Những Yếu Tố Thời Gian- Không Gian Nghệ Thuật Từ Thiền Gia Đến Nho

Vì là một tác phẩm mang ít nhiều tính chất một bài thánh huấn của Nho gia, mẫu hình nhân vật lý tưởng, đạo đức lý tưởng này được coi như một biểu tượng để người đời noi theo. Xây dựng một mẫu hình Bồ tát trang nghiêm- trượng phu trung hiếu như thế, Trần Nhân Tông đã mang Thiền và Nho, mang hai lý tưởng kết hợp lại trong một mẫu hình duy nhất. Và mẫu hình đó đã được hiện thực hóa qua chính hình tượng cái tôi tác giả- hình tượng một vị thiền sư tự do, vô ngã, vô ý và vô ngôn và ông vua vì nước vì dân. Đây là một hình tượng hiện lên trong tác phẩm của Trần Nhân Tông rất đậm nét. Đó không phải là hai con người tách biệt mà chính là hai mặt của cái Tôi- tác giả. Hai mặt này đã tạo nên một diện mạo Trần Nhân Tông như chúng ta vẫn hình dung.

Vị thiền sư là một nhân vật điển hình của văn chương Phật giáo. Thơ Trần Nhân Tông cho thấy một hình tượng vị thiền sư đầy bản lĩnh, ung dung tự tại. Đó là con người tự do, không đến mức “phóng cuồng” như Tuệ Trung, nhưng cũng phá bỏ mọi ràng buộc để đạt đến cái “tâm không” như gương sáng vốn không đài để không vật gì có thể bám chấp vào được. Và cũng phải “tâm không” thì con người mới có thể đạt đến sự tự tại tột cùng, mới phá được sự sai lầm của cách nhìn nhị nguyên để đi đến “chân như”, phá bỏ mọi ràng buộc của sự vô minh u tối và đạt được sự giải phóng của trí tuệ siêu việt. Con người ấy không để những thứ tầm thường của đời sống vật chất làm cho vướng bận:

Đắc ý cong lòng, Cười riêng ha hả.

Công danh chăng trọng, Phú quý chẳng màng; Tần Hán xưa kia,

Xem đà hèn hạ, Yên bề phận khó,

Kiếm chốn dưỡng thân; Khuất tịch non cao, Náu mình sơn dã.

Vượn cười hủ hỷ, Làm bạn cùng ta;

Vắng vẻ ngàn kia, Thân lòng hỷ xả.”

(Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca)

Con người ấy phủ định hết mọi danh lợi phú quý của cuộc đời để kiếm chốn lâm tuyền xa cách hẳn nhân gian làm nơi náu mình. Để rồi người vui với hoa cỏ chim muông, để thực sự thấy tâm và thân đạt tới trạng thái nhàn hạ đến tột cùng. Nhưng đây mới chỉ là cấp độ đầu tiên của sự giải phóng của con người, vì khi vẫn còn bận tâm đến nơi thành thị hay miền sơn cước thì khi ấy con người vẫn còn lệ thuộc vào ngoại cảnh, vẫn bị ngoại cảnh chi phối, khi vẫn còn nói đến chuyện trần duyên hay thị phi nghĩa là cả trần duyên lẫn thị phi vẫn còn tồn tại. Con người thực sự đạt đến mức cao nhất của sự tự do tự tại phải là đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trì, Họa đường thiềm ảnh mộ vân phi. Khách lai bất vấn nhân gian sự,

Cộng ỷ lan can khán thúy vi

Quá trình vận động tới sự điển phạm hóa của văn học nhà nho ở Việt Nam từ Trần Nhân Tông qua Nguyễn Trãi đến Lê Thánh Tông - 10

(Trong khóm hoa dương liễu rậm, chim hót chậm rãi, Dưới bóng thềm ngôi nhà chạm vẽ, mây chiều lướt bay. Khách đến chơi không hỏi việc đời,

Cùng đứng tựa lan can ngắm màu xanh mờ mịt ở chân trời.)

