; 829]. Dòng sông trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp vừa thấm đẫm những cảm quan chung của vô thức cộng đồng, vừa mang đậm dấu ấn riêng của phong cách tác giả.

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 29/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí