Biểu Hiện Của Thời Gian Nghệ Thuật Trong Bướm Trắng

làm vợ, bất chấp việc Thu sẽ đau khổ về sau. Nhất Linh chủ yếu để cho nhân vật tự phán xét mình. Tâm lí Trương có sự chuyển biến, vận động. Ban đầu là ám ảnh cái chết, tiếp đến mong muốn được sống đến đỉnh điểm và cuối cùng là không sợ cái chết. Với Thu, tình cảm của Trương dành cho nàng là sự khao khát. Nếu không phải là nguyên do bệnh tật có thể hai người sẽ có một kết thúc tốt đẹp. Thời gian tâm lí cho thấy những trạng thái cảm xúc đối lập trong Trương khi nghĩ về cái chết và tình yêu với Thu đang giao nhau trong một môi trường không lối thoát. Sự trụy lạc mà Trương tìm đến như một mong muốn hưởng thụ trước khi chết. Cuộc tình đối với Thu lúc đầu Trương chỉ coi đó là một thú vui, sau đã lấn át tâm hồn Trương, chi phối tư tưởng của Trương như một định mệnh. Đó là một định mệnh quái ác tưởng (yêu) đùa lại hóa (yêu) thật, tưởng chết lại không chết. Còn với Nhan, anh đến với cô như một sự trở về sau những bão giông, những lầm lạc muốn tìm về chốn bình yên. Đó là một “cảm giác đầy đủ và bình tĩnh của một người chồng đứng gần một người vợ mới cưới, lúc nào cũng sẵn lòng làm chồng vui lòng” [14, tr.215]. Ta thấy diễn biến tâm lý của Trương khá phức tạp, tạo nên nhiều liên tưởng bất ngờ cho người đọc.

Trong Viết và đọc tiểu thuyết, Nhất Linh nhận định những cuốn tiểu thuyết đặc sắc là những cuốn diễn tả được một cách sinh động những trạng thái phức tạp của cuộc đời, đi thật sâu vào sự sống với tất cả những chuyển biến mong manh tế nhị của tâm hồn. Bên cạnh Bướm trắng, tiểu thuyết Đôi bạn cũng là một trong những “đứa con tinh thần” xuất sắc của Nhất Linh. Tác giả đã tái hiện khéo léo diễn biến tâm trạng cùng những biến động tinh tế trong tâm hồn Dũng với mối tình đầu trong sáng, đượm chút ngập ngừng e thẹn cùng những khoảnh khắc hồn nhiên trong buổi đầu hò hẹn. Dũng xuất thân trong một gia đình giàu có và có một tình yêu trong sáng đối với Loan. Tuy nhiên tình yêu của Dũng với Loan không được chấp thuận vì hai bên gia đình không môn đăng hộ đối. Nhân vật Dũng chưa bao giờ hạnh phúc khi ở

bên gia đình mà anh hạnh phúc nhất là khi được ở bên Loan và sống trong những kí ức với Loan. Câu chuyện tình yêu của hai người không có mở đầu mà cũng không có kết thúc nhưng nó tựa như một bản tình ca không lời với những nốt nhạc trầm bổng của khoảnh khắc khi Dũng nhớ về Loan. Tại bến đò Gió, khi Dũng đi gặp Thái về và nhìn ngắm bến đò vắng, con sông chảy, hàng cây có gió thổi tức khắc Dũng nhớ về Loan: “Nghe tên bến đò Gió, Dũng nghĩ ngay đến Loan. Chàng nhớ lâu lắm, một buổi chiều sang bên nhà Loan, Loan mời chàng ăn bánh gai và nói:

- Quà nhà quê của em. Bánh này em mua ở bến đò Gió gần quê ngoại em” [13, tr.66].

Tình yêu của Dũng dành cho Loan được Nhất Linh miêu tả xuyên suốt tác phẩm. Đến cuối truyện, khi mà hai người đã xa nhau nhưng mỗi khi Trúc nhắc đến Loan thì trái tim Dũng lại thổn thức “Chàng nghĩ đến cái vui sướng một ngày kia, một ngày xa xôi lắm và không chắc còn có không, lại được gặp mặt Loan, người của quê hương cũ, người của tuổi thơ mà chàng biết không bao giờ có thể quên. Dũng nhớ lại cái vui sướng đầu tiên khi biết mình yêu Loan bốn năm trước đây. Một buổi sáng đi chơi về nhìn qua vườn, chàng thấy sân bên kia có tấm lụa trắng còn mới nguyên phơi trên dây thép, gió đưa bay tha thướt trong nắng. Chàng lấy làm lạ nhìn tấm áo một lúc lâu rồi sực nghĩ ra:

- Loan ở tỉnh đã nghỉ học về” [13, tr.189].

