So Sánh Sinh Trưởng Tích Luỹ Của Bê Lai Sind Huyện Chợ Đồn Với Bê Lai F1 (Bò Đực Red Sindhi X Bò Cái Địa Phương)


tính biệt ở các giai đoạn tuổi. Càng về sau các đường biểu diễn khả năng sinh trưởng càng cách xa nhau.

Trong cùng một nhóm bê (bê Lai Sind hoặc bê địa phương) thì đường biểu diễn khả năng sinh trưởng tích luỹ của bê đực luôn nằm trên đường biểu diễn khả năng sinh trưởng của bê cái.

* So sánh sinh trưởng tích luỹ của bê Lai Sind huyện Chợ Đồn với bê lai F1 (Bò đực Red Sindhi x bò cái địa phương) của các địa phương khác (kg)

Để đánh giá khả năng sinh trưởng của bê Lai Sind huyện Chợ Đồn chúng tôi tiến hành so sánh với bê Lai Sind của một số địa phương khác, kết quả thu được ở bảng 3.10:

Bảng 3.10: So sánh sinh trưởng tích luỹ của bê Lai Sind huyện Chợ Đồn với bê lai F1 (Bò đực Red Sindhi x bò cái địa phương)

của các địa phương khác (kg)


Tính biệt

Tháng tuổi

Bê lai Sind

Chợ Đồn

Bê F1

Lập Thạch*

Bê F1

Thái Nguyên**


Đực

Sơ sinh

19,30 0,56

17,74 0,46

17,86 0,29

6

85,60 1,96

82,97 2,59

85,80 2,20

12

134,96 3,63

142,44 3,22

186,37 4,01


Cái

Sơ sinh

18,10 0,59

16,98 0,32

18,25 0,24

6

76,60 0,8

79,84 1,95

82,18 2,45

12

121,60 2,77

136,01 2,65

146,92 2,58

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng đàn bò vàng, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu sind và bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống, sinh trưởng của đàn bê lai tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn - 10

* Số liệu của Lưu Xuân Thuỷ, 2000 [29], ** Số liệu của Phạm Gia Huỳnh, 1997 [11]

Nhận xét: Nhìn vào bảng: 3.10 chúng tôi có nhận xét ở giai đoạn sơ sinh thì khối lượng bê Lai Sind Chợ Đồn cao hơn so với bê các địa phương Thái Nguyên và Lập Thạch nhưng càng về sau, đặc biệt là giai đoạn 12 tháng tuổi


thì bê của 2 địa phương kia lại tăng trọng nhanh hơn hẳn so với bê Lai Sind của Chợ Đồn. Điều này có thể lý giải rằng:

- Tỷ lệ máu Sind của bê F1 ở Lập Thạch và Thái Nguyên cao hơn so với bê Chợ Đồn do độ thuần chủng của con bố cho nên ảnh hưởng của ưu thế lai cao hơn dẫn đến khả năng tăng trọng của bê lai giai đoạn sau này cao hơn.

- Do tiểu khí hậu khác nhau và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng của người dân ở Chợ Đồn và 2 địa phương kia khác nhau.

3.2.3. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của bê Lai Sind và bê địa phương

Để đánh giá khả năng sinh trưởng của bê Lai Sind trên cơ sở kết quả theo dòi về khối lượng tích luỹ ở các giai đoạn tuổi, chúng tôi tiến hành xác định khả năng sinh trưởng tuyệt đối và khả năng sinh trưởng tương đối của bê Lai Sind theo tính biệt. Đồng thời chúng tôi tiến hành so sánh kết quả thu được với chỉ tiêu tương ứng của bê địa phương. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.11.

Bảng 3.11: Sinh trưởng tuyệt đối của của bê Lai Sind và bê địa phương

(gr/con/ngày)


Tháng tuổi

Đực ( X )

Cái ( X )


Địa phương


Lai Sind

So sánh

LS/ĐP (%)


Địa phương


Lai Sind

So sánh

LS/ĐP (%)

SS-3

329,09

415,93

126,39

296,08

383,52

129,53

3 - 6

246,09

320,86

130,38

240,40

266,74

110,96

6 - 9

212,41

280,06

131,85

224,21

265,48

118,41

9- 12

203,81

267,89

131,44

147,46

234,22

158,84

Trung bình SS-12

247,85

321,19

129,59

227,04

287,49

126,63


Các số liệu ở bảng 3.11 cho thấy:

- Sinh trưởng tuyệt đối của bê đạt cao nhất ở giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi: bê đực Lai Sind đạt 415,93 gr/con/ngày, bê đực địa phương đạt 329,09 gr/con/ngày, bê cái Lai Sind đạt 383,52 gr/con/ngày, bê cái địa phương đạt 296,08 gr/con/ngày. Nguyên nhân là do ở giai đoạn này bê được cung cấp nguồn dinh dưỡng hoàn hảo từ sữa mẹ và điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng theo giai đoạn của gia súc.

- Giai đoạn 3 đến 6 tháng tuổi: Bê đực Lai Sind đạt 320,86 gr/con/ngày, bê đực địa phương đạt 246,09 gr/con/ngày, bê cái Lai Sind đạt 266,74 gr/con/ngày, bê cái địa phương đạt 240,4 gr/con/ngày. Nguyên nhân là do ở giai đoạn này bê đã bắt đầu tập ăn nhưng bộ máy tiêu hoá chưa hoàn thiện trong khi nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ lại giảm nên sinh trưởng giảm.

- Giai đoạn 6 đến 9 tháng tuổi: Bê đực Lai Sind đạt 280,06 gr/con/ngày, bê đực địa phương đạt 212,41 gr/con/ngày, bê cái Lai Sind đạt 265,48 gr/con/ngày, bê cái địa phương đạt 224,21 gr/con/ngày. Nguyên nhân là do ở giai đoạn này bê đã bắt đầu quen với thức ăn nhưng nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ lại không còn nên sinh trưởng giảm, giai đoạn này rất cần được bổ sung thức ăn tinh vào khẩu phần để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của bê con.

- Trong toàn bộ giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi, sinh trưởng tuyệt đối ở bê đực Lai Sind đạt 321,19 gr/con/ngày và ở bê cái Lai Sind đạt 287,49 gr/con/ngày. Trong khi đó, ở bê đực địa phương đạt 247,85 gr/con/ngày và ở bê cái địa phương đạt 227,04 gr/con/ngày.

Như vậy, sinh trưởng tuyệt đối của bê đực Lai Sind cao hơn bê cái lai Sind là 33,7gr/con/ngày tương ứng với 11,7%, bê đực địa phương lớn hơn bê cái địa phương là 20,81 gr/con/ngày tương ứng với 9,16%.


- Khi so sánh giữa 2 nhóm bê thì khả năng sinh trưởng tuyệt đối của bê lai Sind luôn lớn hơn bê địa phương: Bê đực Lai Sind có khả năng sinh trưởng tuyệt đối lớn hơn bê đực địa phương là 73,34 gr/con/ngày tương ứng với 29,59%, chỉ tiêu này ở bê cái Lai Sind và bê cái địa phương là 60,45gr/con/ngày tương ứng với 26,63%.

450.00

400.00

350.00

300.00

250.00

200.00

150.00

100.00

50.00

0.00

415.93

383.52


329.09

296.08

320.86

321.19

266.74

246.09

280.06

265.48

224.21

287.49

267.89

234.22

203.81

247.85

240.40

227.04

212.41

147.46

§ùc §P

§ùc LS C¸i §P C¸i LS

SS-3 3-6T

6-9T

Th¸ng tuæi

9-12T

TB

Khèi l•îng (g/con/ngµy)

Để thấy rò hơn sự chênh lệch về sinh trưởng tuyệt đối của 2 nhóm bê và ở 2 tính biệt khác nhau, chúng tôi minh họa kết quả qua biểu đồ 3.2


Biểu đồ 3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của bê Lai Sind và bê địa phương

Qua biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của 2 nhóm bê cho thấy:

- Sinh trưởng tuyệt đối của bê Lai Sind luôn cao hơn bê địa phương ở cùng tính biệt và cùng giai đoạn tuổi.

- Sinh trưởng tuyệt đối tăng nhanh ở giai đoạn sơ sinh - 3 tháng tuổi sau đó giảm dần ở các giai đoạn tuổi tiếp theo.

Kết quả so sánh về khả năng sinh trưởng tương đối của 2 nhóm bê qua các giai đoạn tuổi được trình bày ở bảng 3.12.


Bảng 3.12: Sinh trưởng tương đối của bê Lai Sind và bê địa phương (%)


Tháng tuổi

Đực

Cái

Địa phương

Lai Sind

Địa phương

Lai Sind

SS - 3

32.22

32.79

32.31

32.56

3 - 6

13.06

13.52

13.97

12.39

6 - 9

8.26

8.55

9.27

8.99

9 -12

6.38

6.54

4.96

6.33


Qua kết quả trình bày ở bảng 3.12 cho thấy:

Sinh trưởng tương đối của 2 nhóm bê ở 2 tính biệt đều tuân theo quy luật chung là giảm dần theo tuổi.

- Bê đực Lai Sind giảm từ 32,79% ở giai đoạn sơ sinh – 3 tháng tuổi xuống 6,54% ở giai đoạn 9-12 tháng tuổi và từ 32,56 % xuống 6,33% ở bê cái Lai Sind.

35.00


30.00


25.00


20.00


15.00

§ùc §P

§ùc LS C¸i §P C¸i LS

10.00


5.00


0.00

SS-3

3-6T

6-9T

9-12T

Th¸ng tuæi

R (%)

- Bê đực địa phương giảm từ 32,22% ở giai đoạn sơ sinh – 3 tháng tuổi xuống 6,38% ở giai đoạn 9-12 tháng tuổi và từ 32,31% xuống 4,96% ở bê cái địa phương.


Đồ thị 3.4: Sinh trưởng tương đối của bê Lai Sind và bê địa phương (%)


3.2.4. Kích thước một số chiều đo chính của bê địa phương và bê Lai Sind

Để đánh giá một cách toàn diện hơn về tầm vóc của nhóm bê Lai Sind và bê địa phương, chúng tôi đã tiến hành theo dòi một số chiều đo chính. Kết quả được trình bày ở bảng 3.13.,

Bảng 3.13: Một số chiều đo của bê địa phương và bê Lai Sind ( X )



Tính biệt


Tháng tuổi

n


(con)

VN


(cm)

DTC


(cm)

CV


(cm)

VO


(cm)

ĐP

LS

ĐP

LS

ĐP

LS

ĐP

LS

ĐP

LS


Đực

3

6

7

82,50

88,67

71,50

77,22

71,33

75,00

9,08

9,33

6

6

7

95,90

103,56

78,70

85,44

77,70

86,56

10,45

10,94

9

6

7

103,17

114,13

87,17

91,13

86,17

92,13

11,58

12,06

12

6

7

108,80

117,40

95,00

104,80

96,60

104,20

13,30

13,40


Cái

3

6

7

80,43

87,00

67,43

74,38

67,29

73,30

8,71

9,13

6

5

7

93,67

99,13

76,17

84,07

75,50

81,93

10,29

10,57

9

5

7

101,71

109,57

85,43

89,57

85,86

89,86

11,50

11,79

12

5

7

105,00

114,40

93,17

99,40

95,17

101,60

12,92

13,10


Các số liệu ở bảng 3.13 cho thấy:

Tất cả cá chiều đo đều tăng lên theo tuổi ở cả hai nhóm bê, song ở từng giai đoạn thì mức độ tăng kích thước các chiều đo là khác nhau. Qua bảng trên cho thấy ở tất cả các giai đoạn thì kích thước các chiều ở bê đực luôn lớn hơn bê cái.

- Đối với nhóm bê Lai Sind:

+ Giai đoạn 3 tháng tuổi bê đực có kích thước các chiều như sau: Vòng ngực (VN): 88,67 cm; dài thân chéo (DTC): 77,22 cm; cao vây (CV): 75,00


cm; vòng ống (VO): 9,33 cm. Bê cái với các chiều đo tương ứng là: VN: 87,00 cm; DTC: 74,38 cm; CV: 73,30 cm; VO: 9,13 cm. Nhìn chung ở giai đoạn này kích thước các chiều đo giữa bê đực và bê cái không có sự chênh lệch lớn lắm.

+ Giai đoạn 12 tháng tuổi bê đực có kích thước các chiều đo như sau: VN: 117,40 cm; DTC: 104,80 cm; CV: 104,20 cm; VO:13,40 cm. Bê cái với

các chiều đo tương ứng là: VN: 114,40; DTC: 99,40 cm; CV: 101,60 cm; VO: 13,10 cm. Như vậy ở giai đoạn này giữa bê đực và bê cái có sự chênh lệch khá rò về các chiều như: VN, DTC, CV.

- Đối với nhóm bê địa phương.


+ Giai đoạn 3 tháng tuổi bê đực có kích thước các chiều như sau: Vòng ngực (VN): 82,50 cm; dài thân chéo (DTC): 71,50 cm; cao vây (CV): 71,33 cm; vòng ống (VO): 9,08 cm. Bê cái với các chiều đo tương ứng là: VN: 80,43 cm; DTC: 67,43 cm; CV: 67,29 cm; VO:8,71cm. Ở giai đoạn này kích thước các chiều đo giữa bê đực và bê cái có sự chênh lệch ở DTC và CV.

+ Giai đoạn 12 tháng tuổi bê đực có kích thước các chiều đo như sau: VN: 108,80 cm; DTC: 95,00 cm; CV: 96,60 cm; VO: 13,3 cm. Bê cái với các chiều đo tương ứng là: VN: 105,00; DTC: 93,17 cm; CV: 95,17cm; VO: 12,92 cm. Như vậy ở giai đoạn này giữa bê đực và bê cái có sự chênh lệch không đáng kể về kích thước các chiều đo.

Từ thí nghiệm về ảnh hưởng của bò đực giống 7/8 máu Sind đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của bê lai chúng tôi rút ra nhận xét: Biện pháp lai giống có tác dụng nâng cao sinh trưởng của đời con sinh ra so với bê địa phương thuần một cách rò ràng, do tiềm năng di truyền về sinh trưởng được đổi mới.


3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP BỔ SUNG THỨC ĂN TINH ĐỂ NUÔI BÊ LAI SAU CAI SỮA TỪ 6 ĐẾN 10 THÁNG TUỔI

Qua nghiên cứu về ảnh hưởng của bổ sung thức ăn tinh trong khẩu phần bê lai giai đoạn từ 6 đến 10 tháng tuổi chúng tôi thu được kết quả như sau:

3.3.1. Tỉ lệ nuôi sống của bê Lai Sind qua các tháng thí nghiệm

Để đánh giá được tỷ lệ nuôi sống của đàn bê Lai Sind chúng tôi tiến hành theo dòi thường xuyên tại các hộ dân, kết quả được thể hiện ở bảng 3.14

Bảng 3.14: Tỷ lệ nuôi sống của bê qua các tháng thí nghiệm



Tháng thí nghiệm

Bê thí nghiệm

Bê đối chứng

Số con còn sống


(con)

Tỷ lệ nuôi sống


(%)

Số con còn sống


(con)

Tỷ lệ nuôi sống


(%)

Bắt đầu TN

10

100

10

100

1

10

100

10

100

2

10

100

10

100

3

10

100

10

100

4

10

100

10

100


Kết quả bảng 3.14 cho thấy: Tỷ lệ nuôi sống của bê Lai Sind đạt 100% ở các tháng thí nghiệm (1, 2, 3, 4 tháng thí nghiệm) ở cả 2 lô thí nghiệm và đối chứng.

Nguyên nhân có thể là bê qua giai đoạn bú sữa đã quen dần với điều kiện sống và ưu thế lai được phát huy làm sức sống của bê lai tốt lên, ngoài ra các nông dân cũng đã nâng cao được kỹ thuật chăn nuôi bò, đặc biệt được các sinh viên, học viên thực tập hướng dẫn, giúp đỡ chăm sóc, nuôi dưỡng đàn bò thí nghiệm của các gia đình do vậy tỷ lệ nuôi sống của bê Lai Sind đạt cao.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022