(Xuân cảnh)

Bức tranh hiện ra vài nét chấm phá. Một tiếng chim hót chậm rãi trong khóm hoa dương liễu rậm rạp, dưới bóng thềm ngôi nhà, mây chiều nhẹ nhàng lướt bay. Thời gian, cảnh vật có vận động, có chảy trôi, nhưng trong sự thung dung như ngàn năm vẫn thế, như quy luật của muôn đời. Trên cái nền cảnh vật động mà như tĩnh tại ấy, xuất hiện hình ảnh con người, không nói gì, chỉ tựa lan can ngắm màu xanh mờ mịt nơi chân trời. Cái vô ngôn của con người cùng dáng đứng tựa lan can phóng tầm mắt ra phía chân trời xa hút như khiến thời gian cô cứng lại, như một khoảnh khắc dừng hình vĩnh viễn. Trong cái khoảnh khắc ấy, con người hòa làm một với trời đất, với cái mênh mông vĩnh hằng của màu xanh mờ mịt kia. Cái tiểu ngã đã hòa vào với trời đất trở thành một cái đại ngã duy nhất. Khi đã đạt tới vô ngã thì cũng là lúc con người hòa làm một với cái thế giới mênh mông vô giới hạn này, thế

là lúc con người đạt đến sự tự do không cùng. Hình ảnh vị Thiền sư vô ngôn, vô ngã, vô niệm ấy xuất hiện nhiều lần trong thơ Trần Nhân Tông. Đó vẫn thường là con người lặng im không nói gì, vô ngôn trong cái vô ngôn của trời đất, hòa mình vào vũ trụ vô cùng vô tận.

- Ỷ lan hoành ngọc địch,

Minh nguyệt mãn hung khâm.

(Tựa lan can nâng ngang chiếc sáo ngọc, Ánh trăng sáng chan hòa trước ngực)

(Đăng Bảo Đài sơn)

- Thụy khởi châm thanh vô mịch xứ, Mộc tê hoa thượng nguyệt lai sơ.

(Tỉnh giấc không biết tiếng chày nện vải ở nơi nào, Trên chùm hoa quế trăng vừa mọc)

(Nguyệt)

Tuy vậy, con người Trần Nhân Tông còn có một phương diện khác, là con người thế tục gánh vác trách nhiệm xã hội. Thơ văn của ông khắc họa hình tượng một vị vua luôn đặt trách nhiệm với đất nước lên hàng đầu. Ông ý thức về trách nhiệm của kẻ trượng phu với đời và kẻ làm vua với thiên hạ:

Nhất thị đồng nhân thiên tử đức,

Sinh vô bổ thế trượng phu tâm

(Thương yêu mọi người như nhau là ân đức của thiên tử,

Sống mà không giúp gì cho đời là điều đáng thẹn của kẻ trượng phu)

(Họa Kiều Nguyên Lãng vận)

Ở hai câu thơ này, Trần Nhân Tông nói về “thiên tử” Trung Hoa, nhưng cũng là cách quan niệm của ông về đấng bậc làm chủ thiên hạ nói chung. Bên cạnh đó, ông cũng nói về trách nhiệm của kẻ trượng phu phải giúp ích cho đời. Cách quan niệm về trách nhiệm và bổn phận trong cuộc sống xã hội không phải là của riêng Nho giáo, nhưng Nho giáo nhấn mạnh đến điều ấy hơn cả, coi đó là điểm cốt yếu trong tư tưởng của mình. Ở chỗ này, rõ ràng, gần với trách nhiệm của con người xã hội hơn thì Trần Nhân Tông cũng đi gần đến với Nho giáo hơn. Có điều, ông mới chỉ dừng ở tầng bậc sơ giản nhất, chưa đi sâu vào những chỗ phức tạp của Nho giáo.

Nhưng dù Trần Nhân Tông hiện lên như một người luôn mang trong lòng trách nhiệm của bản thân đối với đất nước thì trên hết người đọc vẫn luôn thấy được sự an nhiên tự tại của ông trước mọi biến động của thời cuộc, như trong khoảnh khắc đất nước lâm nguy, ông vẫn có thể nhắc đến câu chuyện Cối Kê của Việt vương Câu Tiễn khi xưa, hay khi nước nhà vừa qua những thắng lợi oai hùng, ông lại chỉ ước mong về một nền thái bình dài lâu. Chính vì vậy mà theo quan niệm của chúng tôi, con người trần thế của Trần Nhân Tông chính là một phương diện khác của vị thiền sư tự do tự tại mà chúng ta đã nói đến ở trên.

1.5. Những yếu tố thời gian- không gian nghệ thuật từ Thiền gia đến Nho

gia


1.5.1. Từ thời gian vũ trụ vĩnh hằng đến thời gian hướng về quá khứ

Phạm trù thời gian nói đến mối quan hệ của hai trục thời gian: trục vốn có

của văn bản tác phẩm và trục thời gian của các sự kiện trong tác phẩm. Đối với thơ trung đại, hai trục thời gian này ít mâu thuẫn với nhau. D.X. Likhachev cho rằng: “Văn học trong một mức độ lớn hơn so với các nghệ thuật khác, trở thành nghệ thuật của thời gian. Thời gian đó là đối tượng của nó, chủ đề của nó và công cụ miêu tả. Nhận thức và tri giác vận động tính biến đổi của thế giới trong những hình thức đa dạng của thời gian thâm nhập vào văn học” [77, tr. 287]. Khác với thời gian khách quan, thời gian nghệ thuật huy động tối đa các tri giác chủ quan của con người về thời gian. Phật giáo quan niệm thế gian này là vô thường “Thịnh suy như lộ thảo đầu phô”, đời người trăm năm so với cái vô cùng vô tận, vô thuỷ vô chung của vũ trụ này thì chỉ như cái chớp mắt có rồi không “thân như điện ảnh hữu hoàn vô”. Thiền hướng con người ta đến sự giải thoát bằng cách phá bỏ vô minh của con người để biến sự vô thường ấy thành thường hằng, biến cái hữu hạn thành vô hạn. “Thời gian là biểu hiện của thế giới sắc tướng, bề ngoài. Vô thời gian mới là thời gian của chân như” [77, tr. 230]. Thời gian trong thơ Thiền chủ yếu là thời gian vũ trụ, thời gian vĩnh hằng, tĩnh tại và bất biến. Nó đối lập hoàn toàn với cái thời gian sắc tưởng, mê lầm của con người trong luân hồi, của hoa nở rồi rụng, xuân qua thu đến. Thời gian trong thơ Thiền vĩnh viễn là mùa xuân “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận. Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” bất kể ngoài kia xuân đã tàn, hoa đã rụng. Cho nên, trong thơ Thiền, ta có thể thấy hai loại thời gian chồng lên nhau, một thứ thời gian

của xuân hạ thu đông- là thời gian hư ảo; và một thứ thời gian vĩnh hằng, tĩnh tịch, bất biến- là thời gian chân như. Thời gian đích thực của thơ Thiền vì thế chính là loại thời gian thứ hai, thời gian vũ trụ vĩnh hằng tĩnh tại. Trong thơ Trần Nhân Tông, ở mảng thơ Thiền, chủ yếu tồn tại hai loại thời gian này, thường được đặt cạnh nhau để cho thấy sự đối lập của cái hư ảo và cái chân như. Thậm chí, còn “có sự vận động biện chứng giữa cái vô thường và cái hằng thường, giữa khoảnh khắc và trường cửu.” Khi chưa giác ngộ thì thời gian là vô thường và chớp bể, khi đã ngộ đạo rồi thì thời gian trở nên vĩnh hằng trường cửu. Nhưng trên nền của thứ thời gian mang màu sắc Thiền ấy, thơ Trần Nhân Tông đã xuất hiện những cảm thức thời gian trần thế hơn.

Một đặc điểm của thơ Nho gia, là cảm thức về sự biến đổi của của cuộc đời. Cũng cùng nói về sự vận động của thời gian, nhưng trong khi Thiền gia phủ định thời gian luân hồi thì Nho gia lại thảng thốt lo âu. Trần Đình sử cho rằng: “Lấy con người làm bản vị, với tinh thần trách nhiệm tiến thủ, nhà Nho luôn cảm thấy lo lắng, bối rối trước thời gian trôi nhanh vô tình” [138, tr. 226-227]. Nhà Nho luôn so sánh hiện tại với quá khứ và tương lai để luôn thấy quá khứ là đáng mơ ước, hiện tại là đáng thất vọng và tương lai là đáng ngờ vực. Trục thời gian của nhà Nho không hướng về phía trước theo thời gian tuyến tính mà quay ngược mũi tên trở về quá khứ. Điều này xuất phát từ lịch sử hình thành cũng như bản chất của học thuyết do Khổng Tử, người suốt đời chỉ mong nằm mộng thấy Chu Công, đã sáng lập Nho giáo nhằm vãn hồi lại ánh hào quang của thời đại nhà Chu, lấy thời Nghiêu Thuấn làm mẫu mực cho mô hình xã hội hiện tại. Thơ nhà Nho luôn trăn trở với cái quá khứ huy hoàng tưởng tượng đó. Thử đọc một bài thơ của một trong những nhà Nho tiêu biểu đầu tiên của đất nước, Chu An:

Thủy nguyệt kiều biên lộng tịch huy, Hà hoa hà diệp tĩnh tương y.

Ngư phù cổ chiểu long hà tại?

Vân mãn không sơn hạc bất quy! Lão quế tùy phong hương thạch lộ, Nộn đài trước thủy một tùng phi.

Thốn tâm thù vị như hổi thổ,

Văn thuyết Tiên hoàng lệ ám huy.

(Trăng nước bên cầu đùa giỡn bóng chiều hôm, Hoa sen, lá sen, yên lặng tựa nhau.

Cá bơi ao cổ, rồng ở chốn nào?

Mây đầy núi vắng, hạc chẳng thấy về!

Mùi quế già bay theo gió làm thơ ngát con đường đá, Rêu non đẫm nước che lấp cánh cửa thông.

Tấc lòng này hẳn chưa nguội lạnh như tro đất, Nghe nói đến Tiên hoàng luống gạt thầm giọt lệ.)

(Miết trì)

Cũng là một sản phẩm của thời đại Tam giáo như Trần Nhân Tông, thơ Chu An không phải không có những bài đậm chất Thiền. Nhưng ở bài Miết trì này, chúng ta chỉ thấy một xúc cảm đầy trần thế, sự nuối tiếc vì cá vẫn bơi trong ao, mây vẫn đầy núi vắng mà rồng với hạc chẳng biết ở nơi nào. Tấc lòng vị Nho sĩ già đã chẳng thể nào nguội lạnh, mà vẫn ấm nóng với sự đời, nghe nói đến Tiên hoàng mà gạt thầm giọt lệ. Sự thảng thốt về thời gian trôi đi, vật đổi sao dời thấm đẫm bài thơ.

Trong thơ Trần Nhân Tông, chúng ta cũng có thể thấy bắt đầu xuất hiện những cảm xúc kiểu này, dù chưa nhiều lắm.

Phổ Minh phong cảnh hồn như tạc,

Phảng phất canh tường nhập mộng nhiêu. (Phong cảnh chùa Phổ Minh vẫn như trước, Phảng phất trong chiêm bao hồn bóng tổ tiên.)

(Thiên Trường phủ)

Đoạn đầu bài thơ phảng phất ý tứ Thiền, nhưng hai câu cuối bài này, chúng ta chỉ thấy một nỗi buồn trống trải, một nỗi nhớ bâng khuâng. Câu thơ gợi lại tích xưa vua Nghiêu mất, vua Thuấn tưởng nhớ trong ba năm, lúc ngồi thấy dáng hình vua Nghiêu ở trên tường, lúc ăn thấy bóng hình vua Nghiêu trong bát canh. Người sau hay dùng điển cố này để nói về sự truy tưởng cha mẹ, tổ tiên, cũng là một cách làm sống lại quá khứ trong hiện tại theo cảm thức của Nho gia.

Cẩm phàm khinh sấn lãng hoa khai, Bồng để yêm yêm thủ bất đài.

Tam giáp mộ vân vô nhạn đáo,

Cửu Than minh nguyệt hữu long lai. Thê lương hành sắc thiêm cung mộng, Liêu loạn nhàn sầu đáo tửu bôi.

Hám Vũ phiên chiêu cùng độc bang, Nam nhi cấp cấp nhược vi tai.

(Buồm gấm nhẹ nhàng lướt tới, hoa sóng nổ tung, Dưới mui thuyền, uể oải không muốn ngẩng đầu. Núi Tam Giáp lơ lửng mây chiều, không nhạn tới,

Chốn Cửu Than trăng sáng vằng vặc, có rồng bơi lại.

Cảnh đi đường lạnh lẽo lại thêm giấc mộng cung đình vấn vương, Mối sầu vơ vẩn đến với chén rượu.

Hán Vũ Đế lại chuốc lấy lời chê “cùng binh độc vũ”, Thế thì nam nhi lật đật về việc chinh chiến làm gì?)

(Tây chinh đạo trung)

Bài thơ tả cảnh trên đường đi chinh chiến, thời gian trong bài thơ từ buổi chiều với “mộ vân” đến đêm trăng “minh nguyệt”, tuy là hai khoảnh khắc thời gian khác nhau nhưng không phải là sự chuyển biến vận động về mặt thời gian, mà chỉ như hai lát cắt ngẫu nhiên ghép lại với nhau. Thời gian trong thơ nhà Nho dù có thể đổi thay nhưng lại không vận động, trong ấy có nỗi tiếc nhớ, có giấc mộng cung đình, có đem quá khứ ra để so sánh với hiện tại. Thơ nhà Nho chia ra làm ba khoảng thời gian: tương lai- hiện tại- quá khứ, chủ yếu là hiện tại- quá khứ, nhà Nho ngại nói về tương lai. Nhưng ba (hay hai) lát cắt này hoàn tòan là ba lát cắt tách biệt hẳn, không phải là một dòng chảy thời gian, có cảm giác thời gian trong thơ nhà Nho là ba đoạn riêng biệt xoay ngang và nằm trên cùng một đường thẳng. Sự liên kết giữa hai đoạn hiện tại và quá khứ là những giấc mộng, là nỗi nhớ nhung, tiếc nuối. Trần Nhân Tông nói về tương lai theo cách của các nhà Nho, mong ước về một nền thái bình thịnh trị dài lâu, một phạm vi thời gian được hình dung như một khối bất biến, phẳng lặng:

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã Sơn hà thiên cổ điện kim âu

(Trên nền xã tắc hai lần ngựa đá phải mệt nhọc, Nhưng núi sông nghìn đời được đặt vững âu vàng)

(Tức sự)

Chúng tôi cho rằng trong thơ Trần Nhân Tông đã bắt đầu xuất hiện những cảm thức về thời gian quá khứ giữ nguyên giá trị theo kiểu nhà Nho. Ông hình dung thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai như những khoảng tĩnh tại, bất biến và cung cấp cho nó những nội dung mang tính biểu tượng. Cảm thức này tồn tại xen kẽ với quan niệm về thời gian vũ trụ vĩnh hằng của Thiền gia.

1.5.2. Từ không gian vũ trụ vô cùng đến không gian thế tục

Không gian nghệ thuật của tác phẩm là một phạm trù được chú ý đến xuất phát từ quan điểm coi tác phẩm như một không gian khu biệt, được giới hạn trong một khung khổ so với thế giới rộng lớn bên ngoài tác phẩm. IU.M. Lotman cho rằng: “Những mô hình lịch sử và mô hình ngôn ngữ dân tộc của không gian là nền tảng để tạo dựng “bức tranh thế giới”, tức những mô hình tư tưởng toàn vẹn vốn có của một loại hình văn hóa nào đấy” [80, tr. 379]. Nghĩa là cấu trúc không gian của thế giới được tạo nên không chỉ bởi cấu trúc không gian của văn bản mà còn bởi mối quan hệ tổng hợp giữa các đối tượng cùng loại mà tự nó không có tính chất không gian. Nhận xét về quan niệm không gian của người trung cổ châu Âu, A.Ja. Gurêvich cho rằng: “Như vậy không gian con người trung cổ không trừu tượng, mà cũng không thuần nhất, nó khác về chất tùy theo cá thể, nó không được nhận thức như là hình thức có trước cảm giác, nó cũng là thực tại như là những tạo vật khác của thượng đế. Không gian của thế giới trunng cổ là một hệ thống khép kín với những trung tâm thần thiêng và ngoại vi thế tục. Vũ trụ của thiên chúa giáo Platông mới được phân độ và tổ chức có trật tự tôn ti. Sự thể nghiệm không gian nhuộm màu sắc tôn giáo- đạo đức. Không gian này có tính chất tượng trưng. Một thời gian dài, sự cảm thụ không gian có tính chất nhân hình phản ánh mối quan hệ thân thiết, đặc thù của con người đối với thiên nhiên, quan hệ này tiêu biểu cho văn minh tiền công nghiệp” [28, tr. 95-96]. Ông cho rằng quan niệm của con người về thế giới, về không gian phản ánh quan niệm của họ về chính bản thân mình, rằng tri giác của con người về không gian gắn liền với sự tự đánh giá của họ, về vị trí của họ trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/01/2023