Mảnh lụa trắng tung bay trong gió khiến Dũng thấy Loan như đang hiện diện trước mặt. Trong thâm tâm Dũng biết rò chàng sẽ không thể quên được Loan nhưng anh lại dối lòng khi cho rằng những kỉ niệm đó chỉ là ảo giác. Lời nói dối ấy chỉ để Dũng khỏa lấp đi nỗi nhớ người yêu cùng những dằn vặt mâu thuẫn trong bản thân anh nhưng không thể phủ nhận được tâm trí Dũng luôn tồn tại những mảnh ghép hồi ức tươi đẹp với Loan. Qua những miền không gian của tâm tưởng ta thấy nhân vật hiện lên không chỉ đơn giản một chiều mà sinh động, đa chiều.

2.1.2.2. Không gian gợi lên cảm giác về sự hồi sinh

Với cái tâm trong sáng, Nhất Linh đã khắc họa nên những khoảng kí ức vô cùng tươi đẹp dành cho nhân vật của mình. Đó là khi Trương được tìm về với tuổi thơ, với nơi chôn rau cắt rốn của mình. Sau hôm trụy lạc ở nhà xăm, miên man trong ranh giới say - tỉnh, Trương mơ thấy Thu cầm dao định đâm vào cổ anh. Giật mình tỉnh dậy, lắng nghe tiếng lạch cạch của xe rau vào thành phố lúc sáng sớm, tâm thức anh lại nhớ tới quê mẹ với những kí ức ngọt ngào: “Lòng chàng lắng xuống và từ thời quá vãng xa xăm nổi lên một hình ảnh yêu quý của tuổi thơ trong sáng: khu vườn rau của mẹ chàng với những luống rau diếp xanh thắm, những luống thìa là lá nhỏ như sương mù và hôm nào trời nắng, những mầm đậu Hà Lan tươi non nhú lên qua lần rơm ủ dột. Rồi đến khi luống đậu nở hoa trắng có những con bướm rất xinh ở đâu bay về” [14, tr.114]. “Trương thấy trong người mỏi mệt, nhưng có cái mỏi mệt nhẹ nhòm dễ chịu của người vừa hết sốt” [14, tr.114]. Không gian như chiếc phao cứu sinh cứu rỗi tâm hồn nhân vật, giúp Trương cảm thấy khoan khoái, dễ chịu.

Một trong những đặc trưng nổi bật của văn phong Nhất Linh đó là dùng không gian như một phương tiện đắc lực để kết nối trí nhớ cho nhân vật hồi tưởng về quá khứ tươi đẹp. Không gian tâm tưởng trong tiểu thuyết còn được thể hiện qua việc nhân vật hồi tưởng những cảm giác đồng điệu với thiên nhiên. Giáo sư Phan Cự Đệ trong Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại tập 2 đã nhận xét: “Ảnh hưởng nghệ thuật tạo hình lãng mạn cũng để lại trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn một thiên nhiên đầy những đường nét và màu sắc của hội họa” [3, tr.100]. Khi Trương ra tù, không gian trải rộng ra như chào đón một con người lầm đường lạc lối: “chàng ngửng nhìn trời qua những cành long não lá non và trong, chàng thấy mình như trở lại thời còn bé dại... Vòm trời trên cao lúc đó, Trương nhận thấy thân mật, êm dịu như vòm trời của những ngày xưa” [14, tr.159]. Trong không gian ấy, “Trương có cái sung sướng ngây ngất của

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 71 trang tài liệu này.

một người đi xa lâu năm sắp được về thăm nhà” [14, tr.159], đặc biệt là được gặp Thu. Anh “tưởng mình vẫn còn sống một đời ngây thơ trong sạch và bao nhiêu tội lỗi trước kia tiêu tán đi đâu hết” [14, tr.160]. Trương nhận ra “vòm trời lúc ấy như chính là vòm trời ở phía sau nhà đã bao lần chàng nhìn thấy mỗi khi ra thăm vườn rau của mẹ chàng” [14, tr.161]. Từ ấy, “Trương nhớ đến Nhan và miếng đất năm mẫu anh đã viết giấy nhường cho bà Thiêm” [14, tr.161]. Anh muốn về bên Nhan, làm lại cuộc đời bên người vợ dịu hiền dẫu đã quá muộn.

Bước chân vào gian hàng xén, hình ảnh thân thuộc của những thức hàng khiến tâm thức Trương chợt nhớ tới hình ảnh quê hương. “Chàng có cái cảm tưởng rằng khi chết đi ở thế giới bên kia, thứ mà chàng nhớ rất rò là mấy quả trứng gà vỏ hung hung đỏ và bóng loáng đang nằm có vẻ rất êm ái trong một cái quả đầy trấu: cạnh quả để trứng, mấy bó rễ hương bài thốt gợi chàng nghĩ đến bà Ký Tân, một người cô của chàng chết đã lâu rồi, chàng nhớ đến rò ràng một buổi chiều hè, bà Ký ngồi gội đầu ở sân, bên cạnh có đặt một nồi nước rễ hương bài. Cái cảnh cỏn con ấy, xảy ra gần hai mươi năm về trước, chàng không hề chú ý tới, không hề nhớ đến một lần nào cả, không hiểu tại sao lúc này lại hiện ra đột ngột và rò ràng như thấy trước mắt” [14, tr.207]. Không gian quê hương yên bình bỗng xuất hiện trong kí ức khiến Trương như quên đi thực tại buồn chán. Nơi ấy, Nhan vẫn lặng lẽ chờ anh. Không gian yên bình ấy làm thay đổi trạng thái tâm hồn Trương, anh thấy mình không sợ cái chết nữa và bình thản đợi nó đến.

Không gian và thời gian nghệ thuật trong Bướm trắng của Nhất Linh - 6

Qua việc khắc họa thành công tiểu loại không gian tâm tưởng, nhà văn Nhất Linh đã cho thấy sự am hiểu tâm lý đối với nhân vật. Ông hiểu rò từng sợi dây tâm lí tinh vi trong tâm hồn họ và tái hiện nó một cách có ý thức. Nhân vật Trương có lúc phải vật lộn, mong tìm đến cái chết như một liều thuốc giải thoát tốt nhất nhưng có lúc tâm hồn anh lại phẳng lặng, sống trong những hồi ức thời thơ ấu. Rò ràng khi xây dựng không gian, nhà văn không

đặt nặng việc phản ánh thời đại mà nhân vật sinh sống mà ông có xu hướng tìm hiểu khát vọng, những nhu cầu thuộc phạm trù tinh thần của nhân vật. Bướm trắng là tác phẩm thực sự mới lạ trong nghệ thuật miêu tả tâm lý của văn chương Tự lực văn đoàn. Trong sự mới lạ ấy, có đóng góp không nhỏ của không gian nghệ thuật.

Tóm lại, không gian bối cảnh xã hội cũng như không gian tâm tưởng trong Bướm trắng đều được người nghệ sỹ kiến tạo trở nên phong phú và mới lạ. Đi dọc một chuỗi không gian khác nhau đó, ta thấy dấu ấn con người hiện lên rò nét với đầy đủ các trạng thái tính cách đồng thời thấy được bối cảnh xã hội - văn hóa của một phần đời sống xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.

2.2. Biểu hiện của thời gian nghệ thuật trong Bướm trắng

Thời gian nghệ thuật mang đậm hơi hướng cảm tính. Cũng như mọi hiện tượng của thế giới khách quan, thời gian khi được nhuộm màu bởi chất liệu nghệ thuật sẽ trở thành một khám phá riêng biệt. Cảm thức về thời gian luôn đi đôi và song song với cảm quan về thực tại và con người, thể hiện mơ ước của nhà văn. Thời gian nghệ thuật chính là thời gian vận động hỗ trợ cho sự phát triển của cốt truyện, giúp người đọc lĩnh hội tác phẩm một cách thuận lợi nhất. Thời gian trong Bướm trắng là sự kết hợp nhịp nhàng của hai kiểu thời gian hiện thực và tâm lý.

