Sự Luân Chuyển Không Gian, Thời Gian Nghệ Thuật


nghệ thuật, phạm trù này là hình tượng nghệ thuật để thể hiện phạm trù kia, và giữa chúng luôn có sự kết hợp chặt chẽ với nhau.

Trong Không có vua, thời gian diễn tiến câu chuyện tính từ sự xuất hiện của Sinh lọt vào gia đình lão Kiền. Sinh tựa như “cơn mưa rơi xuống đất nẻ”, làm cho “không khí gia đình dịu lại”. Vài tháng đầu, lão Kiền không gây sự gì với con cái. Sinh đã làm vơi đi những cuộc cãi vã diễn ra trong phạm vi không gian gia đình lão Kiền. Độ dài thời gian của các sự kiện trong tác phẩm được đánh dấu là “vài năm nay”, kể từ khi Sinh về làm dâu, xoay quanh trục không gian: Buổi sáng ->Ngày giỗ -> Buổi chiều -> Ngày Tết -> Buổi tối -> Ngày thường.

Trong đó có 4 trang (Ngày giỗ), tác giả dành kể chậm rãi phanh phui những chuyện đáng được gọi là chửi xỏ, châm chọc, say rượu, tán tỉnh…của cha con lão Kiền. Đoạn kết của truyện, tác giả bất ngờ tăng tốc bởi một tỉnh lược dài: quãng thời gian “ba ngày Tết trôi nhanh”, chỉ được thuật trong 3 trang và kết thúc bằng bức điện (giống như Tướng về hưu) của người đưa thư: “Người đưa thư qua cửa ngó vào: “Nhà 129 phải không? Có điện đấy”. Cấn ra nhận điện, bảo: “Cậu Vỹ ở Phúc Yên mất lúc tám giờ sáng hôm qua” [110; 58]. Mỗi sự kiện nằm trong trọn vẹn trong trục không gian kết hợp với thời gian như đã phân tích. Cũng như Tướng về hưu, truyện ngắnKhông có vua mang sự kiện dồn nén tương đương với một cuốn tiểu thuyết, nhưng tất cả đều căng thẳng, phũ phàng, dồn dập trong 17 trang văn bản.

Trong Huyền thoại phố phường, đoạn đầu có thời gian sự kiện trong một buổi sinh nhật của con gái bà Thiều, được thuật lại trong 2 trang. Tác giả vừa xây dựng những hoạt cảnh đối thoại giàu kịch tính vừa đan xen kể lại quá khứ của bà Thiều, câu chuyện xung quanh bàn ăn, bà gợi lại những kỉ niệm hàn vi, từ bà bán bún ốc trở thành nhà triệu phú buôn vàng. Hai sự kiện tiếp, Thoa mất chiếc nhẫn; Hạnh cưỡng hiếp bà Thiều để đánh đổi tờ vé số. Thời


gian văn bản là 4 trang, các sự kiện không được đặt vào những điểm thời gian cụ thể như ở các chương trước và sau đó. Do đó, người đọc không thể xác định được các sự kiện như xảy ra vào lúc nào, thời điểm nào. Dấu hiệu thời gian rất mờ nhạt, tác giả chỉ cho biết chúng xảy ra vào không gian “buổi chiều hôm ấy” xổ số đặc biệt giải bảy trăm nghìn “rơi vào con số 20437”. Đây là biểu hiện của các tỉnh lược giả định, nhằm đẩy câu chuyện tiến triển nhanh hơn với những bước thăng tiến như diều gặp gió của bà Thiều từ nhà buôn vàng, nay lại trúng thêm xổ số. Khép lại tác phẩm là cảnh Hạnh phải đi bệnh viện tâm thần. Huyền thoại phố phường chính là sự day dứt khôn nguôi về lối sống tha hoá, và sự băng hoại đạo đức đáng thương của con người.

Nhiều sự kiện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp thường là những hồi ức mà nhân vật nhớ lại những kỉ niệm ngày bé, thời trai trẻ trong những chuyến hành trình ra đi, mà mốc thời gian đánh dấu kết hợp với không gian là những trận mưa hoặc thiên tai khác: “Chắc nhiều người còn nhớ trận bão mùa hè năm 1956” [110; 68]; “ở Nhã Nam, tháng Tư có mưa” [110; 184]; “Anh bắt đầu truyện ngắn này lúc 8 giờ sáng trong một quán cà phê tồi tệ nhất thành phố. Quán vắng khách, không ai quấy rầy anh. Trời đang mưa” [110; 289]. Mưa là một truyện ngắn giàu sáng tạo trong nghệ thuật tổ chức không gian kết hợp với thời gian của tác giả. Ở truyện ngắn này, ngôi kể - nhân vật xưng “anh” là một cách chọn điểm nhìn có chủ ý của nhà văn. Qua hình thức viết nhật ký để thổ lộ tình cảm với đối tượng tâm tình: “em”, nhưng đồng thời, “anh” lại khéo đưa người đọc vào những câu chuyện đời sống khác. Như một cái tôi khác được kể, sự miên man của tâm trạng nhân vật đã gợi ra cái cảm giác miên man vô lối của kiếp người.

Đọc Muối của rừng ta còn thấy một biến thể khác của kiểu trạng huống kể này. Chủ thể kể vẫn “vắng bóng” song lại biết nhìn đời sống theo những quan điểm mang ý nghĩa đạo lý phổ quát. Người kể chuyện qua đây


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

như đứng về phía bạn đọc để mà bình phẩm. Trong Muối của rừng, người kể chuyện và bạn đọc như cùng hồi hộp nín thở theo dõi không khí đi săn của ông Diểu, cuối cùng, mọi người đều hả hê mãn nguyện về kết cuộc của cái cách mà ông hành xử với tự nhiên. Có thể nói, những tìm tòi sáng tạo ở kiểu lựa chọn kết hợp giữa không gian và thời gian cùng với trạng huống kể chuyện có từ truyền thống, đã mang lại cho truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp những khả năng khai thác nghệ thuật riêng về đời sống. Sự phi tâm hoá của tổ chức không - thời gian, một mặt, giúp nhà văn mở rộng ngưỡng cửa sáng tạo, khơi sâu hiện thực tâm tư, góp phần vào việc khắc phục những “giới hạn” của tự sự truyền thống; một mặt, đó còn là hệ quả của sự đề kháng của nhà văn đối với sự áp đặt của cái chính thống - một biểu hiện của tinh thần nhân văn hậu hiện đại.

Chối bỏ lối hành văn trang trọng, có đôi phần thống thiết thường thấy trong văn học sử thi, ở đây, không có tụng ca cũng không có những lời phán bình, nhận xét, của chủ thể kể mà chỉ thấy ào ạt sự kiện, ào ạt buồn đau, đổ vỡ. Bên cạnh đó, nếu Không có vua được ví như một thước phim cận cảnh, sự kiện hỗn độn, cõi đời ngổn ngang, con người méo mó, nhếch nhác, đáng thương thì Giọt máu lại là sự “lắp ghép” thời gian vừa hiện tại vừa quá khứ những mảnh đời, mảnh người hay những kiếp nhân sinh thác loạn trong sự kết hợp không - thời gian lịch sử. Dù nhân vật không đóng vai trò người thực hiện hành động kể song cái được kể đã không đơn giản chỉ là những điều xảy ra bên ngoài người kể, mà còn được thể hiện sinh động ngay trong sự cảm thấy của chính nhân vật về không - thời gian. Đây cũng là một cách để nhà văn khéo khơi sâu vào thế giới tâm tư nhân vật của mình.

Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp - 12

Như vậy, không gian và thời gian trong tác phẩm bao giờ cũng sóng đôi với nhau, Trần Văn Toàn cho rằng: “Thời gian đã được không gian hoá và vật thể hoá một cách tới hạn và vì thế mà trở nên hữu hình và hiện diện thật sinh


động, chân thực. Thời gian không còn là đường viền nữa mà đã tan ngấm vào trong toàn bộ những chi tiết của thế giới nghệ thuật” [103; 92]. Vì vậy, khi nhà văn chọn lựa một kiểu thời gian trần thuật cũng là lúc họ đã chọn một không gian tương ứng.

3.2. Sự luân chuyển không gian, thời gian nghệ thuật

Có thể thấy sự luân chuyển không gian, thời gian nghệ thuật trở thành một đối tượng thẩm mỹ mang tính quyết định của cấu trúc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Yếu tố thời gian phức tạp kết hợp với không gian, đã được người kể truyện xáo trộn, phân chia lại. Những sự kiện này nối tiếp các sự kiện kia không theo sự vận động nhân quả. Trên trục không gian, thời gian ấy, số phận con người được tái hiện qua sự luân chuyển liên tục từ vùng này sang vùng khác, từ nông thôn đến thành thị…các vùng miền không gian không tồn tại như những mảnh lẻ rời rạc mà được gắn kết với nhau theo số phận con người.

Thứ nhất, về sự luân chuyển không gian trong Nguyễn Huy Thiệp, có thể thấy nhà văn đã sử dụng cấu trúc ngược sáng để tái hiện đường đi của nhân vật. Mô hình cụ thể của cấu trúc luân chuyển không gian này được định hình như sau: Ban đầu, nhân vật mơ ước tìm thấy điều kì diệu, lẽ sống của cuộc đời mình. Mục đích này sẽ mở ra hai con đường (không gian thực ảo): muốn tìm; và thực hiện việc đi tìm. Mâu thuẫn xuất hiện khi mơ ước và con đường thực hiện mơ ước trái ngược nhau. Để thực hiện mơ ước nhân vật phải sống, hay nói một cách khác đó là sự tồn tại mang bản chất sinh học, sự tồn tại của thân xác. Và để có thể sống, anh ta bị cuốn theo một dòng chảy khác, dòng chảy của cuộc đời với những đố kị, tranh giành, lừa lọc. Đôi khi, nó nằm trong sự ích kỷ, hoài nghi và vụ lợi đang ẩn nấp dưới trật tự của tình yêu, đạo đức, tình bạn, sự tín nghĩa, lòng trung thực, và cả tôn giáo. Ý nghĩ của nhân vật luôn hướng về không gian sáng phía trước, đó chính là


khát vọng tự do thánh thiện trong tâm hồn anh ta. Thế nhưng, bước chân của anh ta lại đang đi ngược lại với khoảng sáng ấy vì mưu sinh (điều này có thể thấy rất rõ trong Con gái thuỷ thần). Lúc bấy giờ không gian huyền hoặc hư vô sẽ xuất hiện để nâng đỡ con người, trở thành “chỗ dựa cuối cùng cho sự cô đơn hoang vắng”.

Mặt khác, trên con đường đi tìm huyền thoại các nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp bao giờ cũng có một điểm xuất phát đó là: không gian làng quê, với đồng ruộng, con đò, bến nước. Nó được luân chuyển từ xa đến gần: “ở xóm Nhài, thôn Thạch Đào, tỉnh N. Xóm Nhài nằm bên sông Canh, con sông nhỏ…Nhà Lâm ở cuối xóm, sâu trong ngõ nhỏ có hàng rào trồng cây khúc tần. Nhà lợp rạ, tường đất, ba gian hai chái. Đồ đạc trong nhà chẳng có gì. Giữa nhà kê một hòm gian đựng thóc, hai bên bốn cái giường tre, quần áo vắt trên sào buộc dọc tường. Trang trí duy nhất trong nhà là bức tranh lụa cổ vẽ hình ba ông Phúc, Lộc, Thọ với dăm dứa trẻ dâng đào. Tranh lồng trong khung kính chăng đầy mạng nhện. Lâu ngày mặt kính mờ đi, đầy vết cứt ruồi” [110; 120]. Những không gian này lưu giữ rất nhiều bí ẩn, huyền thoại mà cuộc sống văn minh đô thị không thể chấp nhận, hoặc rơi quên lãng. Nó cũng lý giải cho những ngộ nhận, những ảo tưởng của con người còn lưu dấu trong những số phận cùng quẫn, hoặc nhiều chất chứa nhiều khao khát. Sự luân chuyển không gian này, tiếp tục được nhà văn sử dụng triệt để khi nhân vật có sự di chuyển từ không gian nông thôn đến không gian thành thị. Vấn đề nảy sinh ở chỗ, làng quê lưu giữ những huyền thoại, những ước mơ nhưng người ta lại đi tìm nó ở trong những không gian tù đọng của nhà, chợ, đường phố thành thị. Sự đối lập giữa hai kiểu không gian này (đóng và mở) và những nhận thức ngộ nhận của con người trước mọi sự biến đổi, buộc nhân vật phải vật lộn, trăn trở đánh thức lương tâm và trách nhiệm. Do đó, những suy ngẫm, đối thoại của nhân vật xuất hiện theo kiểu tự truyện của dòng ý


thức đứt quãng, chắp nối giữa thực và mộng, kỷ niệm và thực tại đã hé lộ cho ta hiểu thêm góc khuất ẩn sâu trong mỗi số phận con người.

Trong truyện ngắn Chảy đi sông ơi cặp không gian đối lập nông thôn / thành thị chỉ rõ nét ở phần cuối thiên truyện khi ta có thể hình dung một cách khá cụ thể và tương đối chính xác thời điểm người kể truyện. Truyền thuyết về “con trâu đen” và ước mong được hưởng điều kỳ diệu đã thôi thúc nhân vật “bỏ nhà ra đi, mặc kệ sách vở và những lời khuyên của mẹ”. Những biến cố mang tính quyết định đến số phận do nhân vật chủ động tạo ra không chỉ dựa trên sự phá vỡ quan hệ giữa cặp không gian nông thôn / thành thị mà trước hết được hình thành từ một tầng đối lập khác. Tuổi thơ cậu bé trải dài từ không gian trên sông sang không gian bến đò (bến Cốc). Cuộc sống dữ dội nơi sông nước và quang cảnh bình yên nơi bến đò trở thành hai thế giới đối lập đối với một đứa trẻ. Cậu bé (nhân vật kể chuyện) thuộc về thế giới ở trên bờ, “mép nước” chính là ranh giới mà cậu không được phép vượt qua. Vì thế khi nhân vật “vi phạm cấm kị” này, các biến cố trong câu chuyện sẽ xảy ra. Có ba biến cố xảy ra đánh dấu bằng việc cậu bé được những người đi đánh cá đêm cho phép xuống thuyền. Theo mức độ tăng dần, càng đi xa ranh giới cho phép, cậu bé càng gặp bất trắc lớn. Điều này, nó cũng đồng nghĩa với những lần đau đớn về cả thể xác và tâm hồn của Chương:

Lần thứ nhất: Chỉ là chiếc mái chèo thúc vào sườn đau điếng và những giọt nước mắt giàn giụa khi bị đuổi khỏi thuyền;

Lần thứ hai: Trái tim non nớt của cậu bé không đủ sức kiềm chế trước những câu chuyện hãi hùng trên sông nước;

Lần thứ ba: Người ta rót vào tai cậu một thực tế phũ phàng: “Ở bến Cốc này thì chuyện giết người ăn cướp có thực, ngoại tình có thực, cờ bạc có thực, còn chuyện trâu đen chỉ là giả”. Cậu bị hất xuống nước cùng với nỗi


hoảng sợ điên cuồng vì nhớ những người đánh cá không bao giờ cứu người chết đuối.

Như vậy, cuộc sống hiện ra ở mặt trái của nó, không gian sông đêm đầy rẫy nguy hiểm, bất trắc và lạnh lùng của những tranh giành mưu sinh. Nguyễn Huy Thiệp đã tạo ra cả một màn đen chứa đầy bí ẩn với những câu chuyện hãi hùng rùng rợn. Những “hồi ức” đậm triết lý nhân sinh dưới cái giọng ngạo nghễ, bất cần nhưng đầy trải nghiệm của người đánh cá cứ lần lượt hiện ra. Đối lập với màn đêm trên sông là “ánh hào quang rực rỡ” của mặt trời buổi sáng. Ở đây, xuất hiện “tín sứ”, người phụ nữ hiền hậu, tốt bụng ấy là hiện thân của cái thiện, gột rửa tâm hồn u ám và nuôi dưỡng lòng tin trong con người.

Từ không gian sông đêm (thế giới bóng tối) luân chuyển không gian sông buổi sớm (thế giới ánh sáng), số phận nhân vật thay đổi. Đó là sự ngẫu nhiên kỳ diệu như huyền thoại mà cậu bé đang đi tìm. Không gian huyền ảo này được mở ra và dường như trải dài mãi theo giọng kể thủ thỉ của người phụ nữ về sự tích các thánh nước trên thiên đàng: ngày xửa ngày xưa... và khép lại với những dư vị dịu dàng, kỳ diệu. Chảy đi sông ơi chỉ là nét vẽ đầu tiên trên bức tranh mà người nghệ sĩ muốn cái xấu lộ diện. Nỗi đau và sự thất vọng mới chỉ lướt qua tâm hồn của một đứa trẻ dễ bị tổn thương nhưng cũng dễ tha thứ. Nhân tố thúc đẩy diễn tiến của câu chuyện được đánh dấu bằng thao tác phá vỡ các mâu thuẫn. Chính sự đối lập gay gắt giữa sáng - tối, cục súc và dịu dàng, ích kỷ và vị tha, thâm hiểm và bao dung, u ám và diệu kỳ, đã được tác giả đan cài trong các sự kiện và lời nói của nhân vật, tạo nên một bức tranh nhiều chiều. Sự luân chuyển liên tục của các mảng màu, tạo ra cái nhìn xác thực trước một đối tượng thẩm mỹ đã làm lộ diện những “góc khuất” của con người. Giao thiệp với cái xấu, cái ác; nhận diện và khảo sát những cái xấu, cái ác đang ẩn nấp như là một thử thách đối với nhân vật.


Theo đó, Nguyễn Huy Thiệp không cho nhân vật của mình tìm đến một kết thúc có hậu (happy ending). Cách nhìn ngược buộc sự việc tự nó bộc lộ bản chất là nhân tố cơ bản trong cấu trúc cốt truyện. Điều này, lộ rõ khi trong truyện xuất hiện mảng màu của không gian thành thị. Cậu bé ngày xưa thì nay đã trưởng thành, luân chuyển đến không gian thành phố, làm công chức ở sở, lấy vợ, đẻ một đàn con đông đúc, giờ thăm bến đò xưa: “Bến Cốc vẫn hệt như xưa", nhưng sự thật về số phận con người lại vẫn trớ trêu, nghiệt ngã.

Sự vô nghĩa của cuộc sống hiện rõ trong những khắc khoải về tuổi thơ và tiếng gọi đò ráo riết bên sông, khoét sâu vào lòng người nỗi đau nhân tình thế thái. Con gái thủy thần là truyện tiêu biểu cho cấu trúc ngược sáng của môtip nhân vật đi tìm điều kỳ diệu. Cấu trúc cốt truyện không đơn thuần được hình thành thông qua những biến cố do hành động của nhân vật tạo ra. Mà ở đây, mô hình cốt truyện được xác định thông qua những đổi thay số phận của nhân vật trên con đường đi tìm con gái thủy thần và cũng là con đường kiếm sống của người nông dân làm thuê. Mặt khác, ở cấp độ thứ hai, không hiện hữu một cách trực diện, nhưng nó là nguyên nhân và động lực của mọi hành động, đó là những suy nghĩ, chiêm nghiệm, những trạng thái cảm xúc trong dòng ý thức của nhân vật.

Mâu thuẫn lớn nhất trong truyện xuất phát từ chính mối quan hệ giữa hai cấp độ - hai con đường này. Cuộc sống của người nông dân làm thuê bấp bênh, phiêu tán, lam lũ trong không khí u uất, tù đọng ở làng quê. Đôi khi, trong sự chi phối của đồng tiền, bạo lực và dối trá của cuộc sống đô thị. Đi tìm Mẹ Cả, con gái thủy thần, Chương hướng về phía mặt trời mọc, hướng ra biển mà đi mang theo khát vọng về một ngày nào đó sẽ tìm thấy tình yêu đích thực của mình, tìm thấy lẽ sống của cuộc đời. Nhưng cuộc sống thể xác lại cuốn anh ta theo dòng người lao về thành phố. Ở cấp độ thứ hai, cấp độ dòng ý thức của nhân vật là khát vọng tìm thấy điều huyền thoại, là cảm giác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/01/2023