Biểu Hiện Của Không Gian Và Thời Gian Nghệ Thuật Trong Bướm Trắng‌

Nhất Linh là nhà văn có tư tưởng riêng. Trong quá trình tìm kiếm chất liệu từ đời sống để tạo nên tác phẩm ông luôn lựa chọn những hiện tượng có tính chất luận đề hóa và giải quyết theo một hướng khác biệt. Nhà văn đã trình bày hết sức thuyết phục quan điểm của mình trong một số vấn đề đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Xu hướng bình dân, đổi mới văn chương và góp phần cải cách xã hội là những vấn đề chủ đạo được Nhất Linh coi làm tôn chỉ sáng tác. Số phận con người cá nhân, quyền được tự do, quyền được sống, được hưởng hạnh phúc, sự vươn tới ánh sáng của lý tưởng được nhà văn chú ý khắc họa trong suốt quá trình sáng tác của mình. Vì vậy, các tác phẩm lớn của Nhất Linh đã tạo được bước ngoặt của tiểu thuyết Việt Nam đương thời. Mỗi tác phẩm của ông ra đời là một mốc mới trong nghệ thuật viết tiểu thuyết.

Vẻ đẹp trong mỗi sáng tác của Nhất Linh còn được thể hiện ở phương diện hình thức. Văn Nhất Linh mang tính chất triết lý nhưng không khô khan. Trần Thanh Mại khen ngợi cách viết của Nhất Linh: “Văn tài uyển chuyển, mạnh mẽ, không có chỗ nào đáng bỏ, không có mục nào phải thêm” [2, tr.82]. Ngôn ngữ trong văn Nhất Linh nhẹ nhàng, giản dị, trong sáng có tính gợi hình, gợi cảm cao. Ông thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật với những mạch cảm xúc tinh vi. Đặc biệt, phương diện không gian và thời gian nghệ thuật cũng được Nhất Linh kì công xây dựng nhằm tạo nên sức nặng cho mỗi công trình nghệ thuật của mình.

Với mười bốn năm hoạt động văn chương, tám năm lãnh đạo Tự lực văn đoàn, Nhất Linh đã để lại khối lượng tác phẩm có giá trị, giàu có cả về số lượng lẫn chất lượng. Ông có cả chục bộ tiểu thuyết dài và trên hai mươi truyện ngắn, sáng tác trên nhiều thể loại. Ngoài ra ông còn làm thơ, viết báo, dịch thuật, phê bình, vẽ tranh... Có thể kể đến những đóng góp của Nhất Linh qua một số tác phẩm tiêu biểu qua các lĩnh vực:

Tiểu thuyết: “Gánh hàng hoa” (viết chung với Khái Hưng, 1934), “Đời mưa gió” (viết chung với Khái Hưng, 1934), “Nắng thu” (1934), “Đoạn

tuyệt” (1934 - 1935), “Lạnh lùng” (1935 - 1936), “Đôi bạn” (1936 - 1937),

“Bướm trắng” (1938 - 1939), “Xóm cầu Tự” (1949 - 1957).

Truyện ngắn: “Nho phong” (1924), “Người quay tơ” (1926), “Anh phải sống” (viết với Khái Hưng), “Đi tây” (1934), “Hai buổi chiều vàng” (1934 - 1937), “Thế rồi một buổi chiều” (1934 - 1937), “Thương chồng” (1961).

Tiểu luận: “Viết và đọc tiểu thuyết” (1952 - 1961).

Dịch phẩm: “Đỉnh gió hú” của Emily Bronte (đăng báo 1960, xuất bản 1974).

Những tác phẩm của Nhất Linh luôn có sự vận động cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật. Bằng nỗ lực phấn đấu cùng ước mong cải cách xã hội tiến bộ, Nhất Linh đã góp phần thúc đẩy nền văn học Việt Nam tiến sâu hơn vào quỹ đạo của văn học Việt Nam hiện đại đồng thời tiếp cận gần hơn với văn chương thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 71 trang tài liệu này.

1.3.2. Tác phẩm Bướm trắng

Bướm trắng là cuốn tiểu thuyết tâm lý nổi bật trong chặng đường sáng tác nghệ thuật của nhà văn Nhất Linh. Tác phẩm được viết vào giai đoạn 1938 - 1939. Có thể thấy, không chỉ riêng Bướm trắng mà các tác phẩm của Nguyễn Tường Tam thời kì này đa số không chú trọng đến vấn đề nhân quyền, các giải pháp cải tạo xã hội mà có xu hướng khai thác con người trong trạng thái bất lực khi bị tước hết mọi vũ khí về tư tưởng.

Không gian và thời gian nghệ thuật trong Bướm trắng của Nhất Linh - 4

Nhân vật chính trong Bướm trắng là Trương - chàng sinh viên trường Luật phải gác lại sự nghiệp học hành của mình vì căn bệnh lao quái ác. Quá khứ, người yêu của Trương là Liên cũng mất bởi lao nên giờ đây chàng vô cùng tuyệt vọng và chán nản. Trên chuyến xe điện, anh vô tình gặp gỡ và có thiện cảm với Thu - cô gái thoạt nhìn có nét giống Liên. Vẻ đẹp trong sáng của Thu đã đánh thức trái tim Trương nhưng khi nghe bác sĩ khẳng định bệnh tình của mình anh đã không cho phép bản thân hỏi Thu làm vợ. Đau khổ khi ngọn lửa tình yêu bị kìm nén, Trương lao vào ăn chơi sa đọa với số tiền bán

gia sản cha mẹ để lại. Lối sống trụy lạc khiến Trương nhận thức rằng bản thân mãi mãi không xứng đáng với tình yêu của Thu. Anh chọn cách kết thúc mối tình ấy bằng việc nhận làm nhân viên trong một hãng buôn tại Hải Phòng. Tại đây Trương càng trượt dài hơn trong hố sâu của tội lỗi khi phạm tội biển thủ và bị bốn tháng tù giam. Sau khi ra khỏi tù, anh biết rằng mình đã khỏi bệnh lao và cố gắng xây dựng tình yêu với Thu. Cuối cùng, Trương nhận ra tình cảm của Thu đối với mình chỉ là tình thương. Trước khi gặp lại nàng trong lần gặp cuối cùng, Trương nảy ra ý muốn khao khát nhục dục với Thu hoặc là giết nàng trước khi tự vẫn. Nhưng đến giờ hẹn, Trương lại không đến. Nhận ra mình tha hóa đến độ cố vin vào tình yêu với Thu để vớt vát chút lạc thú ở đời, Trương rời Hà Nội dù hình bóng Thu vẫn còn lưu luyến trong tâm trí anh. Trở về quê, Trương được đón tiếp trìu mến bởi cô em họ tên Nhan - một cô gái có trái tim ấm áp và yêu thương anh. Qua câu chuyện của Trương, Nhất Linh không chỉ miêu tả cảnh ngộ của một số con người trượt dốc, bất mãn với cuộc đời và sống buông thả trước hoàn cảnh, không có ý chí vượt qua trở ngại mà ngòi bút tác giả còn biết đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, diễn tả một cách chân thực dòng cảm xúc nhân vật trong từng trang viết.

Một trong những phương diện nghệ thuật của Bướm trắng được Nhất Linh chú ý thể hiện đó chính là không gian và thời gian nghệ thuật. Tìm hiểu không gian và thời gian nghệ thuật của Bướm trắng mới hiểu sức hấp dẫn của nó và lí giải vì sao Nhất Linh lại là cây bút vững vàng nhất trong nhóm Tự lực văn đoàn.

Tiểu kết

Với chương đầu tiên, người viết đã khái quát những kiến thức lý luận cơ bản về không gian cũng như thời gian nghệ thuật. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu một số nét chính về cuộc đời Nhất Linh cũng như tác phẩm Bướm trắng là cơ sở cần thiết để chúng tôi tiến hành nghiên cứu chi tiết và sâu sắc đề tài khóa luận.

Chương 2. BIỂU HIỆN CỦA KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG BƯỚM TRẮNG


2.1. Biểu hiện của không gian nghệ thuật trong Bướm trắng

2.1.1. Không gian bối cảnh

Bối cảnh cuộc sống luôn là đối tượng hướng đến để miêu tả của người nghệ sĩ. Hiện thực đời sống với bao bộn bề chính là chất quặng vô giá giúp các nhà văn viết nên trang. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Hòa trong cuốn Những vấn đề thi pháp của truyện đã nhận định: “Không gian bối cảnh là môi trường hoạt động của nhân vật, một địa điểm có tên riêng hay không có tên riêng, trong đó có đủ cả thiên nhiên, xã hội, con người. Nó là điều kiện cần thiết cho mọi sự kiện, mọi hoạt động, mọi phạm vi thế giới không thể thiếu…” [9, tr.88-89]. Không gian bối cảnh trở thành một nguồn sinh khí tạo điều kiện cho nhân vật phát triển qua lực tác động của một chuỗi các sự kiện đi theo quy luật nhân - quả.

Các tác giả của Tự lực văn đoàn có xu hướng dành mối quan tâm của mình với thể loại tiểu thuyết. Nhất Linh cũng không ngoại lệ. Thể loại này luôn được coi là hình thái cơ bản của nghệ thuật ngôn từ. Với đặc trưng là một hình thức tự sự cỡ lớn, tiểu thuyết có ưu thế tái hiện khung cảnh đời sống vô cùng ở chiều rộng lẫn bề sâu. Do vậy, không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt những sáng tác có vị trí đặc biệt trong giai đoạn văn học 1930 - 1945 lại thuộc thể loại tiểu thuyết. Khởi phát từ mối quan tâm về con người cá nhân thông qua hoàn cảnh sống nên không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lãng mạn thường tập trung khắc họa trong phạm vi không gian đời tư, không gian gia đình... Quá trình dịch chuyển không gian bối cảnh mang tính khái quát đến không gian cụ thể nơi nhân vật sinh sống, hành động và nhận thức là khâu quan trọng giúp độc giả nhìn nhận được khả năng bao quát xã hội của Nhất Linh cũng như các tác giả thời bấy giờ.

Tiểu thuyết là một thể loại có thể thích nghi với mọi yêu cầu phức tạp hay đơn giản. Ưu điểm vượt bậc của thể loại giúp tiểu thuyết vừa có khả năng mở rộng nhân vật, sự kiện, không gian, thời gian lại vừa có thể dồn nén sự kiện cũng như nhân vật vào trong một khoảng không gian hẹp, đi sâu vào khám phá tận cùng số phận, nỗi lòng riêng của nhân vật. Không gian bối cảnh trong Bướm trắng như một cầu nối đắc địa nhằm bộc lộ cảnh ngộ éo le cùng những xúc cảm tâm lí phức tạp, đan xen khó tách bạch trong nhân vật. Nó cũng là môi trường ưu việt giúp Nhất Linh thể hiện những quan điểm về xã hội đồng thời làm nổi hình, nổi sắc chân dung con người trong tác phẩm.

Không gian bối cảnh trong Bướm trắng không tồn tại các xung đột hay mâu thuẫn gia đình gay gắt bởi sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới như trong các sáng tác trước của Nhất Linh mà không gian trong tác phẩm này đã có khuynh hướng kéo dài phạm vi phản ánh theo sự tịnh tiến của cuộc đời nhân vật. Con người trong tác phẩm không những hoạt động trong một khoảng không gian sống nhất định mà tác giả còn lồng ghép cuộc đời họ qua nhiều không gian mới lạ nhằm khắc họa chân xác tính cách, tình cảm và số phận nhân vật.

2.1.1.1. Không gian khơi gợi cảm giác chán chường, ám ảnh bởi cái chết

Trong Bướm trắng, Nhất Linh đã khéo léo tạo dựng những viễn cảnh không gian nhằm đan vào đó những biến đổi uyển chuyển trong tâm trạng nhân vật. Nhân vật của ông được sống với những cảm xúc rất phức tạp. Nghiên cứu Bướm trắng, ta thấy rò tâm trạng bi quan, chán nản của một người bệnh luôn bị giày vò trong đống bi kịch tinh thần được đặt trong khoảng không gian tương đồng với cảm xúc của nhân vật. Không gian hòa cùng tác phẩm góp phần làm nên dấu ấn sắc nét trong con đường văn học của Nhất Linh trước Cách mạng.

Mở đầu tiểu thuyết Bướm trắng, Nhất Linh đã họa nên một khung cảnh ảm đạm, phảng phất nỗi buồn qua lăng kính của Trương. Không gian quạnh

hiu ấy được hiện lên với “Đường phố vắng, trời mờ xám như một ngày mùa đông. Hai bên toàn là những gian nhà tiều tụy của những người ít tiền phải ra vùng trú ngụ. Mấy rặng cây bồ kết dại đã trụi lá, còn trơ lại những chùm quả đen, héo quăn... Trên đường một cơn gió thổi bay mấy chiếc lá khô và một ít bụi trắng, khiến Trương cảm thấy nỗi hiu quạnh của cuộc đời cô độc chàng sống mấy năm nay” [14, tr.2 - 3]. Bầu trời u ám, những rặng bồ kết khô kiệt nhựa sống hay những chiếc lá khô giòn tan mà chỉ cần một lực tác động nhẹ là vỡ vụn bất giác khiến Trương liên tưởng đến tình cảnh của mình. Là một sinh viên trường Luật với bao dự định còn dang dở thì Trương phải bỏ học giữa chừng vì tình nghi mắc lao. Căn bệnh ấy đã biến Trương hoàn toàn mất đi sự phản kháng với hoàn cảnh. Bất kể trong thời điểm nào Trương cũng chỉ nghĩ đến khi khỏi bệnh, mong mỏi được sống để tận hưởng niềm lạc thú ở đời nhưng số phận lại quá trớ trêu đối với Trương. Nguyễn Du xưa từng thương cảm, xót xa cho số mệnh và tâm trạng của nàng Kiều khi buồn rầu thì cảnh vật cũng u ám tàn lụi theo: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”. Thúy Kiều đau buồn bởi thân phận ba chìm bảy nổi, bởi cái kiếp hồng nhan đa truân. Còn Trương, anh luôn ám ảnh bởi sự sống ngắn ngủi và những “ý nghĩ ấy làm vẩn đục cả nỗi vui thanh thản của chàng” [14, tr.5].

Nhất Linh dường như rất tâm đắc trong việc thiết kế nên những không gian bối cảnh mà sự sống hiện lên mờ ảo, mong manh như trong Bướm trắng. Không gian của buổi đi chơi chùa Thầy giữa Trương, Thu, Kim, Hợp... cũng buồn đến hiu hắt “Trời đã về chiều. Không khí yên lặng buổi chiều vang lên những tiếng đập đá ở bên kia núi” [14, tr.123]. Trước cái khoảnh khắc ấy, trong Trương dấy nên một nỗi buồn man mác. Anh nhận ra rằng tình yêu của mình với Thu đã lên tới đỉnh điểm và từ đây trở đi chỉ là lúc phai nhạt dần. Trương cho rằng bệnh tật của mình sẽ khiến Thu mệt mỏi và không muốn Thu gửi gắm cuộc đời ở một người không có tiền đồ. Anh biết rò “ánh sáng cuộc đời rực rỡ đã tắt và buổi chiều buồn bắt đầu về trong lòng chàng, đời

chàng từ nay” [14, tr.123]. Sau này, Trương thụt két và phải ngồi tù bốn tháng. Ra tù, sự sống đối với anh càng trở nên hoang mang đến vô định. “Nằm trên cái giường nan đã tã, trong một gian nhà tồi tàn” [14, tr.181], Trương thấy mình bơ vơ lạc lòng giữa cuộc đời, không bạn bè thân thích. Trương tuyệt vọng đến mức cho rằng “kể làm gì một vết bẩn bôi thêm lên một chiếc áo đã đầy dầu mỡ” [14, tr.181]. Không gian sống xung quanh Trương lúc này chỉ có “Gió mát ở một cái ngò con đưa lại. Gió lạnh dần và trời bắt đầu đổ mưa. Trời nhá nhem tối” [14, tr.174]. Với Trương, cuộc sống bây giờ chỉ là tồn tại chứ không còn là sự đấu tranh để vươn tới một cuộc đời có ý nghĩa. Căn bệnh lao quái ác ngày ngày gặm nhấm tâm hồn Trương. Với Bướm trắng, ta không còn thấy những chàng trai, cô gái được hấp thu một nền văn minh tiến bộ, được thấm nhuần tư tưởng nhân đạo, coi trọng quyền sống và quyền tự do cá nhân, can đảm đứng lên xóa bỏ cái lạc hậu và chịu đựng những khó khăn trên con đường đi tìm chân lý. Rò ràng, qua không gian mà Nhất Linh tạo dựng, khó có thể đoán định con đường tương lai cho một người không có ý thức xây dựng tương lai và hạnh phúc của một nhân vật không có hứa hẹn gì với cuộc sống thực tại của mình.

Với Bướm trắng, không gian bối cảnh khơi gợi cảm giác buồn chán không những được khắc họa qua thiên nhiên với quang cảnh, cỏ cây, hoa lá... mà nó còn được đặc tả qua tiếng kêu, hình ảnh của một số con vật vô cùng gần gũi: “Mấy tiếng chim kêu nhỏ và thanh khiến Trương ngửng đầu lên nhìn cành xoan tây. Đã năm sáu hôm nay, chiều nào cũng vậy, có một đàn chim khuyên bay đến cây xoan tây, rối rít kêu gọi nhau một lúc rồi lại bay đi. Nó đến đúng giờ lắm nên Trương chắc vẫn chỉ là một đàn chim và cái cây này là trạm kiếm ăn cuối cùng trước khi nó về tổ” [14, tr.189]. Từ sau khi ra tù, anh có cảm giác những người xung quanh đều muốn xa lánh mình, ngay cả Thu. Đến Phương - một gái làng chơi mà trước đây Trương từng có thời gian qua

lại nay cũng như muốn đuổi khéo anh. Giờ đây, anh thấy mình cô độc, “buồn rầu nhận thấy rằng chỉ trừ những ngày thơ ấu sống êm đềm trong gia đình, còn lại thì suốt đời bao giờ cũng cô độc” [14, tr.191]. Lúc ấy, anh mới nhận ra không ai có thể an ủi được nỗi phiền muộn trong anh. Khi “Con chim cuối cùng kêu lên mấy tiếng rồi cũng bay vụt đi mất. Đàn chim đi để lại trong lòng chàng một sự trống rỗng mênh mông” [14, tr.191], Trương mới hiểu không ai yêu mình lâu bởi vì chính anh cũng không yêu ai được lâu bền. “Tự nhiên chàng thấy tình yêu của mình đối với Thu nhạt dần trước khi Trương biết chắc chắn Thu không còn yêu mình nữa” [14, tr.191]. Không gian tâm tưởng trong Bướm trắng mang đậm màu sắc của tâm trạng và được nhìn nhận qua lăng kính bởi chính tâm trạng ấy. Nó mang dáng vẻ chân thực nhất nhằm mang lại giá trị nghệ thuật đầy sự mới lạ.

Đọc và nghiên cứu những tiểu thuyết của Nhất Linh ở giai đoạn đầu như Đoạn tuyệt, Đôi bạn ta sẽ bắt gặp những con người có ý chí và khao khát hướng tới những giá trị sống cao đẹp như Dũng, Loan, Trúc... Đến Bướm trắng, thay vào đó là những nhân vật mất phương hướng, họ dễ dàng buông xuôi trước hoàn cảnh sống và bị hoàn cảnh chi phối. Để khắc họa nhân vật Trương từ một trí thức đến việc lao vào tận hưởng ăn chơi sa đọa với những ham muốn tầm thường thì không thể không kể đến vai trò của không gian bối cảnh. Hay cụ thể hơn đó chính là không gian của nhà xăm, nơi mà từ trước đến nay Trương không dám đến, luôn kiềm chế, đè nén. Khi dục vọng bừng bừng nổi dậy, Trương bỏ giảng đường, ngập mình trong những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng nơi Vạn Thái, Khâm Thiên. Không gian tăm tối với khói thuốc phiện, sự ẩm thấp của không khí khiến Trương không buồn gượng cười nói nữa. Đó là “một căn nhà, tường gỗ quét vôi trắng đã long lở. Hơi nóng tỏa quanh người chàng như một cái hầm. Ngọn đèn để ở góc nhà nhỏ quá nên Trương đứng một lúc lâu mới nhìn rò mặt những người ở trong nhà... Chàng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022