Không Gian Khắc Họa Tâm Lí Đối Lập Giữa Cái Chết Và Tình Yêu

khẽ lấy hai ngón tay nhấc chiếc màn vừa bẩn vừa hôi chui vào giường. Có tiếng muỗi vo ve” [14, tr.175]. “Quang, Vĩnh và Trực nằm ngổn ngang cạnh khay đèn thuốc phiện nói chuyện, cười đùa với đào Yến đương lom khom tiêm thuốc. Cổn ngồi riêng ra một góc, lưng dựa tường mắt lim dim tay phải đè mặt trống, roi chầu cầm lỏng thẫn thờ trong hai ngón tay. Quang vừa hút xong một điếu, nằm ngửa mặt nhìn lên trên trần nhà và đưa dài môi dưới cho làn khói tỏa ngược qua mặt. Trương lại dụi đầu vào đùi Yến, cầm lấy dọc tẩu” [14, tr.110]. Bản thân Trương trong môi trường sống ấy cũng tự “nhận thấy rò căn bản của tâm hồn mình, một căn bản vô luân, khốn nạn, bấy lâu còn ẩn núp che đậy, giờ mới lộ rò ra” [14, tr.112]. Những đêm mưa gió, Trương đi khắp mọi nơi mong tìm được tri kỉ để trút bầu tâm sự hay tìm một nhà xăm bất kì phó mặc cuộc đời. “Những lúc đó chàng thấy mình khổ sở lắm và sáng hôm sau khi ở nhà chứa bước ra, chàng tưởng còn thấy trên da thịt mình tất cả cái nhơ nhớp của một đêm trụy lạc” [14, tr.116]. Tuy vậy, Trương vẫn không đủ nghị lực và quyết tâm để vượt thoát khỏi những thứ yếu hèn, dung tục. Đến đây, không gian bối cảnh mà cụ thể hơn là không gian nhà chứa đã hé lộ một phần tha hóa trong con người Trương. Rò ràng là nhân vật dường như buông xuôi, mất hết sức đề kháng trước thực tại và những ham muốn xác thịt tầm thường. Không gian góp phần bộc lộ bản chất con người.

Bướm trắngđược sáng tác theo thể loại tiểu thuyết tâm lý cho nên chủ đích của tác giả là đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật. Vì vậy không gian bối cảnh trong Bướm trắng được mở rộng xuyên suốt tác phẩm nhằm thực hiện ý tưởng của người nghệ sĩ. Nếu so với Đoạn tuyệt, một tác phẩm vừa hướng tới miêu tả tâm lí, vừa chú trọng phê phán xã hội, không gian bối cảnh được xây dựng có nhiều nét khác biệt. Không gian thể hiện khát vọng tự do cá nhân (rộng lớn) thường đối lập với không gian nhằm biểu hiện nỗi sợ hãi, ngột ngạt (nhỏ bé) trong tâm lí nhân vật. Không gian trong Đoạn tuyệt

chính là toàn cảnh của một xã hội hà khắc và hủ lậu của một thời đại phong kiến đã lùi xa. Thanh Lãng trong Phê bình văn học thế hệ 1932 đã nhận định: “Đoạn tuyệt Lạnh lùng là những bản cáo trạng dữ dội, đánh vào gia đình cũ Việt Nam, Loan và Nhung biểu hiện cho cái tâm lí, hay đúng hơn là cái ý tưởng của thế hệ 1932, khao khát cái mới, đòi hỏi giải phóng” [12, tr.717]. Đó cũng là một cuộc đời thấm đẫm nước mắt của Loan - người phụ nữ không chịu sống trong sự lạc hậu, cổ hủ phong kiến. Sống cùng với người chồng nhu nhược và chịu đựng sự khắc nghiệt của mẹ chồng, em chồng và cô vợ lẽ của Thân khiến Loan vô cùng tủi nhục. Không gian lạnh lẽo thiếu vắng tình yêu dù đó là căn phòng được trang hoàng rực rỡ như “một cảnh bồng lai phảng phất hương thơm” [15, tr.78] trong ngày cưới thì với Loan nó như một “nơi chôn cái đời ngây thơ, trong sạch của nàng” [15, tr.79]. Cô luôn chìm ngập trong nỗi buồn “cái buồn xa vắng mênh mông của cuộc phân li” [15, tr.60]. Không gian của tác phẩm như một bức tranh ảm đạm: “Trời đã mờ mờ tối. Trong phòng Loan ngồi một mình tựa cửa, tuy trên vai quàng chiếc khăn dầy mà nàng còn như thấy hết cả cái lạnh lẽo của buổi chiều xuân thấm vào người. Dưới ánh đèn lù mù, con gà luộc nằm trên đĩa, mở toác mỏ như muốn kêu; trong lọ thủy tinh mấy bông hoa hồng vì cuống không tới nước nên đã ngả xuống, ủ rũ, héo tàn; mấy cánh hồng rải rác rơi trên khảm” [15, tr.78]. Không gian như cực tả một “sự hiến thân vô nghĩa lý” [15, tr.79]. Không gian không hề gói ghém tình cảm yêu thương chân thành giữa con người với con người mà đơn giản chỉ là mối quan hệ giữa người cai quản và nô lệ: “Dưới ánh đèn lờ mờ Loan đương ngồi cặm cụi thái mực... Nghĩ vậy nhưng bây giờ nàng hãy biết phải nai lưng ra làm cho trọn công việc một cô nàng dâu đã” [15, tr.155] hay “Bốn bề yên lặng, Loan thở dài, ôn lại trong trí những việc mới xảy ra trong vòng mấy tháng, trong khi tay nàng nhấc dao lên, ấn dao xuống như một cái máy” [15, tr.156]. Đó còn là không gian mà nàng dâu bị

coi như nữ nhân ngoại tộc, cái quyền được sống, được làm người, quyền tự do cá nhân bị vùi lấp. Loan đã phải sống trong một không gian tầm thường, sống như một phận tôi tớ trong gia đình nhà chồng, sống một cách lẻ loi và hoàn toàn xa lạ với cuộc sống xung quanh: “Nàng ngồi dựa vào tường cho đỡ mệt và thấy thiu thiu buồn ngủ. Ngọn đèn gần hết dầu mờ mờ dần... chuông đồng hồ nhà trên gò thong thả năm tiếng. Tiếng bà Phán quát tháo bên tai làm Loan sực thức dậy. Con sen lúc đó đương đứng nép vào góc bếp, trên má còn in lằn mấy ngón tay” [15, tr.158]. Xây dựng không gian bối cảnh nơi gia đình bà Phán, Nhất Linh đã làm nổi bật cái bức tranh phong kiến chứa đựng đầy rẫy những xung đột giữa mẹ chồng và nàng dâu và rộng hơn đó là xung đột giữa cái tiến bộ tân thời với cái lạc hậu. Qua đó đưa Đoạn tuyệt trở thành “cuốn tiểu thuyết luận đề đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam” [6, tr.153] và với Đoạn tuyệt “các nhà văn Tự lực văn đoàn đã cho thấy cần phải xây dựng một nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại với cách viết mới mẻ và sáng tạo” [10, tr.318].

Nếu văn học lãng mạn dành mối quan tâm đặc biệt tới con người cá nhân thì văn học hiện thực lại hướng tới con người xã hội. Do vậy, không gian bối cảnh thường xoay quanh cuộc sống của người nông dân, người lao động nghèo và hướng tới làm nổi bật bản chất, tính cách của nhân vật. Tắt đèn của Ngô Tất Tố là minh chứng rò nét nhất. Hầu hết quá trình diễn tiến của cốt truyện diễn ra chủ yếu trong không gian khép đó là không gian làng Đông Xá. Với tấm lòng nhân đạo của mình, Ngô Tất Tố không chỉ quay lại hiện thực nóng bỏng với những mâu thuẫn không thể hòa giải mà ông còn đi sâu khám phá vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân. Làng Đông Xá ngay từ tinh mơ tựa như một nhà tù bị phong tỏa với cổng làng đóng kín. Trâu bò “hôm nay, vì cổng làng chưa mở, chúng phải chia quãng đứng rải rác ở hai vệ đường” [21, tr.5]. Bao bọc chỉ có “bóng tối của rặng tre um tùm” [21, tr.5] như một cái vỏ vô hình bao trùm lên cuộc đời của người nông dân thiếu thuế. Không gian chỉ

còn là “hồi vang của tiếng mò, tiếng trống cũng bị những lũy tre ngăn phải lật trở lại” [21, tr.10]. Tính chất bức bối, tù đọng của không gian trong Tắt đèn còn được gợi tả từ hình ảnh căn nhà chị Dậu. Đó là một “nếp nhà tranh lủn củn nấp dưới rặng tre là ngà, lặng lẽ úp lấy khu đất đê thành và kín đáo náu trong một xóm cuối làng Đông Xá, đứng xa ngó lại, có thể lầm với nơi nhốt lợn hay chứa tro” [21, tr.15]. Ngôi nhà càng trở nên tiêu điều với dãy mái hiên “luôn luôn phạt kẻ ra vào bằng những cái bươu đầu choáng óc” [21, tr.15]. Khoảng sân hẹp chỉ bằng “đường bừa, lỗ chỗ vết chân chó xen vết chân người, vừa làm đường đi, vừa làm khu vực hoãn xung phòng bị những lúc mưa rào” [21, tr.15]... Bên cạnh đó, một chuỗi các vật dụng gia đình trong căn nhà tồi tàn của chị Dậu được nhà văn đặc tả tỉ mỉ và chi tiết, góp phần gợi lên tình cảnh cùng cực của gia đình chị Dậu - hiện thân đầy đủ của tầng lớp nông dân trước Cách mạng. Ngô Tất Tố bằng ngòi bút sắc sảo của mình đã tạo nên một không gian bối cảnh có một không hai và rất điển hình trong Tắt đèn.

Bướm trắng là bước đột phá về nghệ thuật xây dựng không gian. Không gian bối cảnh trong tác phẩm hiện lên chân thực, gần gũi, hoàn toàn khác biệt với lối xây dựng không gian ước lệ cổ điển của tiểu thuyết luận đề trong một số sáng tác của Nhất Linh. Nhân vật được tự nhiên bộc lộ cảm xúc mà không gặp phải bất cứ một trở lực nào.

2.1.1.2. Không gian khơi gợi cảm xúc của tình yêu

Trở lại với Bướm trắng, ta thấy Nhất Linh không hoàn toàn đẩy nhân vật Trương vào hầu hết những không gian u tối hay chỉ làm họ thêm chán chường, mà nhà văn đã dành hẳn cho nhân vật những khoảng không vô cùng tươi đẹp. Đó là không gian khơi gợi tình yêu khi Trương gặp Thu lần đầu tiên. Nơi đó có ánh nắng rực rỡ của ngày hè, cảnh vật hôm ấy như khoác lên mình một diện mạo mới với “Bức tường trắng và nóc ngói đỏ tươi của một ngôi nhà xây vụt qua cửa xe rực như một thứ đồ chơi, sơn còn mới, tiếng người tiếng

xe cộ qua lại dưới đường phố cũng vừa bừng nổi to hơn như theo ánh nắng mà ồn ào, rộn rịp hẳn lên” [14, tr.9]. Không gian ấy giúp Trương “nhận ra rằng từ trước đến giờ chàng sống như một người đi tìm người yêu mà hôm nay là ngày chàng đã tìm thấy. Trương giống như người đương đi trong đêm mưa rét được bước vào căn phòng vừa ấm, vừa sáng” [14, tr.10]. Ba năm trước, khi Liên - người yêu cũ của Trương qua đời vì bệnh lao, anh cảm tưởng như ngọn lửa tình yêu trong mình đã nguội lạnh. Khi biết mình mắc lao, bầu trời đối với Trương giờ đây chỉ còn một màu u ám. Vậy mà khi tình cờ gặp Thu trên chuyến xe điện, không gian cuộc sống của anh là một không gian hoàn toàn mới, sôi động và tươi vui hẳn lên. Tiếc nuối khi nghĩ về những kí ức tươi đẹp với Liên cùng mặc cảm bệnh tật khiến Trương lúc nào cũng thấy cuộc đời là những chuỗi ngày buồn nản. Không gian khi Trương gặp Thu như một sự hồi sinh cho tâm hồn Trương lúc này “Chỉ ngồi gần Thu, Trương đã thấy trong người đổi khác, cuộc đời và cảnh trời đất lúc đó cũng nhiễm một vẻ khác hẳn lúc thường” [14, tr.9]. Không gian không những thúc đẩy một loạt xúc cảm tươi mới, khơi gợi ái ân tình tự mà không gian còn là yếu tố tiền đề thúc đẩy mối quan hệ của Trương và Thu có dịp nảy nở và thăng hoa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 71 trang tài liệu này.

Trong Bướm trắng, không gian được miêu tả trong sự hài hòa với con người. Khi Trương lấy hết can đảm gửi cho Thu bức thư tình, anh hồi hộp mong ngóng, trong lòng đan xen bao cảm xúc. Thiên nhiên lúc ấy cũng như đồng điệu với xúc cảm của nhân vật: “Trời ấm và trong. Trên một cây bàng nhỏ những lộc mới đâm, màu xanh non hơi phớt hồng, trông như một đám bướm ở đâu bay về đậu yên. Chàng nghĩ cây bàng năm nào cũng nhớ đâm lộc, đã bao lần rồi, vẫn chỉ như thế mà không chán” [14, tr.52]. Hay “Mắt chàng nhìn vào cửa sổ hé mở để lộ ra một khu vườn nắng lúc đó, những chòm lá lấp lánh ánh sáng và màu vàng của một bông hoa chuối tây ở góc giậu. Trời nắng. Tai chàng không nghe thấy tiếng Tuyển nơi bên cạnh, nhưng nghe rò cả

tiếng rất nhỏ ở ngoài kia, tiếng gió trong lá cây, tiếng một con chim sâu bay truyền trong giậu” [14, tr.67]. Không gian cho thấy trạng thái khấp khởi, vui sướng khi Trương đã vượt qua giới hạn của bản thân, quyết định thổ lộ tình cảm với Thu. Ta thấy đám mây mù tinh thần u uất giấu kín trong anh bao lâu nay như tan biến và niềm vui xuất hiện như bầu trời xanh bao la.

Không gian và thời gian nghệ thuật trong Bướm trắng của Nhất Linh - 5

Không gian trong Bướm trắng có sự luân chuyển liên tục, từ không gian nhiều chiều của cuộc sống bên ngoài cho đến không gian gia đình. Phòng cưới của Lan - cô em họ chàng đem đến cho Trương nhiều cảm xúc. Trương cảm nhận được mùi hương dễ chịu, thanh thản “không như những thứ hương thơm thô tục ở các nơi ăn chơi” [14, tr.71]. Đó là quang cảnh “tấp nập của các cô phù dâu trang điểm lẫn cho nhau trông vui mắt và mùi phấn, mùi nước hoa bay trong không khí lần đầu chàng thấy có vẻ nhẹ nhàng, trong sạch” [14, tr.71]. Trương vẫn từng có ý định sẽ lấy Thu làm vợ và khi được chìm đắm trong căn phòng cưới ấy chàng nghĩ “đến cái giây phút Thu về với mình, hoàn toàn của riêng mình trong một căn phòng thơm và đẹp như một động tiên” [14, tr.71]. Không gian giống như một lực thúc đẩy khiến mong muốn được yêu Thu thêm một lần nữa và lấy cô làm vợ trong Trương trỗi dậy.

Bên cạnh đó, không gian yên bình, quen thuộc của làng quê Trương cũng như một chiếc phao cứu sinh nâng đỡ tâm hồn Trương “trên dậu ruối nhô ra một cái mái cũ của chàng ngày trước, vẫn cái mái nhà màu nâu sẫm ẩn sau mấy cây xoan ra dáng thanh thoát mà trước kia khi nghỉ học về thăm quê mỗi lần chàng nhìn thấy trong lòng vui hồi hộp” [14, tr.79]. Sống trong không gian ấy, Trương như lạc vào trong bao miền kí ức đẹp đẽ của một tuổi thơ êm đềm, phẳng lặng đã qua. Từ hồi biết mình mắc bệnh, anh né tránh và không muốn về thăm quê, một phần do mặc cảm bệnh tật. Để rồi sau này khi ngụp lặn trong nỗi tuyệt vọng thì khoảng không ấy thực sự là điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời Trương. Tình yêu quê hương, nỗi nhớ quê hương vì ám ảnh

bệnh tật mà lẩn khuất đi thì giờ đây qua không gian với mái nhà thân thuộc, với hàng xoan thơ mộng, tình yêu ấy lại nảy nở và giúp Trương có những phút giây bình yên.

Bướm trắng, không gian bối cảnh trong tác phẩm chính là chất xúc tác mãnh liệt nhất để Nhất Linh bộc bạch suy nghĩ về sức đề kháng của con người trước nghịch cảnh. Không gian hiện lên trong trang văn của Nhất Linh đa dạng, gắn với những cảnh đời, cảnh sống cụ thể. Trong không gian ấy, nhân vật được miêu tả sống động với hàng loạt cảm xúc, suy nghĩ riêng. Nhẹ nhàng và tự nhiên, nhà văn đã giúp cho nhân vật tự bộc lộ bản thân một cách sống động và chân thật.

2.1.2. Không gian tâm tưởng

Đời sống nội tâm con người là một thế giới khó có thể nắm bắt. Và cũng vì vậy, xây dựng không gian tâm tưởng đòi hỏi ở người nghệ sĩ một sự am hiểu tâm lý cũng như năng lực khám phá và lý giải mới có thể khắc họa chân xác những điều bí mật ẩn sâu trong nhân vật. Nhà nghiên cứu Trịnh Hồ Khoa trong Những đóng góp của Tự lực văn đoàn cho văn xuôi hiện đại Việt Nam khẳng định: “Những hồi ức, kỉ niệm góp phần mở rộng không gian, thời gian nghệ thuật, giúp người đọc trở về với quá khứ xa xưa của nhân vật hay đi đến những vùng trời xa lạ khác nhau mà nhân vật đã từng sinh sống, để từ đó hiểu rò hơn và lý giải những khía cạnh khác nhau của tính cách” [11, tr.135]. Không phải đến khi văn học lãng mạn ra đời thì không gian tâm tưởng mới xuất hiện. Với Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, nỗi nhớ quê hương “Dặm ngàn nước thẳm non xa” là nỗi nhớ thường trực trong thẳm sâu tâm hồn Thúy Kiều. Hình ảnh ấy giúp bạn đọc hiểu thêm những ưu tư, trăn trở của nàng Kiều trong cuộc đời dâu bể.

2.1.2.1. Không gian khắc họa tâm lí đối lập giữa cái chết và tình yêu

Bướm trắng được coi là cuốn tiểu thuyết thành công về mặt nghệ thuật, đặc biệt là phương diện miêu tả tâm lí nhân vật. Có thể nói đến Bướm trắng

thì nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại mới đạt đến giới hạn của nó. Không gian tâm tưởng trong Bướm trắng chính là kiểu không gian quan trọng cộng hưởng và làm nên tên tuổi cho tác phẩm.

Không gian tâm tưởng trong Bướm trắng chủ yếu được khắc họa bởi những khúc hồi tưởng và một loạt các đoạn độc thoại nội tâm của Trương. Nó đã trở thành nỗi ám ảnh, day dứt trong tâm hồn anh. Nghiên cứu Bướm trắng, người viết thống kê có đến một trăm ba mươi lăm lần cái chết được đề cập. Trong giấc ngủ miên man, Trương mơ thấy đám tang của mình “Ngoài cửa sổ lấp lánh mấy ngôi sao. Chàng thiu thiu sắp ngủ, những ngôi sao chàng thấy xa dần mờ hẳn đi và hiện ra hai con mắt đen của Thu. Hình như nàng mặc áo tang, đội mấn, tóc bỏ xòa đi theo một chiếc quan và chính chàng lại nằm trong chiếc áo quan ấy, người chàng liệm toàn vải trắng. Phảng phất mùi thơm của những vòng hoa” [14, tr.63]. Bệnh tình khiến một chàng sinh viên đầy sức trẻ biến thành một con người không có mục đích sống. Ngoài việc nghĩ đến cái chết, trong đầu Trương không còn chỗ cho sự phản kháng, tinh thần vươn lên đối mặt với khó khăn. Khi về quê thăm mộ thân phụ, thân mẫu Trương bất giác tưởng tượng ra cái ngày mà bản thân mình sẽ về với cát bụi “Chàng hơi buồn nghĩ đến chẳng bao lâu nữa lại có những đứa trẻ như chàng hồi còn bé, chạy nhảy trên mộ chàng, hoặc thả diều, hoặc bắt châu chấu những buổi hè lộng gió. Chàng sẽ không còn biết đau đớn gì nữa, trên mặt đất, chỗ chàng nằm chỉ còn mấy cọng cỏ may hồng rung rung trước gió thờ ơ và một nơi nào đó Thu mà chàng không bao giờ quên vẫn đi lại, cười nói, sống tự nhiên trong ánh sáng của thế gian kia” [14, tr.72]. Đến đây nhân vật đã chìm trong trạng thái tâm lí chán chường với cái nhìn bi quan, tiêu cực. Trương không phải không nuối tiếc cuộc sống nhưng chính anh cũng không có đủ nghị lực để vượt qua những giới hạn của bản thân. Sự thật về bệnh tật đã làm Trương căm phẫn cuộc đời, phó mặc mọi thứ miễn sao được thỏa nguyện là cưới Thu về

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022