3.1.2. Nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật
Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặc biệt ở những tác phẩm hiện đại thì khắc họa tâm lý đóng vai trò cực kì quan trọng, nhất là với những nhân vật có cá tính, có đời sống nội tâm phong phú. Nhà văn chú ý đến các chi tiết thể hiện con người bên trong của nhân vật, đó là các trạng thái cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng; những phản ứng tâm lí của bản thân nhân vật trước cảnh ngộ, tình huống mà nhân vật chứng kiến hoặc từng trải qua cuộc đời mình. Cuộc sống bên trong ấy của nhân vật chính là những hoạt động nội tâm.
Trong những truyện ngắn của mình, Nguyễn Thị Thu Huệ đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật, chủ yếu là biện pháp độc thoại và đối thoại nội tâm để đi sâu vào phần nội tâm sâu kín của nhân vật. Với tài năng, sự nhạy cảm vốn có cùng với tấm lòng chân thành, Thu Huệ đã “đột nhập”, khám phá thế giới nội tâm từng nhân vật, qua đó người đọc cũng hiểu hơn, thông cảm và trân trọng hơn với những con người đó.
Truyện ngắn Người đi tìm giấc mơ, người đọc cảm thương cho số phận của cô gái trong truyện. Cô nghĩ rằng mình đã tìm được hạnh phúc thực sự. Nhưng cô đã hoàn toàn sai lầm. Chàng trai tật nguyền lấy cô về làm vợ chỉ để cô sinh con nối dõi dòng họ cho anh ta. Nhưng vì cô không thể sinh con nên họ đã đánh đập và đuổi cô đi. Bà mất, không nhà cửa, cô đi lang thang như một kẻ điên. Cô đi tìm những giấc mơ của mình. Giấc mơ trở thành một người đẹp, trở thành hoa hậu và trả thù những gã đàn ông: “Phố đêm rộng hơn so với phố ngày. Tôi bắt đầu tưởng tượng. Một ngày kia. Tôi đi thi hoa hậu. Tôi sẽ đính ở hai đầu vú hai bông cúc tím, ở bụng một cái lá dâu, và đi ra sân khấu. Những ánh mắt thèm thuồng của những lão đực rựa nhìn tôi không chớp. Những sự phỉ báng của bọn đàn bà gọi tôi là đồ đĩ. Tôi sẽ mỉm cười ném những cái hôn gió về phía họ. Tôi thành hoa hậu”.
Còn trong X-Men có mùi trường đua, cô gái điếm từng cả trăm lần đi khách nhưng khi gặp X-Men, cô đã yêu và về ở với anh, một huấn luyện viên chó đua. Tình yêu với X-Men đã cho cô những cảm giác tươi mới, khiến cho lòng cô xáo động: “Ba mươi ba tuổi, chia tay người chồng cũ mười ba năm. Lần đầu tiên sáng nay ruột gan nàng quặn thắt vì mùi một người đàn ông lạ”, “Nàng cũng không biết là mình khóc. Chỉ khi nước đầy một bên tai, rồi luồn từ từ xuống cổ, bò nhẹ nhàng qua chân tóc…”.
Qua những lời độc thoại nội tâm của nhân vật, người đọc sẽ hiểu được những chuyển biến trong đời sống nội tâm của nhân vật, hiểu được sự đau khổ, dằn vặt mà họ đang phải chịu đựng.
Khi miêu tả về những ước mơ, khát vọng, mong muốn của con người trong cuộc đời. Và nhất là khi những mơ ước, khát khao đó không thực hiện được thì sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn, ức chế và khi đó trạng thái lưỡng phân giữa ý thức và vô thức sẽ đẩy nhân vật đến những hành vi không bình thường, con người sẽ không làm chủ được mình trong từng tình huống, dẫn đến sự đau khổ, dằn vặt, uất ức. Hoài (Xin hãy tin em) vốn là con gái nhưng bản tính lại ngang tàng, mạnh mẽ. Được mệnh danh là một “cao thủ”, Hoài có thể “uống hàng lít rượu trắng không say, hút thuốc lào không mệt mỏi, nhảy đầm thâu đêm và đánh đu được với những người đàn ông chịu được cô”. Cô nổi tiếng khắp trường và còn lan ra cả khu vực xung quanh. Từ khi yêu Thắng – một kĩ sư điện, Hoài thay đổi hẳn. Cô giống như một người khác – một tiểu thư ngoan ngoãn hiền lành được giáo dục từ nhỏ chứ không như cô Hoài “thớt trơ” mọi người vẫn gọi. Nhưng rồi bản năng lại vẫy gọi cô khi trong dịp sinh nhật mẹ người yêu, trước ma lực của ánh sáng những ngọn nến, của mùi thuốc lá ngoại lâu nay cô nghiến răng cai, của những li rượu vang ngọt ngào mê đắm, của những bản nhạc Vanxơ dìu dặt, quyến rũ và bản Lambada khêu gợi. Hoài lại trở về với chính mình trước khi gặp Thắng: “Hoài lắc lắc, uốn éo mông và run rẩy thân hình…người Hoài giật đùng đùng, tóc cô rũ rượi, tay chân vung vẩy…như một cô gái điếm rẻ tiền thỉnh thoảng đến các vũ trường nhử khách…”. Và sau buổi hôm ấy, Hoài đã tự đánh mất tất cả. Cô đã phải trả giá cho những hành vi không kiểm soát của mình.
Cuộc sống hiện đại không phải bao giờ cũng được phản ánh một cách trực tiếp mà nó được khúc xạ, cảm nhận thông qua suy nghĩ của nhân vật với thế giới nội tâm vô cùng phức tạp, bí ẩn. Đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật cũng chính là tác giả đang mở ra một khả năng mới trong việc chiếm lĩnh hiện thực đời sống và con người. Việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật nhằm bộc lộ con người bên trong của nhân vật không phải là sáng tạo riêng của Nguyễn Thị Thu Huệ mà cũng là hướng đi của rất nhiều cây bút cùng thời với chị như Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu…Nhưng điều quan trọng là họ đã biến nó thành một thế mạnh riêng của mình để “có điều kiện hơn để đi sâu vào con người với những suy tư, chiêm nghiệm, những
xúc động tâm hồn và các cung bậc tình cảm” [22 - 111] và xây dựng thành công nhiều nhân vật có sức ám ảnh đối với người đọc.
3.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện
Có thể bạn quan tâm!
- Cái Nhìn Đa Diện Về Con Người Trong Truyện Ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ
- Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ - 7
- Con Người Với Đời Sống Tâm Linh, Vô Thức
- Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ - 10
- Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ - 11
- Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ - 12
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Cốt truyện là yếu tố quan trọng bậc nhất, không thể thiếu trong bất kì một hình thức tự sự nào. Trong Từ điển thuật ngữ văn học, có viết: “Hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại hình tự sự và kịch…Có thể tìm thấy qua một cốt truyện hai phương diện gắn bó hữu cơ: một mặt, cốt truyện là một phương diện bộc lộ nhân vật, nhờ cốt truyện, nhà văn thể hiện sự tác động qua lại giữa các tính cách nhân vật; mặt khác, cốt truyện còn là phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội” [37 – 99,100]. Như vậy, trong một tác phẩm tự sự, cốt truyện luôn giữ vị trí “xương sống”, nó liên kết các chi tiết, các sự kiện thành một hệ thống.
Nguyễn Thị Thu Huệ là một nhà văn có nhiều sáng tạo độc đáo trong sáng tác truyện ngắn. Truyện ngắn của chị với những kiểu cốt truyện vừa quen thuộc vừa hiện đại đã giúp chị tái hiện và phản ánh những mâu thuẫn, xung đột, giằng xé trong cuộc đời thực một cách thấm thía, xúc động nhất. Trong các sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, chị đã sử dụng phổ biến hai kiểu cốt truyện là kiểu cốt truyện tâm lý (cốt truyện là sự vận động của các trạng thái tâm lí con người), và kiểu cốt truyện kì ảo.
3.2.1. Cốt truyện tâm lý
Kiểu cốt truyện tâm lý, câu chuyện được tổ chức theo mạch vận động của tâm lý nhân vật, những cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng,…Vì thế, cốt truyện tâm lý thường “lỏng lẻo”, khó có thể tìm thấy đầy đủ sự phát triển của các tình tiết. Kiểu cốt truyện này đặc biệt phát huy tác dụng khi nhà văn muốn diễn tả thế giới nội tâm con người, một hiện thực khó nắm bắt hơn rất nhiều so với khám phá cuộc sống bên ngoài.
Cốt truyện tâm lý là kiểu truyện được triển khai dựa trên tâm lý nhân vật với những bức xúc, dằn vặt nội tâm. Nhiều truyện ngắn của Thu Huệ thường thể hiện những thăng trầm trong cảm xúc, suy tư của nhân vật hướng người đọc khám phá những vỉa tầng sâu kín trong nội tâm con người. Tiêu biểu như các truyện: Cát đợi, Đêm dịu dàng, Hậu thiên đường, Biển ấm, Thành phố không mùa đông, Còn lại một vầng trăng, Giai nhân, Hoàng hôn màu cỏ úa, Rồi cũng tới nơi thôi, Với tay là đến, Thành phố đi vắng,…
Cát đợi là một truyện ngắn đầy ắp tâm trạng. Cũng là một câu chuyện tình đầy đau khổ bởi sự đợi chờ một tình yêu trong vô vọng. Cát đợi là niềm hạnh phúc vô biên của một cô gái khi gặp tình yêu đích thực và cũng là nỗi nuối tiếc, thẫn thờ khi không nắm giữ được tình yêu đó. Câu chuyện được thêu dệt bởi những trăn trở, hi vọng về tình yêu, về cuộc đời của một cô gái bằng một giọng kể nhẹ nhàng nhưng không kém phần sắc sảo, nặng suy tư, chiêm nghiệm triết lý đã bộc lộ tài năng của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ.
Còn truyện ngắn Thành phố đi vắng là câu chuyện mang đến cho độc giả một cảm giác mất mát, xót xa thương cảm cho số phận của cô gái. Lấy điểm nhìn là người vừa đi xa về, cô gái trở lại thành phố xưa với nỗi cô đơn, hẫng hụt, sợ hãi vì mọi thứ giờ đây đã đổi thay “không còn vẻ náo động của những phố mua bán, người đi lại sắm đồ. Không thấy các cửa hiệu mở suốt ngày đêm cho khách thập phương. Tất cả có gì đấy như vừa được siết chặt lại về trật tự. Tiếng động cũng khác xưa.” “ không còn sự lộn xộn của cuộc sống thị dân bao đời vẫn thế. Phố vốn dài, giờ thêm lạnh. Người vẫn đông, nhưng hết âm thanh, như những diễn viên câm”. Cô cố gắng đi tìm lại dấu vết của thành phố xưa, con người xưa nhưng tất cả đều vô vọng.
Những câu chuyện trong truyện ngắn của Thu Huệ với những dòng cảm xúc, nội tâm con người – những vui buồn, hờn giận, ghen tuông, sầu tủi, nhớ mong, hạnh phúc…của con người cứ thế được trải rộng ra trên những trang giấy. Đó là sự tủi hổ, bẽ bàng, đau khổ tột cùng của người con gái trước suy nghĩ và hành động quá xảo trá của người cô yêu (Đêm dịu dàng). Hậu thiên đường là sự dằn vặt, suy tư, ân hận của người mẹ đã thờ ơ với con gái. Biển ấm là sự xúc động xen lẫn tự hào về tình yêu đẹp trong quá khứ. Hoàng hôn màu cỏ úa là suy tư của người phụ nữ vì kế sinh nhai mà đang quên dần đi những kỉ niệm đẹp của tuổi học trò. X-Men có mùi trường đua là những cảm xúc tươi mới về tình yêu của cô cave với chàng trai mê đua chó. Thành phố đi vắng là sự hẫng hụt, trống vắng, cô đơn, cô độc của cô gái ngay trong chính thành phố, nơi mà cô sinh ra và trưởng thành.
Khi những truyện ngắn được xây dựng bằng những dòng cảm xúc của nhân vật thì có thể thấy, cốt truyện sự kiện đã bị phân rã và cốt truyện tâm lý đã lấn lướt hiện hữu. Truyện là những mảnh ghép đứt nối giữa hiện tại và quá khứ. Chất keo dính chính là dòng chảy tâm trạng. Những câu chuyện mang cốt truyện tâm lý đã chứng tỏ tài năng của Thu Huệ trong việc thâm nhập vào ngõ ngách sâu kín của nội tâm con
người, thấy được những ranh giới giữa yêu thương và căm hận, giữa thiện - ác luôn tồn tại song hành trong đời sống. Đọc truyện của Nguyễn Thị Thu Huệ, kiểu truyện ngắn không có cốt truyện, người đọc sẽ bị lôi cuốn bởi những dòng tâm trạng cảm xúc và những chiêm nghiệm mang đầy tính triết lý chứ không phải từ các biến cố, hay sự kiện giật gân. Cốt truyện tâm lý đã đem lại những hiệu quả nghệ thuật cao trong việc chuyển tải nội dung tư tưởng cho nhiều truyện ngắn của nhà văn.
3.2.2. Cốt truyện kỳ ảo
Để thể hiện con người với đời sống tâm linh vô thức, Nguyễn Thị Thu Huệ đã kết hợp “thực” và “ảo” trong xây dựng cốt truyện. Có lẽ đây là thủ pháp thích hợp nhất để thâm nhập vào thế giới tâm linh của con người – vùng xa mờ của ý thức, để làm bật lên những gì là nhân bản nhất. Thu Huệ không sử dụng cái ảo như yếu tố chủ đạo như trong các truyện của Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Huy Thiệp, Võ Thị Hảo…Ở truyện ngắn của Thu Huệ, cái ảo không phải là yếu tố thống lĩnh nhưng có sự chi phối và lan tỏa.
Một số truyện ngắn của Thu Huệ có sử dụng cái ảo nhưng nó không phải là yếu tố chủ đạo. Trong quá trình dựng truyện, tác giả chủ yếu sử dụng các chi tiết thật để thể hiện con người và đan cài thêm các chi tiết ảo nhằm nâng cao ý nghĩa của truyện. Đặc sắc của kiểu dựng truyện này là Hậu thiên đường. Truyện kể về một người phụ nữ hơn 40 tuổi, trong khoảnh khắc nhìn lại cuộc đời mình, chị nhận ra lỗi lầm bỏ rơi, vô trách nhiệm với con gái. Để bây giờ đứa con gái 16 tuổi của chị cũng đang sa vào cạm bẫy tình yêu của một gã sở khanh đã có vợ con. Chị đau đớn xót xa dằn vặt mình khi nghĩ đến hậu quả của con. Chị lao ra đường tìm con gái. Chị đã chết vì tai nạn ô tô. Đến đây truyện có thể dừng nhưng Thu Huệ đã thêm vào những chi tiết kỳ ảo, hoang đường. Đó là linh hồn của người mẹ biến thành gió đi tìm con.
Giấc mơ là một loại tâm trạng đặc biệt, ở đó bao chứa những hình ảnh kỳ ảo về đời sống hiện thực. Ở đó không còn sự ngăn cách không gian, thời gian, không còn sự ràng buộc về sự hợp lý của các chi tiết. Vì thế, giấc mơ có khả năng nối liền những chi tiết không hợp lý, liên kết những cảm xúc rời rạc…Khám phá những tầng vỉa chìm sâu của đời sống tâm lý, Nguyễn Thị Thu Huệ đã thể hiện quan niệm con người với đời sống tâm linh vừa huyền bí thiêng liêng lại vừa rất mực gần gũi.
Những truyện ngắn: Phù thủy, Người đi tìm giấc mơ, Ám ảnh, Đôi giày đỏ, Một đời sống khác…là những kiểu cốt truyện sử dụng yếu tố giấc mơ. Kiểu cốt
truyện này dường như phân chia thành hai thế giới: thế giới thực tại và thế giới trong mơ, hai thế giới đan vào nhau. Nếu nói giấc mơ là những hình ảnh kì ảo về đời sống thì cái ảo trong truyện ngắn của Thu Huệ bắt nguồn từ những ám ảnh trong đời sống thực của con người. Ám ảnh là một truyện ngắn về giấc mơ. Trong truyện ngắn này, yếu tố ảo như một cái nền để dệt nên những chi tiết có thực. Thạnh đã trải qua một giấc mơ dài, giấc mơ bị đem đi hành quyết vì tội giết người. Lúc nhân vật tỉnh ra cũng là lúc kết thúc truyện. Giấc mơ của Thạnh bắt nguồn từ hiện thực đau khổ của anh khi có một người cha độc ác và nhẫn tâm. Anh là người đã chứng kiến ông bố tệ bạc với mẹ. Sau khi mẹ Thạnh đi mổ cắt khối u dạ con về, ông bố đã trắng trợn tuyên bố: “nay có đủ ba mặt con, hai ba cháu ngoại ông tuyên bố là bà chúng mày từ nay mọc râu sẽ là đàn ông. Mà đàn ông không thể sống với đàn ông được. Bố sẽ ở một mình trên gác. Nhà có cái gường xếp Liên Xô, mẹ mày mang xuống kê dưới nhà và ngủ ở đó, ngủ cùng nhau công an phạt chết”. Ông còn dạy cháu ngoại bắn bà bằng chiếc súng đi săn của ông: “mục tiêu là bà ngoại, cứ nhằm thẳng đầu mà bóp cò. Nếu cháu bắn trúng ông sẽ thưởng kẹo cao su”. Vợ nằm viện, ông đem gái về lấy chiếc cát sét bán lấy tiền ăn chơi, tiền cho gái nhưng lại trắng trợn sòng phẳng với con gái nếu chúng vay tiền. Thạnh đã chứng kiến rất nhiều hành động, những chuyện nhẫn tâm của ông bố. Anh đã cùng chị gái dự định bắt quả tang bố nhưng không thành. Thương mẹ, ước muốn cho mẹ đỡ khổ và căm giận cha nhưng Thạnh không làm gì được. Căm phẫn và tủi nhục, giấc mơ đã tràn về. Thạnh mơ thấy mình đang ngồi trên chiếc xe cùng với cán bộ trên đường đi hành quyết vì tội giết hai mạng người, hai mẹ con người tình của bố. Trong giấc mơ còn có những tiếng trao đổi, bàn tán của mọi người đến dự phiên tòa và cuộc trò chuyện giữa Thạnh và người cán bộ. Có tiếng nói kết án tử hình bố anh, bênh vực anh: “nó trẻ con, bồng bột, là vật hi sinh thôi”, có người ủng hộ quyết định của tòa án: “nó ngu, thiếu gì cách…tội giết người chứ không phải đùa. Nếu không nghiêm trị, cứ tức nhau cá nhân là bắn nhau thì sẽ đi đến đâu?”, có tiếng nói dung hòa cả hai: “tội nghiệp. Đứng trước cái ác người ta thường căm phẫn…tội của nó to thật nhưng tao vẫn thấy thương…”. Còn Thạnh, anh cũng công nhận với cán bộ: “nghĩ cho cùng, giải quyết như em chẳng đi đến đâu”. Tất cả những lời của mọi người, với các cung bậc khác nhau ấy chính là lời của Thạnh, là sự băn khoăn cân nhắc đã từng có ở anh. Giờ đây, tất cả tập trung về trong giấc mơ. Giấc
mơ giúp thỏa mãn mong muốn trừng trị kẻ phá hoại hạnh phúc gia đình và cũng day dứt suy nghĩ làm thế nào để dành lại hạnh phúc trong những hoàn cảnh trớ trêu.
Có thể nhận thấy, giấc mơ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ không chỉ là sự giải tỏa ẩn ức, đem lại cho con người những gì họ muốn mà còn là ám ảnh, day dứt đắn đo của con người. Với những giấc mơ chẳng bao giờ thực hiện được nhưng nó lại thể hiện tấm lòng giàu ước muốn, khát vọng của con người. Khát vọng của Thạnh (Ám ảnh) là khát vọng công lý phải được thực hiện, hạnh phúc phải được trở về với người xứng đáng như mẹ anh. Giấc mơ của con gái (Đôi giày đỏ) là khát vọng của người mẹ nhiều năm góa bụa. Còn giấc mơ của Thảo (Người đi tìm giấc mơ) là khát vọng tình yêu hạnh phúc của cô gái bất hạnh, khát vọng công bằng cho những cô gái nghèo và hoàn cảnh trớ trêu. Tuy nhiên những giấc mơ của con người trong truyện ngắn của Thu Huệ không phải mọi giấc mơ đều đẹp, mọi ước muốn khát vọng đều được thực hiện. Đó còn là những giấc mơ khủng khiếp (Người đi tìm giấc mơ), kết thúc thường bi kịch (Đôi giày đỏ, Ám ảnh, Phù thủy). Điều này xuất phát từ thực tế cuộc sống của con người. Đó chính là những ám ảnh, những băn khoăn cân nhắc, là mặc cảm bế tắc không lối thoát đã ngấm sâu trong những con người này. Vô thức hiện lên trong mơ.
