Giai Đoạn Sau Khi Gia Nhập Wto – Từ 2007 Đến Nay

ra các mặt hàng chủ lực như dầu mỏ, nông sản, thủy sản” (Văn kiện Đại hội Đảng VII, 1991).

Thực hiện chủ trương và chính sách của Đảng, trong hai năm cuối của kế hoạch 1994 -1995, chúng ta đã chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, hình thành các ngành sản xuất hàng hóa, các vùng sản xuất nông sản tập trung, các khu công nghiệp và khu chế xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, tích cực tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Trong giai đoạn này, một số mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao cũng dần được hình thành, đó là giày dép, hạt điều và lạc nhân. Cho đến cuối năm 1995, Việt Nam đã hình thành 9 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch cao với giá trị xuất khẩu mỗi mặt hàng lên đến trên 100 triệu USD đó là dầu thô, thủy sản, gạo, hàng dệt may, cà phê, lâm sản, cao su, hạt điều và lạc nhân (Tổng cục thống kê, 2006).

Như vậy, tiếp tục khai thác những điều kiện thuận lợi như điều kiện tự nhiên như là khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai màu mỡ, những mặt hàng như hạt điều, lạc nhân, cà phê, cao su mang lại năng suất lớn đã dần trở thành mặt hàng xuất khẩu của đất nước ta. Bên cạnh đó, hướng xuất khẩu của giai đoạn này là đẩy mạnh những mặt hàng có hàm lượng lao động cao để tận dụng nguồn nhân công dồi dào và rẻ như dệt may, giày dép. Chính vì thế, ngành sản xuất may mặc và giày dép cũng tăng trưởng với quy mô khá và cũng trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước. Tất cả những mặt hàng này đều có tốc độ tăng trưởng nhanh, có sức cạnh tranh và chỗ đứng trên thị trường thế giới.

Bên cạnh việc tìm kiếm các mặt hàng xuất khẩu mới, trong giai đoạn này, chúng ta cũng chú trọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu truyền thống đem lại giá trị kinh tế cao cho đất nước như lúa gạo, dầu thô. Nhờ những chủ trương và biện pháp cụ thể, gạo và dầu thô đã trở thành những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu và ngày càng có chỗ đứng ổn định hơn trên thị trường thế giới. Việt Nam đã nổi lên là một nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba trên thế giới. Còn mặt hàng dầu thô, năm 1991 đã chính thức trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và thực sự đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Bên cạnh sự phát triển của các mặt hàng xuất khẩu chính thì cơ cấu của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực cũng có những sự thay đổi đáng kể trong giai đoạn này. Điều này là kết quả của việc cải tiến cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu theo chủ trương hướng đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và nhà nước ta. Hướng xuất khẩu trong giai đoạn này là đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có hàm lượng lao động cao để tận dụng nguồn nhân công dồi dào và giá rẻ như dệt may, dày dép. Xuất khẩu nông sản cũng được chú trọng.

Bảng 1: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1991 – 1995

(Đơn vị:%)


Nhóm hàng

1991

1992

1993

1994

1995

Nông, lâm, hải sản

52.3

49.2

50.8

50.0

46.3

Công nghiệp nhẹ & tiểu thủ công

nghiệp

14.3

13.7

15.1

16.7

28.4

Công nghiệp nặng và khoáng sản

33.4

37.1

34.1

33.3

25.3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu của Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 6

(Nguồn: Niên giám thống kê, 1996)

Xu hướng hàng công nghiệp và khoáng sản tăng đến mức 37.1% năm 1992 do giai đoạn này giá trị xuất khẩu của dầu thô lớn. Tuy nhiên cho đến năm 1995, tỉ trọng này đã có những bước sụt giảm đáng kể (25,3%) do sự phát triển của hàng dệt may, chế biến hải sản và giày dép. Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, hàng nông lâm hải sản có xu hướng giảm dần, hàng công nghiệp nặng và khoáng sản có xu hướng tăng dần, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đã bắt đầu có sự thay đổi. Tuy nhiên, các mặt hàng mà chúng ta xuất khẩu còn có tỷ trọng thô và sơ chế rất cao (85%).

Như vậy, giai đoạn 1991 – 1995 được coi là giai đoạn mở đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển đổi nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp. Bên cạnh việc tiếp tục phát triển các mặt hàng xuất khẩu về nông nghiệp, cũng bằng lợi thế về địa lý và nhân lực, các mặt hàng xuất khẩu về công nghiệp cũng đã có những bước khởi động đáng ghi nhận.

1.1.3. Giai đoạn 1996 – 2000

Cho đến thời điểm này, Việt Nam đã trải qua 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và đạt được những thắng lợi to lớn, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế. Hoạt động kinh tế đối ngoại cũng đã có những tiến bộ đáng kể. Trong bối cảnh đó, Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã diễn ra, tiếp tục phát triển đường lối đổi mới để đưa sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước tiến lên. Việc phát triển các mặt hàng xuất khẩu đã được Đảng và nhà nước ta chú trọng hơn rất nhiều, quan điểm của Đảng trong nghị quyết đại hội VII đã có thêm những điểm mới so với giai đoạn trước: “tạo thêm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nâng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường, giảm tỉ trọng sản phẩm thô và sơ chế, tăng tỉ trọng sản phẩm chế biến sâu và tỉ trọng hàng xuất khẩu, tăng nhanh xuất khẩu dịch vụ” (Văn kiện Đại hội Đảng VII,1996).

Đến giai đoạn này, việc tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu không chỉ đơn thuần là tăng khối lượng xuất khẩu nữa mà đặc biệt quan trọng hơn, đó là nâng cao chất lượng cũng như giá trị của hàng hóa.

Những mặt hàng có hàm lượng công nghệ chế biến chế tạo cao rõ ràng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Chính vì vậy, trong giai đoạn này đã hình thành thêm một số mặt hàng xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế tăng cao đó là điện – điện tử, rau quả chế biến.

Trong điều kiện các mặt hàng xuất khẩu ngày càng được mở rộng, mặt hàng điện tử và linh kiện lắp ráp máy tính (chủ yếu là mạch điện tử) tuy mới xuất hiện nhưng đã nhanh chóng trở thành mặt hàng xuất khẩu chính của đất nước ta. Năm 1998, mặt hàng này đã đạt được kim ngạch xuất khẩu 502 triệu USD, tiến lên đứng hàng thứ 7 trong số 10 mặt hàng chủ lực của Việt Nam.

Như vậy cho đến năm 2000, nước ta đã có rất nhiều mặt hàng xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao đó là cà phê, cao su, hạt điều, giày dép, thủy – hải sản, hàng điện tử, hàng thủ công mỹ nghệ và rau quả trong đó có ba mặt hàng dẫn đầu với khối lượng xuất khẩu đạt từ 500 triệu đến 1 tỷ USD/năm đó là cà phê, gạo, hàng điện tử và linh kiện máy tính (Tổng cục thống kê, 2006).

Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này cũng đã có những thay đổi theo chiều hướng tích cực. Các mặt hàng có hàm lượng công nghệ chế biến chế tạo cao ngày càng chiếm tỉ trọng lớn, giảm tỷ trọng hàng nông, lâm hải sản.

Bảng 2: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1996 – 2000

Đơn vị: %


Nhóm hàng

1996

1997

1998

1999

2000

Nông, lâm, hải sản

42.3

35.3

35.5

36

29

Công nghiệp nhẹ & tiểu thủ công nghiệp

29

36.7

36.6

41.4

33.9

Công nghiệp nặng và khoáng sản

28.7

28

27.9

22.6

37.1

(Nguồn: Niên giám thống kê, 2001)

Năm 1996, tỉ trọng các mặt hàng nông, lâm, hải sản (với tỉ trọng các sản phẩm đã qua chế biến và chế biến sâu ngày càng chiếm phần lớn) là 42,3%, hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 28,7% thì đến năm 2000 tỉ trọng này là 29% với hàng nông lâm hải sản và 37.1% với hàng công nghiệp nặng và khoáng sản. Điều đó cho thấy cơ cấu hàng xuất khẩu đã có chuyển dịch tích cực. Bên cạnh đó, nhóm sản phẩm chế biến, chế tạo có sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, thủy sản vẫn chiếm tỉ lệ không nhỏ, tăng từ 29% năm 1996 lên đến 33.9% năm 2000.

Trong số các mặt hàng xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao thì có 5 mặt hàng thuộc ngành công nghiệp và công nghiệp chế biến đó là dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, điện tử và linh kiện điện tử. Những nhóm mặt hàng này chiếm tỉ trọng cao từ 50 – 60% kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Chỉ tính riêng năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này đã đạt 9,12 tỉ USD, chiếm 63,75 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. (Tổng cục thống kê, 2006).

1.1.4. Giai đoạn 2001 – 2006

Tình hình đất nước ta sau 15 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo thế và lực để thúc đẩy công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu. Chính vì thế đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã diễn ra, tiếp tục đề ra nhiệm vụ và phương hướng phát triển cho thời kì tới. Quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển các mặt hàng xuất khẩu trong giai đoạn này được thể hiện rất cụ thể hơn so với các giai đoạn trước:

- Đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hóa chế biến sâu và có hàm lượng kĩ thuật cao. Xây dựng nền kinh tế Việt Nam trở thành nền kinh tế hướng về xuất khẩu.

- Nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản xuất khẩu để vừa tăng kim ngạch xuất khẩu, vừa tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu đã qua chế biến sâu nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Nhà nước cần hỗ trợ nâng cao uy tín của hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.

(Văn kiện đại hội Đảng khóa IX, 2001)

Xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2006 đã đạt được những thành tích rất ấn tượng và được xác định là một thế mạnh của Việt Nam trên con đường hội nhập đầy đủ và sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu được đa dạng hóa, đồng thời phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Năm 2004 chúng ta có thêm các mặt hàng công nghiệp chế biến như xe đạp và phụ tùng, dây điện và cáp điện. Cho đến cuối năm 2006, Việt Nam đã có hơn 20 mặt hàng xuất khẩu chủ lực, trong đó các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất vẫn là dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, sản phẩm gỗ, điện tử và gạo (Tổng cục thống kê, 2006). Gạo, cà phê trở thành mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trí thứ hai, còn hạt tiêu đứng đầu trên thế giới.

Trong giai đoạn này, lợi thế về nhân công rẻ và tài nguyên không còn là chỗ dựa vững chắc nữa. Hoạt động xuất khẩu của nước ta đang cố gắng chuyển sang các điểm tựa mới đó là nhân tố năng suất, chất lượng, hiệu quả, công nghệ thông tin, thương mại điện tử nhằm nâng cao sức cạnh tranh.

Bên cạnh sự phát triển của các mặt hàng xuất khẩu, cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã đi theo đúng định hướng của Đảng đã đề ra, đó là theo xu hướng gia tăng các chủng loại mặt hàng chế biến, chế tạo và giảm đi về tỉ trọng các mặt hàng xuất khẩu thô, chủ yếu là các mặt hàng nông, lâm, hải sản và khoáng sản. Dù có sự tiến bộ như vậy nhưng các mặt hàng xuất khẩu thô của Việt Nam đến nay vẫn còn chiếm tỉ trọng cao, đòi hỏi một sự nỗ lực hơn nữa để tăng nhanh các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu.

Bảng 3: Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ giai đoạn 2001 – 2006

Đơn vị (%)

Nhóm hàng

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Nông, Lâm, Thuỷ sản

24,3

23,9

22,1

20,5

21,1

20,5

Nhiên liệu,khoáng sản

21,6

20,5

19,9

22,7

24,7

23,4

CN và Thủ công mỹ nghệ

33,9

40,0

40,5

40,4

38,4

39,0

Hàng hoá khác

20,2

15,6

17,5

16,4

15,6

17,1

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Bộ Công Thương, 2005, 2006)


Chất lượng hàng xuất khẩu cũng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn này và đã được nâng lên đáng kể, góp phần làm gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Một số nông sản phẩm của Việt Nam đã có vị trí trên thị trường thế giới đồng thời giá cả các sản phẩm đó cũng được tăng lên một cách đáng kể. Có được kết quả này là do chúng ta đã có những đầu tư vào công đoạn chế biến sản phẩm nông sản. Đây sẽ là một hướng đi đúng và then chốt để Việt Nam có thể tăng kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn tiếp theo.

1.2. Giai đoạn sau khi gia nhập WTO – từ 2007 đến nay

Cho đến giai đoạn này, chúng ta đi hết chặng đường 20 năm đổi mới, đạt được những thành tựu hết sức to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đất nước ta đã có sự thay đổi cơ bản và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình tạo thêm nhiều thuận lợi cho nhân dân ta đổi mới, phát triển kinh tế

- xã hội với nhịp độ nhanh hơn. Quán triệt tư tưởng của Đảng và Nhà nước được đề ra trong đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, mục tiêu tổng quát của chúng ta trong giai đoạn này, đó là “Phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất cao mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, có khả năng chiếm lĩnh thị phần đáng kể trên thị trường thế giới. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị tăng cao; sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỉ trọng hàng xuất khẩu thô, đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ” (Văn kiện đại hội Đảng khóa X, 2006).

Trong thời kì đang nỗ lực phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh cho phát triển xuất khẩu, thúc đẩy nhanh chóng sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phấn đấu thực hiện mục tiêu đề ra thì sự kiện Việt Nam gia nhập WTO là một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu.

Ngay sau khi gia nhập WTO, Đảng và nhà nước ta đã tiếp tục đề ra những quan điểm, chủ trương, chính sách lớn và cấp bách cần quán triệt trong quá trình thực thi cam kết WTO, đồng thời hướng đến sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế, đó là tập trung nghiên cứu, hoàn thiện chính sách thương mại nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển thương mại thị trường trong nước theo hướng hiện đại, đồng thời chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu vào những mặt hàng có giá trị tăng cao, các sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao nhằm giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô, đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ.

Việc hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là gia nhập WTO đã làm tăng cơ hội thâm nhập thị trường nước ngoài cho các sản phẩm của nước ta nhờ việc cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ dần các rào cản phi thuế quan của các nước. Như vậy, điều kiện tiếp cận thị trường đối với hàng hóa Việt Nam được rộng mở hơn, nhất là đối với các sản phẩm mà Việt Nam đang có lợi thế so sánh như hàng nông, lâm, thủy sản và công nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép, lắp ráp điện tử, tin học…Đặc biệt việc đẩy mạnh cải cách thể chế trong nước cho phù hợp với các cam kết của WTO sẽ thúc đẩy việc xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam, tạo điều kiện phân bổ và sử dụng các nguồn lực của đất nước một cách có hiệu quả nhất, đồng thời tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), từ đó có thể tạo ra những đột phá trong phát triển xuất khẩu các sản phẩm chế biến, chế tạo và dịch vụ của Việt Nam. Đây chính là điều có tác động cực kì quan trọng trong việc khuyến khích xuất khẩu cũng như lựa chọn và phát triển các mặt hàng xuất khẩu đạt hiệu quả kinh tế cao không chỉ trong trước mắt mà còn về lâu dài.

Nhờ những chính sách tích cực theo hướng hội nhập với kinh tế thế giới, sau hơn 3 năm gia nhập WTO, tình hình kinh tế Việt Nam nói chung và xuất khẩu nói riêng đã có những bước khởi sắc đáng ghi nhận. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng, đặc biệt các mặt hàng xuất khẩu ngày càng phong phú và phát triển về cả số lượng lẫn chất lượng.

Năm 2007, xuất khẩu tăng lên ở hầu hết các mặt hàng. Đã có 10 mặt hàng và nhóm hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD đó là thủy sản, gạo, cà phê, cao su, than đá, dệt may, giầy dép, điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ và nhóm sản phẩm cơ khí, trong đó có sự phân hóa rõ rệt: 4 mặt hàng bứt phá mạnh hơn đạt trên 3 tỉ USD: dầu thô, dệt may, giầy dép và thủy sản, 3 mặt hàng điện tử và sản phẩm gỗ đạt trên 2 tỉ USD. Một số nhóm hàng mới mặc dù kim ngạch chưa cao nhưng tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh như dây điện và cáp điện, túi xách, vali, mũ, ô dù, sản phẩm nhựa và hàng thủ công mỹ nghệ. Một số nông sản chủ lực cũng đã thắng lớn trong năm 2007 do những lợi thế về giá trên thị trường thế giới (Bộ Công Thương, 2007).

Đến năm 2008, các mặt hàng đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong năm 2007 tiếp tục duy trì ở mức cao như dầu thô (10,5 tỷ USD), dệt may (9,1 tỷ, giày dép (4,7 tỷ USD), thủy sản (4,56 tỷ USD), gạo (2,9 tỷ USD), sản phẩm gỗ (2,78 tỷ USD), cà phê (2 tỷ USD), cao su (1,6 tỷ USD), than đá (1,44 tỷ USD, đặc biệt có thêm mặt hàng dây điện và cáp điện đạp kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (ước đạt 1.04 tỷ). Đây là mức cao hơn nhiều so với các năm trước khi nước ta gia nhập WTO (Bộ Công thương, 2008).

Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường xuất khẩu của nước ta bị thu hẹp, kim ngạch bị giảm dẫn đến giá các mặt hàng xuất khẩu giảm, chính vì thế có nhiều mặt hàng bị giảm mạnh như mây tre đan, cói thảm, đồ gốm sứ, dây cáp điện, túi xách. Ngoài ra, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực cũng giảm như dầu thô, giày dép, cao su, cà phê, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản…Bên cạnh đó cũng có một số mặt hàng phát triển tương đối tốt, vượt cả kế hoạch, ví dụ như hạt tiêu tăng hơn 5%, đặc biệt gạo đã tăng tới 24,4% so với kế hoạch, than đá và dầu thô cũng duy trì được kim ngạch. Xuất khẩu nông sản được xem là thành

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022