Khả Năng Sản Xuất Sữa Của Bò Cái F1, F2, F3 (Hf X Lai Sind) Và Hf


3.2.5 Hệ số phối giống

Các kết quả thu được về hệ số phối giống của bò cái HF và các con lai được trình bày trong bảng 3.15.




F1

F2

F3

HF

F1

F2

F3

HF

n

595

593

591

732

20

20

20

20


1,54a

1,57a

1,71b

1,79c

1,30

1,40

1,45

1,60

SE

0,02

0,03

0,03

0,03

0,11

0,11

0,11

0,13

Cv%

38,24

39,87

41,51

40,50

36,17

33,90

35,20

33,90

Min

1

1

1

1

1

1

1

1

Max

4

4

4

5

2

2

2

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa của bò cái holstein friesian HF thuần, các thế hệ lai F1, F2 và F3 giữa HF và lai sind nuôi tại tỉnh Lâm Đồng - 13

Th. số th. kê

Bảng 3.15. Hệ số phối giống của các nhóm bò

Nhóm bò Theo dõi Nuôi thí nghiệm




(Các số trung bình có các chữ cái khác nhau trong cùng một hàng của cùng một nhóm thì khác nhau có ý nghĩa thống kê, P < 0,05).


Các kết quả trong bảng 3.15 cho thấy ở nhóm bò theo dõi hệ số phối giống của bò F1 là tốt nhất với 1,54 ± 0,02 lần. Hệ số phối giống của bò F2, F3 và HF tương ứng là 1,57 ± 0,03; 1,71 ± 0,03 và 1,79 ± 0,03 lần.

Hệ số phối giống giữa bò HF so với F1, F2 và F3 là khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Hệ số phối giống của bò F3 so với bò F2 và F1 cũng khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) Tuy nhiên ở chỉ tiêu này giữa bò F2 và F1 có sai khác nhưng chưa đủ độ tin cậy thống kê (P > 0,05).

Cũng tương tự như nhóm theo dõi, hệ số phối giống của bò F1 nuôi thí nghiệm là tốt nhất với 1,30 ± 0,11 lần, tiếp theo là bò F2 với 1,40 ± 0,11 lần, bò F3 là 1,45 ± 0,11 lần và hệ số phối giống của bò HF là 1,60 ± 0,13 lần.

So sánh thống kê cho thấy, có sự sai khác giữa hệ số phối giống của bò HF và các con lai của chúng nhưng ở mức độ chưa đủ độ tin cậy thống kê (P > 0,05).

Hệ số biến sai của hệ phối giống của các nhóm bò khá cao (theo dõi: Cv% = 38,24% – 41,51%, nuôi thí nghiệm: Cv% = 33,90% – 37,39%), tức là


kết quả phối giống bị chi phối bởi nhiều yếu tố: chất lượng tinh, kỹ thuật phối, thời điểm dẫn tinh, tình trạng sinh lý của gia súc... Hệ số phối giống càng cao thì hiệu quả chăn nuôi bò càng thấp.

Thực tế cho thấy nhiều con bò HF và F3 biểu hiện động dục không điển hình, khó phát hiện, thời gian động dục ngắn khó xác định thời điểm phối thích hợp nên hệ số phối giống thường cao. Bò F2 và F1 có biểu hiện động dục rõ hơn vì vậy người chăn nuôi dễ phát hiện hơn.

Nhìn chung hệ số phối giống của nhóm bò nuôi thí nghiệm ở lứa thứ nhất thấp hơn so với nhóm bò theo dõi. Chúng tôi cho rằng điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt, đặc biệt là đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng trong khẩu phần ăn đã có ảnh hưởng tốt đến chỉ tiêu này.

Theo Nguyễn Quốc Đạt (1999)[29], hệ số phối giống của bò F1, F2 và F3 nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh tương ứng là: 1,68; 1,94 và 2,07 lần. Vũ Chí Cương và CS (2006)[13] hệ số phối giống của bò F2 và F3 nuôi tại Hà Tây và thành phố Hồ Chí Minh lần lượt là: 2,19; 1,73 lần và 1,94; 1,89 lần.

Trần Trọng Thêm (2006)[92] cho biết hệ số phối giống của bò F2 và F3 nuôi tại Hà Tây và Hà Nội là 2,19; 2,01 lần và 1,94; 1,93 lần.

Theo Nguyễn Kim Ninh (1994)[72], Tăng Xuân Lưu (1999)[57], hệ số phối giống của bò F1 tại Ba Vì tương ứng là 1,67 lần và 1,78 lần. Như vậy kết quả của chúng tôi về hệ số phối giống của các nhóm bò này tại Lâm Đồng là thấp hơn.

Jasiorowki (1988)[141] cho biết hệ số phối giống của đàn bò sữa Red Sindhi, 1/2HF và HF thuần ở Malaysia tương ứng là 2,17 lần, 2,33 lần và 2,40, trên đàn bò F1 và F2 lần lượt là 2,45 lần và 2,78 lần.

Chamberlain (1992)[125] thông báo bò nhiệt đới có hệ số phối giống là

1,5 lần. Theo Djioko Soetrisno và Mahyuddin (1994)[133] hệ số phối giống của bò F1 Friesian Sahiwal ở Malaysia là 3,0 – 3,6 lần. Chanpongsang và CS


(1996)[126] cho biết hệ số phối giống của bò lai HF ở Thái Lan là 2,6 ± 1,8 lần (dao động từ 1 – 9 lần). Theo Narintorn Boonbrahm và CS (2004)[162] hệ số phối giống bò 3/4HF và 7/8HF tương ứng là: 2,13 ± 0,18 lần và 2,38 ± 0,19 lần.

Đối chiếu với các kết quả nghiên cứu trên, hệ số phối giống của đàn bò nuôi tại Lâm Đồng đều thấp hơn.

Nhìn chung hệ số phối giống trên đàn bò sữa ở các nước đều cao hơn ở Việt Nam và cũng có xu hướng tăng dần theo tỷ lệ gia tăng máu bò ôn đới trong các con lai. Tuy nhiên, có thể thấy hầu hết các chỉ tiêu về sinh sản của đàn bò sữa ở Lâm Đồng đều khá tốt so với ở các vùng khác trong nước và một số vùng ở ngoài nước. Chứng tỏ đàn bò sữa ngày càng thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam, đặc biệt là ở Lâm Đồng.


3.3 KHẢ NĂNG SẢN XUẤT SỮA CỦA BÒ CÁI F1, F2, F3 (HF x LAI SIND) VÀ HF

3.3.1 Sản lượng sữa thực tế và thời gian cho sữa

Các số liệu về sản lượng sữa thực tế và thời gian cho sữa của các nhóm bò theo dõi và nuôi thí nghiệm được trình bày trong các bảng 3.16; 3.17.

Các kết quả thu được trong bảng 3.16 cho thấy sản lượng sữa thực tế của bò F1, F2, F3 và HF theo dõi lần lượt là 3.933,78 ± 29,11kg, 4.339,20 ± 28,39kg, 4.918,91 ± 35,36kg và 5.421,22 ± 36,11kg. Con có sản lượng sữa thực tế cao nhất là 8.350kg (bò HF), con thấp nhất là 2.234kg (bò F1).

Sản lượng sữa thực tế của các nhóm bò cũng tuân theo qui luật là tăng

lên khi tỷ lệ máu HF tăng. Sản lượng sữa thực tế của bò HF là cao nhất và thấp nhất là ở bò F1.

Hệ số biến sai sản lượng sữa thực tế của nhóm bò theo dõi dao động từ

14,98% đến 17,50%. Tuy nhiên ở nhóm bò theo dõi sự biến động ở mức độ


cao hơn so với nhóm nuôi thí nghiệm. Sự sai khác về sản lượng sữa thực tế của các nhóm bò theo dõi có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).


Bảng 3.16. Sản lượng sữa thực tế và thời gian cho sữa (số liệu theo dõi)


th. kê F1

F2

F3

HF


Sản lượng sữa th

ực tế (kg/chu kỳ)


n

550

3.933,78a

524

4.339,20b

576

4.918,91c

690

5.421,22d

SE

29,11

28,39

35,36

36,11

Cv%

17,35

14,98

17,25

17,50

Min

2234

2300

2662

3270

Max

5522

6020

7624

8350

Thời gian cho sữa (ngày)

n

550

309,63a

524

315,46b

576

318,83c

690

322,16d

SE

0,97

0,84

0,87

1,13

Cv%

7,36

6,12

6,57

9,18

Min

268

263

273

305

Max

381

391

412

436

Th. số

Nhóm bò





(Các số trung bình mang các chữ cái khác nhau trong cùng một hàng thì khác nhau có ý nghĩa thống kê, P <0,05).


Thời gian cho sữa của bò F1, F2, F3 và HF theo dõi tương ứng là 309,63

± 0,97 ngày, 315,46 ± 0,84 ngày, 318,83 ± 0,87 ngày và 322,16 ± 1,13 ngày. Thời gian cho sữa của bò HF là cao nhất (đặc biệt có con cho sữa đến 436 ngày) và thấp nhất là ở bò F1. So sánh thống kê cho thấy, có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về thời gian cho sữa giữa các nhóm bò theo dõi (P < 0,05).

Các kết quả về sản lượng sữa thực tế và thời gian cho sữa của nhóm bò nuôi thí nghiệm được thể hiện trong bảng 3.17. Các số liệu thu được trong bảng 3.17 cho thấy sản lượng sữa thực tế của bò F1 nuôi thí nghiệm đạt 4.184,05 ± 114,73kg, của bò F2 là 4.388,70 ± 77,32kg, của bò F3 là 4.763,20 ±

98,75kg và của bò HF là 4.955,25 ± 124,22kg tương ứng.


Bảng 3.17. Sản lượng sữa thực tế và thời gian cho sữa


(số liệu nuôi thí nghiệm)

Th. số Nhóm bò

th. kê F1 (n=20)

F2 (n=20)

F3 (n=20)

HF (n=20)


Sản lượng sữa thực tế (kg/chu kỳ)



4.184,05a

4.388,70a

4.763,20b

4.955,25b

SE

114,73

77,32

98,75

124,22

Cv%

12,26

7,88

9,27

11,21

Min

3460

3760

3975

3897

Max

5274

4948

5973

5945

Thời gian cho sữa (ngày)


311,80a

314,30ab

316,05bc

317,65c

SE

3,87

4,51

5,12

5,72

Cv%

5,56

6,42

7,27

8,05

Min

305

305

307

305

Max

377

382

387

390

(Các số trung bình mang các chữ cái khác nhau trong cùng một hàng thì khác nhau có ý nghĩa thống kê, P < 0,05).


Cũng tương tự như nhóm bò theo dõi, ở nhóm bò nuôi thí nghiệm, sản lượng sữa thực tế của bò F1 là thấp nhất, tiếp đến là bò F2 và cao nhất là bò HF. Sản lượng sữa thực tế lứa cao nhất của bò F1 là 5.274kg, của bò F2 là 4.948kg, của bò F3 là 5.973kg và của bò HF là 5.945kg. Sản lượng sữa thực tế lứa thấp nhất của các nhóm bò đạt tương ứng là 3.460kg, 3.760kg, 3.975kg và 3.897kg.

Hệ số biến sai về sản lượng sữa của nhóm bò nuôi thí nghiệm tương đối thấp và thấp hơn so với nhóm theo dõi (theo dõi: 14,98% – 17,50%; nuôi thí nghiệm: 7,88% – 12,26%). Sản lượng sữa thực tế của bò HF, F3 cao hơn so với ở bò F2, F1 (P < 0,05). Sản lượng sữa thực tế bò HF so với F3 và bò F2 so với F1 khác nhau chưa đủ độ tin cậy thống kê (P > 0,05).

Thời gian cho sữa của bò F1, F2, F3 và HF lần lượt là 311,80 ± 3,87 ngày, 314,30 ± 4,51 ngày, 316,05 ± 5,12 ngày và 317,65 ± 5,72 ngày. Thời gian cho sữa lứa cao nhất là 390 ngày (bò HF) và lứa thấp nhất là 305 ngày (ở bò F1, F2, và HF).


So sánh thống kê cho thấy có sự khác nhau có ý nghĩa về thời gian cho sữa giữa bò HF so với bò F2, F1 (P < 0,05). Thời gian cho sữa của bò HF so với bò F3, của bò F3 so với bò F2 và của bò F2 so với bò F1 khác nhau chưa đủ độ tin cậy thống kê (P > 0,05). Sự khác nhau về thời gian cho sữa giữa bò HF, F3 so với F1 có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Thời gian cho sữa/chu kỳ là chỉ tiêu thể hiện sức sản xuất dẻo dai của gia súc cho sữa. Thời gian cho sữa phụ thuộc vào giống, môi trường, trong đó các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp nhất là đặc điểm sinh vật của cá thể, thức ăn, thời gian mang thai lại sau khi đẻ…

Báo cáo của Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu (2006)[9] cho biết thời gian cho sữa của bò HF Cu Ba, HF Mỹ và HF Úc lần lượt là: 321 ngày, 316 ngày và 322 ngày. Như vậy thời gian cho sữa của bò HF nuôi tại Lâm Đồng tương đương với bò HF Úc, cao hơn so với bò HF Mỹ và bò HF Cu Ba nuôi tại Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu (đối với nhóm bò theo dõi). Đối với nhóm nuôi thí nghiệm, chỉ tiêu này thấp hơn so với HF Cu Ba và HF Úc, tuy nhiên lại cao hơn bò HF Mỹ chút ít.

Nguyễn Xuân Trạch (2004)[101] cho biết thời gian cho sữa của bò F1, bò F2 và bò F3 tại ngoại thành Hà Nội tương ứng là: 303,7 ngày; 326,8 ngày và 329,9 ngày. So sánh với kết quả này cho thấy thời gian cho sữa của bò F1 ở Lâm Đồng cao hơn tuy nhiên ở bò F2 và bò F3 lại thấp hơn.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên đàn bò F1, F2 và F3 nuôi tại Lâm Đồng cao hơn so với kết quả của Nguyễn Quốc Đạt (1999)[29] đưa ra trên đàn bò này nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh (306,01 ngày; 307,54 ngày và 302,42 ngày).

Theo Nguyễn Văn Thưởng và CS (1990)[99] thời gian cho sữa của các phẩm giống bò HF x lai Sind là 291 – 334 ngày. Như vậy kết quả của chúng tôi trên đàn bò nuôi tại tỉnh Lâm Đồng là tương đối tốt và phù hợp.


3.3.2 Sản lượng sữa 305 ngày

Các số liệu thu được về sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày của các nhóm bò được trình bày trong các bảng 3.18.



Th.số


F1

F2

F3

HF

F1

F2

F3

HF

n

550

524

576

690

20

20

20

20


3903,97a

4274,33b

4825,44c

5253,94d

4136,50a

4321,15a

4664,05b

4841,10b

SE

25,68

26,55

34,20

34,16

109,66

73,35

95,45

115,56

Cv%

15,46

14,22

17,02

17,08

11,89

7,59

9,15

10,68

Min

2376

2345

2834

3170

3460

3760

3875

3873

Max

5400

5920

7524

7960

5200

4895

5810

5765

T. kê

Bảng 3.18. Sản lượng sữa (kg/chu kỳ 305 ngày) của các nhóm bò

Nhóm bò Theo dõi Nuôi thí nghiệm




(Các số trung bình mang các chữ cái khác nhau trong cùng một hàng của cùng một nhóm bò thì khác nhau có ý nghĩa thống kê, P < 0,05).


Các kết quả tính toán cho thấy trong số 690 lứa đẻ bò HF theo dõi, phân bố tần số sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày tập trung phần lớn trong khoảng > 4.500kg – 6.000kg. Sản lượng sữa 305 ngày của bò F1 phân bố chủ yếu là trong khoảng > 3.500kg – 4.500kg, ở bò F2 > 3.500kg – 5.000kg và bò F3 là > 3.500kg – 5.500kg. Con có sản lượng sữa 305 ngày cao nhất là ở bò HF với 7.960kg và con thấp nhất là bò F2 với 2.345kg.

Sản lượng sữa trung bình 305 ngày của các nhóm bò F1, F2, F3 và HF theo dõi lần lượt là: 3.903,97 ± 25,68kg, 4.274,33 ± 26,55kg, 4.825,44 ± 34,20kg và 5.253,94 ± 34,16kg. Như vậy sản lượng sữa 305 ngày của bò HF cao nhất và thấp nhất là bò F1, điều này cho thấy khi tỷ lệ máu bò HF tăng lên thì sản lượng sữa cũng tăng lên. Sự sai khác về sản lượng sữa 305 ngày của các nhóm theo dõi có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Cũng tương tự như nhóm theo dõi các số liệu thu được đều cho thấy khi gia tăng tỷ lệ máu HF trong các con lai ở nhóm nuôi thí nghiệm thì sản lượng sữa cũng tăng lên. Bò HF có sản lượng sữa cao nhất và thấp nhất là ở F1. Sản


lượng sữa 305 ngày của nhóm bò F1, F2, F3 và HF nuôi thí nghiệm ở lứa thứ nhất đạt tương ứng là: 4.136,50 ± 109,66kg, 4.321,15 ± 73,35kg, 4.664,05 ± 95,45kg và 4.841,10 ± 115,56kg.

So sánh thống kê cho thấy, ở nhóm bò nuôi thí nghiệm sản lượng sữa 305 ngày của bò HF cao hơn so với F3, của bò F2 cao hơn so với F1 nhưng khác biệt chưa đủ độ tin cậy (P > 0,05). Sự khác biệt về sản lượng sữa 305 ngày của bò HF, F3 so với F2, F1 có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Theo Nguyễn Quốc Đạt (1999)[29] sản lượng sữa bò F1, F2 và F3 nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh tương ứng là: 3.643kg, 3.795,8kg và 3.414,5kg.

Nguyễn Xuân Trạch (2004)[101] thông báo sản lượng sữa bò F1, F2 và F3 nuôi tại ngoại thành Hà Nội là: 3.615kg, 3.758kg và 3.610kg.

Trần Trọng Thêm (2006)[92] cho rằng bò F1 nuôi tại Ba Vì có sản lượng sữa là 3.425kg, bò F3 nuôi tại Buôn Ma Thuột là 4.191,67kg. Theo Phạm Thế Huệ, Trần Quang Hân (2003)[45], sản lượng sữa của bò F1 và F2 nuôi tại Đắc Lắc đạt tương ứng: 2.050kg và 2.670kg.

Vũ Chí Cương và CS (2006)[13] cho biết sản lượng sữa 305 ngày của đàn bò F2 nuôi tại Hà Tây, Hà Nội, Lâm Đồng và thành phố Hồ Chí Minh lần lượt là: 4.102 kg, 5.802kg, 4.495kg và 4.094kg (trung bình là 4.106kg), của bò F3 tại các địa phương này tương ứng là: 4.179kg, 4.571kg, 4.595kg và 3.671kg (trung bình 3840kg). So với kết quả này, sản lượng sữa 305 ngày của bò F2 trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nuôi ở Hà Nội, tuy nhiên lại cao hơn ở các vùng khác. Đối với bò F3, kết quả về sản lượng sữa 305 ngày trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nuôi tại các vùng trên.

Vũ Văn Nội và CS (2007)[76] thông báo sản lượng sữa 305 ngày lứa 1 của bò mẹ 75% HF, bò cố định 75% HF và bò HF thuần tương ứng là: 3.502

± 127kg; 3.687 ± 508kg và 3.944 ± 360kg.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022