Như vậy, sử dụng yếu tố “kỳ ảo” như một thủ pháp nghệ thuật để xây dựng cốt truyện, truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ tạo ra một hiệu quả lớn trong việc mở rộng chiều kích phản ánh đời sống và thể hiện quan niệm của chị về con người tâm linh vô thức. Chính điều này đã tạo nên vẻ đẹp, sức hấp dẫn có chiều sâu cho truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ.
3.3. Không – thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, thời gian và không gian nghệ thuật được định nghĩa:
“Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật (…) thể hiện sự cảm thụ độc đáo của thời gian về phương thức tồn tại của con người trong thời gian” [26 – 264].
“Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, thể hiện tính chỉnh thể của nó” đồng thời “thể hiện quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của thời gian hay của một giai đoạn văn học” [26 – 134].
Qua định nghĩa trên, có thể thấy thời gian và không gian không chỉ đóng vai trò là một tọa độ, là môi trường sống của nhân vật mà còn có chức năng như một thủ pháp, một tín hiệu nghệ thuật, có giá trị nghệ thuật riêng. Giống như các nhà văn khác, Nguyễn Thị Thu Huệ đã tạo dựng được thời gian và không gian nghệ thuật đặc sắc, vừa riêng cho từng người vừa chung cho văn chương phái nữ. Từ việc xác định không gian, thời gian hợp lý, Nguyễn Thị Thu Huệ đã thể hiện con người tương ứng với không gian, thời gian ấy. Nói cách khác không gian và thời gian được xem là một thủ pháp để xây dựng nhân vật.
3.3.1. Không – thời gian đô thị với những mảnh vỡ rời rạc không liền mạch
Xuất hiện trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ là kiểu không gian – thời gian đô thị với những mảnh vỡ rời rạc không liền mạch. Đó là nơi diễn ra những bi kịch trong cuộc sống nhân vật. Nếu như kiểu không gian, thời gian gia đình nhỏ bé, chật hẹp luôn có những nguy cơ tan rã mà ở đó ta thấy được nỗi thất vọng, chán chường của những tâm hồn cô đơn không tìm được chỗ dựa bình yên, thì ở đây, kiểu không gian, thời gian đô thị là phố phường, phố xá công cộng nơi diễn ra những mối quan hệ phức tạp giữa con người với con người, những lo toan kiếm sống, những toan tính vật chất, những tình yêu không thành, những cái chết bất ngờ, nhanh chóng…
Không gian, thời gian đô thị là phố phường với tất cả những ồn ào, bát nháo của cuộc sống hiện đại. Từ điểm nhìn của nhân vật và những tình huống cụ thể thì phố phường hiện lên rộng rãi, khoáng đạt nhưng lại trống trếch với những hụt hẫng cô đơn. Đó là cái không gian lạnh lẽo khi còn lại một mình của My (Thiếu phụ chưa chồng): “Trên ô cửa sổ buông những tấm rèm tím ở tầng hai, chỉ còn một mình My và bóng tối đang trùm xuống”. My đang đứng trước cái không gian mà cô đã tự mình lựa chọn, giành giật bằng tất cả sự trơ tráo, giảo hoạt. Bóng tối trùm xuống che phủ tầm nhìn của My, bao bọc luôn cả cái không gian cô vẫn tưởng là của mình. Cái giá mà cô phải trả là nỗi cô đơn mà bóng tối là bạn đồng hành của nó.
Không gian, thời gian đô thị trong các sáng tác của Thu Huệ luôn gắn liền với không gian, thời gian gia đình và kiểu không gian, thời gian đời tư.
Thu Huệ đã quan tâm đến con người trong gia đình như một nơi trú ẩn cuối cùng trước sự tác động của nhiều yếu tố ngoại lực. Trong không gian đó, thời gian cũng là thời gian sinh hoạt hàng ngày được đo đếm bằng những bữa cơm, những lần gặp gỡ gia đình, những cuộc tranh luận đầy thử thách, từ đó bộc lộ rõ suy nghĩ, tình