Không gian và thời gian nghệ thuật trong Bướm trắng của Nhất Linh - 7

chung, trong tiểu thuyết nói riêng là phương tiện hữu hiệu nhất để tổ chức nội dung tác phẩm. Thời gian hiện thực giống như một tình huống nghệ thuật nhằm thúc đẩy nhân vật bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của nhân vật, khác với không gian có tính chất làm thay đổi cuộc đời nhân vật.

Thời gian hiện thực trong Bướm trắngđược Nhất Linh thể hiện qua diễn tiến mối tình của Trương và Thu. Thông qua đó, những cung bậc cảm xúc của Trương trong tình yêu lần lượt được hiện lên một cách chân thực. Thời điểm Thu và Trương gặp mặt lần đầu tiên được xác định rò “lúc Trương đến đầu phố thì đám tang cũng dừng lại để phu khiên nghỉ chân” [14, tr.5]. Tại đây Trương đã gặp Hợp và Thu. Trong khoảng không gian ấy, chàng và nàng đã có “thiện cảm ngay từ lần đầu gặp mặt” [14, tr.9]. Thời gian hiện thực cho thấy tâm hồn Trương đã có những rung động, những xốn xang trong tình yêu. “Chàng đăm nhìn hai con mắt to và đen, sáng long lanh như còn ươn ướt mắt và đôi gò má không phấn sáp, ửng hồng ẩn trong khung vải trắng. Vẻ buồn của tang phụ làm đẹp lộ hẳn cái rực rỡ của một vẻ đẹp rất trẻ và rất tươi” [14, tr.6]. Còn Thu, cô thấy “Trương đẹp và có duyên. Hai con mắt Trương nàng trông hơi là lạ...” [14, tr.9]. Khoảnh khắc gặp Thu khiến anh nhận ra rằng “từ trước đến giờ bản thân vẫn sống như một người đi tìm người yêu mà ngày hôm nay là ngày Trương tìm thấy” [14, tr.10]. Trương đã yêu Thu nhưng anh không chắc chắn nàng có dành tình cảm cho mình hay không? Băn khoăn và phấp phỏng khi nghĩ về tình cảm của đối phương dành cho mình nhưng “hôm ba mươi Tết vừa rồi Trương mới biết được rằng Thu cũng yêu mình” [14, tr.11] . Để khẳng định một cách chắc chắn tình yêu của Thu “Hôm ba mươi Tết lần đầu tiên Trương đến một mình lấy cớ tìm Mỹ bàn chuyện công việc nhưng thực chất là muốn được gặp Thu” [14, tr.12]. Sau này khi ám ảnh bệnh tật và trách nhiệm, Trương tìm mọi cách để rời xa Thu: “Chàng đã giữ được trong sáu tháng không lại nhà Thu và chàng chắc sẽ xa được Thu mãi mãi” [14, tr.67]. Trong thâm tâm, Thu nghĩ nhất định Trương sẽ đến thăm

cô “nàng đợi Trương mãi và cứ lần lữa như vậy hơn ba tháng” [14, tr.85]. Khi về Hà Nội, hỏi thăm qua một số bạn bè của Trương, “nhưng hơn một tháng sau mới có đủ can đảm tìm đến nhà Trương” [14, tr.88]. Thu đương nghĩ không biết mình có nên lấy hết can đảm gặp Trương không “thì thoáng nghe trong nhà anh có tiếng đàn bà” [14, tr.90]. “Ngày thứ hai, Thu dậy thực sớm. Nàng muốn sắm sửa đi ngay, sợ ở nhà lại đến gần giờ thì có việc gì bất thần ngăn trở chăng” [14, tr.91]. “Trên đường đi đến nhà Trương, Thu cố ý mua cái khăn tốn nhiều thời giờ để tránh sự nóng ruột khi đến thăm Trương. Nhìn đồng hồ thấy mười giờ kém năm Thu vội thuê xe đến chỗ Trương ở” [14, tr.91]. Về phía Trương, vì mong ngóng gặp Thu “nên chàng đứng đợi như vậy hơn một khắc đồng hồ” [14, tr.92]. Trương không muốn bỏ lỡ phút giây hạnh phúc khi được nhìn thấy Thu. Anh không biết mình sẽ phải “khổ sở đến bực nào nếu phải đợi Thu dăm hôm nữa” [14, tr.92]. Càng về sau, Trương nhận thấy bệnh tình của mình có chiều hướng xấu đi, lý trí mách bảo Trương nên rời xa Thu. “Thế mà còn hơn ba bốn hôm nữa phải xa Thu. Chàng sở dĩ nhận lời đi làm ở Hải Phòng là chỉ cốt để xa Thu. Mới mười hôm trước đây, khi đi xe điện, Trương tình cờ nghe thấy mấy bà nói với nhau về chuyện Thu từ chối lấy con một ông tuần làm tham tá ở Nam Định” [14, tr.116]. Trương bối rối và tự trách bản thân bởi anh biết Thu quyết định như vậy là vì anh. “Đã bốn tháng” [14, tr.161] sau khi Trương ra tù, Trương không nhận được một tin tức nào về Thu. Ở trong tù, anh luôn mong ngóng Thu sẽ đến thăm mình. “Chàng nhớ hôm ở Gô Đa” [14, tr.161], hình như Thu mong muốn thoát khỏi ái tình của chàng. Gần kết truyện, Trương viết thư cho Thu với mong muốn bày tỏ hết tấm chân tình của mình “Tối thứ bảy khi giắt bức thư vào hàng rào xong, Trương đi xa xa đứng đợi. Thấy thấp thoáng bóng Thu xuống vườn lấy bức thư chàng đi ngay, chàng không muốn ở nán lại để gặp Thu vì không muốn làm cho Thu lo sợ vô ích. Lỡ Thu vì thế mà từ chối không nhận lời ngày mai. Tối sau đúng chín giờ Trương trở lại. Chàng đứng ở xa nhìn nhìn qua lá cây thấy

cửa sổ buồng Thu một bên khép, một bên mở. Chàng khoan khoái thấy việc đã thành công nhưng sao chàng lại lo sợ đến thế” [14, tr.200]. Cuối cùng, sau bao nhiêu dằn vặt, băn khoăn trong tinh thần anh quyết định chấm dứt mối tình ấy trong vô vọng. Thời gian hiện thực luôn bám sát tâm trạng nhân vật. Có thể thấy, thông qua một loạt những sự kiện thời gian nhằm đề cập đến tình yêu của Trương và Thu người đọc có thể nhận ra từng đợt sóng cảm xúc trong anh. Ban đầu Trương đến với Thu chỉ là sự cảm mến, anh coi đó như một thú vui giải khuây. Về sau, trải qua nhiều biến cố trong cuộc đời thì tình yêu ấy đối với Trương như một định mệnh. Khi biết mình khỏi bệnh, Trương cũng không dám tiến đến với Thu: “Bây giờ anh khỏi hẳn rồi, nhưng anh tự xét không còn xứng đáng với em nữa. Anh thấy thế lắm, đó là một điều nhất định rồi. Em ở trên cao như một nàng tiên trong sạch đứng trong vùng ánh sáng không chút bụi. Anh đã sa ngã xuống vũng bùn lầy đen tối, nhem nhuốc, anh khỏi rồi, không sợ chết nữa, nhưng bây giờ chỉ có một cách chết, có một cách là hủy thân đi mới thật là biết yêu em, biết tự trọng. Đã có lúc, có nhiều lần anh nghĩ đến kế ấy nhưng anh thấy nó hèn nhát quá” [14, tr.195]. Thời gian hiện thực cũng làm nổi hình, nổi sắc chân dung nhân vật. Trương không hoàn toàn xấu, tình yêu của anh dành cho Thu là chân thành. Có lúc, Trương không kiềm chế được dục vọng của mình, anh từng có ý nghĩ sẽ làm hại đời Thu. Kết truyện, Trương chọn cách rời xa Thu vì anh biết rằng bản thân không xứng đáng: “Không phải lỗi ở em, vì em, vì có em sống trên đời, vì sự tình cờ run rủi cho anh gặp em nên mới đau khổ như thế, đau khổ mà sung sướng. Dẫu sao, anh cũng cảm ơn em, cảm ơn em đã cho anh biết thế nào là tình yêu như người xin đạo cảm ơn Chúa đã ban mình chịu đau khổ. Xa em anh vẫn thờ phụng em trong lòng. Người được cái diễm phúc em thương đến” [14, tr.199].

Nhìn chung, thời gian hiện thực trong tác phẩm như cánh bản lề mở ra con đường đời cho nhân vật. Các sự kiện, các tình tiết trong tác phẩm thông qua thời gian hiện thực được kết nối và làm thành trật tự lô gic. Thời gian

hiện thực cho phép hé lộ một phần con người nhân vật vừa tuân theo thời gian khách quan nhưng cũng hài hòa với dòng chảy tư duy của tác giả. Điều đó lý giải vì sao thời gian trần thuật lại là kiểu thời gian phổ biến nhất được sử dụng trong văn xuôi tự sự.

2.2.2. Thời gian tâm lí

Thế giới văn học luôn vận động liên tục, nảy sinh nhiều trường phái mới cũng như nhiều hình thức biểu đạt mới. Thời gian nghệ thuật cũng như vậy, dạng thức biểu hiện của nó cũng có nhiều đổi thay. Bên cạnh lối kể theo trật tự của thời gian khách quan thì trong văn học còn tồn tại một kiểu thời gian đó là thời gian tâm lí. Đây là dạng thời gian được diễn ra trong tâm tưởng, trong hồi ức của nhân vật. Nó được gợi lên một cách linh hoạt và không bị gò bó bởi bất cứ một khuôn mẫu nào. Trong khoảng thời gian ấy, nhân vật có thể tự do phiêu lưu trong nhiều miền cảm giác, nghĩ suy và nhớ lại các sự kiện gắn với từng mốc thời gian mà chỉ riêng nhân vật biết. Lối kể theo thời gian tâm lí trở thành một trong số những đặc điểm mang tính đổi mới của văn chương khi ý muốn làm chủ vận mệnh, khao khát làm chủ thời gian trở nên mạnh mẽ. Với lối trần thuật này, thời gian có thể bị đảo ngược, không theo trật tự tuyến tính của thời gian đời sống. Nhiều việc diễn ra về sau lại được nhà văn tường thuật lên trước và một số việc đã xảy ra từ trước nhưng phải rất lâu sau đó tác giả mới kể lại.

2.2.2.1. Thời gian tái hiện qua dòng nhật kí nhân vật

Ở các sáng tác trước như Lạnh lùng hay Đoạn tuyệt Nhất Linh chủ yếu sử dụng kiểu thời gian hiện thực, kể chuyện theo trình tự thời gian, xâu chuỗi các sự kiện hiện tại để thúc đẩy cốt truyện vận động hoặc đôi lúc đoán định tâm trạng nhân vật theo trình tự lô gic thông thường thì với Bướm trắng, thời gian tâm lí lại được ông ưu ái lựa chọn nhằm mục đích để nhân vật tự bộc lộ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 71 trang tài liệu này.

cảm xúc. Thời gian tâm lí thay đổi liên tục qua các điểm nhìn, có thể đi ngược lại quá khứ hoặc tiến tới thời gian mà không gặp bất kì sự ngăn trở nào.

Thời gian tâm lí trong Bướm trắng là dòng thời gian diễn ra dưới dạng nhật kí của Trương. Kiểu thời gian này tuy giả định nhưng nó cũng cho thấy tính cụ thể của thời gian. Đây là dạng tư duy được vật chất hóa theo kiểu văn bản mà chỉ một mình nhân vật rò. Có thể nói, thời gian tâm lí là kiểu thời gian kể cơ bản ở thể loại tiểu thuyết có độ nhòe của kí ức, của giấc mơ. Thông qua thời gian tâm lí, người kể chuyện có thể xâu chuỗi, kết nối những câu chuyện thuộc về những khoảng thời gian khác nhau. Hình thức thời gian này cho thấy tài năng nghệ thuật thiên phú của Nhất Linh.

Không gian và thời gian nghệ thuật trong Bướm trắng của Nhất Linh - 7

Qua thời gian tâm lí, nội tâm nhân vật Trương được bộc lộ một cách kín đáo và không kém phần phức tạp. Từ hôm gặp Thu trên xe điện, hình bóng Thu luôn in đậm trong tâm trí anh. Cuốn nhật kí của Trương là minh chứng rò nét nhất: “Mồng sáu tháng mười. Hai con mắt đẹp. Sao mình vui thế. Có lẽ mình đã tìm thấy người yêu. Thu! Không biết rồi sẽ ra sao? 29 tháng 10 đến nhà với Mỹ. Chủ nhật nắng, trời đẹp quá. Cái áo lụa trắng và hai con mắt đen ở sau những lá nan. Nhìn mình chắc là để ý đến mình. Sao mình lại buồn quá thế. Sao lại chán nản” [14, tr.11]. Trương nhớ đến “nỗi buồn nản của anh từ hôm ở nhà Thu về. Hồi ấy, Trương chưa xác định rò ràng tình cảm của mình với Thu và anh thấy ái tình như một điều phiền phức và khó khăn. Trương phó mặc mọi thứ cho sự tình cờ” [14, tr.11]. Hay “28 tháng 11 vô ích. Nếu phải khó nhọc Thu mới yêu mình thì tình yêu ấy không phải do duyên trời. Chắc là sau mình khó chịu” [14, tr.12]. Đây là thời gian được nhân vật biên lại trong cuốn nhật kí nhằm bộc những suy nghĩ hay quan điểm trong tình yêu với Thu. Trương cho rằng nếu phải mất thời giờ, vất vả mới có được tình cảm của Thu thì tình yêu ấy có phần gượng ép và về sau anh sẽ bực bội, không hài lòng về chuyện đó. Điều này cho thấy sự hời hợt xen lẫn ích kỉ của

Trương. Dòng ưu tư của nhân vật được hiện lên tự nhiên vì bản thân Trương mang một tâm trạng an toàn khi thổ lộ. Với thời gian tâm lí, Nhất Linh đã cho độc giả thấy rò sự phát triển trong mối quan hệ tình cảm của hai nhân vật. Ban đầu, Trương băn khoăn nếu phải yêu Thu một cách khó nhọc thì điều ấy không phải do duyên trời thì ở những dòng nhật kí phía sau người đọc cảm nhận được lối tư duy logic trong Trương khi nghĩ về chuyện tình ái với Thu. Thông qua đó, thời gian tâm lí hiện lên rất cụ thể: “30 Tết, Thu không dám đương nhiên nói một câu mời rất tự nhiên, một chứng cứ là Thu yêu mình. Tại sao Thu lại thấy chiều ba mươi Tết là buồn, hai chứng cứ là Thu yêu mình.

Trương mỉm cười về câu chưa có ý khôi hài.

- Trương Thu bắt đầu yêu nhau.

Chàng sung sướng khi có ý viết hai chữ Trương Thu liền sát thành một chữ” [14, tr.14].

Thời gian tâm lý trong tác phẩm xoay tròn trong những liên tưởng, tưởng tượng và cho phép nhân vật tự đi tìm, khám phá và phân tích để rồi nhận ra bản chất sự thật. Kiểu thời gian ấy không chỉ đưa người đọc vào câu chuyện tình yêu éo le, đầy tiếc nuối mà còn cho thấy những mặt trái trong tâm hồn Trương. Qua kiểu thời gian này, cuộc đời nhân vật được phơi trải trên những trang sách với tất cả những gì tốt đẹp nhất, xấu xa nhất và chân thực nhất.

Không chỉ riêng Nhất Linh mà các nhà văn hiện đại khác đều nhận thấy tầm quan trọng và sự ưu việt của kiểu thời gian tâm lý. Vũ Bằng là nhà văn như thế. Nhớ đến ông, người đọc nhớ đến tác phẩm Thương nhớ Mười Hai. Xuyên suốt tác phẩm là tâm trạng nhung nhớ và đau đáu hoài niệm. Đây cũng chính là mạch thời gian tâm lý trong cuốn tùy bút. Nỗi nhớ thương quê hương như một mạch cảm xúc thường trực trong tâm trí nhà văn: “Người lữ khách ngày nay, xa cách quê hương, thấy tháng hai trở về, cũng động lòng nhớ tiếc không biết bao nhiêu khuôn mặt, không biết bao nhiêu món ăn ngon, không

biết bao nhiêu tình thương yêu đã mất. Nhớ từng con đường mưa bay riêu riêu” [1, tr.45]. Hầu như trong bất kì trang văn nào, độc giả cũng đều cảm nhận được hơi hướng hoài niệm, ngưỡng vọng của Vũ Bằng với quê hương. Đó có thể là nỗi nhớ bâng khuâng, man mác về những món ăn do chính người vợ đảm đang dành cho ông: “Chao ôi, có ai sầu xứ vào một ngày nào đó, thấy trong người háo quá, thèm cái phong vị chè của nơi nghìn năm văn vật có nhớ đến chè cốm không? Vào tháng tư, củ mài nhiều, vợ thương chồng nấu chén chè củ mài để vợ chồng cùng ăn trước khi đi ngủ, đố ai quên được chè lam và chè bà cốt?” [1, tr.91]. Đó cũng có thể là nỗi tiếc nhớ những ngày đã qua: “Tôi nhớ lại những buổi chiều vô liêu tháng Chín, trời lạnh, gió tê tê buồn, không đi ra ngoài, ăn cơm xong, tráng miệng bằng cam và hồi hộp lạ. Tiếc không biết bao nhiêu những đêm lạnh nằm chung một chăn đơn với vợ ăn hạt dẻ, nói đôi ba câu chuyện buồn vui thế sự, tiếc những buổi chiều mưa rơi hai đứa dắt nhau đi trên những con đường vàng ẩm ướt có hoa sấu rụng” [1, tr.201]. Qua thời gian tâm lí, người đọc thấy được một miền Bắc tươi đẹp hiện lên thật sinh động trong sự chuyển động của mười hai tháng. Dường như Vũ Bằng đã chấm ngòi bút của mình vào nghiên mực nhớ thương để viết nên tuyệt tác Thương nhớ Mười Hai. Đó cũng là những tình cảm chân thành nhất của người con Hà Nội xa xứ nhưng không bao giờ quên những hình ảnh thân thuộc nơi đây.

2.2.2.2. Thời gian diễn tả những mặt đối lập trong tâm hồn

Đặc trưng của Bướm trắng là một tiểu thuyết thiên về miêu tả tâm lí. Câu chuyện trong tác phẩm phát triển theo trình tự diễn biến tâm lí nhân vật. Nhất Linh tập trung cái nhìn hướng nội vào những miền kí ức của nhân vật. Nhân vật trong trang văn của Nhất Linh từ thời hiện tại có thể quay về quá khứ, hướng đến tương lai để sống với các trạng thái riêng của bản thân khi thì yên bình ngọt ngào, lúc lại buồn phiền ưu tư và cả những chán chường, đắng cay.

Thời gian tâm lí trong Bướm trắng còn cho thấy tâm hồn nhân vật luôn chơi vơi, bất ổn giữa quá khứ và hiện tại. Quá khứ tươi đẹp bao nhiêu thì hiện

tại lại mờ xám bấy nhiêu. Điều này được phản ánh trong cuốn nhật kí của Trương: “Ngày hôm nay là ngày mấy ? Ta sẽ biên: ngày 21 tháng 2. Hôm nay mình chết” [14, tr.28]. Đó là cái chết tinh thần đầu tiên của Trương sau khi anh được chẩn đoán bệnh. Thời gian ấy đã đưa Trương vào quãng đường mà Trương quyết định từ nay “Chàng sẽ nếm đủ các khoái lạc ở đời, chàng sẽ sống đến cực điểm, sống cho hết để không còn phải ao ước gì nữa, sống cho chán chường. Những cái giằng buộc, đè nén của cuộc sống đời thường không còn nữa, chàng sẽ hết băn khoăn, hết e dè, được hoàn toàn sống theo ý mình” [14, tr.29]. Khi giao hẹn “hôm nay mình chết” [14, tr.28] là Trương đã cho phép bản thân từ một con người bị ràng buộc trở thành người tự do, hồi sinh trong cuộc sống với hai lớp suy nghĩ: một đằng biết mình sắp chết, một bên quên rằng mình đang sống. Trương nhận rò bản thân trở nên tiêu cực, xấu xa và hờn trách cuộc đời, sống một cách buông thả, không có lý tưởng. Khi đưa đám tang của Quang về trong cái lạnh lẽo của trời chiều, Trương bỗng nhớ đến khoảnh khắc lúc anh được cầm tay Thu yêu dấu, lần đầu tiên khi hai người trao nụ hôn lúc đi chơi chùa Thầy và “thời gian lúc này chỉ còn là hương vị gay gắt của tình yêu ngang trái. Càng lúc Trương nhìn ra xa, lòng dịu lại cần một thứ gì để an ủi mình, một thứ mà Trương cho là êm dịu không điều gì khác lúc này chàng cho đó chỉ là cái chết. Trương nghĩ tới cái chết và Trương đoán, những người tự tử chắc lúc sắp chết đã có tâm hồn như tâm hồn của chàng lúc đó” [14, tr.128]. Thời gian tâm lí cho thấy đối với Trương cái chết là sự duy nhất để tâm hồn thanh thản. Quá khứ với bao kỉ niệm tươi đẹp, được sống vui vẻ bên những người bạn giờ đây tâm trạng Trương trở nên nặng nề, u uất bởi bệnh tật. Thêm vào ấy, Quang - một người bạn học của Trương trước kia sống một cách phóng khoáng, luôn ở tư thế của người được “ăn quả” không ngờ lại mất trước Trương. Điều đó càng làm Trương trở nên chán chường, tuyệt vọng và mất hết niềm tin vào cuộc đời. Nhìn thấy kết cục thương tâm của Quang, Trương nghĩ rằng bản thân trước sau cũng sẽ giống

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022