BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------
ĐOÀN TIẾN DŨNG
KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Có thể bạn quan tâm!
- Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp - 2
- Không Gian Nghệ Thuật Trong Truyện Ngắn Nguyễn Huy Thiệp Chương 2. Thời Gian Nghệ Thuật Trong Truyện Ngắn Nguyễn Huy Thiệp Chương 3. Mối Quan Hệ Không
- Không Gian Tù Đọng Quẩn Quanh, Bế Tắc
Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------
ĐOÀN TIẾN DŨNG
KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. TRẦN ĐĂNG XUYỀN
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại khoa Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, dưới sự hướng dẫn tận tình chu đáo của GS.TS. Trần Đăng Xuyền. Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới thầy hướng dẫn, người đã dành cho tác giả những gợi dẫn khoa học quan trọng trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới quí thầy cô giáo bộ môn Văn học Việt Nam 2 trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện văn học, đã đóng góp nhiều ý kiến cho tác giả trong quá trình soạn thảo. Đồng thời, tác giả cũng bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Phòng Quản lí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2010
Tác giả Đoàn Tiến Dũng
1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 01
1. Lí do chọn đề tài 01
2. Lịch sử vấn đề 03
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
4. Phương pháp nghiên cứu 11
5. Đóng góp của luận văn 12
6. Cấu trúc luận văn 12
CHƯƠNG 1. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP 13
1.1. Không gian bối cảnh xã hội 14
1.1.1. Không gian “láo nháo, thản nhiên rất đời và ô trọc” ...14
1.1.2. Không gian tù đọng quẩn quanh bế tắc 21
1.2. Không gian bối cảnh thiên nhiên 26
1.2.1. Không gian dòng sông 26
1.2.2. Không gian biển cả 31
1.2.3. Không gian rừng núi 33
1.2.4. Không gian đồng quê 36
1.3. Không gian tâm trạng 38
1.3.1. Không gian tâm tưởng tâm linh vô thức 38
1.3.2. Không gian huyền thoại thực-ảo 42
2
CHƯƠNG 2. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP 48
2.1. Thời gian trần thuật 48
2.1.1. Đảo lộn thời gian sự kiện 50
2.1.2. Tự sự dòng ý thức và đồng hiện thời gian 59
2.2. Thời gian tâm trạng 64
2.2.1. Cái nhìn hồi cố 65
2.2.2. Cái nhìn trải nghiệm 70
2.3. Nhịp điệu thời gian 74
2.3.1. Nhịp điệu thời gian nhanh gấp 75
2.3.2. Nhịp điệu thời gian lặp lại 80
CHƯƠNG 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT 86
3.1.Tổ chức không gian trong sự kết hợp với thời gian 86
3.2. Sự luân chuyển không gian, thời gian nghệ thuật 89
3.3. Không gian được tổ chức theo nguyên tắc tương phản 100
3.4.Thời gian nhân vật và trình tự thời gian trần thuật được hiện đại hoá.111
KẾT LUẬN 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Với nhà văn có thể anh ta sáng tác rất nhiều, nhưng để có được tác phẩm neo bám vào lòng người đọc là điều không dễ, thậm chí rất hiếm hoi. Văn chương như một trò bập bênh nghệ thuật với những luật chơi ngoắt ngoéo vô hình, đã thách thức tất cả những ai lao vào con đường cầm bút. Nó chẳng loại trừ ai, sẵn sàng hê tung nếu như anh ta không đủ bản lĩnh và lượng sức mình trong cuộc đua chen choán đầy ảo tưởng. Trên bước đường gập ghềnh làm nghệ thuật, Nguyễn Huy Thiệp đã tự lựa cho mình một lối đi riêng, để khẳng định tên tuổi mình và khuấy động làn sóng phê bình văn học. Nguyễn Huy Thiệp không phải là người đầu tiên mở đầu cho sự nghiệp Đổi mới Văn học Việt Nam sau 1975, nhưng chắc chắn nhắc đến sự nghiệp Đổi mới văn học, không thể không có tên ông.
Nguyễn Huy Thiệp, trước hết, được biết tới như là một “hiện tượng lạ” trong cao trào đổi mới văn học Việt Nam từ sau 1986. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp vừa kế thừa, bảo lưu những yếu tố thuộc về tâm thức truyền thống, mặt khác lại vừa “đối thoại về tư tưởng giữa các nhân vật và trở thành cuộc đối thoại với chính bạn đọc” [77; 251]. Bên cạnh đó, do thấm đượm cảm quan hiện đại, Nguyễn Huy Thiệp đã phơi bày một thế giới xáo trộn, ngổn ngang với những mảnh vỡ hiện thực phi lý của thời hậu chiến khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Nhiều nhân vật trong truyện ngắn của ông mang dáng dấp của truyện truyền kì, cổ tích, hay những nhân vật lịch sử… đều được soi chiếu dưới cái nhìn “lạ hóa”, “giải thiêng”, gợi lên cảm giác lo âu, bất an, và hơn hết là tinh thần “tự phê”, “tự nghiệm” đã giúp độc giả có cái nhìn “phản tỉnh”. Có thể nói không quá rằng, một mình Nguyễn Huy Thiệp không làm nên được diện mạo của nền văn học Việt Nam sau 1975 đến nay, nhưng một mình
Nguyễn lại có thể đào xới lên nhiều vấn đề thuộc về bản chất văn học: “hạt nhân các sáng tác của anh vẫn không đi ra ngoài vấn đề con người” [77; 545], chính điều này đã làm điểm tựa để truyện ngắn của ông tạo nên sức bật khỏi ảnh hưởng văn học trước 1975.
1.2. Ngay từ những sáng tác đầu tay, tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đã “có một sức hấp dẫn khó cưỡng lại được” [77; 458], và được các nhà nghiên cứu, các nhà văn trong nước và ở nước ngoài đánh giá cao về nghệ thuật. Nhiều tác phẩm của ông thực sự “gây hấn” với quan điểm văn chương truyền thống, nó trượt khỏi khung khổ truyện ngắn trước kia và tích cực đẩy xa hơn nữa quá trình dân chủ hóa đời sống văn học. Có thể nói, Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn có ý thức cách tân truyện ngắn từ rất sớm, đồng thời cũng là người cầm bút có ý thức triệt để về vấn đề không gian và thời gian. Tính đa chiều không gian và nhiều lớp thời gian trong truyện ngắn của ông đặc biệt thú vị, nhưng cũng hết sức phức tạp, khó khăn khi nghiên cứu. Thú vị ở chỗ nó mở ra một cái nhìn mới vào thế giới, vào con người; phức tạp và khó khăn bởi sự chằng chịt đa tầng không chỉ trên nội dung văn bản mà còn nằm ở chiều sâu ngôn ngữ, không phải ai cũng cảm nhận hết. Việc xử lí không gian và thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã được các nhà nghiên cứu đặt thành vấn đề quan trọng. Mới nhìn qua, có vẻ hai khái niệm này không phải là hiện tượng phổ biến trong sáng tác của ông. Thế nhưng, thực tế cho thấy, trong nhiều tác phẩm, không gian và thời gian là nơi thể hiện rõ nhất cảm quan đời sống của Nguyễn Huy Thiệp. Nó chính là mạch ngầm liên kết các hình tượng văn bản nghệ thuật mà ông sáng tạo ra, đầy sắc thái riêng.
Từ những lí do trên, Luận văn hi vọng sẽ góp thêm một tiếng nói vào việc nghiên cứu thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, cụ thể là vấn đề không gian, thời gian nghệ thuật. Qua việc giới thiệu một vấn đề phức tạp như vậy, luận văn cũng giúp cho việc giảng dạy, nghiên cứu văn học Việt
Nam hiện đại nói chung và truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nói riêng. Như vậy, với đề tài: Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp vừa có ý nghĩa lí luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, nó đáp ứng được những tiêu chí cần thiết đối với đề tài một luận văn cao học.
2. Lịch sử vấn đề
Việc nghiên cứu không gian - thời gian nghệ thuật một cách có ý thức chỉ xuất hiện từ sau lí thuyết thi pháp học hiện đại được các nhà nghiên cứu giới thiệu và vận dụng phổ biến ở Việt Nam. Trong khuôn khổ của một luận văn cao học, dưới đây chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu những ý kiến của các nhà nghiên cứu về vấn đề không gian, thời gian nghệ thuật nói chung. Sau đó chúng tôi xin điểm qua tình hình nghiên cứu về không gian thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
2.1. Tình hình nghiên cứu về không gian - thời gian nghệ thuật
Sau đây là những bài viết hoặc công trình của các nhà nghiên cứu có đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề không gian và thời gian ở các tác giả khác có liên quan đến đề tài mà luận án đang thực hiện. Dẫn theo thời gian xuất bản:
1. Trần Đình Sử, (1982), Thời gian nghệ thuật trong “Truyện Kiều” và cảm quan hiện thực của Nguyễn Du, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 05. Trong bài viết này, nhà nghiên cứu đã nhìn nhận thời gian và không gian từ phía khát vọng, hành động của nhân vật, tính chất phũ phàng của các thế lực.
2. Phan Ngọc, (1985), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”, Nxb KHXH. Toàn bộ công trình không bàn nhiều và trực tiếp đến vấn đề không gian và thời gian, nhưng đáng chú ý ở chương IV có tiêu đề: Cách bố cục “Truyện Kiều” theo yêu cầu của kịch. Tác giả