Các Vấn Đề Môi Trường Phát Sinh Trong Quá Trình Sản Xuất Sơn Tĩnh Điện


Điển, Ba Lan, Cộng hoà Séc, Hungari… và Châu Á như Ấn Độ, Singapo, Thái Lan, Trung Quốc… cũng đã áp dụng SXSH từ năm 1993.

Trong các nước đang phát triển, Ấn Độ đã triển khai SXSH rất thành công tại nhiều ngành nghề khác nhau từ những năm 1990. Trong quá trình thực hiện SXSH, các chuyên gia của Ấn Độ đã xây dựng nên phương pháp luận DESIRE dựa trên nền tảng của phương pháp luận của EPA và UNEP, đã được ứng dụng thành công ở Ấn Độ, Trung Quốc. Các bước của phương pháp DESIRE đều được chia thành từng nhiệm vụ cụ thể và rõ ràng; đi sâu vào phân tích các nguyên nhân gây ra chất thải và từ đó đề xuất cơ hội SXSH. Các doanh nghiệp có thể thực hiện một cách dễ dàng với sự tư vấn, giúp đỡ của chuyên gia tư vấn bên ngoài.

Việt Nam cũng là một nước có nhiều đặc điểm tương đồng với Ấn Độ, đều đang trong thời kỳ phát triển, dựa trên nền tảng công nghiệp nhỏ, do vậy phương pháp luận DESIRE được coi là phương pháp chính để áp dụng thực hiện ở nước ta. Tại Việt Nam SXSH được đưa vào áp dụng từ năm 1996, sản xuất sạch hơn (SXSH) đã được áp dụng thử nghiệm đầu tiên tại Việt Nam. Sau hơn 10 năm thực hiện, có gần 300 doanh nghiệp triển khai áp dụng SXSH tại các tỉnh thành trên cả nước tập trung ở một số ngành công nghiệp như giấy, dệt - nhuộm, thực phẩm (chế biến thuỷ sản và bia), vật liệu xây dựng và gia công kim loại. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cũng như kinh nghiệm áp dụng SXSH ở Việt Nam trong thời gian qua đã cho thấy tất cả các cơ sở công nghiệp, dù lớn hay nhỏ đều có thể tiết kiệm tiêu thụ nguyên liệu, đặc biệt là năng lượng và nước. Đồng thời cũng có thể cải thiện mức độ ảnh hưởng của quá trình sản xuất đối với môi trường.

Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam nếu áp dụng SXSH đều có tiềm năng giảm tiêu thụ nguyên, nhiên liệu và năng lượng từ 10% đến 50%. Đó là một kết quả đã được kiểm chứng thực tế tại các doanh nghiệp áp dụng SXSH trên cả nước.

Lợi ích và tiềm năng như vậy, nhưng thực tế số lượng các đơn vị tự nguyện chủ động áp dụng SXSH trên cả nước còn rất hạn chế. Hầu hết số doanh nghiệp áp dụng SXSH đều là những đơn vị được tài trợ từ chương trình, dự án của các tổ chức trong nước và quốc tế, có rất ít doanh nghiệp tự bỏ ra kinh phí để áp dụng SXSH.


"Sản xuất sạch, thân thiện với môi trường (công nghiệp xanh) là con đường cho Việt Nam lựa chọn để đạt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Đây là nội dung được nhiều chuyên gia đồng tình tại cuộc thảo luận giữa Tổng giám đốc Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) - ông Kandeh K. Yumkella với Trường Đại học Bách Khoa Hà nội tháng 9/2009 vừa qua.

Ngoài ra, ngày 07 tháng 09 năm 2009, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã ký Quyết định số 1419/QĐ-TTg phê duyệt "Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020" với mục tiêu phổ biến rộng rãi cách tiếp cận sản xuất này cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời hạn chế mức độ gây ô nhiễm của các cơ sở đến môi trường cũng như đảm bảo điều kiện làm việc cho công nhân và môi trường sống cho cộng đồng. Theo Chiến lược, việc áp dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững.

Cụ thể, đến năm 2020, 50% cơ sở áp dụng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm được từ 8-13% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiêu liệu, vật liệu; 90% doanh nghiệp vừa và lớn có bộ phận chuyên trách về sản xuất sạch hơn; 90% các Sở Công Thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở SXCN [13]

Sản xuất sạch hơn cũng được triển khai áp dụng tại một số doanh nghiệp sản xuất bao bì ở nước ta trong những năm vừa qua, tuy nhiên số doanh nghiệp tham gia áp dụng còn chưa nhiều.

Mặc dù sản xuất sạch hơn có thể đem lại nhiều lợi ích cho các nhà sản xuất, tuy nhiên số công ty triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn đến nay chưa nhiều. Có rất nhiều nguyên nhân như: nguồn lực để thực hiện SXSH chưa đáp ứng được theo yêu cầu; sản xuất công nghiệp phát triển chưa cao; nhận thức về SXSH của cơ quan quản lý ở địa phương cũng còn hạn chế; công tác kiểm tra, nhắc nhở việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp chưa thường xuyên,… Tuy


nhiên, theo các chuyên gia, vấn đề quan trọng nhất là sự hạn chế trong nhận thức của các doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chưa nắm vững được các phương pháp cũng như lợi ích của việc áp dụng SXSH, hơn nữa còn rất e ngại với việc thay đổi thói quen vận hành. Đối với hầu hết các doanh nghiệp nhỏ, ngoài sự hạn chế về nguồn tài chính còn có những hạn chế như: chưa có sự phân việc, giao quyền cụ thể, rơ ràng; chưa tiếp cận, sử dụng dịch vụ tư vấn, thay vào đó là thói quen ôm đồm và tự làm lấy tất cả mọi việc; trình độ nhân lực, trình độ quản lý cũng còn hạn chế. Ngoài ra, còn phải kể đến nguyên nhân thiếu các tổ chức tư vấn và chuyên gia kỹ thuật về SXSH. Tính đến nay, trên cả nước chỉ có khoảng 10 Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn về SXSH, lực lượng các chuyên gia kỹ thuật về SXSH cũng còn rất ít.

Theo thống kê của Hợp phần SXSH trong công nghiệp (Cleaner Production Industry) của Chương trình Hợp tác phát triển trong ngành Môi trường giữa chính phủ Việt Nam và Đan Mạch giai đoạn 2005-2010, đến năm 2008 cả nước có khoảng 200 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn 37 tỉnh thành tham gia thực hiện SXSH.

Trong thời gian tới, khi chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đã được phê duyệt thì sẽ nhiều doanh nghiệp tự nguyện áp dụng sản xuất sạch hơn.

1.5. Các vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình sản xuất sơn tĩnh điện

1.5.1.Khí thải

Mặc dù công nghiệp sơn tĩnh điện là ngành gây ô nhiễm không khí thứ yếu so với các ngành công nghiệp khác nhưng khí thải đã được xem như là vấn đề ô nhiễm lớn thứ hai sau nước thải. Khí thải của ngành công nghiệp sơn tĩnh điện được phát thải từ một số nguồn sau:

Từ lò hơi: Hiện nay ngành sơn tĩnh điện sử dụng các loại lò hơi được đốt từ nhiên liệu là than, dầu FO, dầu diezen, xăng. Khí thải của lò hơi phát thải một lượng lớn vào môi trường với diện rộng, các chất độc hại hầu như chưa được xử lý. Những lò hơi chạy bằng than (tập trung ở khu vực phía Bắc) mới chỉ xử lý được một phần bụi than.


Khí thải trong công đoạn mạ Cr thường chứa các loại bụi, khí thải có thể gây ra cho người lao động những bệnh liên quan đến đường hô hấp. Trong quá trình xử lý bề mặt thanh nhôm và mạ Cr có sử dụng một lượng axit lớn do vậy có hơi axit phát sinh trong quá trình hoạt động. Các nhà máy sử dụng axit loãng nên có thể dự báo phát thải là không lớn. Lượng hơi axit phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ môi trường và các yếu tố khí tượng khác trong xưởng, do vậy rất khó tính toán. Tuy nhiên có thể đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các thành phần này dựa vào các số liệu khảo sát thực tế nhà máy để làm căn cứ dự báo nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí khu vực sản xuất như sau:

Bảng 4: Nồng độ khí khu vực sản xuất thanh nhôm và mạ Cr


STT

Địa điểm

Bụi mg/m3

SO2

mg/m3

CO

mg/m3

NO2

mg/m3

H3PO4

mg/m3

HF

mg/m3

1

Khu vực mạ Cr


1,14

0,46

11,4

0,27

0,025

0,0078


2

3733/2002/QĐ- BYT


2-8


10


40


10


1


0,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và hoạt động bảo vệ môi trường tại Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát – Công ty cổ phần Thương Mại Bình Phát - 4

Nguồn: * Kết quả phân tích khí do Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trường – Sở tài nguyên và môi trường Tỉnh Hải Dương 2013 [15].

Kết quả đo được so sánh với QĐ:3733/2002/QĐ-BYT ta thấy hầu hết các chỉ tiêu không khí đều thấp hơn giới hạn tiêu chuẩn cho phép. Như vậy có thể thấy ô nhiễm không khí do bay hơi dung môi tại công đoạn xử lý bề mặt nhôm và mạ Cr là không đáng lo ngại.

Nguồn khí thải điều hòa

Việc dùng máy điều hòa không khí là không thể thiếu trong văn phòng làm việc. Hiện nay các nhà sản xuất điều hòa đã cam kết sử dụng loại gas R22 và loại gas 410 để tránh hiện tượng rò rỉ gas gây ảnh hưởng phá hoại tầng ozon như trước kia do vậy vấn đề ảnh hưởng tới tầng ozon đã không còn đáng lo ngại.


Ngoài ra trong quá trình sử dụng điều hòa phát sinh khí thải điều hòa có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ ngoài môi trường.

Các dung môi, chất lạnh như amoniac, CFC... được sử dụng trong các thiết bị làm lạnh và điều hoà trung tâm. Do thiết bị đã cũ nên trong quá trình vận hành và bảo dưỡng lượng môi chất lạnh rò rỉ tới 15-20% .

Bảng 5: Nguồn phát sinh khí thải và chất ô nhiễm đáng quan tâm trong ngành sơn tĩnh điện

Công đoạn

Các nguồn phát thải

Các chất ô nhiễm

Sản xuất năng lượng

Phát thải từ lò hơi

Các hạt lơ lửng, CO, SOx,

NOx

Máy phát điện dự phòng

Phát thải từ máy phát điện

Các hạt lơ lửng, CO,SOx,

NOx...

Phủ bề mặt, sấy và xử lý

nhiệt độ cao

Phát thải từ các lò nhiệt

độ cao

Các thành phần hơi hữu

cơ bay hơi (VOCs)

Lưu giữ hoá chất

Phát thải từ các thùng

chứa hàng hoá và hoá chất

VOCs

Xử lý nước thải

Phát thải từ các bể và thiết

bị xử lý

VOCs, các khí độc hại

(Nguồn: Báo cáo tổng kết khoa học công nghệ đề tài cấp nhà nước - Nghiên

cứu chế tạo và ứng dụng sơn bột tĩnh điện) [2]

Các chất khí CO2, SOx, NOx, tro, muội than và các chất hữu cơ bay hơi khác khi phát thải ra môi trường ngoài việc ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, hệ sinh thái có thể gây hiệu ứng nhà kính, làm trái đất nóng lên và gây ra các cơn mưa axit, các biến đổi về khí hậu, thời tiết trên trái đất. Do ngành công nghiệp sơn tĩnh điện sử dụng rất nhiều loại hoá chất và sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau nên việc xác định tính đặc thù và quản lý ô nhiễm khí thải là một nhiệm vụ đầy thách thức.

Nguồn bụi từ quá trình sơn tĩnh điện

Nguồn ô nhiễm liên quan tới khí thải tại quá trình sơn tĩnh điện (sơn tĩnh điện thông thường và sơn tĩnh điện vân gỗ): là bụi bột sơn tại công đoạn phun bột tĩnh điện và hơi VOC bay lên từ công đoạn gia nhiệt cho thanh nhôm đã được phun bột tĩnh điện.


+ Bụi bột sơn tĩnh điện:

Theo tài liệu “Control of volatile organic emissions from existing stationary sources – Cục bảo vệ môi trường Hoa Kỳ, 1977” thì hiệu suất bám dính của thanh nhôm với sơn được tĩnh điện là 93%. Như vậy lượng sơn còn lại rơi tự do là 7% tương đương: 262500 x 7% = 18375 kg/năm = 7,65 kg/giờ.

Theo Công ty TNHH thương mại Đại Phú, đơn vị cung cấp loại sơn tĩnh điện mã sản phẩm Oxyplast Epoxy – polyester DP60/FF160 cho nhà máy thì tỷ lệ kích thước hạt sơn như sau:

% > 100 µm : 0%

% > 32 µm : 55 – 60%

Như vậy thành phần bụi có đường kính d<= 32µm là 40-45%. Bụi có kích thước lớn hơn PM32 là bụi rất thô (> bụi PM10), bụi này có khả năng lắng tại chỗ tốt do vậy không có khả năng phát tán xa và ảnh hưởng tới chất lượng môi trường không khí.

1.5.2. Nước thải

Nước thải là nguồn gây ô nhiễm chính của ngành công nghiệp sơn tĩnh điện. Mức độ ô nhiễm phụ thuộc rất lớn vào loại và lượng hoá chất sử dụng, vào kết cấu mặt hàng sản xuất (Tẩy rửa, mạ Cr), vào tỷ lệ sử dụng hóa chất vào loại hình công nghệ sản xuất (gián đoạn, liên tục hay bán liên tục), vào đặc tính máy móc thiết bị sử dụng...

Nước thải của ngành mạ có chứa các loại hoá chất mạ, tẩy, mạ và sơn, các loại dầu mỡ, các loại cặn lơ lửng, các kim loại. Theo số liệu thống kê toàn ngành mạ thải ra môi trường khoảng 5-10 triệu m3 nước thải/năm. Trong đó mới có khoảng 10% tổng lượng nước thải đã qua xử lý, số còn lại đều thải thẳng ra cống thoát hoặc mương tiêu thoát. Qua theo dõi các số liệu đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của các doanh nghiệp cho thấy nước thải chưa qua xử lý của ngành sơn tĩnh điện đều vượt quá các tiêu chuẩn môi trường với các chỉ tiêu pH, COD, BOD5, nồng độ các loại muối, các loại chất mạ, chất rắn lơ lửng....Các nguồn gây ô nhiễm nước thải quan trọng do các xưởng mạ được trình bày trong bảng dưới đây [1].


Trong quá trình sản xuất các bể này chia thành hai khu riêng biệt, một dãy gồm các khu gia công bề mặt và dãy kia là công đoạn mạ Cr. Trong quá trình làm việc, các bể này đều được thay nước theo yêu cầu công nghệ sản xuất. Đối với dòng nước thải từ quá trình làm sạch bề mặt kim loại có sử dụng dung dịch CR-2 do vậy dòng thải có các thành phần:HF, H3PO4, C6H14O2, Al3+ dòng nước thải này có tính axit H+; đối với dòng thải từ quá trình mạ Crom sử dụng dung dịch DA-2 có các thành phần bao gồm: HNO3, CrO3, NaNO3,... Đặc tính của dòng nước thải này đều có chứa các thành phần chất thải gây ô nhiễm môi trường.

Bảng 6: Thành phần nước thải công đoạn mạ Cr


TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Phương pháp thử

NT1

QCVN 40- 2011/BTNMT(B)

1

PH

-

TCVN

4,3

5,5-9

2

Độ mầu

Pt/Co

Hach

method

1128

150

3

TSS

mg/l

TCVN

36

100

4

COD

mg/l

TCVN

660

150

5

BOD5

mg/l

TCVN

264

50

6

Tổng N

mg/l

Hach

method

222

40

7

NH4 - N

mg/l

TCVN

69

10

8

Cl

mg/l

TCVN

461

1000

9

F

mg/l

Hach 8029

1,98

10

10

Fe

mg/l

TCVN

2,8

5

11

Mn

mg/l

TCVN

0,18

1

12

As

mg/l

TCVN

<0,0001

0,1

13

Hg

mg/l

TCVN

<0,0001

0,01

14

Ni

mg/l

TCVN

0,3570

0,5

15

Cr(VI)

mg/l

TCVN

28,68

0,1

16

Cr(III)

mg/l

TCVN

1,92

1

Nguồn: Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường – Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hải Dương [15].


NT1: Nước thải sau trạm xử lý nước thải tại Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát Công ty cổ phần thương mại Bình Phát

Qua số liệu phân tích ta thấy các chỉ tiêu Độ mầu, TSS, COD, BOD5, Tổng N, NH4, Cr(III), Cr(Vi) Vượt so với QCVN 40:2011/BTNMT loại B – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

Do trong nước thải chứa thành phần kim loại nặng Cr3+, Cr6+ lớn, đồng thời

trong nước chứa thành phần BOD5 và COD cao hơn nhiều lần so với quy chuẩn do vậy nếu nguồn nước thải này không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng nghiệm trọng tới chất lượng nguồn nước tiếp nhận. Chủ đầu tư cần có biện pháp xử lý nguồn nước thải này.

Ngoài nước thải từ quá trình xử lý bề mặt và mạ Crom còn có nước thải phát sinh từ quá trình rửa hạt nhựa PS và rửa vật liệu hấp phụ định kỳ 6 tháng/lần trong hệ thống xử lý nước cấp. Lượng nước từ quá trình rửa vật liệu trong mỗi lần là 600 lít. Dung dịch sử dụng để rửa là axit H2SO4 nồng độ 0,5%. Thành phần nước thải chứa H2SO4, Fe, As, Mn,.... do vậy cần được xử lý trước khi thải ra môi trường.

1.5.3. Chất thải rắn

a. Chất thải rắn sinh hoạt

Lượng chất thải rắn sinh hoạt của 100 cán bộ công nhân Nhà máy sơn tĩnh điện Bình Phát thải ra bao gồm các loại văn phòng phẩm qua sử dụng, thực phẩm thừa và bao bì các loại được xác định căn cứ vào tỷ lệ phát sinh rác thải tổng lượng rác thải là 50 kg/ ngày [12]. Rác thải sinh hoạt gây ảnh hưởng trực tiếp tới công nhân viên làm việc trong nhà máy. Ngoài ra, khi nước mưa chảy qua sẽ cuốn các chất ô nhiễm với thành phần hữu cơ theo hệ thống thoát nước mưa của khu vực gây ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước mặt tiếp nhận nước mưa chảy tràn.

Rác thải sinh hoạt sẽ không gây những ảnh hưởng xấu tới môi trường nếu hàng ngày được thu gom và chuyển về nơi xử lý chất thải sinh hoạt của địa phương, Chất thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Vì vậy cần được thu gom và xử lý thường xuyên, nếu không sẽ sinh ra các khí như CH4, CO2,…gây mùi hôi thối, ảnh hưởng tới môi trường không khí đất và nước.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí