USD, bất động sản, chứng khoán…) lại phụ thuộc vào tâm lý tiêu dùng của dân cư ở các vùng miền cũng như điều kiện KT-XH trong từng thời kỳ. Chính vì vậy Ngân hàng phải nắm bắt tâm lý, thói quen tiêu dùng từ dân cư để có những chính sách huy động vốn phù hợp và đạt hiệu quả cao.
1.2.4.2 Các nhân tố chủ quan
Nhóm yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến hoạt động huy động vốn
của ngân hàng thương mại, bao gồm:
- Chính sách lãi suất: đối với người gửi tiền nhằm mục đích hưởng lãi thì lãi suất luôn là mối quan tâm lớn nhất. Họ thường so sánh lãi suất tiền gửi với tỷ lệ trượt giá của đồng tiền và khả năng sinh lời của các hình thức đầu tư khác như vàng, ngoại tệ, cổ phiếu… Nếu khách hàng cảm thấy hài lòng với mức lãi suất ngân hàng công bố, họ sẽ lựa chọn việc gửi tiền vào ngân hàng như một kênh đầu tư hợp lý mang lại lợi ích kinh tế cho bản thân. Vì vậy để thu hút nguồn vốn, nhất là tiền gửi từ dân cư, ngân hàng phải xây dựng chính sách lãi suất mang tính cạnh tranh, vừa huy động được nguồn vốn cần thiết, vừa đảm bảo kinh doanh có lãi. Việc đa dạng hóa các mức lãi suất cũng như các hình thức gửi tiền phù hợp với từng loại khách hàng, từng kỳ hạn gửi và chính sách khách hàng hấp dẫn sẽ thu hút được nhiều người gửi tiền. Trong điều kiện cạnh tranh cao, khi các mức lãi suất huy động ở các NHTM không có chênh lệch đáng kể thì cần kết hợp các yếu tố thu hút khách hàng như uy tín, sự thuận lợi trong giao dịch, điều kiện thanh toán … mới có thể gia tăng được nguồn vốn.
- Chiến lược kinh doanh và chính sách khách hàng: NHTM muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải xây dựng một chiến lược kinh doanh lâu dài và phù hợp với tình hình thực tiễn và điều kiện kinh doanh, trong đó có chiến lược huy động vốn. Thông thường các NHTM xây dựng chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn (5 năm, 10 năm) và cụ thể hóa từng năm. Trên cơ sở định hướng của NHNN, Ngân hàng cấp trên, tình hình thực tiễn kinh doanh tại địa bàn, các NHTM chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh và chính sách khách hàng sao cho đạt hiệu quả cao nhất.. Ngân hàng sẽ xây dựng chiến lược huy động nguồn vốn tương ứng thông qua các sản phẩm, các chương trình huy động đa dạng về kỳ hạn, hấp dẫn về lãi suất kèm theo chính sách
khuyến mãi.,chính sách huy động vốn cũng phải thay đổi nhằm đảm bảo cân đối
nguồn vốn và sử dụng vốn hợp lý theo từng thời kỳ.
Chính sách khách hàng bao gồm hệ thống các công cụ, chính sách, giải pháp được Ngân hàng xây dựng và áp dụng nhằm khuyến khích, thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. Các chương trình này có thể là những chương trình khuyến mãi, tặng quà, quay số trúng thưởng hoặc cung cấp cho khách hàng những tiện ích hấp dẫn đi kèm với lãi suất cạnh tranh,… Nếu NHTM có chính sách khách hàng phù hợp, linh hoạt, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng thì sẽ phát triển được cả nguồn vốn lẫn các sản phẩm dịch vụ khác.
- Chất lượng, tiện ích và mức độ đa dạng của sản phẩm, dịch vụ:
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Quảng Trạch Bắc Quảng Bình - 2
- Các Hoạt Động Cơ Bản Của Ngân Hàng Thương Mại
- Lý Luận Về Công Tác Huy Động Vốn Của Ngân Hàng Thương Mại
- Tổng Quan Về Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Huyện Quảng Trạch Bắc Quảng Bình
- Kết Quả Tài Chính Của Agribank Chi Nhánh Huyện Quảng Trạch Giai Đoạn 2014 – 2016
- Thị Phần Nguồn Vốn Huy Động Của Các Nhtm Trên Địa Bàn Huyện Quảng Trạch Năm 2016
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
Chất lượng sản phẩm mang tính chất vô hình, được đánh giá thông qua nhiều tiêu chí như: tính hợp lý, hiệu quả và mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng cùng với những lợi ích về phía ngân hàng. Tiện tích là những lợi ích và sự thuận tiện khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Từ đó, ngân hàng sẽ thu hút được ngày càng nhiều nguồn vốn tiền gửi cũng như thu được nhiều lợi nhuận từ các sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó, các tiện ích đi kèm cũng góp phần làm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng.
Sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ thể hiện thông qua sự đa dạng về kỳ hạn, về loại hình sản phẩm dịch vụ, về đối tượng gửi tiền. Danh mục sản phẩm, dịch vụ càng đa dạng và phong phú, khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của họ.
Ngoài ra, hệ thống bảo hiểm tiền gửi an toàn, chắc chắn, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền khi có sự cố xảy ra cũng đem lại sự yên tâm cho người gửi tiền.
- Năng lực trình độ, thái độ phục vụ của cán bộ NH: chất lượng của đội ngũ nhân viên cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy động vốn NH. Đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, tác phong chuyên nghiệp sẽ dễ dàng tạo được niềm tin cho khách hàng. Bởi ngoài mong muốn tìm kiếm lợi nhuận, khách hàng là cá nhân thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý
- Mạng lưới hoạt động, cơ sở vật chất, chất lượng phục vụ:
Mạng lưới hoạt động được xem là một lợi thế kinh doanh của các NHTM trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Các chi nhánh, các phòng giao dịch của NHTM tại các khu vực trọng điểm sẽ nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng đó, góp phần tăng trưởng nguồn vốn huy động trên địa bàn.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị càng tiên tiến, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phục vụ khách hàng đầy đủ và nhanh chóng thì càng thu hút khách hàng đến giao dịch, đồng thời nâng cao vị thế của NHTM.
Chất lượng phục vụ, phong cách giao dịch của cán bộ Ngân hàng cũng là một nhân tố quan trọng để tăng trưởng nguồn vốn. Đối với công tác huy động vốn, một đội ngũ nhân viên giao dịch nắm vững nghiệp vụ, thao tác thành thạo, phong cách giao dịch lịch thiệp, mang tính chuyên nghiệp cao sẽ tạo ấn tượng tốt cho khách hàng. Những kiến thức, kinh nghiệm, chuyên môn, khả năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng góp phần làm gia tăng chất lượng dịch vụ của Ngân hàng, thu hút ngày càng nhiều khách hàng giao dịch cũng như gửi tiền tại Ngân hàng.
- Năng lực tài chính, uy tín, thương hiệu của ngân hàng thương mại
Năng lực tài chính là một trong những thế mạnh của Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Một Ngân hàng có năng lực tài chính tốt sẽ có nguồn lực để phát triển hoạt động kinh doanh, tạo được sự tin tưởng từ khách hàng và nhà đầu tư đối với Ngân hàng. Ngược lại, tình hình tài chính của một Ngân hàng yếu kém sẽ gây khó khăn cho việc phát triển hoạt động kinh doanh cũng như suy giảm lòng tin đối với khách hàng.
Uy tín, thương hiệu của một Ngân hàng được hình thành qua quá trình hoạt động lâu dài của Ngân hàng cùng với những thành quả mà Ngân hàng nhận được. Thông thường uy tín, thương hiệu của Ngân hàng được người gửi tiền nhìn nhận, đánh giá qua các tiêu chí: sự hoạt động lâu năm, quy mô, trình độ quản lý, công nghệ…Một Ngân hàng có uy tín tốt sẽ có thuận lợi trong việc đặt mối quan hệ bền vững với khách hàng và thu hút vốn từ khách hàng. Điều này đòi hỏi các NHTM phải nâng cao uy tín, thương hiệu, chất lượng các sản phẩm dịch vụ của mình nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của người gửi tiền.
