Điển Phạm Hóa Thời Gian Và Không Gian Nghệ Thuật

Tráng tâm hốt hốt hiện phàm phi Tọa khách truyền bôi túy bất tri

Nguyệt sắc thiên hiềm đăng sắc đoạt Bạo thanh thời thính tiếu thanh tùy

(Chí lớn vùn vụt như cánh buồm căng lao nhanh, Khách khứa chuốc chén nhau, say lúc nào không biết, Ánh trăng chỉ hiềm ánh đèn át mất,

Tiếng pháo đì đùng lẫn trong tiếng cười.)

(Nguyên dạ khai yến)

Ông luôn cố gắng cho thấy một hình tượng vị hoàng đế sống theo đạo trung dung, vui buồn cũng biết chừng mực. Sách Trung dung viết rằng: “Mệnh trời ban ra gọi là tính, noi theo tính gọi là đạo, tu đạo gọi là giáo. Đã gọi là Đạo thì không thể rời xa trong giây phút, nếu có thể rời xa, chẳng phải là đạo. Vì thế người quân tử phải răn trừng cẩn thận về những điều không ai thấy, e sợ những việc không ai nghe. Không gì hiển hiện bằng điều kín đáo, không gì hiện rõ bằng điều nhỏ nhặt. Vì thế người quân tử phải thận trọng lúc ở một mình.

Vui mừng, giận dữ, đau buồn, vui sướng, lúc chưa phát ra gọi là trung. Phát ra mà đều trúng tiết gọi là hòa. Trung là gốc lớn của thiên hạ, hòa là đạo thông suốt của thiên hạ. Trung, hòa mà đến mức cùng tột, thì trời đất yên vị, vạn vật sinh sôi nẩy nở vậy” [53, tr.85].

Hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ Lê Thánh Tông không chỉ là một vị hoàng đế mà còn là một con người bình thường với tất cả những vui buồn cá nhân ở đó. Nho giáo hướng đến con người bình thường, thánh nhân của Nho giáo cũng vẫn là con người bình thường ấy tự hoàn thiện chính mình đến một ngưỡng cao viễn nào đó. Vậy nên, con người, dù là bậc hoàng đế trong quan niệm của nhà Nho hẳn cũng vẫn cứ là con người bình thường với những niềm vui nỗi buồn của cuộc sống. Ở một số bài thơ chữ Hán, chiếm số lượng không nhiều trong di sản thơ ca của ông, hình tượng Lê Thánh Tông, dù là một vị hoàng đế đầy quyền lực thì đôi khi vẫn là một con người hay suy tư, thấp thoáng bóng dáng của các nhà Nho từ Chu Văn An, đến Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi… Tuy nhiên, cái suy tư

của ông khá chừng mực và đơn giản, tương đồng với nguyên tắc của đạo trung dung của Khổng Tử:

Diểu diểu bàng quan an trụ cước Triêu hà sơ thướng hiểu tinh trầm Khiên lai đương nhật vô cùng ý Tiêu khước bình sinh vị túc tâm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

Thủy quốc nhãn khan thiên lý nguyệt Thu phong trường đoạn nhất thanh châm Vật tình tiêu trưởng kim như tích

Vạn hộc nhàn sầu bích hải thâm.

Quá trình vận động tới sự điển phạm hóa của văn học nhà nho ở Việt Nam từ Trần Nhân Tông qua Nguyễn Trãi đến Lê Thánh Tông - 23

(Dừng chân bên bờ ngắm dòng sông bát ngát,

Ráng sớm vừa bốc lên, những ngôi sao sớm lặn dần. Cảnh vật gợi lên cái ý vô cùng ngày nọ.

Làm tiêu tan cái tâm tham dục không biết đủ thường ngày. Giữa sông nước ngắm vầng trăng ngàn dặm,

Một tiếng chày giặt vẳng trong gió thu cũng nẫu ruột gan. Cái lý tiêu trưởng của sự vật nay chẳng khác xưa,

Muôn hộc nhàn sầu sâu thẳm tựa biển biếc.)

(Xương Giang cảm hoài)

Bài thơ cuối cùng của ông cho thấy những cảm xúc của một người đang bước qua lằn ranh giới của cái sống và cái chết:

Ngũ thập niên hoa thất xích khu

Cương trường như thiết khước thành nhu Phong xuy song ngoại hoàng hoa tạ

Lộ ấp đình tiền lục liễu cù

Bích hán vọng cùng vân yểu yểu Hoàng lương mộng tỉnh dạ du du

Bồng lai mộng thượng âm dung đoạn Băng ngọc u hồn thập mộng vô?

(Tấm thân bảy thước đã năm mươi tuổi, Lòng cứng như sắt cũng hóa thành mềm.

Gió thổi ngoài cửa sổ khiến hoa vàng tàn tạ, Sương đẫm trước sân, khiến liễu héo gày, Nhìn tít trời xanh, mây bay mờ mịt,

Giấc mộng kê vàng chợt tỉnh, lòng vời vợi lúc đêm khuya. Trên đỉnh Bồng Lai, giọng nói dáng người đã khuất,

U hồn băng ngọc đã vào giấc mộng hay chưa?)

(Tự thuật)

Sự bình thản của người đã ở tuổi “bất hoặc” cũng không xóa mờ được nỗi buồn mênh mang và nỗi tiếc nuối ngập tràn. Sự kết hợp giữa hai trạng thái bình thản và buồn bã ấy đúng là cách cảm nhận của nhà Nho trước ngưỡng cửa sinh tử. Không thờ ơ coi sống với chết cũng chẳng khác gì nhau như Phật, Đạo, cũng chẳng hoảng hốt như kẻ không hiểu lẽ đời, nhà Nho thấu hiểu quy luật cuộc đời bằng tâm thế của con người bình thường đã luôn gắn bó với cuộc sống nơi nhân gian, đã luôn lấy cuộc đời trần thế này làm cứu cánh. Cho đến tận cùng, đó vẫn là một con người đã biết noi theo đạo trung dung.

Ngoài hình tượng nhân vật trữ tình là trung tâm của thơ trữ tình thì trong thơ văn của Lê Thánh Tông còn xuất hiện khá nhiều loại hình tượng nhân vật khác, như các nhân vật trong lịch sử, hình tượng các vị trung thần…, trong đó đáng kể đến nhân vật người ẩn dật. Điều đặc biệt là Lê Thánh Tông dành một chùm 24 bài thơ Đề đạo nhân vân thủy cư đề vịnh chốn mây nước của người ẩn dật. Đây là một chốn ẩn dật tiêu biểu với ngõ trúc thông dẫn tới ngôi nhà tranh đơn sơ, cửa đóng suốt ngày tĩnh tại, vắng lặng. Trong khung cảnh ấy người đạo sĩ đang ngủ rất ngon, đầy sân hoa rụng đỏ rực.

Đỏan đỏan mao trai trúc kính thông Sài phi trấn nhật yểm xuân phong Đạo nhân hảo thụy tiên cù địa

Mãn địa điêu hoa bất tảo hồng.

(Ngõ trúc thông tới nhà tranh lụp xụp, Cửa sài đóng suốt ngày che cả gió xuân.

Người đạo sĩ ngủ rất ngon ở nơi tiên cảnh, Đầy sân hoa rụng chưa quét, vẫn đỏ rực.)

(Kỳ thập cửu)

Muốn ẩn dật được thì người đó phải biết đến hai chữ “vong tình”. Hãy vui chơi với thiên nhiên hoang dã thì ắt hẳn người sẽ quên hết những vướng víu ràng buộc của xã hội nhân quần. Người ẩn dật của Lê Thánh Tông thiên về Lão- Trang chứ không phải kiểu ở ẩn của nhà Nho, đó là một thứ ở ẩn đã buông bỏ hoàn toàn, ko có chút vướng bận nào:

Lưỡng ngạn lô hoa lưỡng ngạn thu Sinh duyên chử đắc nhất biên chu Bàng nhân dục thức vong tình lạc Vạn lý giang sơn hãn mạn du.

(Hoa lau đôi bờ, cảnh đã sang thu, Hiện ra ven bãi một con thuyền nhỏ.

Người bên ngoài muốn biết cái thú “vong tình”

Thì hay du chơi thoải mái nơi non sông vạn dặm.) (Kỳ bát)

Để “vong tình” như thế, nghĩa là bao nhiêu công danh phú quý ngoài kia chỉ như mây nổi nước trôi:

Lãnh khan phú quý thùy vân ngoại Tiếu ngạo yên hà độ tuế hoa.

(Lạnh lùng coi phú quý như đám mây nổi

Cười ngạo với khói mây, sống qua năm tháng.) (Kỳ thập nhị)

Lê Thánh Tông khắc họa hình tượng người ẩn dật ở ngôi thứ ba. Bản thân ông không có trải nghiệm về cuộc sống ẩn dật, không bao giờ bị đặt vào hoàn cảnh băn khoăn giữa ẩn dật hay hành đạo, càng không bao giờ thực sự trải qua một ngày thực sự ở ẩn. Chuyện nhàn ẩn trong thơ Lê Thánh Tông rõ ràng là chuyện của người khác, được nhìn qua con mắt của tác giả. Thế nhưng, không thể không đặt câu hỏi rằng tại sao Lê Thánh Tông lại lựa chọn hình tượng người ở ẩn để đề vịnh, thậm chí là để ngợi ca, không phải chỉ một vài bài, cũng không phải chỉ một chùm 24 bài Đề đạo nhân vân thủy cư mà còn nhiều bài thơ khác. Lão- Trang dường như trở thành một nhu cầu tất yếu đối với Lê Thánh Tông, dù không hẳn ở phương diện thực

hành. Trên thực tế là không có văn chương nhà Nho thuần túy. Đến một ông vua Nho giáo điển hình như Lê Thánh Tông vẫn chịu ảnh hưởng của Lão- Trang, như là kết quả của cơ chế tự tìm cách cân bằng của mỗi cá nhân con người bằng cách bổ sung thêm một cực đối lập. Đó cũng chính là cơ chế khiến cho Lão- Trang luôn song hành cùng Nho giáo trong phần lớn tiến trình lịch sử tồn tại của mình. Ngay đến người sáng lập ra Nho giáo là Khổng Tử mà cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng của tư tưởng ẩn dật. Chúng tôi tin rằng, sự tồn tại của Lão- Trang bên cạnh Nho giáo cũng chính là một phương diện của quá trình điển phạm hóa của văn học nhà Nho ở Việt Nam, mà ở đó, yếu tố Lão- Trang thiên về ý nghĩa hình thức. Rõ rằng rằng, Lão- Trang ở Lê Thánh Tông thiên về phương diện lý thuyết chứ không phải là trải nghiệm thực tế như Nguyễn Trãi. Bản thân cái phóng khoáng đầy chất nghệ sĩ ở Nguyễn Trãi lẫn lộn với cảm xúc dằn vặt lựa chọn xuất xử đã khiến những bài thơ đậm chất Lão- Trang của ông khác biệt hoàn toàn so với sự ồn ào bề ngoài và bình lặng bên trong trong thơ Lê Thánh Tông. Sự tồn tại của yếu tố Lão- Trang- dù ở hình thức nhiều hơn là nội dung- chính là một phương diện của tính điển phạm hóa trong văn học nhà Nho ở Lê Thánh Tông. Công thức Nho cộng Lão- Trang chính là một trong những cách thức duy trì sự tồn tại lâu dài của Nho giáo ở xã hội phương Đông thời trung đại. Chúng tôi nhận thấy rằng có thể tìm dấu vết sự ảnh hưởng của Đạo đến Lê Thánh Tông khá nhiều chỗ. Ví dụ như Thánh Tông di thảo, thử gạt bỏ chuyện sự xác thực của văn bản tác phẩm và tác giả ra, thì đấy hẳn là một tác phẩm có nhiều nét đậm tư tưởng Đạo ở cả hai cấp độ là Đạo gia và Đạo giáo.

3.5. Điển phạm hóa thời gian và không gian nghệ thuật

3.5.1. Thời gian quá khứ gần

Cũng giống như trường hợp Nguyễn Trãi, thời gian nghệ thuật trong thơ Lê Thánh Tông là thời gian mang tính ước lệ. Không có nhiều yếu tố thời gian hiện thực ở đây. Chúng ta thấy hệ thống thời gian xác định trong thơ ông một trục quan niệm thời gian đạo đức. Véctơ thời gian được quay về quá khứ. Quá khứ ám ảnh các nhà Nho ở mọi thời đại. Lê Thánh Tông càng luôn đứng giữa hiện tại và quá khứ, dẫu cho với ông, sức mạnh của hiện tại níu kéo ông trở lại khá lớn- cái hiện tại mà sau này lại trở thành quá khứ đáng mơ ước của các nhà Nho nhiều thế hệ sau, nhưng quá khứ luôn hiện hữu, luôn vẫn cứ là thời gian mà con người thực sự muốn

tồn tại. Quá khứ được đem ra làm thước đo định giá cho hiện tại. Chỉ có điều, quá khứ của Lê Thánh Tông dường như không xa xôi đến tận Nghiêu Thuấn dù cũng có lần hiếm hoi ông nhắc đến vua Thuấn:

Nào khúc Nam huân sao chửa gảy Chẳng thương bồ liệu phận le te.

(Hạ thì)

Bên cạnh cái quá khứ mang tính vĩnh viễn ấy của Nho gia, trong thơ Lê Thánh Tông còn có một quá khứ khác, được kéo lùi lại về thời gian và thu gọn lại về không gian, đó là quá khứ của quốc gia dân tộc, của triều đại. Lê Thánh Tông đã thiết lập được cho mình một bề dầy quá khứ huy hoàng của đất nước ở đằng sau- điều mà thời Nguyễn Trãi chưa có được. Quá khứ với Nguyễn Trãi dường như chỉ mơ hồ là thời Nghiêu Thuấn, một chuẩn mốc thời gian quá khứ vĩnh viễn của Nho gia muôn thời- thế nhưng nó lại chứng tỏ ý niệm về thời gian quá khứ với Nguyễn Trãi dường như mới chỉ dừng lại ở mức độ mơ hồ và trừu tượng, chứ chưa biến thành tư duy nhất quán soi chiếu vào mọi khoảng thời gian như Lê Thánh Tông. Đối với Lê Thánh Tông, khoảng thời gian quá khứ dân tộc này chiếm ưu thế hơn nhiều so với quá khứ Nghiêu Thuấn. Thời gian trong thơ Lê Thánh Tông như những hằng số, không phải là một dòng nước đang chảy trôi, mà là một dòng sông đã bị đóng băng hoàn toàn. Quá khứ mang tính chất vĩnh viễn, như một thứ chuẩn giá trị bất biến cho hiện tại và tương lai. Thực ra đây là một đặc điểm có tính chất phổ biến của tư duy trung đại, của xã hội nông nghiệp mà ở đó con người phụ thuộc vào vòng tuần hoàn của các chu kỳ thời gian tự nhiên, cái đơn nhất không có ý nghĩa, chỉ có những yếu tố lặp đi lặp lại, những hành động đã được truyền thống phán quyết mới có giá trị. A.JA. Gurêvich nhận xét về phạm trù thời gian trong văn hóa trung cổ như sau: “Ở đây không có sự phân biệt rõ ràng giữa quá khứ và hiện tại, bởi vì quá khứ luôn luôn phục sinh, quay trở lại và trở thành nội dung thực tại của hiện tại. Nhưng mất giá trị độc lập, hiện tại đồng thời chứa chất một nội dung sâu sắc và bất tuyệt, bởi vì nó được chiếu ứng trực tiếp với quá khứ thần thoại, quá khứ này không chỉ là quá khứ, không chỉ là cái đã qua, nó còn là cái kéo dài vô tân. Cuộc sống mất tính chất ngẫu nhiên, tính chất “trôi nhanh”… Cuộc sống được đưa vào vĩnh cửu và có ý nghĩa cao cả” [28, 103]. Với các nhà Nho, vấn đề quá khứ rõ

ràng và ám ảnh như một thứ chuẩn giá trị mà ở đó mọi tính hiện thực cụ thể của quá khứ đã bị tước bỏ để chỉ còn giữ lại tính chất mẫu mực mang tính thần thoại của nó. Nghiêu, Thuấn chính là những cổ mẫu thần thoại không phải của quá khứ mà là của hiện tại, tương lai và có tính vĩnh viễn. Với Lê Thánh Tông, quá khứ dân tộc, hào quang thời Lý- Trần, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và triều đại nhà Lê chính là những huyền thoại như thế:

Cao Đế anh hùng cái thế danh

Văn Hoàng trí dũng phủ doanh thành Ức Trai tâm thượng quang khuê tải Vũ Mục hung trung liệt giáp binh Thập Trịnh đệ huynh liên quý hiển Nhị Thân phụ tử bôi ân vinh

Hiếu tôn Hồng Đức thừa phi tự Bát bách Cơ Chu lạc thái bình.

(Đức Cao Đế là bậc anh hùng đệ nhất thiên hạ, Đức Văn Hoàng trí dũng kế thừa cơ nghiệp.

Ức Trai trong lòng rạng vẻ văn chương, Vũ Mục đầy bụng chứa chất binh giáp.

Mười anh em họ Thân đều hưởng thụ ân vinh. Cháu hiếu Hồng Đức nay kế thừa nghiệp lớn,

Vui hưởng đời thái bình như nhà Chu dài tám trăm năm.)

Ngự chế: Dư tĩnh tọa thâm cung hà tư cổ tích, quân minh thần lương, dữ đương kim cơ nghiệp chi thịnh, ngẫu thành nhất luật)

Ơ đức sánh trời cao chừ, Mong cầu đạo hòa trung.

Đã danh chính lại ngôn thuận, Công đức lớn thật khôn cùng. Hạ Thương đem so vẫn còn kém,

Nghiêu Thuấn rạng rỡ đọ gương chung.

(Lam Sơn lương thủy phú)

Vị thế đế vương của một đất nước đồng vọng với tư duy của nhà Nho để tạo nên cái quá khứ oai hùng ấy trong thơ Lê Thánh Tông. Và cũng vị thế của vị đế vương của một quốc gia hùng cường khi ấy đã khiến thời gian hiện tại không bị phủ nhận hoàn toàn trong thơ Lê Thánh Tông. Tuy nhiên, điều đó cũng không thể thay đổi hoàn toàn cách thức mặc định về hiện tại, mối liên hệ giữa quá khứ và hiện tại của nhà Nho trong Lê Thánh Tông. Ông vẫn luôn chịu sự ám ảnh của tiềm thức về một quá khứ huy hoàng và hiện tại đổ nát, dẫu rằng hiện thực không phải như thế:

Hải môn nhập nhị thủy ương ương Cực mục vân đoan lộ diểu mang Tráng chí kinh hồn kình trúc quán Tân xuân lộng khí dã phù dương Sơn xuyên di lệ nhân thiên lý

Kim cổ hưng vong mộng nhất trường Sầu đáo mạn xao thi ngọai luật

Thi thành hà sự khởi bi lương.

(Mười hai cửa biển trời nước mênh mang, Con đường vời vợi, chân mây xa tít.

Chí lớn đến kinh hồn, đắp nên đài chiến thắng, Xuân mới đầy sinh khí, tràn trề khắp ruộng đồng. Núi sông dài dặc, con người nơi nghìn dặm,

Sự hưng vong xưa nay, chẳng qua một giấc mơ. Buồn đến, làm chơi một bài thơ ngoài luật,

Thơ làm xong rồi, cớ sao vẫn thấy buồn!)

(Xuất Bạch Đằng hải môn tuần An Bang)

Thực ra cái nỗi sầu mà con người cảm nhận trong bài thơ chỉ mang tính ước lệ, nhưng nó đã là một thứ công thức không thể thay thế của nhà Nho khi nhìn về những quá khứ huy hoàng. Tuy vậy, giữa quá khứ và hiện tại cũng như tương lai không có mối liên hệ nhân quả, không phải là quá trình vận động và phát triển, mà là những khoảng thời gian hoàn toàn cô lập với nhau, như các khoảng không gian tách rời đặt cạnh nhau, cùng chung sống trong một thế giới, cùng diễn ra trong một

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/01/2023