Tổng Quan Về Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Sông Nhuệ


- Chính sách, biện pháp khoán chỉ tiêu huy động TG

Đây là phương pháp lập kế hoạch được thực hiện nhằm tăng cường năng lực và tính năng động của nhân viên. Mỗi ngân hàng sẽ có cách phân bổ khác nhau tùy vào nguồn vốn mà họ cần. Áp lực lên nhân viên là điều không tránh khỏi, nhưng cùng với đó là hiệu quả của ngân hàng sẽ tăng lên. Hình thức này cũng là một dạng chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành công việc của các nhân viên làm nhiệm vụ huy động vốn, căn cứ vào đó xét năng lực kinh doanh, đánh giá mức khen thưởng, xử phạt hàng năm cho cán bộ nhân viên.

Ngoài ra, việc khoán chỉ tiêu huy động vốn với cả cán bộ cấp cao của ngân hàng là muốn tận dụng mối quan hệ sâu, rộng và có tiềm năng của những vị trí cốt cán này để làm lợi cho hoạt động kinh doanh. Trong bối cảnh toàn hệ thống tài chính phải tái cấu trúc, sắp xếp lại, thì việc này cũng là cách để đánh giá đúng năng lực cán bộ. Đây cũng là căn cứ để xây dựng chiến lược nhân sự hợp lý trong thời gian sắp tới của từng ngân hàng.

- Cơ sở vật chất, công nghệ ngân hàng

Trong cạnh tranh, các Ngân hàng không ngừng đổi mới công nghê, nâng cao cơ sở vật chất, đặc biệt các dịch vụ về chuyên môn Ngân hàng sẽ được đa dạng, chất lượng ngày càng tốt hơn, đảm bảo các loại dịch vụ được cung ứng nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Một ngân hàng có trụ sở khang trang, sạch sẽ, trang thiết bị hiện đại sẽ làm cho khách hàng an tâm hơn khi đến giao dịch. Ngoài ra, địa điểm giao dịch thuận tiện sẽ tạo thuận lợi hơn cho khách hàng khi đến ngân hàng, làm tăng khả năng huy động vốn.

- Chính sách Marketing

Khi cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng gay gắt thì vai trò của hoạt động marketing càng trở nên quan trọng, đặc biệt là đối với các NHTM. Hoạt động này giúp cho ngân hàng nắm bắt được các yêu cầu và mong muốn của khách hàng, trên cơ sở đó mới đưa ra được những hình thức huy động, chính


sách lãi suất, chính sách tín dụng phù hợp và hiệu quả. Không chỉ có vậy, hoạt động marketing cũng cung cấp cho khách hàng những thông tin đầy đủ, kịp thời giúp cho khách hàng đưa ra những quyết định hợp lý về việc phải gửi tiền về đâu và gửi dưới hình thức nào có lợi nhất. Do đó để thu hút được khách hàng đến với mình nhằm gia tăng nguồn vốn huy động đòi hỏi các ngân hàng phải đặc biệt chú ý và dành một khoản chi phí nhất định cho marketing nhằm tạo dựng hình ảnh và uy tín của ngân hàng trong lòng khách hàng.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Trên góc độ ngân hàng, để đạt được hiệu quả huy động vốn cao, ngân hàng cần bám sát nhu cầu sử dụng vốn. Huy động vốn không những đáp ứng nhu cầu mà còn phù hợp về cơ cấu, kỳ hạn và loại tiền với chi phí huy động thấp nhất. Đồng thời phải duy trì được tính ổn định cao của các nguồn tiền huy động. Có như vậy mới hạn chế được rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Huy động TG là một hình thức của huy động vốn. Do đó có thể hiểu hiệu quả huy động vốn TG phản ánh kết quả công tác huy động, đảm bảo an toàn hoạt động, với chi phí nhỏ nhất, rủi ro thấp nhất và đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất.

Việc đánh giá hiệu quả huy động vốn TG phải dựa trên các chỉ tiêu định tính và định lượng. Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu này một cách cặn kẽ, tỉ mỉ, kết hợp tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của một ngân hàng thương mại, các nhà lãnh đạo sẽ đánh giá được thực trạng huy động vốn TG tại ngân hàng, những mặt đạt được, những mặt còn yếu kém, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH SÔNG NHUỆ


2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÔNG NHUỆ

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Nhuệ

Tên giao dịch: Vietinbank – Chi nhánh Sông Nhuệ

Trụ sở chính: Số 10, đường Ngô Quyền, Quận Hà Đông, TP Hà Nội.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Chi nhánh NHCT Sông Nhuệ tiền thân là một chi nhánh cấp 2 trực thuộc NHCT Hà Tây, được thành lập vào tháng 7/1988 với tên gọi là NHCT Hà Sơn Bình. NHCT Hà Sơn Bình là đơn vị hạch toán độc lập có trụ sở chính tại thị xã Hà Đông và một chi nhánh trực thuộc tại thị xã Hòa Bình.