1.2.5 Các tiêu chí đánh giá huy động vốn của Ngân hàng thương mại
1.2.5.1 Chỉ tiêu về quy mô và tốc độ tăng trưởng
- Tỷ lệ nguồn vốn huy động / Vốn tự có của NHTM : chỉ tiêu này xác định khả năng và quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế của NHTM (thường xác định ở NHTM trung ương)
- Tốc độ tăng trưởng: chỉ số này xác định khả năng và quy mô thu hút vốn từ
nền kinh tế, theo yêu cầu của Luật, chỉ số này phải ≤ 20 lần.
Nguồn vốn
-
Nguồn vốn
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn
huy động năm n huy động năm n-1
=
Nguồn vốn huy động năm n-1
x 100 (%)
1.2.5.2 Chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn
Một yếu tố quan trọng khác được đưa ra để đánh giá khả năng huy động vốn của NHTM là cơ cấu vốn. Cơ cấu vốn được phản ánh thông qua tỷ trọng của từng loại vốn trong tổng vốn của Ngân hàng. Quy mô của loại vốn i được sử dụng để tính tỷ trọng của nó trong tổng vốn huy động.
Tỷ trọng của loại vốn i =
Quy mô của loại vốn i Tổng vốn huy động
Tỷ trọng loại vốn nào cao phản ánh ưu thế của Ngân hàng trong việc huy động loại vốn đó. Mặt khác, nó cũng cho thấy sự chú trọng của Ngân hàng vào những hình thức huy động nhất định. Qua đó, người ta có thể nhận thấy chính sách huy động vốn của Ngân hàng và đánh giá được Ngân hàng có đạt được mục tiêu trong trường hợp thực hiện thay đổi cơ cấu vốn hay không.
1.2.5.3 Chỉ tiêu về thị phần huy động vốn
Chỉ tiêu này phản ảnh thị phần huy động vốn của một NHTM so với tổng huy động vốn của tất cả các NHTM trong một thời kỳ nhất định; nó nói lên khả năng hoặc hạn chế trong công tác huy động vốn so với một hoặc một số NHTM.
Thị phần HĐV =
Tổng nguồn VHĐ
Tổng nguồn VHĐ các NHTM x 100%
1.2.5.4 Chỉ tiêu về chi phí huy động vốn
- Chi phí huy động vốn: là những khoản chi phí ngân hàng phải bỏ ra cho hoạt động huy động vốn. Thông thường chi phí trả lãi là chi phí lớn nhất trong tổng chi phí của ngân hàng. Đó là số tiền lãi NHTM phải trả cho khách hàng dựa trên số tiền gửi, mức lãi suất và thời hạn gửi của khách hàng.
n
Chi phí lãi = (Ai * Vi * Ni / 360)
i1
Trong đó: Ai: giá trị nguồn vốn thứ i; Vi: lãi suất nguồn vốn thứ i (%/năm)
Ni: số ngày thực tế duy trì của nguồn vốn thứ i
Lãi suất của các khoản tiền gửi tùy thuộc vào mức lãi suất quy định của NHTM tại thời điểm khách hàng gửi tiền. NHTM thường ấn định lãi suất theo kỳ hạn và sản phẩm cụ thể dựa trên quy định của NHNN về lãi suất, tình hình thực tế cạnh tranh, nhu cầu của khách hàng, chiến lược huy động vốn từng thời kỳ của mỗi Ngân hàng... Chi phí trả lãi huy động vốn (còn gọi là lãi suất đầu vào) càng thấp thì các Ngân hàng càng thuận lợi hơn trong việc ấn định lãi suất cho vay, phí dịch vụ… để hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận như kỳ vọng. - Việc chi phí vốn huy động sẽ tác động đến thu nhập của việc sử dụng nguốn vốn huy động, vì thế các ngân hàng luôn tìm cách giảm tối đa chi phí để tăng lợi nhuận.
1.2.5.5 Chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn
Chỉ tiêu này phản ánh mối tương quan giữa nguồn vốn huy động và cho vay. Nó phản ảnh có bao nhiêu đồng vốn huy động được sử dụng để cho vay và là kết quả của việc khai thác sử dụng vốn, mang lại thu nhập nhiều hay ít cho ngân hàng.
Hiệu suất sử
=
dụng vốn
1.2.5.6 Chỉ tiêu về an toàn vốn
Tổng dư nợ cho vay
Tổng nguồn vốn huy động x 100%
- Tỷ lệ dư nợ so với tổng tiền gửi (H): theo quy định tại Thông tư số 36 của NHNN, các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ tối đa dư nợ cho
vay so với tổng số dư tiền gửi đối với NHTM nhà nước là 90%. Tỷ lệ này giúp các nhà quản trị đo lường khả năng cho vay từ một đồng tiền gửi. Chỉ số này còn góp phần kiểm tra độ an toàn trong kinh doanh của TCTD.
Tổng dư nợ cho vay
H = Tổng số dư tiền gửi x 100%
- Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung, dài hạn (K): Tỷ lệ này giúp TCTD và NHNN kiểm soát và ngăn ngừa được những rủi ro về khả năng thanh toán, bởi vì trong kinh doanh kỳ hạn thanh toán của các nguồn vốn ngắn hạn và trung, dài hạn thường lệch nhau. Do đó, nếu các khoản nợ ngắn hạn buộc phải chi trả rơi vào thời điểm các khoản cho vay trung, dài hạn đang có hiệu lực thì TCTD dễ bị khó khăn về khả năng thanh toán. Ngoài ra, tỷ lệ trên còn giúp các nhà quản trị ngân hàng kiểm soát rủi ro về lãi suất (tùy theo cơ cấu nguồn vốn và vốn tại từng thời điểm).
Theo quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của NHNN, tỷ lệ tối đa này đối với NHTM là 60%.
Tổng dư nợ TDH – NV TDH
K = Tổng vốn HĐ ngắn hạn x 100%
1.3 Cơ sở thực tiễn về công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại
1.3.1 Kinh nghiệm về công tác huy động vốn của một số Ngân hàng thương mại
- Ngân hàng Techcombank: là một trong những NH thương mại cổ phần lớn ở Việt Nam và đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Không chỉ tiên phong trong lĩnh vực công nghệ NH mà Techcombank cũng có một loạt các chính sách huy động vốn vô cùng hấp dẫn, đặc biệt là các chính sách hướng tới từng nhóm khách hàng. Mới đây nhất, Techcombank đưa ra sản phẩm huy động vốn là gửi tiền 24/24, rất tiện ích cho khách hàng mà chưa ngân hàng có được. Bên cạnh đó, Techcombank còn tăng cường nguồn vốn huy động bằng cách bán chéo sản phẩm tài chính thông qua liên kết với Manulife cung cấp cho khách hàng sản phẩm “An phúc gia” – sản phẩm bảo hiểm tai nạn cá nhân trên phạm vi toàn cầu với thời gian 24/24.
- Ngân hàng Citibank: là một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới. Các sản phẩm, dịch vụ vượt trội nhất của Citibank được kể đến như: Tài khoản Đa Năng Citibank cung cấp tiện ích của một tài khoản tiết kiệm với 8 loại tiền tệ thông dụng nhất, Kiều hối chuyển về sẽ được tự động ghi có vào Tài Khoản Đa Năng Citibank theo đúng ngoại tệ được chuyển, Miễn phí Citibank Online và sao kê điện tử, Miễn phí Citi Alert và Citiphone ; Tài khoản bậc thang Citibank: đáp ứng cho khách hàng tất cả các tiện ích của tài khoản thanh toán với lãi suất hấp dẫn. Nếu số dư bình quân của tháng hiện tại cao hơn tháng trước thì khách hàng sẽ được tặng lại suất thưởng. Sản phẩm này kích thích khách hàng tiết kiệm mỗi tháng….
- Ngân hàng HSBC: tương tự như ngân hàng Citibank, HSBC cũng là một trong những ngân hàng có thế mạnh về sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ như sản phẩm Tài khoản An Lợi và Tài khoản Vãng Lai cung cấp tất cả các tiện ích cơ bản cho nhu cầu thanh toán của khách hàng và lãi suất tiền gửi. Đặc biệt đối với Tài khoản Vãng Lai cung cấp thêm dịch vụ thấu chi nếu khách hàng có nhu cầu; Tiền gửi Cấu Trúc: là sản phẩm giúp nhà Đầu tư có thể hưởng lãi suất cao hơn các sản phẩm tiết kiệm thông thường dựa trên sự biến động tỷ giá nằm trong biên độ tỷ giá định trước trong suốt kỳ hạn đầu tư. Để đổi lại khoản lợi nhuận này, Nhà Đầu tư cho phép Ngân hàng thanh toán lãi suất thấp nhất, thấp hơn lãi suất tiền gửi thông thường của HSBC nếu sự biến động tỷ giá vượt ra ngoài biên độ tỷ giá định trước. Sản phẩm này bảo toàn 100% tiền gốc tại thời điểm đáo hạn do đó rủi ro tương đối thấp…
1.3.2 Mô hình nghiên cứu và thang đo đánh giá về công tác huy động vốn tại ngân hàng
Hiện nay, mặc dù có khá nhiều nghiên cứu tìm hiểu về công tác huy động vốn của các NHTM, tuy nhiên có rất ít nghiên cứu phân tích về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này. Đối với tác giả Vũ Thị Thu (2016), để đánh giá một cách toàn diện hơn về công tác huy động vốn tại BIDV Bỉm Sơn, Thanh Hóa, bên cạnh việc sử dụng những chỉ số tài chính, tác giả đã đề xuất mô hình gồm 4 tiêu chí với 19 biến để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này tại Chi nhánh. Nghiên cứu của tôi sẽ kế thừa mô hình nghiên cứu này kết hợp với tìm hiểu thực tiễn để hiệu chỉnh và xây dựng
nên thang đo đánh giá công tác huy động vốn chính thức, bao gồm 05 nhóm tiêu chí
dưới đây:
Nhóm tiêu chí thứ nhất (H1): Chất lượng sản phẩm dịch vụ
- Lãi suất hấp dẫn, linh hoạt
- Sản phẩm dịch vụ đa dạng, thuận lợi cho khách hàng lựa chọn
- Sản phẩm dịch vụ luôn được cải tiến, đổi mới đáp ứng được nhu cầu đa dạng
của khách hàng
- Sản phẩm dịch vụ tiền gửi được ứng dụng công nghệ hiện đại, thuận tiện trong
việc hỗ trợ khách hàng
- Phí giao dịch hợp lý (Phí ủy quyền, phí rút tiền nhiều nơi….)
Nhóm tiêu chí thứ tư (H2): Thuận lợi trong giao dịch
- Địa điểm giao dịch thuận tiện trong đi lại và trong giao dịch
- Thời gian thực hiện giao dịch nhanh chóng
- Hồ sơ, thủ tục đơn giản, thuận tiện
- Cơ sở vật chất, phương tiện giao dịch tốt (trang bị máy móc thiết bị hiện đại,
phòng giao dịch sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi….)
Nhóm tiêu chí thứ ba (H3): Chăm sóc khách hàng và khuyến mãi
- Agribank Chi nhánh huyện Quảng Trạchthường xuyên quan tâm, tư vấn và hỗ trợ khách hàng
- Có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn
- Tổ chức nhiều chương trình chăm sóc khách hàng thường niên
- Các dịch vụ chăm sóc khách hàng có chất lượng tốt
- Chương trình ưu đãi riêng dành cho khách VIP
Nhóm tiêu chí thứ hai (H4): Nhân viên
- Đội ngũ nhân viên có thái độ làm việc thân thiện, nhiệt tình, chuyên nghiệp
- Hỗ trợ, tư vấn nhiệt tình cho khách hàng
- Nắm vững thao tác, quy trình, nghiệp vụ
- Giải quyết công việc gọn gàng, nhanh chóng