hoàn cảnh, đồng thời có thể nhờ các đơn vị này hỗ trợ thành lập nhóm, câu lạc bộ học sinh sống xa cha mẹ để chính thức hoạt động và phát triển.
Với những kết quả mà đề tài “Công tác xã hội nhóm với học sinh sống xa cha mẹ tại trường Trung học cơ sở Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp” đạt được đã góp phần giải quyết một phần những khó khăn của học sinh sống xa cha mẹ tại địa bàn nghiên cứu. Cùng với những kiến nghị và các biện pháp được đề xuất, chúng tôi hy vọng sẽ được gia đình, nhà trường và chính quyền địa phương nơi đây quan tâm và phát triển hơn nữa các hoạt động CTXH hỗ trợ cho học sinh của trường THCS Bình Tấn và xa hơn nữa là phát triển công tác giáo dục của địa phương.
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động CTXH nhóm với học sinh sống xa cha mẹ tại trường THCS Bình Tấn
Quá trình thực hiện CTXH nhóm với HS sống xa cha mẹ tại trường THCS Bình Tấn bước đầu đã mang lại một số kết quả nhất định, nhóm thân chủ đã đạt được mục tiêu theo kế hoạch. Tuy nhiên, để hoạt động này thành công hơn nữa và có thể nghiên cứu, nhân rộng, cần xem xét, thực hiện một số biện pháp sau:
1. Đối với người thực hiện CTXH nhóm cần phải nắm vững tiến trình nhóm và các kỹ năng cần thiết của người làm CTXH, đồng thời vận dụng linh hoạt, phù hợp với thực tiễn của nhóm. Trong đó chú trọng đến sự tương tác của các nhóm viên để giúp các em bộc lộ vấn đề, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm lẫn nhau và hình thành các kỹ năng giải quyết vấn đề và tạo lập mối quan hệ xã hội tích cực.
2. Sự tham gia của các thành viên nhóm là yếu tố quan trọng, do vậy cần phải được thực hiện từ những bước đầu của tiến trình nhóm. Các em nên được khuyến khích tham gia vào quá trình thiết lập mục tiêu và xây dựng kế hoạch hành động nhóm. Cùng với đó, cần tạo cơ hội để các thành viên chia sẽ trách nhiệm, rèn luyện sự tự tin trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của nhóm hơn là thụ động, tuân theo sự sắp đặt của nhân viên xã hội hoặc trưởng nhóm.
3. Các nội dung sinh hoạt cần dựa trên nhu cầu của nhóm, nhân viên xã hội nên giữ vai trò định hướng, gợi mở vấn đền cho nhóm lựa chọn, đồng thời cũng cần
tổ chức nhiều hoạt động để thu hút sự tham gia và tạo hứng thú để tăng cường sự tương tác giữa các thành viên nhóm. Cần xác định vai trò của các bên trong các buổi sinh hoạt không nhất thiết phải giống với các buổi truyền thông, do đó các em cần được khích lệ để đưa ra được các giải pháp và lựa chọn để thực hiện, nhân viên xã hội chỉ bổ sung thêm kiến thức mới khi thực sự cần thiết.
4. Chú trọng việc lượng giá bao gồm lượng giá tiến trình và lượng giá thường xuyên sau các buổi sinh hoạt để kịp thời phát hiện và điều chỉnh những vấn đề phát sinh hoặc thiếu sót. Thông qua hoạt động lượng giá có thể biểu dương, khen thưởng những em hoạt động tốt để khuyến khích các thành viên khác cũng như phát triển sự tự tin cho các em.
5. Giúp các em tạo lập và phát triển nhóm bằng cách tăng cường các hoạt động nhóm, mời cán bộ địa phương, nhà trường tham dự để thu hút sự quan tâm và lắng nghe những đóng góp, phản hồi từ họ, tạo cơ hội để họ tham gia nhằm tăng thêm nguồn lực hỗ trợ các em.
6. Chuyển giao nhóm: tiến trình nhóm có thể chưa giải quyết hết vấn đề của nhóm hoặc của một vài cá nhân trong nhóm. Do vậy, NVXH thông qua các nguồn lực mà mình biết, có thể tiếp tục tiến trình trợ giúp thân chủ như tiến hành CTXH cá nhân hoặc giới thiệu thân chủ sang nhóm khác phù hợp để trợ giúp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ActionAid (2014), Tiếp cận An sinh xã hội của người nhập cư, Hà Nội.
2. Đặng Nguyên Anh (2013), An sinh xã hội ở Việt Nam: thực trạng và đề xuất mô hinh, giải pháp, Tạp chí Xã hội học, số 1(121), tr.1-15.
3. Lê Văn An và Ngô Đức Tùng (2016), Sổ tay hướng dẫn phát triển cộng đồng, NXB Thanh Niên, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào Tạo, UNICEF (2013), Sáng kiến toàn cầu về trẻ em ngoài nhà trường, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014a), Đánh giá phối hợp ngành 2013-2014 lĩnh vực giáo dục, Hà Nội.
6. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2014b), Luật giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2014.
7. Bộ Giáo dục và Đào Tạo, UNICEF (2016), Sáng kiến toàn cầu về trẻ em ngoài nhà trường, Hà Nội.
8. Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2017), Quyết định số 327/QĐ-BGDĐT ban hành kế hoạch phát triển nghề công tác xã hội trong ngành giáo dục giai đoạn 2017- 2020, ban hành ngày 25 tháng 01 năm 2017.
9. Bộ LĐTBXH và UNICEF (2014), Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 32/2010/QĐ-TTg về Phát triển nghề Công Tác Xã Hội tại Việt Nam, Hà Nội.
10. Bộ Y Tế và Tổng cục Thống Kê (2003), Đánh giá khảo sát thanh niên Việt Nam, Hà Nội.
11. Tạ Thị Điệp (2014), Công tác xã hội với tình trang bỏ học của học sinh dân tộc thiểu số - nghiên cứu trường hợp tại xã Đăk Jơ Ta, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, luận văn, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
12. Lê Ngọc Hùng (2002), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2002, 343tr.
13. Phan Thị Mai Hương (2007). Cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó khăn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Thanh Hương (2012, Các yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của trẻ em vùng Tây Bắc hiện nay, luận án, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
15. Trần Văn Kham (2009). Hiểu về quan niệm công tác xã hội, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 25, tr1-7.
16. Nguyễn Ngọc Lâm (biên soạn, 2005), Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em và gia đình, Đại Học Mở, TP. Hồ Chí Minh.
17. Liên Hiệp Quốc (2007), Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em.
18. Nguyễn Thị Liên (2018), Ứng dụng phương pháp công tác xã hội nhóm trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em mồ côi tại làng trẻ SOS Hà Nội, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018: trang 122-126.
19. Hoàng Thị Loan (2017), Công tác xã hội nhóm đối với học sinh nam nghiện game online tại trường Trung học cở Gia Hòa, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, luận văn, Đại học Lao động - Xã hội, 167tr.
20. Nguyễn Đức Lộc (2017). Vai trò của các tổ chức xã hội trong việc hỗ trợ thanh niên công nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
21. Nguyễn Văn Lược (2016), Tác động của cha mẹ đi làm ăn xa đến Trẻ em bị bỏ lại ở nông thôn châu Á, Tạp chí KHXH&NV, tập 2, số 3, tr.330-340.
22. Nguyễn Hữu Minh (2012). Mối quan hệ trong gia đình ở Việt Nam: một số vấn đề cần quan tâm, Tạp chí Xã hội học, số 4(120), tr.96.
23. Tôn Nữ Ái Phương (2011), Vấn đề trẻ em bỏ học sớm và sự cần thiết của công tác xã hội trong hoạt động ngăn ngừa trẻ bỏ học ở nông thôn, Tạp chí Khoa học, Số 4(22): 96-106.
24. Nguyễn Minh Phương (2016), Công tác xã hội trong việc phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở trẻ em lao động sớm (khảo sát trên địa bàn quận ba đình và hoàn kiếm, thành phố hà nội), Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
25. Quốc Hội (2004), Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, ban hành ngày 15 tháng 6 năm 2004.
26. Quốc Hội (2016), Luật Trẻ em, ban hành ngày 05 tháng 4 năm 2016.
27. Lê Hải Thanh (Chủ biên, 2011), Công tác xã hội đại cương, NXB Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
28. Lê Văn Tích (chủ biên 2000). Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
29. Lê Văn Thịnh (2016). Thích ứng tâm lý của trẻ em nông thôn có bố mẹ đi làm ăn xa, Luận văn, Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, 74tr.
30. Đặng Thị Hải Thơ (2010), Nguyên nhân bỏ học của Trẻ em Việt Nam từ 11 - 18 tuổi, UNICEF, Hà Nội.
31. Phạm Thị Thanh Thúy (2014), Công tác xã hội nhóm trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn của học sinh Trung học cơ sở- nghiên cứu thực hiện tại trường THCS Trung Chính - Lương Tài - Bắc Ninh, luận văn, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
32. Đặng Thanh Trúc (1995), Học vấn của cha mẹ và kết quả học tập ở trường của trẻ em, Tạp chí Xã hội học số 4(52), tr94-94.
33. Trịnh Thị Tố Trinh (2016), Nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em tại huyện Hòa Vang- Thành Phố Đà Nẵng, luận văn, Đại học Đà Nẵng.
34. Tổng cục Thống kê (2014), Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ 2014, Hà Nội.
35. Tổng cục thống kê (2017), Vấn đề lao động và việc làm vào cuối năm 2017,
NXB Thông Tấn, Hà Nội
36. Tổng cục thống kê (2016), Điều tra di cư nội địa quốc gia năm 2015: các kết quả chủ yếu, NXB Thông Tấn, Hà Nội.
37. Nguyễn Thị Tứ (chủ biên, 2012), Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi & Tâm lý học sư phạm, NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
38. UNICEF (2015), Tác động của ngành may mặc và giày dép đến Trẻ em Việt Nam, Hà Nội.
39. Uỷ ban nhân dân xã Bình Tấn (2018), Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018.
40. World Bank (2011). Nâng cao chất lượng giáo dục cho mọi Người đến năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2018, từ: http://documents.worldbank.org/curated/en/520561468127189566/pdf/680920 v10VIETN04017020120Box367913B.pdf
41. Báo điện tử Đồng Tháp (2018), Bình Tấn - 30 năm, một chặng đường phát triển. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2018, từ: http://baodongthap.com.vn
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT
Mã số phiếu:…………………. Ngày điều tra:………………... Người điều tra:……………… Đọc soát:……………………..
Trường: Đại Học Thủ Dầu Một
Khoa: Công tác xã hội
Lớp: CH16XH01
Người nghiên cứu:
PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH SỐNG XA CHA MẸ
Thân chào các em!
Hiện tôi đang thực hiện đề tài “Công tác xã hội nhóm với học sinh sống xa cha mẹ tại trường THCS Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp”. Mục đích để tìm hiểu những khó khăn ảnh hưởng đến việc học tập và đời sống của học sinh sống xa cha mẹ. Sự tham gia tích cực của các em sẽ rất có ý nghĩa đối với đề tài này, vì vậy mong các em đọc kỹ từng câu hỏi và suy nghĩ, lựa chọn câu trả lời chính xác nhất. Tôi cam đoan những thông tin các em chia sẽ chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu, học tập và sẽ được bảo mật.
Vui lòng đánh dấu X vào ô lựa chọn, viết vào phần “….” theo suy nghĩ các em.
PHẦN A: THÔNG TIN VỀ ĐỜI SỐNG
Câu 1. Hiện tại em đang sống cùng với ai tại nhà? (có thể chọn nhiều đáp án)
ẹ
ị
ọ
Câu 2. Ngôi nhà em đang ở hiện tại là nhà của ai?
ủa cha mẹ ủ ủa họ Câu 3. Trong những người ở câu 1, ai là người QUAN TRỌNG NHẤT đối với việc học của em? …………………………, học vấn của người này (lớp mấy):…… Vì sao lại quan trọng: ………………………………………………………
Câu 4: Ngoài thời gian học ở trường thì em thường làm gì (kể cả cuối tuần)?
Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ
Chơi game, xem tivi, đi chơi ........... 1 ............... 2 ..................3 4
Phụ giúp việc nhà (giữ em....) ......... 1 ............... 2 ..................3 4
Làm việc kiếm tiền (phụ quán…) ... 1 ............... 2 ..................3 4
Tự học và làm bài tập ...................... 1 ............... 2 ..................3 4
Người trong nhà hướng dẫn học ..... 1 ............... 2 ..................3 4
Quây quần với gia đình ................. 1 ............... 2 ..................3 4
Tham gia hoạt động địa phương ..... 1 ............... 2 ..................3 4
Câu 5: Em và cha, mẹ nói chuyện với nhau như thế nào?
ằ ỗi
5.1. Thời gian mỗi lần em và cha, mẹ nói chuyện với nhau?
ết điều muố
ến hết chuyện cần nói
……
5.2. Em và cha, mẹ nói chuyện với nhau bằng cách nào?
ằng điện thoại củ
ờ điện thoại người khác
Câu 6: Số lần em và cha, mẹ gặp nhau?
ột lầ
ột lần
ừ 6 đến 12 tháng một lần
6.1. Mỗi lần gặp cha, mẹ được bao lâu?
ớ ế ến 1 tuầ ột tuần
6.2. Em có muốn được gặp cha, mẹ nhiều hơn không? Vì sao?
…………………………………………………………………………………
Câu 7: Kinh tế gia đình của em thuộc mức nào dưới đây?
ậ
ủ số
(Hộ nghèo, cận nghèo theo danh sách của xã năm 2018, khó khăn có xác nhận)
PHẦN B: THÔNG TIN VỀ HỌC TẬP
Câu 8. Kết quả học tập cả năm của em trong năm học 2017-2018 xếp loại?
ớ ỏ ất sắc
Câu 9. Theo em, kết quả học tập của em như trên là do?
Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ
Học thêm, phụ đạo ........................... 1.................2 ................ 3 4
Tự giác học tập ................................. 1.................2 ................ 3 4
Cha mẹ động viên, giúp đỡ .............. 1.................2 ................ 3 4
Người trong nhà giúp đỡ .................. 1.................2 ................ 3 4
Bạn bè giúp đỡ ................................. 1.................2 ................ 3 4
Nhà trường, thầy cô giúp đỡ ............ 1.................2 ................ 3 4
Chính quyền (ấp, xã) giúp đỡ........... 1.................2 ................ 3 4
Láng giềng, MTQ giúp..................... 1.................2 ................ 3 4
Thiếu thời gian học tập..................... 1.................2 ................ 3 4
Có vấn đề sức khỏe (đau ốm…)....... 1.................2 ................ 3 4
Thiếu sách vỡ, dụng cụ học tập........ 1.................2 ................ 3 4
Khác…………………………………………………………………………..
Câu 10. Những sự giúp đỡ em đã nhận được trong năm học vừa rồi là gì?
Nội dung giúp đỡ cụ thể là những gì? | |
Nhà trường, thầy cô | |
Láng giềng, mạnh thường quân | |
Chính quyền địa phương (ấp, xã) |
Có thể bạn quan tâm!
- Quá Trình Triển Khai Hoạt Động Nhóm (Khảo Sát Nhóm)
- Cây Vấn Đề Liên Quan Đến Khó Khăn Trong Học Tập Của Nhóm Thân Chủ
- Công tác xã hội nhóm với học sinh sống xa cha mẹ tại trường Trung học cơ sở Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp - 12
- Bảng Tiêu Chí Phỏng Vấn Sâu Cán Bộ Địa Phương
- Biên Bản Gỡ Băng Phỏng Vấn Sâu Số 2 Người Phỏng Vấn: Trần Chí Nhân
- Biên Bản Gỡ Băng Phỏng Vấn Sâu Số 4 Người Phỏng Vấn: Trần Chí Nhân
Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.
Câu 11. Trong năm học vừa qua, em có gặp những khó khăn đáng kể nào?
Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Hoàn toàn không Nếu chọn 1 hoặc 2, => trả lời câu 12, 13, 14 (chọn 3 hoặc 4, chuyển phần C) Câu 12: Những khó khăn đó là gì?
n áo, dụng cụ học tập, phương tiện)
c tập do phụ giúp công việc nhà, đi làm để kiếm tiền
Câu 13: Nguyên nhân của những khó khăn trên (vừa chọn ở câu 13) là gì?
……………………………………………………………………………………
Câu 14: Những khó khăn đó hiện nay như thế nào?
Nghiêm trọng hơn Vẫn còn như cũ Đã giảm được một phần Hầu như không còn Đã được giải quyết hoàn toàn
Vì sao:……………………………………………………………………………
PHẦN C: PHẦN NÀY HỎI VỀ QUAN ĐIỂM ĐỐI VỚI VIỆC HỌC
Câu 15: Ai là người CÓ QUYỀN QUYẾT ĐỊNH NHẤT việc học của em?
)…………
Câu 16: Người vừa được chọn ở trên (câu 16) muốn em học đến đâu?
Hết năm học này Hết cấp 2 Hết cấp 3 Trung cấp, TC nghề Cao đẳng, đại học Trên đại học Chưa biết (đến đâu cũng được) Khác (cụ thể là: ………………………………………………………………
Câu 17. Vì sao?
Vì tự em muốn như vậy Vì điều kiện kinh tế gia đình Mọi người xung quanh đều chọn vậy Vì phụ huynh em muốn vậy Vì phù hợp với lực học của em Không có lý do gì đặc biệt Khác (cụ thể là: ……………………………………………………………
Câu 18: Em đã từng có ý định bỏ học hoặc đã từng bỏ học chưa?
Có
Chưa Không biết
(Nếu CÓ ->trả lời câu 19, 20. Nếu chọn CHƯA hoặc Không biết->trả lời câu 21)
Câu 19: Nguyên nhân bỏ học hoặc muốn bỏ học là? (Có thể chọn nhiều đáp án)
Không biết Bạn bè rủ rê, tác động
Không theo kịp bài (kiến thức khó...) Muốn đi làm để kiếm tiền, tự lập Sức khỏe kém (thường đau ốm) Mâu thuẩn với bạn bè, người lạ Không biết học để làm gì sau này Có mâu thuẩn với thầy/cô
Kinh tế gia đình thiếu hụt Phải phụ giúp việc nhà, đồng áng
Chán học Mong muốn của cha/mẹ
Thiếu người động viên, nhắc nhỡ Khác (ghi ra): …………………