Một Số Giống Bò Được Sử Dụng Trong Nghiên Cứu


1.1.2 Lai giống và ưu thế lai

Lai giống là phương pháp nhân giống được ứng dụng rộng rãi trong nhân giống bò thịt nhằm tăng mức độ dị hợp và làm giảm mức độ đồng hợp. Phương pháp nhân giống này làm cho tần số kiểu gen đồng hợp tử ở thế hệ sau giảm đi còn tần số kiểu gen dị hợp tăng lên. Theo nghĩa rộng, lai giống là cho giao phối các cá thể có các kiểu gen khác nhau. Lai giống là cho giao phối giữa các cá thể thuộc hai dòng cận huyết trong cùng một giống, thuộc hai giống hoặc hai loài khác nhau.

Lai giống sẽ tạo ra đời lai có sức sống tốt hơn, khả năng thích ứng và chống đỡ bệnh tật cao hơn, đồng thời làm tăng khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho sản phẩm (Nguyễn Văn Thiện, 1995)[54].

Lai giống vừa lợi dụng tác động cộng gộp và không cộng gộp của gen. Mục đích của lai giống là thông qua các phương pháp lai cụ thể để làm tăng khả năng cho sản phẩm như thịt, trứng, sữa ở thế hệ con lai, đồng thời cũng là điều kiện hình thành giống mới. Hiện nay các giống mới hình thành phần lớn là do lai. Lai giống cũng có mục đích lợi dụng một hiện tượng sinh vật học quan trọng, đó là ưu thế lai trong chăn nuôi.

Lai giống tạo ra ưu thế lai (heterosis), thuật ngữ “Ưu thế lai” được dùng từ năm 1914, theo đề nghị của nhà di truyền học Shull (1952) [126]. Có thể hiểu ưu thế lai là sức sống, sức miễn kháng đối với bệnh tật và các tính trạng sản xuất của con lai cao hơn bố mẹ. Có thể nói ưu thế lai là tính ưu việt của đời lai so với đời bố mẹ.

Theo Lebedev (1972)[25], lai giống làm tăng sức sống, tăng sức khỏe, sức chịu đựng và tăng năng suất ở đời con do giao phối không cận huyết.

Trần Đình Miên (1975)[33], khi cho giao phối giữa hai cá thể, hai dòng, hai giống, hai loài khác nhau đời con sinh ra khỏe hơn, chịu đựng bệnh tật tốt hơn, các tính trạng sản xuất tốt hơn đời bố mẹ.

Để tạo được ưu thế lai người ta áp dụng các hình thức giao phối không


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 170 trang tài liệu này.

cận huyết nhằm tăng mức độ dị hợp tử. Các hình thức đó bao gồm lai giữa các dòng, lai giữa các giống, lai xa. Ưu thế lai đạt cao nhất ở thế hệ F1, ở thế hệ F2 ưu thế lai chỉ bằng một nửa so với F1. Chính vì vậy con lai F1 thường được phổ biến với những nét ưu việt của nó. Franke (1990)[93] lai kinh tế bò thịt có sự tham gia của 2 hoặc 3 giống cho thấy con lai sinh ra từ công thức lai có 3 - 4 giống tham gia có khối lượng cao hơn con lai giữa 2 giống.

Nguyễn Văn Thưởng và Hồ Khắc Oánh (1986)[56] cho thấy bò lai 3 máu có năng suất cao hơn bò lai 2 máu.

Khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò lai sind, F1 brahman × lai sind và F1 charolais × lai sind nuôi tại Đăk Lăk - 3

Trong lai giống việc lựa chọn tổ hợp lai cần phải chú ý tới khả năng phối hợp (nicking), các giống tham gia lai tạo phải được chọn lọc phù hợp nhằm phát huy tác được các ưu điểm và hạn chế những đặc điểm xấu của các giống tham gia xuất hiện ở con lai. Kết quả lai tạo phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh vì điều kiện ngoại cảnh tác động trong suốt quá trình hình thành tính trạng mới của con lai. Ngoại cảnh cần được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả môi trường trong và môi trường ngoài tổ hợp gen.

Do những đặc thù của ưu thế lai phong phú như vậy, nên khi đánh giá kết quả lai tạo cần đánh giá một cách tổng hợp các tính trạng, bao gồm: so sánh con lai với giống thuần, đánh giá mức độ vượt trội của con lai, so sánh trị số trung bình của con lai với trị số trung bình của thế hệ bố, mẹ.

Ưu thế lai là hiện tượng sinh vật tương phản với suy hóa cận huyết, nó là bằng chứng để giải thích cơ chế di truyền của con lai. Thuyết gen trội cho rằng ở thế hệ F1 thường có ưu thế lai cao hơn do tập trung được gen trội ở tất cả các locus (Keeble và Pillow, 1910; Bruce, 1910 và Jones, 1917) (trích từ Nguyễn Hải Quân và Cs, (1995)[47]. Nếu cho F1 tự giao, ưu thế lai sẽ giảm do gen trội phân ly hoặc sự sắp xếp có lợi nhất bị phá vỡ. Thuyết siêu trội lại cho rằng, trạng thái dị hợp là có lợi nhất Aa > AA > aa. Các cá thể F1 vượt cả bố và mẹ về sức sống, sức sản xuất, khả năng sinh sản và khả năng chống lại bệnh tật. Các cá thể ở trạng thái dị hợp có khả năng thích nghi cao hơn đối với


các thay đổi của môi trường. Như vậy nguồn gốc của ưu thế lai nằm ở bộ máy di truyền của tế bào và là những thay đổi cấu trúc trong hệ di truyền riêng biệt do tác động qua lại giữa các genotype khác nhau về chất theo một hệ nào đó tạo ra ưu thế ở con lai.

1.1.3 Một số giống bò được sử dụng trong nghiên cứu

1.1.3.1 Giống bò Lai Sind (hình ảnh minh họa – phụ lục 1)

Bò Lai Sind cái nền dùng trong lai giống bò thịt trong thí nghiệm được bình tuyển tại Đăk Lăk có khối lượng 250 kg trở lên.

Bò Lai Sind thuộc nhóm bò u (Bos indicus) hình thành ở Việt Nam từ những năm 1920, bò có màu lông vàng vàng đậm hoặc vàng sẫm cánh gián, đầu hẹp, trán gồ, tai to cụp xuống, yếm và rốn phát triển, u vai nổi rõ, lưng ngắn ngực sâu, mông dốc, bầu vú khá phát triển, u vai nổi rõ, lưng ngắn ngực sâu, bầu vú khá phát triển, đuôi dài. Bò thích nghi rộng rãi ở trong nước, khả năng sinh sản tốt, khả năng chống bênh cao, ít bị các bệnh ký sinh trùng.

Con cái trưởng thành 250 - 300 kg Con đực trường thành 350 - 450 kg

Tỷ lệ thịt xẻ 45 - 48%, thịt mềm, thơm ngon.

1..1.3.2 Bò lai F1(Brahman × Lai Sind) (hình ảnh minh họa – phụ lục 2)



Bò đực Brahman

×

Bò cái Lai Sind

F1(Brahman × Lai Sind)


Bò lai F1(Brahman × Lai Sind) được tạo ra bằng sử dụng tinh bò đực giống Brahman nhập từ Úc phối với bò cái Lai Sind tại Đăk Lăk, bò có đặc điểm sau:

Bò Lai F1(Brahman × Lai Sind) có màu sắc lông đỏ vàng hoặc màu xám trắng tùy theo dòng bố nhập vào (red Brahman hay grey Brahman), bò thích nghi cao với khí hậu trong nước, khả năng chống bệnh cao, ít bị bệnh ký sinh trùng.

Con cái trưởng thành nặng: 300 - 350 kg Con đực trưởng thành: 350 - 450 kg

Tỷ lệ thịt xẻ 48 - 50%

1.1.3.3 Bò lai F1(Charolais × Lai Sind) (hình ảnh minh họa phụ lục 3)

Bò lai F1(Charolais × Lai Sind) được tạo ra bằng cách phối tinh bò đực giống Charolais với bò cái giống Lai Sind. Bò F1(Charolais × Lai Sind) có đặc điểm sau:

Con lai F1(Charolais × Lai Sind) có màu xám bạc, không loang đốm. Đầu nhỏ, ngắn, trán rộng, sừng tròn trắng, tai to trung bình, cổ ngắn, ngực sâu, lưng phẳng, thân rộng, đùi phát triển, mông ngắn.

Con cái trưởng thành: 350 - 400 kg Con đực trưởng thành: 400 - 450 kg

Tỷ lệ thịt xẻ 50 - 55%, thịt mềm, thơm ngon.


Bò đực Charolais

×

Bò cái Lai Sind

F1(Charolais × Lai Sind)


1.2 Khả năng sinh trưởng, cho thịt của bò và các yếu tố ảnh hưởng

1.2.1 Khả năng sinh trưởng và cho thịt của bò

Sinh trưởng là một quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng kích thước các chiều cao, chiều dài, bề ngang, tăng khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể (Nguyễn Hải Quân và Cs, (1995)[47]. Đặc điểm của sinh vật là hấp thu, sử dụng năng lượng và các chất dinh dưỡng của môi trường xung quanh làm thành chất cấu tạo của cơ thể của mình để lớn lên và phát triển. Đó là quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Cơ thể sinh vật thực hiện các chuyển hóa trao đổi chất cơ bản để tạo ra cơ sở vật chất của tế bào sống.

Quá trình sinh trưởng của sinh vật bao gồm các quá trình phân chia của tế bào nhằm làm tăng số lượng và kích thước của tế bào, tăng tích lũy vật chất trong tế bào thông qua quá trình sinh tổng hợp protein.

Quá trình sinh trưởng gắn liền với quá trình phát triển của cơ thể. Đó là sự hình thành các tổ chức, bộ phận mới và sự hoàn thiện tính chất và chức năng của các bộ phận trong cơ thể, đó là sự phát triển toàn diện của cơ thể cả về hình thái và chức năng trên cơ sở tính di truyền.

Sinh trưởng và phát dục cùng diễn ra trong cơ thể, trong sự phát triển chung của cơ thể không tách rời nhau và không mâu thuẫn với nhau, cùng tồn tại và hỗ trợ nhau cùng phát triển tạo cho cơ thể gia súc hoàn thiện các chức phận.

Quá trình phát triển của cơ thể gia súc tuân theo các quy luật sinh trưởng không đồng đều, quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn, quy luật tính chu kỳ. Ở mỗi giai đoạn khác nhau cơ thể động vật có quá trình sinh trưởng không giống nhau. Từng giai đoạn đòi hỏi các điều kiện khác nhau và có các đặc trưng riêng. Nhìn chung quá trình phát triển của cơ thể gia súc trải qua hai giai đoạn lớn.

Giai đoạn trong bào thai được tính từ lúc trứng được thụ tinh tạo thành


hợp tử cho đến khi động vật được sinh ra. Thời gian của giai đoạn trong bào thai dài ngắn khác nhau phụ thuộc vào loài, giống. Thời gian trong bào thai là một tính trạng rất ổn định. Đặc trưng của giai đoạn này là quá trình sinh trưởng,

phát dục rất mãnh liệt:

3 4 khối lượng của bào thai phát triển trong thời gian cuối.

Quá trình sinh trưởng mãnh liệt đòi hỏi quá trình chăm sóc gia súc cái mang thai phải hết sức chu đáo tránh hiện tượng các bộ phận phát triển mạnh trong thời kỳ bào thai bị kìm hãm do các nguyên nhân dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát dục và khả năng sản xuất sau này của con vật.

Quá trình sinh trưởng, phát dục ngoài bào thai bắt đầu từ khi gia súc sinh ra đến khi già cỗi. Mỗi thời kỳ khác nhau gia súc có quá trình sinh trưởng, phát dục khác nhau, nhu cầu về dinh dưỡng từng thời kỳ cũng khác nhau. Nhìn chung quá trình sinh trưởng ở thời kỳ đầu vẫn còn khá mãnh liệt, đến giai đoạn trưởng thành gia súc đi vào thế ổn định. Thời gian mang thai dài ngắn tùy thuộc loài, giống gia súc. Khả năng cho sản phẩm tùy thuộc từng phẩm giống, giống khác nhau khả năng cho thịt khác nhau. Tốc độ và cách thức sinh tổng hợp protein chính là phương thức hoạt động của gen điều khiển sinh trưởng của cơ thể, Williamson và Payner (1978)[133], Wood và Cs(1987)[134].

Thời kỳ bú sữa: Sự tăng trưởng của cơ thể gia súc non rất mãnh liệt, nhiều cơ quan bộ phận trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện (cơ quan điều hòa thân nhiệt, cơ quan tiêu hóa...). Nguồn dinh dưỡng cung cấp cho gia súc non hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng cho sữa của con mẹ. Hệ số di truyền về sinh trưởng của gia súc trong giai đoạn này thường thấp, ở bò sữa h2 = 0,12

hệ số di truyền thay đổi theo từng giống (Nguyễn Ân 1972)[2]. Sự đồng huyết, giới tính (con sinh ra đực hay cái) có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự tăng trưởng của vật non (Trần Đình Miên và Cs, 1994)[34]


Giai đoạn sau cai sữa: Sự tăng trưởng của con vật biểu hiện rõ nét qua các đặc trưng kiểu hình, hệ số di truyền tính trạng sinh trưởng và khả năng cho thịt khá cao. Quá trình sinh trưởng tuân theo các quy luật sinh học như quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều, quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn, quy luật sinh trưởng phát dục theo chu kỳ.

Lê Viết Ly (1995)[26], cho thấy đường cong sinh trưởng của bò cũng như các gia súc khác cho ta thấy 2 pha rõ rệt: Pha sinh trưởng nhanh xảy ra trước khi thành thục sinh dục. Con vật tăng khối lượng theo tỷ lệ tăng dần khi được nuôi dưỡng với khẩu phần hợp lý. Pha thứ hai mà chúng ta dễ dàng nhận thấy là pha sinh trưởng chậm lại, sinh trưởng giảm dần cho đến khi con vật ổn định về mặt khối lượng, lúc này con vật thành thục về thể vóc. Sự giảm tỷ lệ sinh trưởng có thể do quá trình đồng hóa và dị hóa đạt mức cân bằng, tổ chức tế bào của các mô đáp ứng ít hơn với hormon sinh trưởng. Sự sinh trưởng của cơ tương đối nhanh, các tổ chức cơ tăng khối lượng với cường độ tương đối ổn định. Sự tích luỹ mỡ ở thời kỳ gia súc non chậm nhưng sau đó tăng lên khi gia súc thành thục thể vóc.

Chăn nuôi bò thịt phải hướng tới mục đích thúc đẩy tăng trưởng nhanh các phần thịt có giá trị và giảm thiểu các phần thịt kém chất lượng như phần thịt đầu, thịt chân, thịt vùng bụng.

Trong quá trình nuôi dưỡng không thể tránh khỏi tình trạng sinh trưởng bị kìm hãm do các tác động của môi trường như thiếu thức ăn trong mùa khô hoặc vì những tác động khác dẫn dến cường độ sinh trưởng của gia súc thấp và phải đợi cho đến mùa có nhiều thức ăn con vật mới sinh trưởng tốt lên. Thông thường xảy ra hiện tượng ở một giai đoạn nào đó sinh trưởng của con vật bị kìm hãm do bị thiếu thức ăn, đến giai đoạn sau nhận được dinh dưỡng tốt, cường độ sinh trưởng của nó sẽ lớn hơn ở con vật không bị ức chế và cuối cùng vẫn đạt khối lượng cùng lúc với các con vật khác. Đó là hiện tượng sinh


trưởng bù chúng ta thường gặp trong chăn nuôi gia súc nhai lại do kéo dài thời gian nuôi qua các mùa vụ khác nhau trong năm. Trong thực tế chăn nuôi chúng ta đã áp dụng hiện tượng sinh trưởng bù vào vỗ béo bò gầy để nâng cao năng suất và cải tiến chất lượng thịt, đưa lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.

Sinh trưởng của gia súc chịu tác động của các yếu tố tính di truyền và ngoại cảnh. Sinh trưởng nhanh hay chậm phản ánh khả năng sản xuất của con vật.

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và cho thịt ở bò

1.2.2.1 Yếu tố di truyền

Trong thực tế các giống bò khác nhau có tốc độ sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt hoàn toàn khác nhau. Khả năng này phụ thuộc vào quá trình sinh trưởng của từng giống bò, đó là quá trình tích lũy các hợp chất hữu cơ trong cơ thể mà thành phần chính là protein. Tốc độ và phương thức tổng hợp protein phụ thuộc vào tốc độ và phương thức hoạt động của các gen điều khiển sinh trưởng (Williamson và Payner, 1978)[133].

Cường độ sinh trưởng của con vật phụ thuộc vào lứa tuổi, khối lượng, giới tính. Sự thành thục thể xác sớm hay muộn cũng tác động đến sinh trưởng và tầm vóc của bò thịt. Bò đực Charolais thành thục thể vóc muộn hơn so với bò đực Aberdeen Angus khi chúng cùng được nuôi ở một chế độ dinh dưỡng. Giới tính cũng tác động rõ nét đối với sự sinh trưởng, bò đực thường có quá trình sinh trưởng mạnh hơn bò cái. Do vậy khối lượng bò đực thường lớn hơn bò cái cùng tuổi từ 10 - 20%. Điều này liên quan tới hormon sinh trưởng như testosterone ở con đực. Quá trình sinh trưởng nói trên cũng ảnh hưởng tới các thành phần khác nhau của cơ thể. Ở bò đực hàm lượng mỡ trong cơ thấp hơn so với bò đực thiến, như vậy sự thiếu hụt hormon sinh dục đã tác động tới chuyển hóa, phần lớn năng lượng được chuyển hóa thành mỡ ở bò đực thiến. Sự tăng cường tích lũy mỡ cũng làm thay đổi hình dáng bên ngoài của bò thịt,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2022