hòa đồng, con người có thể bước chân lên trời cũng như các vị thần dễ dàng xuống trần gian mà không có sự ngăn trở nào.
Tính chất “giao lưu, hòa hợp” của ba thế giới đã dẫn đến một hệ quả, đó là không gian tuyến chiếm ưu hế trong hầu hết các truyện kể (8/10 truyện). Ở đây, không gian được mở rộng theo chiều tuyến tính. Hầu hết các nhân vật đều thực hiện cuộc hành trình của mình với những công trạng riêng. Ải Lậc Cậc đi khắp những vùng đất rộng lớn miền Tây Bắc; Vợ chồng ông bà khổng lồ di chuyển suốt một dọc sông Đà để diệt trừ loài thuồng luồng làm hại dân (Truyện vợ chồng ông bà khổng lồ); Tạo Suông, Tạo Ngần – hai người dân từ cõi trời xuống lập Mường Người – đi hết các vùng từ Mường Lò cho tới Mường Thanh, đi đến đâu cũng dùng quả bầu và lưỡi mác của mình để gieo sự sống (Bản Tẩu Pung).
Vốn dĩ không gian nghệ thuật của thần thoại buổi ban đầu là không gian điểm. Đó là nơi mà các vị thần có lãnh địa riêng, có chức năng riêng của mình, sự rộng lớn của không gian thực chất là sự “phóng to” đồng dạng với kích thước lớn lao của các vị thần mà thôi. Phải đến tận khi tầm nhìn của con người được mở rộng, khi mà thần thoại có sự giao thoa với truyền thuyết thì không gian nghệ thuật mới chuyển sang không gian tuyến gắn liền với hành trình và chiến công của các nhân vật.
So với thần thoại thông thường, không gian nghệ thuật trong thần thoại địa danh Thái mang tính đặc trưng không gian tuyến ngay từ buổi đầu. Sự khác biệt này có thể là do thời điểm ra đời thần thoại Thái tương đối muộn, khi đó nhận thức của họ đã ở mức độ khá cao nên truyện kể cũng ở tầm phát triển tương ứng. Bên cạnh đó, người Thái vốn di cư đến nước ta, không khí của làn sóng thiên di chắc chắn có ảnh hưởng trực tiếp đến thần thoại, bởi vậy hầu hết thần thoại trong tập hợp truyện kể địa danh Thái đều có dáng dấp của những chuyến đi và đều mang hình thức không gian tuyến.
Tính huyền thoại của không gian gắn với các địa danh cùng mô hình không gian tuyến là đặc trưng của không gian nghệ thuật trong thần thoại địa danh Thái. Đặc trưng này kết hợp với tính không xác định của thời gian làm nên một không
– thời gian nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa.
Trước hết, không gian và thời gian nghệ thuật kỳ ảo pha lẫn hiện thực phản ánh thế giới quan của người Thái. Cho rằng thế giới tồn tại ba tầng, tầng trên có các vị Then, các vị Khun, những người khổng lồ; tầng giữa là trần gian của con người và tầng thứ ba được hình dung là thế giới dưới nước, là địa vực của rồng. Buổi ban đầu, ba thế giới ấy không hề tách biệt, các nhân vật có thể dễ dàng di chuyển và thực hiện nhiệm vụ của mình, đặc biệt là hành động của họ đều nhằm chung tay xây dựng cuộc sống cho con người. Tô Luông (rồng mẹ) sinh ra vị thủ lĩnh tài ba, Rồng ở suối Nậm Vì thì giúp người làm mương phai, hồ chứa nước, những người khổng lồ khai phá đất đai, đồng ruộng còn các vị Khun thì dạy dân biết lao động… Thế giới quan giản dị, nguyên sơ đã giúp người Thái giải thích được nguồn gốc của chính mình và của những sự vật, hiện tượng tự nhiên, thỏa mãn nhu cầu nhận thức buổi ban đầu.
Không gian tuyến cùng sự dịch chuyển của các nhân vật còn cho thấy rất rõ hình ảnh của các cuộc di dân. Mường Um, Mường Ai, nơi ký ức thần thoại ghi nhớ là vùng tiếp giáp giữa trời và đất (thần thoại Khun Bó Rồm) thực chất là vùng đất nằm ở phía Nam Trung Quốc. Từ đây người Thái tỏa đi khắp nơi. Tới Việt Nam, đầu tiên họ ở Mường Lò, sau đó vì đất hẹp, địa hình hiểm trở nên họ lại tiếp tục di cư đến những vùng đất khác, trong đó có Điện Biên. Truyện của người Thái ở Mường Khòong (Thanh Hóa), ở Quỳ Hợp (Nghệ An) cũng phản ánh quá trình họ từ Mường Thanh, Mường Muổi, Ai Lao… đến khai phá những vùng đất này…
Có thể bạn quan tâm!
- Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam - 7
- Nội Dung Phản Ánh Các Vấn Đề Xã Hội
- Thời Gian Và Không Gian Nghệ Thuật Trong Truyện Kể Địa Danh Của Người Thái
- Nhân Vật Trong Những Truyện Phản Ánh Các Vấn Đề Xã Hội
- Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam - 12
- Không Gian Văn Hóa Thái Trong Truyện Kể Địa Danh
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Tóm lại, không gian – thời gian nghệ thuật trong những thần thoại địa danh Thái là mô hình thế giới mang tính quan niệm, phản ánh những nhận thức sơ khai của người Thái. Chúng khác với thời gian – không gian nghệ thuật ở những câu chuyện thần thoại khác ở mặt xác định tương đối của không gian cùng tính chất tuyến tính của thời gian. Những đặc điểm của không gian – thời gian chính là hình thức thể hiện, là sự cụ thể hóa của những cảm nhận ban đầu của người Thái về tự nhiên và bản thân con người. Tuy còn giản dị và nguyên sơ song chúng là nền móng kiến tạo nên sự hiểu biết về lịch sử, xã hội được thể hiện về sau.
3.1.1.2 Thời gian và không gian nghệ thuật trong những truyền thuyết mang nội dung phản ánh lịch sử
Truyền thuyết địa danh Thái mang tính xác định tuyệt đối về không gian và tương đối về thời gian. Sở dĩ như vậy là bởi lịch sử của người Thái không được ghi chép một cách cụ thể và kỹ lưỡng, đến nay chỉ có thể căn cứ vào một vài tập sách cổ như Quám tố mướng (Kể chuyện bản mường), Táy pú xớc (Những bước đường chinh chiến của ông cha)… để suy ra mốc thời gian tương đối của những sự kiện xảy ra trong truyện.
Trong hàng loạt truyền thuyết địa danh, thời gian và không gian nghệ thuật đồng thời là thời gian, không gian thực được ghi lại trong truyện kể. Vào thế kỷ XIII, từ Mường Lò, Lạng Chượng cất quân đi chiếm cứ những vùng đất khác để tìm kiếm lãnh thổ của riêng mình (truyền thuyết Lạng Chượng). Thế kỷ XIV, Pha Nha Nhọt Chom Cằm cũng đưa quân từ Lào sang chiếm đất Mường Sang (Truyền thuyết Mường Sang). Thế kỷ XV, chùm truyền thuyết về Lê Lợi ghi lại những chứng tích của thời kỳ đồng bào Thái cùng nghĩa quân chống giặc Minh (Con suối Láu và hòn đá Khao, Thác Ma Ngao, Kẹm Hanh..), Truyền thuyết nàng Han thì kể lại chiến công oanh liệt của nữ anh hùng lãnh đạo nghĩa quân
chống giặc Cờ Vàng. Trong những truyền thuyết trên, khoảng thời gian diễn ra một số sự kiện có thể không chính xác đến từng năm tháng, song bản thân truyền thuyết đã là lịch sử được nhìn qua lăng kính của tác giả dân gian, bởi vậy việc có xác định được chính xác thời gian của các sự kiện hay không không ảnh hưởng đến ý nghĩa của những sự kiện được kể đến trong truyện.
Gắn với mỗi sự kiện, mỗi dấu mốc thời gian là những không gian xác định thể hiện bằng các địa danh, tạo thành các tiểu không gian – thời gian riêng. Người Mường Thanh mang trong tâm thức của mình hình ảnh về một vùng không gian sống mà người Thái bao đời dày công gây dựng, đó cũng là một không gian truyền thuyết gắn với công lao của những vị thủ lĩnh có công khai phá và bảo vệ đất đai, mường bản như Lạng Chượng, Ăm Poi... Dịch xuống phía Nam, Mường Muổi là vùng đất được mở rộng và thịnh vượng nhờ công lao của Ngu Hấu (Lò Lẹt), còn thảo nguyên Mộc Châu rộng lớn thì được gọi bằng cái tên Mường Sang nhờ công lao của Pa Nha Nhọt Chom Cằm…
Về đặc điểm của không gian, nếu như nhóm truyện thần thoại nổi trội bởi không gian tuyến thì ở đây không gian nghệ thuật có sự phối hợp của cả không gian tuyến và không gian điểm. Không gian tuyến đặc trưng trong các truyền thuyết đi tìm và chiếm đất. Đó là không gian hành trình của hầu hết các thủ lĩnh, họ dẫn quân từ một địa điểm nào đó, trải qua cuộc hành trình tới nhiều nơi, tiến hành nhiều cuộc đánh chiếm để cuối cùng giành lấy mảnh đất củ a riêng mình (truyền thuyết Lạng Chượng, truyền thuyết Mường Sang…)
Hình thức không gian thứ hai nổi bật trong lớp truyện kể này là loại không gian điểm. Hầu hết các điểm không gian, những thành lũy (thành Sam Mứn – thành Tam Vạn), những con đèo, ngọn thác (kẹm Hanh - đèo Sống, thác Ma Ngao…), những vách núi , bản làng (pom Phả Khí Xú t , bản Nà Ngà...) …đều gắn với sự kiện lịch sử diễn ra trong cộng đồng cư dân Thái . Và t ên đấ t được
hình thành trong hoàn cảnh như vậy khiến cho không gian có một ý nghĩa lịch sử riêng. Nhắc đến thác Ma Ngao, hòn đá Khao, con suối Láu là người Thái vùng núi Thanh Hóa nhớ đến những tháng ngày còn gian khổ của nghĩa quân Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, đến tình đoàn kết, sự đùm bọc yêu thương mà người dân dành cho nghĩa quân và chủ tướng. Nhắc đến thành Sam Mứn, Tông Khao, khe Khoong Ma Nao… người Mường Thanh nhớ đến một không gian trù phú, nơi có “ba vạn cối tròn, sáu vạn cối dài..” xay giã nuôi quân, nơi ghi nhớ tội ác tày trời của giặc Phẻ gây ra trên mả nh đấ t nà y trong những ngày đen tối.
Mỗi địa danh, mỗi hình sông, thế núi là một không gian riêng với cả chiều thời gian của nó. Nơi đây, những sự kiện lịch sử đã diễn ra và được ngườ i Thá i ghi nhớ, tất cả hợp lại làm nên diện mạo của quá trình phát triển, mở rộng và bảo vệ không gian sống của cộng đồng. Không gian nghệ thuật mang đậm chất lịch sử của truyện kể còn là những tấm bia vô hình ghi lại chiến công của các thế hệ ông cha, là nơi lưu giữ những giá trị truyền thống, là điểm tựa của cội nguồn văn hóa tộc người.
3.1.1.3. Không gian – thời gian nghệ thuật trong những truyện cổ tí ch vớ i nộ i dung phản ánh các vấn đề xã hội.
Trước hết, truyện phản ánh các vấn đề xã hội trong truyện kể địa danh Thái đều là truyện cổ tích sinh hoạt. Những câu chuyện xảy ra, những nhân vật được kể và cả những ước mơ, khát vọng được gửi gắm đều hết sức gần gũi với cuộc sống sinh hoạt và lao động thường ngày của người dân. Điều này chi phối trực tiếp đến đặc điểm của thời gian, không gian nghệ thuật của truyện kể.
Yếu tố thời gian trong những câu chuyện này hầu như không xác định, chúng được nhắc đến bằng những cụm từ phiếm chỉ như “ngày xửa ngày xưa”, “cho đến tận hôm nay”, “đã lâu lắm rồi”…Thời gian nghệ thuật diễn ra trong
truyện là thời gian của cuộc sống đời thường, không có sự rút ngắn hay kéo dài những khoảng cách thời gian và nhân vật hành động theo tuần tự ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm như những con người bình dị.
Bên cạnh thời gian, không gian nghệ thuật trong truyện cổ tí ch đị a danh Thái có sự phân biệt giữa không gian kỳ ảo và không gian hiện thực, không gian mường người và không gian “mường khác” lặp đi lặp lại trong nhiều truyện kể. Mường Người là không gian gốc, nơi diễn ra tất cả các câu chuyện. Không gian xuấ t hiệ n hầ u hết là không gian làng bản với con suối, ngọn đồi, chuyện cày cấy, mùa màng (Sự tích đám ruộng Xam Bỉa, Bản Ná Ca…), chuyện yêu đương, gia đình (Sự tích Pom Pể Nàng, Bản Nã Cã…), chuyện bảo vệ bản mường trước kẻ thù xâm lược (Tạo Xãng, Xứ Đáng)… Không gian này quen thuộc đến nỗi dường như có thể bắt gặp ở bất cứ đâu, bất cứ bản làng nào của người Thái, chúng làm nên sự gần gũi, tính chất sinh hoạt, đời thường cho truyện kể.
Bên cạnh không gian sinh hoạt, truyện cổ tích địa danh còn xuất hiện loại không gian kỳ ảo, đó là không gian của mường khác, xứ khác được hình thành thông qua trí tưởng tượng của nhân dân và lặp đi lặp lại trong 13/31 truyện kể. Điều đặc biệt là, nếu như trong thần thoại, không gian khác với mặt đất thường là không g ian trên cao - nơi được gọi là Mường Trời - thì ở đây tất cả không gian khác với Mường Người đều được miêu tả là Mường Nước. Truyệ n kể rằ ng thế giới này tồn tại ngay ở dưới nước, có sự phân chia lãnh thổ, thứ bậc như Mường Người. Cư dân của mường là loài thuồng luồng và mỗ i vù ng đượ c là m chủ bởi một Long Vương. Dường như trong quan niệm của người Thái, bất kỳ đâu có nước đều thuộc về mường nước. Một chiếc ao nhỏ (Tạo mường Phe và bản Na Tòong), một khúc suối, một đoạn sông (Truyện Pú Quán Muôp, Sự tích Pa Tém..) hay một vực sâu (Xứ Đáng…) đều có thể là nơi trú ngụ của rồng hoặc thuồng luồng. Đặc biệt giữa các Long Vương cũng xảy ra những xung đột không
khác gì con người. Truyện Pú Quán Muôp có nhắc đến Long Vương Pha Tém, Long Vương Cơm Hạo và cuộc tranh giành lãnh thổ. Cuối cùng, nhờ sự giúp đỡ của Pú Quán Muốp mà Long vương Pha Tém đã chiến thắng kẻ thù xâm lược, bảo vệ được vùng nước của mình. Không chỉ thế, trong nhiều câu chuyện khác ta cũng gặp những cuộc giao tranh giữa các Long Vương hoặc các vị thần rồng chủ mường nước để tranh giành lãnh thổ, tranh giành người đẹp hoặc của cải (Sự tích bản Tà, Truyện Pha Tém, Tạo Mường Phe và bản Na Tòong, Hòn đá voi…)
Mường Nước hiện lên qua trí tưởng tượng của tác giả dân gian có nhiều điểm tương đồng với Mường Người, thậm chí cư dân của hai mường có thể đi lại giữa hai thế giới mà không gặp bất kỳ một sự ngăn trở nào. Điều này cho thấy quan niệm của tác giả dân gian Thái về sự tương đồng giữa mô hình không gian mang tính kỳ ảo với không gian hiện thực. Cũng nhờ có sự tương đồng đó mà không gian kỳ ảo lại chính là nơi chuyển tải cả những ước mơ, khát vọng, những thông điệp của nhân dân. Song nếu như những ước mơ, khát vọng của lớp người thấp cổ bé họng trong truyện cổ tích thần kỳ người Việt được gửi gắm trong mối quan hệ giữa thế giới thần kỳ với thế giới của con người qua những hành động “ban ơn”, “cứu giúp” một chiều của Phật, Bụt, Tiên… thì quan hệ này trong truyện dân gian Thái được nhìn nhận theo cách khác. Giữa thế giới thần kỳ và thế giới của con người hình thành một mối quan hệ rất tích cực, tương tác. Sơ bộ thố ng kê ban đầ u cho thấy, có 13 truyện diễ n ra quan hệ tương tác, nhân vật của thế giới này giúp đỡ nhân vật của thế giới kia rồi được trả công và ngược lại. Trong rất nhiều trường hợp, con người đóng vai trò giúp đỡ nhân vật của thế giới thần kỳ (rồng, thồng luồng…). Tạo Ngược Mường Phe nhờ Nai Phan giúp đỡ mà giữ được vợ, đuổi được kẻ thù, đổi lại Tạo trả công bằng việc tạo ra hệ thống tưới tiêu cho dân bản Na Tò ong (Tạo Mường Phe và bản Na
Tòong). Mường Nước trong truyện Na Ngoi nhờ được con ngườ i giúp đỡ mà thoát khỏi hỏa tai nên trả công bằng con ba ba (trâu của mường nước). Con rồng sông Mã nhờ có người đàn ông giúp sức mà chiến thắng được rồng sông Đà (Sự tích bản Tà) nên trả công bằng những thửa ruộng và mó nước trong xanh…
Có thể thấy rằng, trong quan hệ với thế giới thần kỳ, người Thái đóng vai trò chủ động, họ tin và nhờ vào thế giới ấy nhưng không ỷ lại. Thú vị hơn, sản phẩm của những mối quan hệ tương tác này thường là những địa danh. Chúng là những bản làng, những vùng đất, thửa ruộng, những con sông, mó nước hoặc mương phai (dùng cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất), là sự trả ơn trực tiếp hoặc gián tiếp của thế giới thần kỳ cho con người. Như thế, người Thái thực sự khẳng định vai trò chủ động của mình trong việc tạo ra không gian sống. Từ chỗ dựa vào oai linh của thế giới kỳ ảo để khẳng định chủ quyền trong thần thoại đến chỗ “mượn thần” để làm vũ khí giành đất trong truyền thuyết, cuối cùng là khẳng định sự tồn tại tất yếu, song song, thậm chí giúp đỡ thế lực siêu nhiên và được trả công xứng đáng trong truyện cổ tích.
Về mặt thi pháp, tác giả dân gian Thái đã mở rộng không gian nghệ thuật cổ tích ra bên ngoài giới hạn của cái hiện hữu là không gian sống hàng ngày bằng cách xóa ranh giới giữa hai không gian thực và ảo. Việc làm này khiến cho nhưng câu chuyệ n cổ tí ch đị a danh như là thực, giàu chất thuyết phục.
3.1.2. Nhân vật trong truyện kể địa danh của người Thái
3.1.2.1. Nhân vật trong những truyện thầ n thoạ i phản ánh nhận thức về thế giới
Truyện thầ n thoạ i đị a danh Thá i phản ánh nhận thức về thế giới, về quá trình hình thành nên vũ trụ, loài người, hình sông thế núi... Nhân vật chính của những cuộc kiến tạo này vì thế thường là những nhân vật siêu phàm được xây dựng theo môtip như sau: