Nuôi Vỗ Béo Bò Lai Hướng Thịt Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind), F1(Charolais × Lai Sind) Giai Đoạn 18 Đến 21 Và Từ 21 Đến 24 Tháng Tuổi.


- Mổ khảo sát đánh giá năng suất và chất lượng thịt bò nuôi vỗ béo tại cơ sở giết mổ tập trung thuộc Công ty Thương mại và Dịch vụ Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.

- Đánh giá chất lượng thịt tại Bộ môn Sinh học vật nuôi, khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Tây Nguyên và Bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Nội dung nghiên cứu

2.2.1.1 Sinh trưởng của bò lai hướng thịt

- Khối lượng của bò Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind), F1(Charolais × Lai Sind) tại các thời điểm sơ sinh, 6, 9, 12, 18 và 24 tháng tuổi.

- Kích thước và các chỉ số cấu tạo thể hình của bò Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind), F1(Charolais × Lai Sind) tại các thời điểm 6, 12, 18 và 24 tháng tuổi.

- Tiêu tốn thức ăn của bò lai hướng thịt trong giai đoạn 6 - 24 tháng tuổi.

- Mô hình hóa quá trình sinh trưởng của bò Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind), F1(Charolais × Lai Sind) từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi.

2.2.1.2 Nuôi vỗ béo bò lai hướng thịt Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind), F1(Charolais × Lai Sind) giai đoạn 18 đến 21 và từ 21 đến 24 tháng tuổi.

2.2.1.3 Khảo sát khả năng sản xuất thịt và chất lượng thịt của bò Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind), F1(Charolais × Lai Sind).

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1 Sinh trưởng của bò lai hướng thịt.

Bò lai hướng thịt được bố trí theo dõi trong nông hộ và nuôi theo dõi tập trung có kiểm soát. Bò theo dõi trong thí nghiệm này thuộc chương trình Nghiên cứu Khoa học Công nghệ phục vụ phát triển Tây Nguyên, bò mẹ trước khi phối giống được bình tuyển, đeo số tai, ghi sổ ngày phối giống, địa chỉ, ký hiệu tinh bò đực phối giống, bê đẻ ra được đeo số tai, ghi ngày đẻ để theo dõi từng cá thể.


2.2.2.2 Khẩu phần nuôi dưỡng có kiểm soát từ 6 đến 24 tháng tuổi

Bảng 2.2. Thành phần hóa học của các loại thức ăn


Tính theo (% Vật chất khô)

Loại TĂ

VCK

Protein Mỡ

Xơ Khoáng



(%)

(%)

(%)

(%)

(%)


Bột ngô

87,70

9,12

5,70

2,5

4,83

12.52

Bột sắn

89,10

3,27

2,67

4,57

1,41

12.14

Rỉ mật

70,5

2,6

0,38

-

7,89

10.49

Hạt bông

89,80

22,17

18,21

24,95

4,44

9.94

Khô dầu lạc

89,22

32,24

9,17

25,82

5,65

9.83

Rơm ủ 4% urê

63,57

10,86

-

34,32

12,89

7.32

Cỏ voi

14,38

9,75

1,08

30,43

7,43

8.80

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 170 trang tài liệu này.

Khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò lai sind, F1 brahman × lai sind và F1 charolais × lai sind nuôi tại Đăk Lăk - 7

(MJME/kgDM)


Bảng 2.3. Thành phần thức ăn tinh nuôi theo dõi từ 6 đến 24 tháng tuổi


Loại thức ăn

Tỷ lệ phối trộn (%)

Bột sắn

30

Bột ngô

15

Rỉ mật đường

23

Hạt bông

20

Khô dầu lạc

10

Urê

2

Tỷ lệ chất khô (%)

84,14

Protein thô (% VCK)

17,86

Năng lượng (MJME/kgDM)

10,52


Bò thí nghiệm nuôi theo dõi được cho ăn thức ăn xanh từ nguồn cỏ voi trồng cắt lúc 45 ngày, cỏ được cắt nhỏ bằng máy, rơm ủ 4% urê được ăn tự do, được cho ăn thêm thức ăn tinh từ 1- 2 kg.

Bò nuôi trong nông hộ được chăn thả ngày 8 giờ/ngày, buổi tối cho ăn thêm tại chuồng bằng các thức ăn sẵn có của nông hộ (rơm, lá cây ngô, cỏ


trồng). Thức ăn tinh (cám gạo, bột ngô, bột sắn) được cho ăn 1 - 2 kg/con/ngày trong suốt quá trình nuôi.

Bảng 2.4. Bố trí thí nghiệm nuôi theo dõi từ 6 - 24 tháng tuổi


Lai Sind (n=40)

F1(Bra × LS) (n=40)

F1(Char × LS) (n=40)

Thời gian nuôi (tháng) 18 18 18

Thức ăn tinh (kg/con/ngày) Theo giai đoạn Theo giai đoạn Theo giai đoạn Rơm ủ 4% urê kg/con/ngày) Ăn tự do Ăn tự do Ăn tự do Cỏ voi (kg/con/ngày) Ăn tự do Ăn tự do Ăn tự do

Mức protein trong khẩu phần tương đương nhau cho các lô thí nghiệm và xây dựng theo tiêu chuẩn của Kearl (1982)[103].

2.2.2.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi sinh trưởng

- Khối lượng sơ sinh được cân bằng cân đồng hồ 100 kg, có độ sai số 0,2 kg, cân sau khi bê sinh.

- Khối lượng tích lũy qua các tháng tuổi được cân vào buổi sáng khi bò chưa ăn bằng cân điện tử Rudweight của Úc với sai số 0,5kg.

- Đo kích thước chiều vòng ngực bằng thước FAO.

- Đo kích thước chiều đo dài thân chéo, cao vây bằng thước gậy. Tính các chỉ số:

+ CSDT (chỉ số dài thân) = 100% * (DTC/CV)

+ CSTM (chỉ số tròn mình) = 100% * (VN/DTC)

+ CSKL (chỉ số khối lượng) = 100% * (VN/CV)

- Tăng khối lượng tuyệt đối được xác định bằng công thức

P2 - P1

A(g/ngày) =

T2 - T1

Trong đó: - P2 Khối lượng cân tại thời điểm T2 (kg)

- P1 Khối lượng cân tại thời điểm T1 (kg)

- T1 ; T2 thời gian nuôi dưỡng tương ứng với P1, P2


- Tăng trưởng tương đối xác định bằng công thức

P2 - P1

R% =


(P2 + P1)/2

X 100

Trong đó: - R%: Tốc độ tăng trưởng (%)

- P1: Khối lượng cân tại thời điểm T1 (kg)

- P2: Khối lượng cân tại thời điểm T2 (kg)

- Theo dõi tiêu tốn thức ăn bằng cách cân thức ăn cho ăn và thức ăn thừa 10 ngày cân liên tiếp 3 ngày làm đại diện cho 10 ngày. Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng trọng được tính:

TTTĂ = Lượng thức ăn thu nhận (kg) / Tăng khối lượng(kg)

- Đường cong sinh trưởng lý thuyết của các nhóm bò thịt được tính toán và vẽ theo hàm Gompertz (1825)[95]

Y = mEXP[-aEXP(-bx)]

Trong đó Y: là khối lượng

m: là khối lượng tiệm cận trên a: là tỷ lệ sinh trưởng

b: là số âm

EXP: cơ số e = 2,71828

- Các tham số m, a, b của phương trình hồi quy xác định bằng phương pháp hồi quy phi tuyến của Donald Marquardt (1963)[85], Kenneth Luvenberg (1944)[104] bằng phần mềm Startgraphis Centurion XV. Các tham số tối ưu được ước lượng trên cơ sở cực tiểu hóa tổng thể bình phương các phần dư. Các tiêu chuẩn để đánh giá sự phù hợp của hàm lý thuyết là:

Xác suất phù hợp là cực đại

Hệ số xác định R2 và xác suất tồn tại của hệ số xác định cao.


2.2.2.3 Nuôi vỗ béo bò lai hướng thịt

Thí nghiệm 1 Nuôi vỗ béo bò lai hướng thịt lúc 18-21 tháng tuổi

Thí nghiệm nuôi vỗ béo 3 nhóm bò lai hướng thịt được thiết kế theo mô hình thí nghiệm một yếu tố hoàn toàn ngẫu nhiên CRD (complete radomized design) với 3 nghiệm thức là 3 loại bò lai, 5 lần lặp lại ở một nghiệm thức. Tổng số 15 bò đực Lai Sind; F1(Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind), 18 - 21 tháng tuổi. Bò thí nghiệm được nuôi nhốt theo từng cá thể tại trại chăn nuôi của DNTN Hồng Phát, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk. Bò được tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng, lở mồm long móng và tẩy sán lá gan, nuôi chuẩn bị 15 ngày để làm quen với thức ăn. Kết thúc giai đoạn chuẩn bị bò được chia thành 3 nhóm theo sơ đồ trình bày ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Bố trí nuôi vỗ béo bò đực 18 - 21 tháng tuổi



Lai Sind

F1(Bra × LS)

F1 (Char × LS)

Số gia súc thí nghiệm (con)

5

5

5

Thời gian nuôi (tháng)

3

3

3

Phương thức nuôi

Nhốt

Nhốt

Nhốt

Thức ăn tinh (kg/con/ngày)

4,5

4,5

4,5

Rơm ủ 4% urê (kg/con/ngày)

Ăn tự do

Ăn tự do

Ăn tự do

Cỏ voi (kg/con/ngày)

Ăn tự do

Ăn tự do

Ăn tự do

Ghi chú: Mức protein trong khẩu phần tương đương nhau cho các lô thí nghiệm và xây dựng theo tiêu chuẩn của Kearl (1982)[103].

Thành phần dinh dưỡng thức ăn hỗn hợp bổ sung xây dựng theo bảng thành phần giá trị dinh dưỡng của Viện Chăn nuôi (1995)[62]. Chế độ nuôi dưỡng, thức ăn hỗn hợp được cho ăn làm 2 lần vào lúc 8 giờ sáng và 2 giờ chiều, cỏ và rơm cho ăn tự do.

Thức ăn vỗ béo gồm cỏ voi 45 ngày, bột sắn, bột ngô, rỉ mật, hạt bông , khô dầu lạc và urê, có thành phần hóa học như ở bảng 2.2. Thức ăn tinh được phối trộn theo tỷ lệ ở bảng 2.6 dùng để nuôi vỗ béo bò. Trong thời gian nuôi được cho ăn 2 lần/ ngày, thức ăn tinh ăn trước, thô xanh ăn sau vào lúc 8 giờ


sáng và 2 giờ chiều hàng ngày. Mức năng lượng, protein được xây dựng theo tiêu chuẩn của Kearl (1982)[103].

Bảng 2.6. Thành phần thức ăn tinh nuôi vỗ béo lúc 18 - 21 tháng tuổi


Loại thức ăn

Tỷ lệ phối trộn (%)

Bột sắn

25

Bột ngô

20

Rỉ mật đường

28

Hạt bông

15

Khô dầu lạc

10

Urê

2

Tỷ lệ chất khô (%)

83,02

Protein thô (%)

17,26

Năng lượng (MJME/kgDM)

9,77


Chỉ tiêu theo dõi:

Khối lượng qua các tháng tuổi nuôi vỗ béo (kg)

P2 - P 1

Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) =


T2 - T1

Trong đó: P1 là khối lượng bắt đầu ứng tại thời điểm T1; P2 khối lượng kết thúc tại thời điểm T2

Thức ăn thu nhận: Hàng ngày cân khối lượng thức ăn trước và sau khi ăn của từng cá thể

Chất khô (CK) thu nhận(kg) = CK TĂ cho ăn (kg) - CK TĂ thừa (kg)

Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng:

∑ lượng CK TĂ thu nhận trong thời gian thí nghiệm (kg)

TTTĂ (kg) =

∑ khối lượng tăng trong thời gian thí nghiệm (kg)

Sơ bộ ước tính hiệu quả nuôi vỗ béo


Thí nghiệm 2. Nuôi vỗ béo bò lai hướng thịt lúc 21 - 24 tháng tuổi

Thí nghiệm nuôi vỗ béo bò lai hướng thịt lúc 21 – 24 tháng tuổi được thiết kế tương tự thí nghiêm 1. Thí nghiệm được tiến hành trên 15 bò đực lai

21 tháng tuổi thuộc 3 nhóm Lai Sind; F1(Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind) nuôi vỗ béo, mỗi nhóm 5 con, bò được nuôi nhốt từng cá thể. Bò được tiêm phòng THT, LMLM và tẩy sán lá gan bằng thuốc Fasinex của Thụy Sỹ, được nuôi chuẩn bị làm quen với phương thức nuôi mới và thức ăn mới 15 ngày. Sơ đồ thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Bố trí thí nghiệm vỗ béo bò lai hướng thịt lúc 21 - 24 tháng tuổi



Lai Sind

F1(Bra × LS)

F1 (Char × LS)

Số bò (con)

5

5

5

Thời gian nuôi (tháng)

3

3

3

Thức ăn tinh (kg/con/ngày)

5

5

5

Cỏ voi (kg/con/ngày)

Ăn tự do

Ăn tự do

Ăn tự do

Mức năng lượng, protein được xây dựng theo tiêu chuẩn của Kearl (1982)[103].

Bảng 2.8. Thành phần thức ăn tinh vỗ béo lúc 21 - 24 tháng


Loại thức ăn

Tỷ lệ phối trộn (%)

Bột sắn

21

Bột ngô

20

Rỉ mật đường

27

Hạt bông

30

Urê

2

Tỷ lệ chất khô (%)

83,30

Protein thô (%)

17,04

Năng lượng (MJME/kgDM)

10,57

Thức ăn vỗ béo gồm cỏ voi 45 ngày, rỉ mật, bột sắn, bột ngô, hạt bông và urê, có thành phần hóa học như bảng 2.2. Thức ăn tinh được phối trộn theo tỷ lệ ở bảng 2.8. Trong thời gian nuôi vỗ béo bò được uống nước tự do và được cho ăn thức ăn tinh 2 lần/ngày vào lúc 8 giờ sáng và 2 giờ chiều hàng ngày, thức ăn thô xanh ăn tự do.


Kết thúc vỗ béo bò được mổ khảo sát, mỗi lô 5 con để đánh giá năng suất và phẩm chất thịt.

Khối lượng qua các tháng tuổi nuôi vỗ béo (kg)

P2 - P 1

Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) =


T2 - T1

Trong đó: P1 là khối lượng bắt đầu ứng tại thời điểm T1; P2 khối lượng kết thúc tại thời điểm T2

Thức ăn thu nhận: Hàng ngày cân khối lượng thức ăn trước và sau khi ăn của từng cá thể

Chất khô (CK) thu nhận(kg) = CK TĂ cho ăn (kg) - CK TĂ thừa (kg)

Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng:

∑ lượng CK TĂ thu nhận trong thời gian thí nghiệm (kg)

TTTĂ (kg) =

∑ khối lượng tăng trong thời gian thí nghiệm (kg)

Sơ bộ ước tính hiệu quả nuôi vỗ béo

2.2.2.4 Phương pháp nghiên cứu khả năng sản xuất và chất lượng thịt của bò lai hướng thịt

Mỗi nhóm bò mổ khảo sát 5 con nhằm xác định các chỉ tiêu cho thịt và chất lượng thịt, mổ khảo sát theo phương pháp mổ khảo sát đại gia súc, Nguyễn Hải Quân (1977)[46]

Khối lượng gia súc trước khi giết mổ, xác định bằng cân điện tử Rudweight sai số 0,5kg. Bò được nhịn đói 24 h trước khi giết thịt.

Khối lượng thịt xẻ là khối lượng của cơ thể sau khi cắt tiết, lột da, cắt đầu, cắt 4 chân, đuôi và các phủ tạng trong cơ thể.

Khối lượng thịt xẻ (kg)

Tỷ lệ thịt xẻ (%) =

x 100

Khối lượng cơ thể gia súc trước giết thịt (kg)

Xem tất cả 170 trang.

Ngày đăng: 10/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí