Không gian và thời gian nghệ thuật trong Bướm trắng của Nhất Linh - 8

như Quang, phải tạm biệt cuộc sống, phải xa những phút giây hạnh phúc với Thu. Trương nghĩ đến cái chết như một sự giải thoát thích hợp. Thực chất là một sự bất lực thẳm sâu trong tinh thần, bế tắc và không lối thoát. Thời gian tâm lí cho thấy từ mốc thời gian hiện tại, nhân vật nhớ về quá khứ rồi lại nghĩ về tương lai với những biến cố đau buồn. Thời gian tâm lí giúp Trương nhận ra căn nguyên nỗi cô đơn của mình: “Không ai yêu chàng lâu vì chàng cũng không yêu ai lâu. Chàng nhận thấy mình là người ích kỉ” [14, tr.153]. Thời gian tâm lí như chiếc chìa khóa hữu dụng trong việc tái hiện các tầng cảm xúc trái ngược trong tâm hồn Trương. Những dòng liên tưởng miên man, những suy ngẫm luôn thường trực... đã đưa nhân vật trở về quá khứ với những kỉ niệm tình yêu ngọt ngào với Thu hay những dự định về một hoài bão tốt đẹp. Thời gian tâm lí cũng giúp tác giả phản ánh trọn vẹn hiện thực cuộc sống bất hạnh, nỗi cô đơn buồn chán... trong Trương qua những xúc cảm cụ thể. Nhờ thời gian tâm lí, quá trình vận động trong tư tưởng của nhân vật với các chuyển biến phức tạp hiện lên rò ràng, mạch lạc.

Tóm lại, thời gian nghệ thuật trong Bướm trắnglà sự đan cài nhuần nhụy giữa thời gian hiện thực và thời gian tâm lí. Nếu như thời gian hiện thực giúp độc giả khám phá diễn biến cuộc đời thực của nhân vật thì nhẹ nhàng và sâu lắng, thời gian tâm lí bộc lộ một cách sâu sắc những trạng thái xúc cảm trong bản thân nhân vật. Từ góc độ của thời gian nghệ thuật, ta thấy Nhất Linh vô cùng linh hoạt khi đặt nhân vật của mình vào các phạm trù thời gian khác nhau. Thậm chí những góc khuất tâm hồn nhân vật hay ranh giới giữa cái tốt đẹp với xấu xa tưởng chừng bị lẩn khuất, khó có thể soi chiếu vậy mà tác giả đã mang đến cho người đọc những khám phá bất ngờ. Hòa cùng yếu tố không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật đã đem đến những màu sắc thú vị và hấp dẫn cho cuốn tiểu thuyết.

Tiểu kết

Với Bướm trắng, Nhất Linh đã có những đóng góp lớn vào nghệ thuật xây dựng không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết, vào tính hiện đại trong thể loại ấy. Không gian và thời gian nghệ thuật không còn là phương tiện mà nó đã trở thành hình tượng nghệ thuật. Trong tác phẩm, nhà văn luôn hướng đến miêu tả không gian và thời gian dưới góc độ đời tư và hấp thụ vào bản thân nó mọi yếu tố ngổn ngang bề bộn của cuộc đời, bao gồm cái cao cả lẫn cái tầm thường, cái dung tục lẫn cái cao thượng... Phản ánh và chiếm lĩnh cuộc sống từ khía cạnh đời tư nhân vật, không chỉ đi sâu miêu tả mà còn tái hiện tính cách, phản ánh số phận con người là một trong những đặc trưng cơ bản của không gian và thời gian nghệ thuật.

KẾT LUẬN


Nhất Linh là một trong những nhà văn có tên tuổi của văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Lớn lên trong môi trường văn hóa xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX với nhiều biến động phức tạp, Nhất Linh đã tiếp nhận, cộng hưởng được khát vọng mãnh liệt của lớp nhà văn cùng thế hệ trong việc xây dựng một nền văn học mới. Trong suốt những năm hoạt động văn học, ông đã tạo dựng một sự nghiệp có giá trị về nội dung và nghệ thuật. Tiểu thuyết là thể loại khẳng định vị trí của Nhất Linh trên văn đàn - đặc biệt là tiểu thuyết tâm lí với tài năng khám phá và thể hiện chiều sâu tâm lí đạt tới phẩm chất cổ điển - chuẩn mực. Ông đã nhanh chóng thu hút được các thế hệ độc giả bằng những tác phẩm như Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Đôi bạn và đặc biệt là Bướm trắng. Nhất Linh luôn chủ động, sáng tạo trong việc đổi mới diện mạo cho văn chương. Điều đó làm nên sức lôi cuốn lạ kì cho sáng tác của nhà văn.

Một tác phẩm văn chương không chỉ hấp dẫn người đọc bởi nội dung ý nghĩa mà nó còn là một sản phẩm độc đáo về hình thức. Trong những yếu tố cấu thành nên phương diện hình thức phải kể đến không gian và thời gian nghệ thuật. Hai yếu tố này luôn song hành với nhau, có vai trò cốt yếu trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm cũng như tài năng của tác giả. Người nghệ sĩ khi dụng công tái tạo nên hình tượng nhân vật thì điều tiên quyết phải dựng nên những bối cảnh không gian phù hợp và đưa nhân vật phiêu lưu qua những khoảng thời gian điển hình. Bướm trắng của Nhất Linh là như thế. Là một tiểu thuyết tâm lí, Bướm trắng thu hút người đọc không phải bằng những tình tiết li kì hay những hành động kịch tính, những xung đột tranh chấp nóng bỏng... mà chủ yếu trên phương diện miêu tả tâm lí nhân vật. Để tạo nên thành công ấy, không thể không kể đến vai trò của yếu tố không gian và thời

gian nghệ thuật. Ở Bướm trắng, không gian cùng thời gian nghệ thuật đã góp phần mô hình hóa dòng nội tâm phức tạp của nhân vật, đã chạm đến những phần khuất lấp trong tiềm thức của họ. Nhất Linh đã rất thành công khi miêu tả những trạng thái cảm xúc mong manh và đầy biến ảo trong tâm hồn nhân vật. Đúng như Huy Cận nhận định: “Không gian và thời gian là hai bề của sự vật, là kích thước của sự sống. Nghệ thuật biểu hiện sự sống, tái hiện sự sống, làm sao không dựng cái khung không gian và thời gian lên được để chứa đựng vật, để cho sự vật có chỗ sống, sinh sôi, nảy nở”.

Khám phá “Không gian và thời gian nghệ thuật trong Bướm trắng của Nhất Linh” nhằm khai thác mọi giá trị đặc sắc cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức biểu đạt của tác phẩm. Bên cạnh đó, người viết có khát vọng được đóng góp thêm một nguồn tư liệu tham khảo về Nhất Linh. Không phải ngẫu nhiên mà ông được giới nghệ sĩ đương thời ca tụng, tác phẩm của ông lại luôn là chủ đề bàn bạc sôi nổi của các học giả. Những giá trị nhân sinh cao đẹp và tinh thần cách tân nghệ thuật mà Nhất Linh gói ghém trong tác phẩm của mình là những ẩn số thú vị đòi hỏi độc giả không ngừng khám phá. Mãi về sau, vượt qua sức cản của thời gian, tên tuổi Nhất Linh cùng tác phẩm Bướm trắng sẽ luôn sống mãi trong lòng bạn đọc mến mộ văn chương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 71 trang tài liệu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Không gian và thời gian nghệ thuật trong Bướm trắng của Nhất Linh - 8

1. Vũ Bằng (2006), Thương nhớ Mười Hai, NXB Văn học, Hà Nội.

2. Vũ Thị Khánh Dần (2007), Nhìn nhận về tiểu thuyết Nhất Linh hơn nửa thế kỉ qua, Tạp chí văn học, (3).

3. Phan Cự Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại tập 2, NXB Văn học, Hà Nội.

4. Hà Minh Đức (2002), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Hà Minh Đức (2007), Tự lực văn đoàn trào lưu và tác giả, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Vu Gia (1995), Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hóa văn học, NXB Văn hóa, Hà Nội.

7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (2011), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Đỗ Đức Hiểu (2000), Nhất Linh cây bút trụ cột, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

9. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục, Hà Nội.

10. Mai Hương (tuyển chọn và biên soạn) (2000), Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

11. Trịnh Hồ Khoa (1997), Những đóng góp của Tự lực văn đoàn cho văn xuôi Việt Nam hiện đại, NXB Văn học, Hà Nội.

12. Thanh Lãng (1967), Bảng lược đồ văn học Việt Nam, NXB Trình bày, Sài Gòn.

13. Nhất Linh (1988), Đôi bạn (giáo sư Phan Cự Đệ viết lời giới thiệu), NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp.

14. Nhất Linh (2012), Bướm trắng, NXB Dân trí, Hà Nội.

15. Nhất Linh (2017), Đoạn tuyệt, NXB Văn học, Hà Nội.

16. Trần Văn Nam (1974), Giải thích một nhan đề tiểu thuyết của Nhất Linh, Thời tập.

17. Phạm Thế Ngũ (1965), Việt Nam Văn học sử giản ước Tân biên tập 3, NXB Sài Gòn.

18. Vũ Ngọc Phan (1994), Nhà văn hiện đại tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

19. Hoàng Phê (2005), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

20. Bạch Năng Thi - Phan Cự Đệ (1961), Văn học Việt Nam 1930 - 1945 tập 1-2, NXB Văn học, Hà Nội.

21. Ngô Tất Tố (2010), Tắt đèn, NXB Văn học, Hà Nội.

22. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, NXB Văn học, Hà Nội.

23. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

24. Trần Đình Sử chủ biên (2004), Lý luận văn học tập 2, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022