2.2.1. Thời gian hiện thực

Có thể thấy rằng ở mỗi giai đoạn văn học, việc miêu tả và cảm nhận về thời gian của các tác giả là không giống nhau do nó còn bị chi phối bởi ý kiến cá nhân và tư tưởng của từng thời đại. Trong văn học trung đại, thời gian hiện thực được coi như thời gian “cầu tính”. Các văn nghệ sĩ thời kì này cho rằng thời gian luôn tuần hoàn, lặp đi lặp lại, bất biến. Ngược lại, thời gian trong văn học hiện đại lại được nhìn nhận và đánh giá theo một quan điểm khác. Thời gian khi đã qua thì không có cách nào tìm lại được. Đó chính là thời

gian hiện thực hay còn gọi là thời gian vật lý. Mọi hoạt động của chủ thể đều được kể theo trình tự lần lượt, trước sau. Thời gian sẽ được đánh dấu bằng các cụm từ như “sáng”, “trưa”, “chiều”, “tối”. Với một năm chính là dòng chảy thiên nhiên qua mười hai tháng qua bốn mùa “xuân”, “hạ”, “thu”, “đông”. Khám phá sâu lớp thời gian hiện thực chúng ta sẽ cảm nhận được rò hoàn cảnh sống của nhân vật cũng như các sự kiện được đề cập đến trong tác phẩm.

2.2.1.1. Thời gian khắc họa cuộc đời của nhân vật

Thời gian hiện thực trong tác phẩm với tư cách là thành tố quan trọng của thi pháp không những giúp nhà văn chuyển tải thế giới hiện thực vào trong sáng tác văn chương mà còn tạo điều kiện thuận lợi để Nhất Linh miêu tả tình trạng sống của nhân vật. Thời gian hiện thực tuân theo những diễn biến tâm trạng nhân vật trong cuộc sống đời thường. Cuộc đời con người được đặc tả một cách sâu sắc qua thời gian hiện thực đã cho thấy một chiều sâu nhận thức gắn chặt với cá tính sáng tạo của Nhất Linh.

Nhân vật Trương trong tác phẩm có một cuộc đời không may mắn. Phải bỏ dở tâm huyết cũng như khao khát cống hiến của mình vì bệnh tật khiến Trương cảm thấy cuộc đời mình lúc nào cũng bế tắc, vô vọng. Với Trương, bệnh tật đã khiến cuộc đời anh chìm trong vòng luẩn quẩn. Trong Bướm trắng, thời gian hiện thực khắc họa rò ràng diễn biến căn bệnh của nhân vật Trương. Theo như lời của Hợp, sau khi biết mình mắc lao thì Trương bỏ học và ốm “vào quãng mùa đông năm ngoái” [14, tr.87]. Dù không dám tự thú là mình sợ sự thực nhưng anh vẫn quyết định đến tìm bác sĩ Chuyên. Chuyên là bác sĩ khoa tim phổi và là bạn trọ học cùng Trương mấy năm. Thời gian một năm là khoảng thời gian Chuyên dự đoán Trương có thể kéo dài sự sống khi bệnh tình ở giai đoạn cuối: “Anh đừng lo vội... Anh còn chán thì giờ mà lo liệu của anh. Phổi ấy và tim ấy cũng còn được một năm nữa là ít” [14, tr.24]. Chuyên nghĩ “Bệnh phổi của Trương nếu không có một sự gì bất ngờ thì trong vòng một

năm nữa sẽ làm nguy hiểm đến tính mệnh. Có lẽ sớm hơn nữa nhưng điều đó thì không dám chắc” [14, tr.24]. Một thời gian sau khi Trương về chung vui với đám cưới của Lan - em họ Trương có vẻ bệnh tình của anh trở nên đáng lo hơn: “Trương thấy ngứa ở cổ và ho bật lên mấy tiếng cho đỡ ngứa. Chàng toan quay vào, bỗng dưng ngừng lại, chàng thấy có một sự gì khác, và chăm chú nhìn bãi đờm vướng ở cánh cửa.

- Hình như có máu!” [14, tr.65].

Thời gian hiện thực như một bản án tử treo lơ lửng thúc đẩy nhân vật bộc lộ tính cách. Anh buông xuôi mọi thứ, cho rằng trước sau thì mình cũng phải chết nên Trương lao vào ăn chơi, tận hưởng lạc thú. “Gặp ngày chủ nhật, chàng đành rẽ vào nhà một bác sĩ Pháp và quen thân, đưa lọ đờm cho bác sĩ xem” [14, tr.81]. Trương như muốn khẳng định chắc chắn hơn bệnh của mình. Anh mừng rỡ khi ông bác sĩ điềm tĩnh nói “máu thế này không hẳn phải là máu lao, có thể vì đứt mạch máu hoặc ở phổi hoặc ở cổ. Đờm ho lao có những sợi máu nhỏ dài lẫn trong đờm chứ không loang như thế này” [14, tr.81]. Nhưng “Mùa đông năm ấy, Trương thấy rét hơn mọi năm, có lẽ tại người chàng ngày một yếu hơn. Uống đi uống lại vẫn chừng ấy thứ thuốc, có nhiều lọ trên bàn mua về chàng cũng không buồn mở ra nữa” [14, tr.100]. Với nhiều người, cuộc đời đem lại cho họ nhiều niềm vui sống nhưng với Trương, anh “thấy sống trên cuộc đời như bị giam trong một cái buồng tối và chỉ muốn thoát ra khỏi. Cái ý tưởng tự tử đã nhiều lần hiện ra trong đầu và nó như một trở lực vô hình đè nén tâm hồn Trương” [14, tr.103]. Trong “mấy tháng đều độ sống trong nhà tù” [14, tr.161], Trương xin đi khám bệnh ở nhà thương. Trong đầu Trương nhen nhóm một hy vọng mình sẽ khỏi bệnh “Thật là tuyệt! Có thể như thế được không?” [14, tr.161]. “Lâu ngày không gặp” [14, tr.184], Trương quyết định tìm đến Chuyên một lần nữa. “Lần này Chuyên mừng rỡ và khuyên Trương có thể bớt lo âu, có thể hy vọng và cũng có thể nói là khỏi. Tuy không hoàn toàn tin lời của Chuyên nhưng anh vẫn không giữ được niềm vui thoáng qua thầm

hiện ra trong lòng” [14, tr.185]. Có thể nói, thời gian hiện thực là hình thức cơ bản nhất để cuộc đời nhân vật trong tiểu thuyết được khám phá một cách đầy đủ và toàn diện nhất trong mọi tình huống và với mọi mối quan hệ xã hội. Vấn đề cơ bản của nghệ thuật viết tiểu thuyết chính là xây dựng thời gian hiện thực sóng đôi với những sự kiện trong cuộc đời nhân vật.

Đối chiếu với tác phẩm Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng ta thấy thời gian hiện thực xuất hiện với tần suất chủ đạo. Nhờ thủ pháp thời gian này, người đọc có thể lần lượt tìm hiểu vẻ đẹp của những miền quê đất Bắc qua mười hai tháng trong tương quan với bốn mùa đặc trưng. Quang cảnh tươi mới, đầy sức sống của đất trời và nhịp sống của con người hiện hữu qua từng trang sách. Vũ Bằng viết Thương nhớ Mười Hai với tất cả lòng yêu mến cùng sự trân trọng trước vẻ đẹp của mảnh đất kinh kì ngàn năm văn hiến, của quê hương đất nước: “Trong mười hai tháng của mười hai cuộc đổi thay tiết trời, mười hai sự rung động, uyển chuyển của năm tháng, của chim muông, của sắc đẹp, của hoa lá, của thương yêu, tình tứ, tôi cảm ơn sự bất công đã cho tôi nhìn rò lòng tôi yêu thương Hà Nội đến chừng nào, Hà Nội ạ! Mỗi tháng lại có những cái đẹp não nùng riêng, những nỗi nhớ nhung riêng” [1, tr.30]. Tác phẩm đã mở ra một bức tranh tứ bình với sự chuyển hóa không ngừng. Nếu như mùa xuân xuất hiện như một nàng thiếu nữ đương tuổi dậy thì, mùa hạ được so sánh như chàng thanh niên khỏe mạnh với khí thế hừng hực của tuổi trẻ, mùa thu lại như cô gái đang thời mặn mà thì mùa đông được ví như người phụ nữ đã có tuổi, điềm tĩnh và từng trải. Những trang viết tỉ mỉ, cặn kẽ, miêu tả đến chân xác vẻ đẹp của các tháng, của từng mùa qua mảng thời gian hiện thực khiến ta thêm yêu, thêm mến thiên nhiên nước Việt.

2.2.1.2. Thời gian khắc họa tâm trạng nhân vật

Thời gian hiện thực là đối tượng, là chủ thể, là công cụ miêu tả, là sự tự ý thức và cảm giác về sự vận động và thay đổi của thế giới trong các hình thức đa dạng của tác phẩm. Thời gian hiện thực trong tác phẩm văn học nói

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022