Ngày 9/10/1991, tỉnh Hà Sơn Bình được tách ra làm hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình, cùng với đó là quyết định của thống đốc NHNN Việt Nam về việc giải thể NHCT Hà Sơn Bình, thành lập NHCT Hà Tây, bàn giao chi nhánh Hòa Bình cho ngân hàng NN&PTNN quản lý. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, NHCT Hà Tây đã có những sự đổi mới cho phù hợp: Tháng 10/2001, HĐQT NHCT Hà Tây quyết định sáp nhập 2 phòng giao dịch số 2 và số 3 trực thuộc NHCT Hà Tây thành chi nhánh cấp 2 Sông Nhuệ.

Kể từ tháng 07/2006 NHCT Sông Nhuệ được nâng cấp thành chi nhánh cấp I theo quyết định của Ngân hàng Công thương Việt Nam.


Trong quá trình phát triển của mình, NHCT Sông Nhuệ luôn chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và không ngừng mở rộng phạm vi cũng như lĩnh vực hoạt động. Năm 2019, NHCT Sông Nhuệ được khen thưởng Chi nhánh hoàn thành nhiệm vụ.

Phòng Kế toán

Phó giám đốc

Phòng tiền tệ kho quỹ

Phó giám đốc

Phòng tổng hợp


Phòng

TCHC

Giám đốc

Phó giám đốc

2.1.2 Bộ máy tổ chức


Phòng bán lẻ Phòng khách hàng DN Nguồn Vietinbank Sông Nhuệ Tính đến thời 1


Phòng bán lẻ

Phòng khách hàng

DN

(Nguồn: Vietinbank Sông Nhuệ)

Tính đến thời điểm tháng 12/2019, NHCT Sông Nhuệ có 120 cán bộ nhân viên, ban lãnh đạo gồm 01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc.

Cơ cấu tổ chức của chi nhánh bao gồm 06 phòng/ban cụ thể như sau:

- Phòng Khách hàng doanh nghiệp và Phòng bán lẻ: Tham mưu cho Ban giám đốc chi nhánh trong quan hệ khách hàng và khai thác các lợi ích tối đa từ khách hàng là các doanh nghiệp và các cá nhân, hộ gia đình; thực hiện thẩm định tín dụng, cập nhật các thông tin của khách hàng, đề xuất kịp thời các giải pháp tín dụng nhằm đảm bảo an toàn vốn vay. Trực tiếp, phối hợp


các bộ phận liên quan thực hiện công tác tài trợ thương mại; đánh giá và giám sát chất lượng tín dụng, quản lý, phân loại nợ và các công tác khác.

- Phòng Kế toán: Tham mưu cho Ban giám đốc chi nhánh trong công tác hạch toán kế toán, quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ; quản lý hệ thống máy tính và điện toán; quản lý, kiểm kê tài sản; công cụ dụng cụ tại chi nhánh.

- Phòng Tiền tệ kho quỹ: Tham mưu cho Ban giám đốc chi nhánh trong công tác quản lý, sử dụng tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ tài sản bảo đảm,.. của chi nhánh tại nơi giao dịch, kho bảo quản và trên đường vận chuyển.

- Phòng Tổng hợp: Tham mưu cho Ban giám đốc chi nhánh trong công tác lập. xây dựng, giao kế hoạch, tổng hợp báo cáo tại chi nhánh; xử lý nợ có vấn đề.

- Phòng Tổ chức – hành chính: Tham mưu cho Ban giám đốc chi nhánh trong công tác quản lý cán bộ, văn phòng, hành chính quản trị của chi nhánh.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong những năm hoạt động vừa qua, Chi nhánh NHCT Sông Nhuệ đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những chi nhánh hoạt động hiệu quả. Với mục tiêu trở thành một Chi nhánh vững mạnh, chi nhánh đã tiến hành nhiều biện pháp để xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

Hoạt động chủ yếu của Chi nhánh đó là tìm kiếm khách hàng mới bằng việc thu hút nhiều loại khách hàng: từ dân cư, doanh nghiệp, tổng công ty,… Cùng với đó là việc đa dạng các hình thức huy động vốn, cho vay nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng đến với Ngân hàng. Vì vậy dù còn nhiều khó khăn nhưng Chi nhánh vẫn giữ được sự tăng trưởng ổn định qua các năm, tạo được lòng tin của khách hàng đối với Ngân hàng. Cụ thể, hoạt động kinh doanh có nhiều chuyển biến tốt ở các nghiệp vụ huy động vốn, tài trợ thương


mại, thanh toán, dịch vụ chuyển tiền và công tác đầu tư cho vay thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2. 1 Một số chỉ tiêu cơ bản trong kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Sông Nhuệ giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị: Triệu VND

STT

Nội dung

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

1

Nguồn vốn huy động (gồm cả GTCG, ủy thác đầu tư)

1570,4

1445,7

1817

2

Dư nợ cho vay nền kinh tế

1806

1832

1973

3

Thu dịch vụ ngân hàng

7,9

8,3

10,7

4

Lợi nhuận thực hiện

53,5

60,9

67,2

Trong đó: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

45,7

63,8

66,4

5

Thu nợ xử lý rủi ro

4,3

1,4

0,8

6

Phát hành thẻ ATM

6789

3984

3482

7

Nguồn huy động qua thẻ ATM

15

22

20

8

Doanh số thanh toán thẻ Tín dụng quốc tế

147

155,3

227

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sông Nhuệ - 6

(Nguồn: Báo cáo KQ HĐKQ tại Vietinbank Sông Nhuệ)

a. Công tác huy động vốn

Trong năm 2019, tổng nguồn vốn huy động toàn chi nhánh đạt 1.817 tỷ đồng, tăng 371 tỷ đồng so với năm 2018 (tương đương tăng 26%), hoàn thành 105% kế hoạch được giao, trong đó:

- Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền:

+ Tiền gửi VND 1.596 tỷ VND (tăng 14 % so với năm 2018)


+ Ngoại tệ quy VND 221 tỷ VND (tăng 500% so với năm 2018)

Cơ cấu nguồn vốn ngoại tệ của chi nhánh tăng đáng kể so với năm 2018, chủ yếu do chi nhánh được ghi nhận khoản vốn 7 triệu đô của ICBC từ tháng 7/2018. Phần còn lại chủ yếu thu hút từ khách hàng cá nhân.

- Cơ cấu nguồn vốn theo phân khúc khách hàng

+ Tiền gửi từ doanh nghiệp đạt 357,7 tỷ VND, trong đó:

(i) Tiền gửi khách hàng doanh nghiệp lớn đạt 165 tỷ VND sau điều chỉnh (đạt 165% kế hoạch) nhưng giảm 130 tỷ VND so với năm 2018.

(ii) Tiền gửi từ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ 144,4 tỷ VND (đạt 80% kế hoạch)

(iii) Tiền gửi khách hàng doanh nghiệp siêu vi mô 48 tỷ VND, đạt 80% kế hoạch, số lượng khách hàng siêu vi mô lớn nhưng bình quân số dư tiền gửi chưa cao, số dư lớn chỉ tập trung ở một số ít khách hàng.

+ Tiền gửi từ khách hàng cá nhân đạt 854 tỷ VND (trong đó 26 tỷ VND từ nguồn tiền gửi ATM), mặc dù đã tăng 133 tỷ VND (tương ứng tăng 21%) so với năm 2018 nhưng chỉ đạt 92% kế hoạch đề ra.

+ Tiền gửi/vay của các tổ chức tín dụng, đầu tư tài chính: 666,4 tỷ VND tăng 338 tỷ VND so với năm 2018, tăng chủ yếu vào số dư tiền gửi Bảo hiểm tiền gửi (350 tỷ VND, so với 180 tỷ VND năm 2018).

Mặc dù số dư tiền gửi tăng cao nhưng nguồn tiền gửi từ doanh nghiệp vẫn còn tương đối thấp, chưa tương xứng với dư nợ cho vay, chi nhánh vẫn cần nguồn bổ sung lớn từ các định chế tài chính. Tiền gửi từ khách hàng cá nhân có tăng nhưng vẫn cần đẩy mạnh hơn nữa mới có thể bắt kịp yêu cầu tăng trưởng đối với khối bán lẻ của NHCT trong giai đoạn hiện nay.

b. Công tác tín dụng

Dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 1.973 tỷ VND và số dư đầu tư trái phiếu là 200 tỷ VND, theo đó tổng dư nợ của Chi nhánh tăng 8% so với năm 2018, hoàn thành 96% kế hoạch đã điều chỉnh.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí