Sơ đồ 1.6: Sơ đồ kế toán thiệt hại ngừng sản xuất
TK 111, 112, 152,
153, 331, 334
TK 133
(2)
(1)
(3)
TK 335
(4)
(5)
TK 623, 627, 642, 811
(6)
(7)
TK 623, 627, 642, 811
Ghi chú:
(1): Chi phí ngừng sản xuất thực tế phát sinh (2): Thuế GTGT nếu được khấu trừ
(3): Trường hợp không có trích trước (4): Chi phí thực tế
(5): Trích trước chi phí ngừng sản xuất théo kế hoạch, theo thời vụ (6): Chênh lệch chi phí thực tế lớn hơn chi phí đã trích
(7): Hoàn nhập số chênh lệch chi phí đã trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh
1.3.3.6 Tổng hợp chi phí sản xuất
Căn cứ vào đối tượng hạch toán chi phí và phương pháp hạch toán chi phí đã xác định tương ứng, cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SX chung, chi phí sử dụng máy thi công vào bên Nợ TK 154 – chi phí SXKD dở dang, tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất.
Nội dung và kết cấu của tài khoản 154 “Chi phí SXKD dở dang”
Bên Nợ: Tập hợp chi phí SX phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp.
Bên Có: - Các khoản giảm chi phí SX.
- Giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.
Số dư bên Nợ: Chi phí SXKD còn dở dang, chưa hoàn thành cuối kỳ và giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán.
TK 154 bao gồm các TK cấp 2:
- TK 1541: Xây lắp: Dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm xây lắp và phản ánh giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ (kể cả các nhà thầu phụ chưa được xác định trong kỳ kế toán).
- TK 1542: Sản phẩm khác: Dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm khác và phản ánh giá trị sản phẩm khác dở dang cuối kỳ (các thành phẩm, cấu kiện xây lắp).
- TK 1543: Dịch vụ: Dùng để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ.
- TK 1544: Chi phí bảo hành xây lắp: Dùng để tập hợp chi phí bảo hành công trình xây lắp, lắp đặt thực tế phát sinh trong kỳ và giá trị bảo hành công trình xây lắp còn dở dang cuối kỳ.
Sản phẩm xây lắp không phải làm thủ tục nhập kho mà chỉ làm thủ tục nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, trong trường hợp sản phẩm xây lắp đã hoàn thành nhưng còn chờ tiêu thụ như xây nhà để bán hoặc sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao, thì cũng được coi là sản phẩm được nhập kho thành phẩm (TK 155).
Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất trong trường hợp doanh nghiệp xây lắp trực tiếp thi công toàn bộ công trình theo phương pháp kê khai thường xuyên
TK 152, 141
TK 621
(1)
TK 154 SDDK
TK 111
(19)
TK 111, 331
TK 334, 111
(2) (15)
TK 622
(3)
TK 152
TK 334
TK 152, 153
TK 214
TK 331, 111
TK 334, 338
TK 152, 153
TK 142
TK 214
TK 331, 111
TK 333
TK 335
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
(16)
TK 623
(17)
TK 627
(18)
SDCK
(20)
TK 138
(21)
TK 155
(22)
TK 632
(23)
Ghi chú:
(1): Tập hợp chi phí NVL trực tiếp dùng cho thi công xây lắp xuất từ kho hoặc quyết toán với các đội theo số tiền tạm ứng.
(2): Tập hợp chi phí NVL mua ngoài trực tiếp thi công xây lắp.
(3): Tập hợp chi phí tiền lương phải trả hoặc tiền lương thuê ngoài của công nhân trực tiếp thi công xây lắp.
(4): Tập hợp chi phí tiền lương của công nhân máy móc thi công.
(5): Tập hợp chi phí NVL, công cụ dụng cụ dùng cho xe máy thi công. (6): Tập hợp chi phí khấu hao máy thi công.
(7): Tập hợp chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho xe máy thi công, chi phí khác bằng tiền hoặc chi phí sử dụng máy thi công thuê ngoài.
(8): Tập hợp chi phí lương nhân viên phục vụ, quản lý thi công và trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN của toàn bộ công nhân thuộc bộ phận thi công xây lắp. (9): Tập hợp chi phí NVL, công cụ dụng cụ phục vụ quản lý thi công.
(10): Phân bổ chi phí phục vụ quản lý thi công xây lắp ảnh hưởng nhiều kỳ. (11): Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ dùng phục vụ quản lý thi công.
(12): Tập hợp chi phí điện, nước, chi phí bảo vệ, bảo hiểm mua ngoài… (13): Tập hợp các khoản thuế tính vào chi phí thi công.
(14): Trích trước các khoản chi phí có liên quan đến việc thi công xây lắp. (15): Kết chuyển chi phí NVLTT.
(16): Kết chuyển chi phí NCTT.
(17): Kết chuyển chi phí máy thi công. (18): Kết chuyển chi phí sản xuất chung.
(19): Giá trị vật tư, phế liệu thu hồi trong quá trình thi công xây lắp bán ra ngoài. (20): Giá trị vật tư phế liệu thu hồi nhập kho.
(21): Giá trị các khoản thiệt hại phá đi làm lại do bên thi công chịu. (22): Giá thành thực tế, hạng mục công trình hoàn thành chờ bán.
(23): Giá thành thực tế khối lượng công việc, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao trong kỳ.
Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong trường hợp doanh nghiệp xây lắp vừa trực tiếp thi công vừa giao thầu lại theo phương pháp kê khai thường xuyên
TK 152, 153,
334,338,214,
331, 111…
(1)
TK621,622,
623, 627 TK 154 TK 632 SDDK
(5) (6)
TK 336
(2)
TK 331
(3)
SDCK
(4)
Ghi chú:
(1): Tập hợp chi phí thi công do đơn vị xây lắp trực tiếp thực hiện. (2): Kết chuyển chi phí thi công do đơn vị trực tiếp thực hiện.
(3): Tập hợp chi phí khối lượng công việc, hạng mục, công trình và giao thầu lại cho các đơn vị trong nội bộ của doanh nghiệp xây lắp tổ chức kế toán riêng.
(4): Tập hợp chi phí khối lượng, công việc, hạng mục, công trình giao thầu lại cho bên ngoài đã bàn giao cho đơn vị trong kỳ.
(5): Giá thành thực tế khối lượng công việc, hạng mục, công trình hoàn thành bàn giao trong kỳ.
(6): Tập hợp chi phí khối lượng công việc, hạng mục, công trình giao thầu lại cho bên ngoài đã bàn giao trực tiếp trong kỳ. Chi phí này căn cứ vào giá giao thầu lại không bao gồm thuế GTGT.
1.4 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những SP còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Muốn tính giá thành SP trung thực, DN phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Với đặc điểm thi công của các công trình xây lắp là thời gian thường kéo dài, khối lượng công việc lớn, kết thúc phức tạp…nên cuối kỳ kế toán sẽ có những công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành. Do đó, SP dở dang trong sản xuất xây lắp là các công trình hay hạng mục công trình đang thi công dở dang, chưa hoàn thành hoặc khối lượng công tác xây lắp dở dang trong kỳ chưa được chủ đầu tư nghiệm thu, chưa chấp nhận thanh toán.
Xác định SP dở dang trong DN xây lắp chính là việc tính toán, xác định phần chi phí SX trong kỳ cho khối lượng sản phẩm làm dở dang cuối kỳ. Việc tính giá SP dở dang phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và chủ đầu tư.
- Trường hợp qui định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm dở dang thực tế là tổng chi phí lũy kế phát sinh từ lúc khởi công đến cuối mỗi kỳ. Cụ thể:
Giá trị SP xây lắp
dở dang CK
=
Giá trị SP xây lắp dở
dang ĐK
+
Chi phí phát sinh
trong kỳ
- Trường hợp bàn giao thanh toán theo từng giai đoạn hoàn thành, sản phẩm dở dang là các giai đoạn xây lắp chưa hoàn thành. Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo phương pháp phân bổ chi phí thực tế căn cứ vào giá thành dự toán và mức độ hoàn thành theo các bước:
Giá thành dự toán khối
lượng dở dang CK của từng giai đoạn
=
Giá thành dự toán của Tỷ lệ hoàn thành từng giai đoạn x của từng giai đoạn
= | Chi phí thực tế dở dang ĐK | + | Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ |
Giá thành dự toán của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ | + | Tổng giá thành dự toán khối lượng dở dang cuối kỳ của các giai đoạn |
Có thể bạn quan tâm!
- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu - 2
- Phân Loại Chi Phí Sản Xuất Theo Nội Dung Cấu Thành Chi Phí
- Kế Toán Tập Hợp Và Phân Bổ Chi Phí Sản Xuất Chung
- Thực Trạng Về Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Xây Lắp Tại Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Và Xây Dựng Bình Triệu
- Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất Trong Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Và Xây Dựng Bình Triệu
- Nội Dung Và Trình Tự Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
Chi phí sản xuất thực
tế dở dang CK của = từng giai đoạn
Giá thành dự toán khối lượng dở dang CK của
từng giai đoạn
x
Hệ số phân bổ
- Trường hợp bàn giao thanh toán theo định kỳ khối lượng hoàn thành của từng loại công việc hoặc bộ phận kết cấu, xác định chi phí thực tế của khối lượng dở dang cuối kỳ như sau:
Giá thành
dự toán của từng khối lượng dở
dang
=
Khối lượng
dở dang
x
Đơn giá
dự toán
x
Tỷ lệ
hoàn thành
Chi phí thực
tế dở dang ĐK
+
Chi phí thực tế phát sinh
trong kỳ
Chi phí thực
tế của khối = lượng xây lắp
dở dang CK
Giá thành dự toán khối lượng xây lắp hoàn thành bàn
giao trong kỳ
x
+
Tổng giá thành dự toán của các khối lượng
dở dang CK
Giá thành dự toán của khối lượng dở
dang CK
1.5 Tính giá thành sản phẩm
1.5.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp
Đối với DN xây lắp, đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành, các giai đoạn công việc đã hoàn thành, khối lượng xây lắp có tính dự toán riêng đã hoàn thành…
Cần phân biệt giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành. Tuy nhiên, trong DN xây lắp thì đối tượng tính giá thành thường trùng với đối tượng tập hợp chi phí.
1.5.2 Kỳ tính giá thành sản phẩm
Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian nhất định để DN tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành SP. Có thể là tháng, quý hoặc tùy chọn khác.
Việc tính giá thành SP xây lắp phải thực hiện theo từng công trình, hạng mục công trình và theo các khoản mục chi phí đã được quy định. Thời gian hoàn thành một công trình thường kéo dài. Vì vậy, trong DN xây lắp việc tính giá thành thường chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng (công trình, hạng mục công trình) hoàn thành, nên kỳ tính giá thành thường không đồng nhất với kỳ báo cáo.
1.5.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
Phương pháp tính giá thành là một hay một hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính giá thành sản phẩm, khối lượng xây lắp hoàn thành.
Tùy theo đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành và mối quan hệ giữa các đối tượng tập hợp chi phí SX và đối tượng tính giá thành SP mà lựa chọn một hoặc kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành thích hợp.
Trong DN xây lắp, thường áp dụng các phương pháp tính giá thành như sau:
Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn): Phương pháp này áp dụng cho các DN xây lắp có số lượng công trình, giai đoạn công việc ít nhưng có khối lượng SX lớn, có đối tượng tập hợp chi phí SX trùng với đối tượng tính giá thành. Giá thành SP theo phương pháp này được tính như sau:
Giá thành sản phẩm xây lắp =
Chi phí SXKD dở
dang ĐK
+
Chi phí SX phát sinh
trong kỳ
-
Chi phí SXKD
dở dang CK
Phương pháp tỷ lệ: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí SX theo từng nhóm sản phẩm nhưng đối tượng tính giá thành lại là sản phẩm từng loại. Khi đó, kế toán căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí SX thực tế với chi phí SX kế hoạch (hoặc dự toán) của các công trình, hạng mục công trình liên quan.
Giá thành thực tế
sản phẩm hoàn thành
=
Giá thành kế
hoạch (dự toán)
x
Tỷ lệ giữa chi phí so
với kế hoạch dự toán
Phương pháp tổng cộng chi phí: Phương pháp này áp dụng đối với các công trình, hạng mục công trình được chia thành nhiều giai đoạn thi công. Do đó, đối tượng tập hợp chi phí SX là các giai đoạn thi công nhưng đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành.
Khi đó, giá thành của toàn bộ công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành được xác định bằng cách cộng chi phí SX của các giai đoạn thi công. Cụ thể là:
Z = Dđk + C1 + … + Cn + Dck
Trong đó: Z là giá thành thực tế của toàn bộ công trình, hạng mục công trình.
Dđk, Dck là chi phí dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. C1…Cn là chi phí SX của từng giai đoạn.