nhiều giống bò nổi tiếng thế giới như: Santagertrudis (3/8 Zebu và 5/8 Shorthorn); nhóm bò Brangus (Brahman × Aberdin Angus). John Bertram (2000)[71] cho biết con lai giữa 2 giống vượt bố mẹ 8,5% trong khi đó lai giữa 3 giống con lai vượt bố mẹ 23,3%.
Ưu thế lai được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi bò thịt tại Úc và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hàng loạt các nghiên cứu nhằm cải tiến năng suất, chất lượng thịt ở bò lai được thực hiện ở Úc.
Allen (2005)[1] nghiên cứu Lai bò Hereford với Brahman và lai trở lại
¾ Hereford và ¾ Brahman cho kết quả tương ứng 203 kg, 205 kg và 200 kg so với Hereford thuần 171 kg và Brahman thuần 169 kg.
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Các giống bò chuyên dụng thịt đã được nhập vào nước ta nhằm lai tạo cải tạo giống bò địa phương. Con lai đã thể hiện ưu thế lai rõ nét và phát huy được vốn gen quý theo hướng tăng cao năng suất, chất lượng thịt trong các vùng sinh thái khác nhau. Năng suất và chất lượng thịt của con lai hơn hẳn so với các giống bò địa phương. Có rất nhiều công thức lai giống giữa các giống bò chuyên thịt với các giống bò địa phương ở các mức độ di truyền khác nhau.
Mục đích của lai tạo là tạo ra con lai có nhiều ưu điểm mới, nâng cao tầm vóc và khả năng cho thịt, cải thiện chất lượng thịt của các thế hệ lai trong khi vẫn giữ được những ưu thế về khả năng chịu đựng, tính thích nghi cao của các giống địa phương.
Một trong những biện pháp nhằm nâng cao khả năng sản xuất thịt trong ngành chăn nuôi bò thịt đang được áp dụng ở nước ta là lai kinh tế giữa bò chuyên dụng thịt với bò nội trong nước. Hiện nay đàn bò Vàng Việt Nam đang được “Sind hóa”, hoặc Zebu hóa, có nghĩa là dùng bò đực Red Sindhi, hoặc các giống bò đực thuộc nhóm bò Zebu lai giống với bò trong nước. Mục đích là nâng cao tầm vóc của con lai F1, cải tiến năng suất, chất lượng thịt.
Con lai này là cơ sở để làm tiền đề cho những bước cải tiến tiếp theo hoặc theo hướng sữa hoặc theo hướng thịt. Nhiều nghiên cứu cải tiến năng suất, chất lượng thịt được tiến hành giữa bò thịt ôn đới với bò nội mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nguyễn Văn Thưởng và Cs (1985)[55] tiến hành nghiên cứu dùng bò đực Red Sindhi lai cải tạo bò Vàng Việt Nam đã nâng khối lượng của bò cái sinh sản từ 200 kg lên 270 - 280 kg, bò đực từ 250 - 280 kg lên 380 - 420 kg, tỷ lệ thịt xẻ tăng 5%.
Nguyễn Văn Thưởng và Hồ Khắc Oánh (1986)[56] nghiên cứu về lai kinh tế giữa bò đực hướng thịt ôn đới với bò Lai Sind: F1 Zebu; F1 Brown Swiss; F1 Charolais; F1 Santa Gertrudis cho khối lượng lúc 24 tháng tuổi tương ứng 223,5; 241,5; 236,2 và 241,7 kg. Tác giả cũng có nhận xét bò lai hướng thịt bước đầu phát huy tác dụng tốt ưu thế sản xuất thịt của giống bố. Kết quả thí nghiệm cho thấy khối lượng bò thí nghiệm cao hơn đàn Lai Sind nuôi cùng điều kiện từ 48,7 - 61,5 kg. Tuy nhiên kết quả chưa cao do mức dinh dưỡng chưa thỏa đáng, do vậy ưu thế lai chưa phát huy hết tác dụng của nó. Khi tiến hành nuôi vỗ béo con lai, các tác giả trên thu được kết quả các cặp lai đã đạt tăng trọng từ 400 - 622 g/con/ ngày, trong đó bò lai F1 Charolais đạt tăng trọng khá cao 544 - 630 g/con/ ngày.
Kết quả về lai tạo bò thịt ở miền Trung và Tây Nguyên (1986 - 1990) cho thấy các phương thức lai khác nhau thì ưu thế lai khác nhau. Nếu cặp lai F1 Red Sindhi là 100% thì trong sản xuất F1 Charolais 126,4%; F1 Limousine 122,79%; F1 Hereford 116,63%; F1 Simmental 120,5%. Rõ ràng lai giống đã đưa lại hiệu quả chăn nuôi cao hơn trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng.
Các nghiên cứu của Vũ Văn Nội và Cs (1995)[42] lai giữa bò cái Lai Sind với bò đực chuyên dụng thịt đã nâng cao khối lượng bê lai, khối lượng bò F1 Charolais, F1 Hereford, F1 Limousine lúc 24 tháng tuổi vượt so với khối
lượng F1 Red Sindhi từ 15 - 30%.
Vũ Văn Nội và Cs (1995)[41] đã tiến hành nuôi chuyên thịt Charolais, Simmental, Red Sindhi với bò cái Lai Sind. Con lai F1 được nuôi dưỡng bằng cỏ cắt và bánh dinh dưỡng (MUB) cho tăng trọng đối với F1 Charolais 556 g/ngày; F1 Simmental 520,0 g/ngày, F1 Red Sindhi 368 g/ngày.
Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn Văn Diện (1995)[17] đã tiến hành một số nghiên cứu lai kinh tế bò thịt tại thành phố Hồ Chí Minh và Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Nguyễn Văn Niêm (1996)[35] nghiên cứu quy trình nuôi dưỡng bê lai F1 Charolais từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi cho thấy để nâng cao khối lượng giết mổ cần vỗ béo bò lai lúc 21 - 24 tháng tuổi bằng các thức ăn giàu protein và giàu năng lượng sẵn có tại địa phương.
Lê Viết Ly và Cs (2000)[29] tiến hành dự án chăn nuôi bò thịt có lãi do ACIAR tài trợ, sử dụng tinh bò đực Drought Master, Belmont Red, Red Brangus, Red Brahman với cái nền Lai Sind, dự án được thực hiện tại Vĩnh Phúc và Đăk Lăk.
Đinh Văn Cải và Cs (2001)[6] nghiên cứu sinh trưởng của bê lai giữa tinh bò đực Charolais, Abondance, Tarentaise với bò cái Lai Sind đạt tăng trọng tương ứng giai đoạn 9 - 12 tháng tuổi 351,79 g/con/ngày; 283,85 g/con/ngày và 270,28 g/con/ngày.
Hoàng Văn Trường (2001)[60] tiến hành đánh giá khả năng sinh trưởng, cho thịt của bò lai F1(Brahman × Lai Sind) và bò lai F2(3/4 Brahman 1/4 Lai Sind) cho kết quả tăng trọng tương ứng 286,6; 406,6 g/ngày trong điều kiện chăn nuôi nông hộ tại Bình Định.
Các nghiên cứu của các tác giả Đinh Văn Cải và Cs (2001)[6] trong điều kiện không cho bê ăn thêm thức ăn tinh, không tập ăn sớm con lai của 3 giống Charolais, Abondance và Tarentaise lúc 12 tháng tuổi đạt khối lượng
lần lượt là: 164,64; 139,03 và 142,5 kg, cao hơn hẳn so với bê Lai Sind cùng tháng tuổi (126,5 kg).
Vũ Văn Nội và Cs (2001)[45] đã nghiên cứu sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có để vỗ béo bò nâng cao khả năng sản xuất thịt và hiệu quả kinh tế.
Vũ Chí Cương và Cs (2001)[9] đã tiến hành vỗ béo bò Lai Sind bằng khẩu phần rỉ mật cao 45% chất khô của khẩu phần với rơm khô, không cần cỏ xanh cho tăng trọng 650 - 700 g/con/ngày, trong khi nuôi đại trà chỉ đạt 300 - 400 g/con/ngày.
Nguyễn Văn Hòa và Cs (2005)[22] nghiên cứu vỗ béo bò Lai Sind bằng phụ phẩm nông nghiệp cho tăng trọng 600 - 760 g/con/ngày; tỷ lệ thịt xẻ tăng 43,6 lên 47,7%; tỷ lệ thịt tinh tăng từ 34,9 lên 37,6%.
Vũ Chí Cương và Cs (2007)[12] tiến hành lai tạo giữa bò chuyên dụng thịt với bò Lai Sind, con lai F1 Brahman và F1 Charolais đạt tăng trọng tương ứng 346 - 405 g/con/ngày, nuôi vỗ béo lúc 18 tháng tuổi cho tăng trọng 732 - 845 g/con/ngày.
Vũ Chí Cương và Cs (2007)[14] nghiên cứu ảnh hưởng của các nguồn xơ khác nhau trong khẩu phần vỗ béo đến tăng trọng, hiệu quả sử dụng thức ăn của bò Lai Sind tại Đăk Lăk cho tăng trọng 0,583 - 0,839 kg/con/ngày.
Vũ Chí Cương và Cs (2008)[13] nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế các mức protein thoát qua trong khẩu phần đến khả năng tăng trọng và hiệu quả kinh tế của bò lai F1 Brahman nuôi vỗ béo tại Đăk Lăk cho tăng trọng 0,732 - 0,845 kg/con/ngày.
Nguyễn Quốc Đạt và Cs (2008)[19] nghiên cứu vỗ béo bò Lai Sind, Brahman, Drought Master kết quả cho thấy tăng trọng tương ứng 0,952; 1,183 và 1,552 kg/con/ngày.
Nghiên cứu nâng cao khả năng cho thịt và cải tiến chất lượng thịt bò được tiến hành liên tục từ năm 1975 đến nay, đây là cơ sở vững chắc cho việc
áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và hạn chế nhập khẩu thịt bò. Các nghiên cứu trong nước trong thời gian qua tập trung vào hai lĩnh vực lai giữa các giống bò thịt chuyên dụng với bò địa phương và phương thức nuôi dưỡng bò lai nhằm mục đích nâng cao năng suất và chất lượng thịt.
1.4 Một số yếu tố và điều kiện tự nhiên của tỉnh Đăk Lăk
1.4.1 Địa hình
Đăk Lăk là 1 trong 5 tỉnh của Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 13.085 km2, gồm 12 huyện, 1 thị xã và thành phố Buôn Ma Thuột. Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm hành chính, kinh tế xã hội của tỉnh. Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, Phía Đông giáp Phú Yên, Khánh Hòa, phía Tây giáp giáp Campuchia, phía Tây nam giáp tỉnh Đăk Nông, phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai. Độ cao trung bình của Đăk Lăk từ 500 - 700m so với mặt nước biển. Địa hình của
tỉnh nói chung và vùng nói riêng rất đa dạng và phong phú, nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven theo các sông chính. Địa hình của tỉnh có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc.
1.4.2 Khí hậu
Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng khí hậu. Vùng phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô; Vùng phía Đông có khí hậu mát mẻ, ôn hòa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24oC, tháng nóng nhất và lạnh nhất chênh lệch nhau chỉ hơn 5 độ.
Nhìn chung đặc điểm khí hậu vừa bị chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên với nhiệt độ ôn hoà gần như quanh năm, đã tạo ra các vùng sinh thái nông nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, tiêu, cao su, điều, bông vải…
1.4.3 Thủy văn
Hệ thống sông, suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú, phân bố tương đối đồng đều. Trên địa bàn tỉnh có hai hệ thống sông chính. Sông Sêrêpôk (có chiều dài sông chính là 315 km và hai nhánh chính là Krông Ana và Krông Nô) với nhiều thác nước cao có nguồn thuỷ năng lớn, khai thác thuỷ điện tốt như thác Buôn Kuốp, Dray Sáp, Dray H'Ling. Sông Ba nằm về phía Đông Bắc của tỉnh và có hai thuỷ lưu chính chảy trong phạm vi của tỉnh là Ea Krông Hin và Ea Krông Năng. Bên cạnh hệ thống sông suối khá phong phú, trên địa bàn tỉnh hiện nay có rất nhiều hồ tự nhiên và hồ nhân tạo, như hồ Lăk, Ea Kao, Buôn Triết. Với lượng mưa bình quân 1.900 mm, thì Đắk Lắk có 28,6 tỷ m³ nước, trong đó: lượng nước mưa chuyển vào dòng chảy khoảng 14,5 tỷ m³. Nguồn nước ngầm trên vùng đất bazan tương đối lớn. Trữ lượng công nghiệp cấp C2 ở cao nguyên Buôn Ma Thuột khoảng 21.028.000 m³/ngày, tạo thành 2 tầng chứa nước khác nhau. Nước ngầm có trữ lượng lớn ở độ sâu 40 - 90 mét, tổng lượng nước ngầm sử dụng vào những tháng mùa khô khoảng 482.400 m³/ngày.
1.4.4 Tài nguyên đất
Đất đai ở Đắk Lắk khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (dễ khai thác, đầu tư cải tạo thấp, độ an toàn sinh thái cao). Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 13.085 Km2 trong đó đất lâm nghiệp 602.479 ha, đất chưa sử dụng 136.362 ha. Đất dai phì nhiêu, chủ yếu là đất đỏ bazan, phần lớn nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng rất phù hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su v.v... cho năng suất cao và chất lượng tốt. Ngoài ra còn có nhiều loại đất khác như đất xám, đất nâu, đất nâu thẫm, thích
nghi với nhiều loại cây trồng khác nhau như cây công nghiệp ngắn ngày, cỏ phục vụ chăn nuôi, cây ăn quả và một số cây lâu năm khác.
1.4.5 Một số nét về tình hình chăn nuôi bò tại tỉnh Đăk Lăk
Đăk Lăk có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi bò thịt với số lượng bò năm 2007 đạt 221.668 con, trong đó bò các loại chiếm 34,23%. Theo kế hoạch đến năm 2010, đàn bò của tỉnh đạt 370.000 con, tỷ lệ bò lai các loại đạt 40%, tốc độ tăng đàn hàng năm đạt 5 - 6%. Chăn nuôi dựa trên tiềm năng của địa phương về điều kiện tự nhiên, nguồn thức ăn phong phú, nguồn phụ phẩm nông nghiệp dồi dào với diện tích trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày lơn.
Nguồn thức ăn chủ yếu phục vụ nuôi bò sử dụng chủ yếu ở đây bao gồm thức ăn thô xanh là nguồn cỏ voi và một vài giống cỏ khác tự trồng, cỏ tự nhiên, phụ phẩm nông nghiệp (thân, lá cây ngô, ngọn lá mía, rơm lúa...). Tuy nhiên phụ phẩm nông nghiệp được chế biến sử dụng còn ít. Thức ăn tinh thường là do người chăn nuôi tự phối trộn dựa trên các nguyên liệu sẵn có (bột ngô, bột sắn, cám gạo, khô dầu lạc, hạt bông, rỉ mật...). Việc trồng cỏ cho bò được chú trọng đặc biệt là cỏ VA 06, cỏ Ghine TD 58.
CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là bò Lai Sind, Bò lai F1(Brahman × Lai Sind), F1(Charolais × Lai Sind) nuôi trong nông hộ, nuôi theo dõi và nuôi vỗ béo.
Bảng 2.1. Số lượng mẫu nghiên cứu
Loại bò
Nuôi trong nông hộ
Nuôi theo dõi
Nuôi vỗ béo (Bò đực)
Cái | Đực | Cái | Đực | 18-21 (tháng) | 21-24 (tháng) | |
Lai Sind | 95 | 95 | 20 | 20 | 5 | 5 |
F1(Brahman × Lai Sind) | 90 | 90 | 20 | 20 | 5 | 5 |
F1(Charolais × Lai Sind) | 95 | 95 | 20 | 20 | 5 | 5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Giống Bò Được Sử Dụng Trong Nghiên Cứu
- Một Số Chỉ Tiêu Và Phương Pháp Đánh Giá Khả Năng Sinh Trưởng Và Cho Thịt Của Bò
- Chất Lượng Thịt Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Chất Lượng Thịt Bò
- Nuôi Vỗ Béo Bò Lai Hướng Thịt Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind), F1(Charolais × Lai Sind) Giai Đoạn 18 Đến 21 Và Từ 21 Đến 24 Tháng Tuổi.
- Chỉ Tiêu Và Thời Điểm Đánh Giá Chất Lượng Thịt
- Tăng Khối Lượng Của Bò Lai Hướng Thịt Qua Các Tháng Tuổi
Xem toàn bộ 170 trang tài liệu này.
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Theo dõi sinh trưởng bò Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind) nuôi trong nông hộ tại các xã thuộc huyện Ea Kar, huyện Krông Păk và thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. Theo dõi từ 1/2004 đến 12/2007
- Thí nghiệm nuôi theo dõi bò Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind) tại trại chăn nuôi bò Công ty 719, huyện Krông Păk; Trại Chăn nuôi DNTN Hồng Phát, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.
- Thí nghiệm nuôi vỗ béo bò 18 - 21 tháng tuổi tại trại Chăn nuôi của DNTN Hồng Phát, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk từ 15/ 9/ 2006 đến 15/ 12/ 2006.
- Thí nghiệm nuôi vỗ béo bò Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind) 21 - 24 tháng tuổi tại trại chăn nuôi của Công ty TNHH Thương mại Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk từ 15/5/2007 đến 15/8/2007.