+ Khối lượng bê qua các độ tuổi sơ sinh, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng và 24 tháng
+ Kích thước các chiều đo chính và các chỉ số cấu tạo thể hình qua các độ tuổi sơ sinh, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng và 24 tháng
+ Mô tả quá trình sinh trưởng của các nhóm bò theo dõi và nuôi thí nghiệm từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi và vẽ theo đồ thị hàm Gompertz
- Khả năng sinh sản của bò cái lai F1, F2, F3 và HF bao gồm các chỉ tiêu:
+ Tuổi phối giống lần đầu
+ Tuổi đẻ lứa đầu
+ Thời gian phối lại sau khi đẻ
+ Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ
+ Hệ số phối giống
- Khả năng sản xuất sữa của bò cái F1, F2, F3 và HF gồm các chỉ tiêu:
+ Sản lượng sữa thực tế, thời gian cho sữa, sản lượng sữa tiêu chuẩn 305 ngày (4% mỡ), sản lượng sữa 305 ngày qua các lứa đẻ, năng suất sữa qua các tháng của chu kỳ 305 ngày, hệ số sụt sữa và tỷ lệ giảm sữa.
+ Chất lượng sữa của bò cái F1, F2, F3 và HF: Tỷ trọng sữa, tỷ lệ vật chất khô không mỡ, tỷ lệ mỡ và protein,
- Ước tính tiêu tốn thức ăn cho 1 kg sữa ở chu kỳ vắt sữa thứ nhất của các bò cái lai F1, F2, F3 và HF của nhóm bò nuôi thí nghiệm.
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để tiến hành nghiên cứu đề tài chúng tôi đã thu thập số liệu như sau:
- Bò nuôi thí nghiệm tại 27 hộ chăn nuôi bò sữa thuộc huyện Đơn Dương và Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, tổng cộng là 80 con cho 4 nhóm: HF, F1, F2 và F3 (mỗi nhóm 20 con). Mỗi hộ nuôi thí nghiệm từ 2 đến 4 con (7 hộ nuôi 2con/hộ; 14 hộ nuôi 3 con/hộ; 6 hộ nuôi 4 con/hộ). Các hộ được hướng
dẫn về kỹ thuật nuôi dưỡng, thức ăn được phối trộn đảm bảo khẩu phần ăn như nhau.
- Bò nuôi theo dõi được bố trí tại các công ty Liên doanh Thanh Sơn, Công ty Cổ phần sữa Lâm Đồng và 167 nông hộ chăn nuôi bò sữa (mỗi hộ khoảng 3 – 4 con) tại huyện Bảo Lộc, Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà và thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Việc thu thập số liệu về sinh trưởng, chất lượng sữa, thức ăn được các cán bộ đề tài thực hiện thường xuyên. Các số liệu về sinh sản, năng suất sữa được thực hiện bằng cách: cung cấp sổ theo dõi, hướng dẫn cách ghi chép cho nông hộ. Định kỳ cộng tác viên đề tài đến thu thập số liệu, kiểm tra thực tế.
2.3.1 Khả năng sinh trưởng
- Theo dõi khối lượng: Chọn bê cái sinh ra từ những con bò mẹ khoẻ mạnh, tương đối đồng đều về ngoại hình thể chất, sức sản xuất, thuộc lứa đẻ từ lứa 1 đến lứa 7. Bê được đeo số tai, ghi ngày tháng để theo dõi. Bò được nuôi nhốt và cho ăn cá thể tại chuồng.
Cân khối lượng bê sơ sinh bằng cân đồng hồ tối đa là 100kg (sai số ± 0,2kg). Cân khối lượng bê 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng và 24 tháng tuổi bằng cân điện tử của Úc (do hãng Ruddweigh Ply. Ltd sản xuất, sai số 0,5kg).
Tính các chỉ tiêu:
- Cường độ sinh trưởng tuyệt đối: =
- Cường độ sinh trưởng tương đối: = *100 Trong đó: + W1 là khối lượng đầu kỳ; W2 là khối lượng cuối kỳ
+ t1 là thời gian đầu kỳ; t2 là thời gian cuối kỳ
- Đo kích thước các chiều: Được thực hiện cùng với việc cân khối lượng của gia súc tại các thời điểm trên.
+ Dài thân chéo (DTC): đo bằng thước gậy, đo từ phía trước của khớp bả vai cánh tay tới sau xương u ngồi phía bên phải.
+ Cao vây (CV): đo bằng thước gậy, đo từ mặt đất đến đỉnh cao nhất của xương bả vai chiếu tới cột sống.
+ Vòng ngực (VN): dùng thước dây đo phía sau xương bả vai vòng thước sát chân trước qua ngực sang phía bên kia thành một vòng khép kín.
Đo vào buổi sáng trước khi bò ăn, sau khi cân để bò đứng ở tư thế tự nhiên nơi đất bằng phẳng, thao tác nhanh, nhẹ nhàng để kết quả đo chính xác. Sau đó ghi chép số liệu vào sổ sách.
Tính các chỉ số:
+ CSDT (chỉ số dài thân) = 100% * (DTC/CV)
+ CSTM (chỉ số tròn mình) = 100% * (VN/DTC)
+ CSKL (chỉ số khối lượng) = 100% * (VN/CV)
- Biểu diễn sinh trưởng của bò cái HF và con lai F1, F2 và F3 giữa HF và lai Sind bò và vẽ đồ thị theo hàm Gompertz:
-bx
Y = hay Y = m*EXP[-a*EXP(-b*x)]
2.3.2 Khả năng sinh sản
- Ghi chép ngày, tháng, năm bò được sinh ra
- Tuổi phối giống lần đầu: thời gian từ khi bê sinh ra đến khi phối giống lần đầu
- Tuổi đẻ lứa đầu: khoảng thời gian từ lúc sơ sinh đến khi đẻ lần đầu
- Ngày đẻ các lứa: ngày, tháng, năm bò đẻ các lứa
- Số con đẻ ra, tính biệt
- Số con đẻ ra còn sống
- Khối lượng bê sơ sinh
- Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (ngày): Khoảng thời gian giữa 2 lần đẻ kế
tiếp nhau
- Thời gian phối lại sau khi đẻ (ngày)
- Hệ số phối giống: số lần phối có chửa của các bò cái từ lứa 1 - lứa 7.
Đối với nhóm bò nuôi thí nghiệm chỉ theo dõi đến lứa thứ nhất
Các số liệu được thu thập dựa trên các sổ sách đã ghi chép trong các công ty và thông qua việc cung cấp sổ sách, hướng dẫn ghi chép cho từng hộ như đã đề cập ở trên.
2.3.3 Khả năng sản xuất sữa
Theo dõi trực tiếp và thông qua sổ sách ghi chép các chỉ tiêu:
- Năng suất sữa (kg) hàng tháng, hàng tuần của chu kỳ sữa
- Sản lượng sữa từ chu kỳ vắt sữa lứa 1 đến lứa 7 (đối với nhóm bò nuôi thí nghiệm theo dõi hết lứa 1)
- Sản lượng sữa theo lứa đẻ (kg/chu kỳ 305 ngày): thống kê theo từng nhóm bò đẻ các lứa từ lứa 1 đến lứa 7
- Sản lượng sữa 305 ngày: lượng sữa vắt được của các chu kỳ tiết sữa (từ khi bò đẻ đến hết tháng thứ 10)
- Sản lượng sữa thực tế: lượng sữa vắt được trong thời gian cho sữa thực tế
- Thời gian cho sữa: là khoảng cách từ khi đẻ đến lúc bắt đầu cạn sữa, là thời gian cho sữa thực tế (ngày)
- Sản lượng sữa tiêu chuẩn (4% mỡ) được xác định bằng công thức của Gaines (1923, trích từ Nguyễn Hải Quân và CS, 1995)[80]:
STC (Sữa tiêu chuẩn) (kg) = 0,4*S (kg) + 15*M M = m*S/100
Trong đó: STC là sản lượng sữa tiêu chuẩn (kg)
S là sản lượng sữa thực tế trong kỳ vắt (kg)
M là lượng mỡ sữa thực tế theo sản lượng sữa vắt được (kg) m là tỷ lệ mỡ sữa thực tế (%)
Đối với những bò có chu kỳ sữa dưới 305 ngày, sản lượng sữa 305 ngày được qui đổi theo phương pháp của Đinh Văn Cải và CS (1995)[3]:
- Năng suất sữa tháng thứ 9 bằng 7/8 năng suất sữa tháng thứ 8 đối với bò F1; 6,8/8 đối với bò F2 và F3.
- Năng suất sữa tháng thứ 10 bằng 6,1/7 năng suất sữa tháng thứ 9 đối
với bò F1 và 6,1/6,8 đối với bò F2 và F3.
Đối với những bò có thời gian cho sữa trên 10 tháng, chỉ lấy năng suất sữa đến tháng thứ 10. Theo dõi năng suất sữa hàng ngày của từng bò sữa theo lịch vắt sữa 2 lần trong ngày, buổi sáng từ 6 giờ đến 8 giờ, buổi chiều từ 16 giờ đến 18 giờ. Thu thập số liệu từ các dự án, công ty, đề tài và theo dõi thực tiếp bằng các phiếu ghi chép định sẵn hoặc sổ sách phát cho từng hộ. Người vắt sữa cân và ghi chép ngay vào phiếu và sổ sách theo dõi, định kỳ 7 – 10 ngày, có cán bộ cộng tác đề tài đến thu thập.
- Chất lượng sữa
Lấy mẫu sữa ngay sau khi vắt hoặc gom về 1 chổ, phân tích chất lượng sữa qua các tháng của chu kỳ sữa. Mẫu sữa được lấy định kỳ hàng tháng, vào một ngày nhất định vào giữa tháng, theo thứ tự tháng cho sữa của chu kỳ. Mẫu sữa lấy ở từng lần vắt trong ngày và phân tích riêng từng con trong từng lần vắt. Sữa được khuấy đều từ dưới lên trên khoảng 20 lần, sau đó dùng ống thuỷ tinh nhúng đều đến đáy và hút sữa lên rồi cho vào cốc đong dung tích tối thiểu 50ml, tối đa 300ml. Để sữa ổn định và phân tích các chỉ tiêu chất lượng sữa gồm: hàm lượng protein, mỡ, vật chất khô không mỡ, tỷ trọng bằng máy siêu âm LCUMA (LactiCheck Ultrasonic Milk Analyzer) của Mỹ.
2.3.4 Tiêu tốn thức ăn
Cân thức ăn cho ăn hàng ngày vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn,
lượng thức ăn thừa và rơi vãi trong ngày của từng cá thể rồi ghi chép tính toán tiêu tốn thức ăn cho 1kg sữa. Khẩu phần ăn phối trộn cũng như điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng của nhóm bò nuôi thí nghiệm đều giống nhau.
- Chất khô (CK) thu nhận (kg) = CK cho ăn (kg) – CK thừa (kg)
- TTTĂN (kg) = Tổng TTTĂN thực tế /Tổng sản lượng sữa thực tế (kg) Thức ăn tinh cho bò nuôi thí nghiêm sinh trưởng bao gồm: cám gạo
35%, bột ngô 29%, bột sắn 15%, khô dầu lạc 6%, đỗ tương 7%, bột cá 6%, premix khoáng 1% và muối 1%. Với khẩu phần này, thức ăn tinh có tỷ lệ protein 16,04%, năng lượng trao đổi 2.772Kcal/kg. Thức ăn tinh chiếm 35% trong khẩu phần. Thức ăn xanh là cỏ voi được cho ăn tự do.
Thức ăn tinh cho bò vắt sữa nuôi thí nghiệm bao gồm: cám gạo 28%, bột ngô 35%, bột sắn 11%, khô dầu lạc 6%, khô dầu bông 6%, đỗ tương 7%, bột cá 5%, premix khoáng 1% và muối 1%. Với khẩu phần này, tỷ lệ protein là 17,04%, năng lượng trao đổi 2.780Kcal và cứ 1kg thức ăn tinh đủ để sản xuất 2 lít sữa kể từ lít thứ 6 trở đi. Thức ăn cơ sở gồm: Thức ăn xanh là cỏ voi và cỏ tự nhiên (trung bình 40 – 45kg/ngày), rỉ mật trung bình 1,5kg/con/ngày.
Khẩu phần phối hợp dựa trên nguồn nguyên liệu sẵn có của các nông hộ để dễ dàng áp dụng. Thành phần hóa học của các nguyên liệu để phối trộn khẩu phần được trình bày trong bảng 2 (phụ lục 2). Đàn bò cái vắt sữa được nuôi nhốt tại chuồng. Mỗi ngày vận động hai lần, sáng và chiều tại sân chơi cạnh chuồng, mỗi lần 1 giờ, sau khi vắt sữa. Nhu cầu dinh dưỡng được tính dựa theo tiêu chuẩn của NRC, 2001[164].
2.4 XỬ LÝ SỐ LIỆU
Các số liệu theo dõi được xử lý trên máy vi tính bằng các phần mềm STATGRAPHICS Centurion XV Version 15.1.02; SPSS 15.0 và SAS tại Bộ môn Chăn nuôi Chuyên khoa, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Tây Nguyên và Bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng
Thuỷ sản, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Các số liệu sau khi kiểm tra bằng phần mềm thống kê STATGRAPHICS Centurion XV Version 15.1.02 nếu vượt khỏi giới hạn 3σ đều bị loại trong quá trình xử lý tiếp theo.
Mô hình 1: So sánh khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa, tiêu tốn thức ăn giữa các nhóm bò bằng phép phân tích phương sai
(ANOVA) theo mô hình thống kê sau: yij = + i + ij
Trong đó, yij: giá trị quan sát thứ j của chỉ tiêu nghiên cứu ở nhóm bò thứ i ,
: trung bình của chỉ tiêu nghiên cứu,
i : ảnh hưởng của nhóm bò thứ i (i = F1, F2, F3 và HF),
ij : sai số ngẫu nhiên.
Các tham số thống kê ước tính bao gồm: dung lượng mẫu (n), trung bình cộng ( X ), sai số tiêu chuẩn (SE), hệ số biến động (Cv), giá trị lớn nhất (Max) và giá trị bé nhất (Min). So sánh giá trị trung bình theo cặp bằng phép so sánh Tukey.
-bx
Mô hình 2. Xây dựng hàm sinh trưởng của các nhóm bò theo hàm Gompertz: Y = hay Y = m*EXP[-a*EXP(-b*x)]
Trong đó: Y là khối lượng bò (kg), x là tuổi (tháng), m là khối lượng tiệm cận trên (kg), a là hằng số tích hợp liên quan đến khối lượng sơ sinh, b là tỷ lệ tốc độ tăng trưởng tối đa so với khối lượng trưởng thành của bò, e là cơ số logarit tự nhiên (2,71828), EXP (Exponent) là số mũ.
Tính toán các giá trị của hàm: xPI (ln(a)/b) và YPI (m/e) là tuổi và khối lượng bò tại điểm uốn, MWGPI (mb/e) là trị số tăng khối lượng cực đại (kg) tại điểm uốn. Ước lượng tối ưu các tham số m, a, b, của các phương trình hồi quy trên cơ sở cực tiểu hoá tổng bình phương các phần dư (residual sum of squares) theo phương pháp hồi quy phi tuyến (nonlinear regression) của Levenberg (1944)[151] và Marquardt (1963)[157] trên STATGRAPHICS Centurion XV Version 15.1.02.
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA BÊ, BÒ CÁI F1, F2, F3 (HF x LAI SIND) VÀ HF
3.1.1 Khả năng sinh trưởng của các nhóm bê, bò cái theo dõi
3.1.1.1 Sinh trưởng tích lũy, tuyệt đối, tương đối
Các số liệu xử lý kết quả theo dõi về khả năng sinh trưởng của các nhóm bò cái HF bò lai F1, F2, F3 giữa HF với bò lai Sind trình bày trong bảng 3.1; 3.2, 3.3; 3.4 và được minh họa bằng các hình 3.1; biểu đồ 3.1 và hình 3.2.
Bảng 3.1. Khối lượng bò cái (kg) từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi
th. kê | Sơ sinh | 6 tháng | 12 tháng | 18 tháng | 24 tháng |
29,47a | 130,01a | 212,23a | 286,59a | 352,50a | |
F1 SE | 0,22 | 0,87 | 1,37 | 1,26 | 1,38 |
(n = 114) Cv% | 8,10 | 7,13 | 6,92 | 4,68 | 4,17 |
30,85b | 137,47b | 223,83b | 298,67b | 370,71b | |
F2 SE | 0,21 | 0,86 | 1,36 | 1,77 | 1,19 |
(n = 118) Cv% | 7,52 | 6,81 | 6,62 | 6,45 | 3,49 |
33,85c | 149,65c | 243,01c | 327,88c | 402,45c | |
F3 SE | 0,24 | 0,67 | 1,03 | 1,44 | 1,34 |
(n = 116) Cv% | 7,59 | 4,80 | 4,56 | 4,72 | 3,58 |
35,45d | 158,06d | 257,79 d | 346,07d | 423,55d | |
HF SE | 0,15 | 0,66 | 1,01 | 1,12 | 1,14 |
(n = 257) Cv% | 6,61 | 6,72 | 6,26 | 5,20 | 4,33 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa của bò cái holstein friesian HF thuần, các thế hệ lai F1, F2 và F3 giữa HF và lai sind nuôi tại tỉnh Lâm Đồng - 5
- Tình Hình Nghiên Cứu Trong Và Ngoài Nước
- Một Số Yếu Tố Về Điều Kiện Tự Nhiên Tỉnh Lâm Đồng
- Tăng Trưởng Tuyệt Đối (G/ngày) Và Tăng Trưởng Tương Đối (%) Của Các Nhóm Bò
- Tăng Trưởng Truyệt Đối (G/ngày) Và Tăng Trưởng Tương Đối (%) Của Các Nhóm Bò
- Đường Cong Gompertz Biểu Diễn Sinh Trưởng Của Bò F1 Theo Dõi
Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.
Nhóm bò Th. số
Tháng tuổi
(Các số trung bình mang các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thì khác nhau có ý nghĩa thống kê, P < 0,05).
Các số liệu thu được trong bảng 3.1. cho thấy khối lượng sơ sinh của bò F1, F2, F3 và HF theo dõi tương ứng là: 29,47 ± 0,22kg, 30,85 ± 0,21kg, 33,85
± 0,24kg và 35,45 ± 0,15kg. Đến 6 tháng tuổi khối lượng trung bình của các
nhóm bò là 130,01 ± 0,87kg, 137,47 ± 0,86kg, 149,65 ± 0,67kg và 158,06 ±