Quá Trình Huy Động Nguồn Lực Xây Dựng Trường Tiểu Học Đạt Chuẩn Quố C Gia

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách. Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục. Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật. Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục. Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật”[7,tr 6-7].

* Mục tiêu của trường Tiểu học:

Chiến lược phát triển giáo dục Tiểu học 2011-2020 đã xác định mục tiêu giáo dục Tiểu học nhằm: “Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học. Đến năm 2020, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 99%, có 70% trẻ em khuyết tật được đi học” [39]. Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu để phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học tiếp Trung học sơ sở hoặc đi vào cuộc sống lao động. Học xong Tiểu học học sinh phải đạt được các yêu cầu sau: Có lòng nhân ái, mang bản sắc con người Việt Nam: yêu quê hương, đất nước, hòa bình và công bằng, bác ái, kính trên, nhường dưới, đoàn kết và sẵn sàng hợp tác với mọi người; có ý thức về bổn phận của mình đối với người thân, đối với bạn bè, đối với cộng



nn nn bn nh h

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ16HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

đồng và môi trường sống; tôn trọng, thực hiện đúng pháp luật và các quy định ở nhà trường, khu dân cư, nơi cộng đồng; sống hồn nhiên, mạnh dạn, tự tin, trung thực.

1.3.2. Quá trình huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quố c gia

* Lâp

kế hoach huy động cá c nguồn lưc.

Lập kế hoạch huy động các nguồn lưc

là quá trình xác điṇ h các muc

tiêu va

lưa

chọn các phương thức để đaṭ đươc

muc

tiêu về huy đôṇ g nguồn lưc.

Lập kế hoạch là khâu khởi đầu quan trọng nhất trong quá trình huy động nguồn lực phát triển nhà trường, giúp cho nhà trường:

- Xác lập ý tưởng rõ ràng về việc tổ chức và khai thác nguồn lực:

- Là công cụ hữu hiệu để nhà trường thực hiện được mục tiêu đã đặt ra. Hệ thống các kế hoạch huy động nguồn lực.

- Theo góc độ thời gian.

+ Kế hoạch huy động nguồn lực dài hạn bao trùm lên khoảng thời gian dài chừng 5 đến 10 năm.

+ Kế hoạch huy động nguồn lực trung hạn cụ thể hóa những định huớng của kế hoạch dài hạn cho các khoảng thời gian ngắn hơn, thường từ 3 đến 5 năm.

+ Kế hoạch huy động nguồn lực ngắn hạn thường là các kế hoạch hàng năm và các kế hoạch tiến độ, hành động có thời gian dưới một năm như: kế hoạch quý, tháng… Kế hoạch ngắn hạn bao gồm các phương pháp cụ thể, cần thiết để đạt được mục tiêu trong kế hoạch trung và dài hạn.

- Theo góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ.

+ Kế hoạch chiến lược huy động nguồn lực xác định là những định hướng lớn, những vấn đề rất quan trọng và những phương pháp cơ bản để đạt

được mục tiêu huy động nguồn lực trong khoảng thời gian dài; là bộ phân của

chiến lược phát triển nhà trường. Lập kế hoạch chiến lược huy động nguồn lực



nn nn bn nh h

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ17HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

không phải từ những ước mơ mà nhà trường muốn đạt tới, mà là xuất phát từ khả năng thực tế của nhà trường.

+ Kế hoạch tác nghiệp (chiến thuật) là phương tiện để chuyển hóa các định hướng chiến lược thành các hành động cụ thể nhằm đặt tới các mục tiêu huy động nguồn lực. Kế hoạch tác nghiệp huy động nguồn lực được thể hiện cụ thể ở những bộ phận kế hoạch riêng biệt trong tổng thể hoạt động của nhà trường. Các kế hoạch tác nghiệp huy động và sử dụng nguồn lực thường bao gồm: quy tắc, thủ tục (quy trình), chương trình, dự án, ngân sách.

Quy trình lập kế hoạch huy động nguồn lực. Bước 1: Nghiên cứu và dự báo môi trường.

Bước 2: Thiết lập các mục tiêu huy động nguồn lực.

Bước 3: Xây dựng các phương án huy động nguồn lực.

Bước 4: Đánh giá và lựa chọn phương án huy động nguồn lực tối ưu. Bước 5: Quyết định và thể chế hóa kế hoạch.

* Tổ chức bộ máy huy động nguồn lực

- Tổ chức là chức năng tạo khuôn khổ cơ cấu và nhân lực cho triển khai các kế hoạch thực hiện.

- Tổ chức huy động nguồn lực trường phổ thông là quy trình phân bổ, sắp xếp nhân lực, gắn với họ những nguồn lực khác, đảm bảo sự phối hợp giữa họ để thực hiện thành công các kế hoạch của nhà trường

Những câu hỏi cơ bản cần trả lời khi tổ chức bộ máy huy động nguồn lực:

- Cần thực hiện những hoạt động nào?

- Ai thực hiện những hoạt động đó? Quyền hạn của họ là gì? Trách nhiệm? Lợi ích?

- Phối hợp họ với nhau như thế nào?

Công tác tổ chức bộ máy huy động nguồn lực bao gồm:

- Phân tích mục tiêu huy động nguồn lực:

- Xác định, phân loại các hoạt động cần thiết để thực hiện mục tiêu.



nn nn bn nh h

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ18HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Trao cho họ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và làm rõ lợi ích.

- Xây dựng cơ chế phối hợp.

* Chỉ đạo huy động các nguồn lực

- Chỉ đạo là quá trình gây ảnh hưởng lên người khác, truyền cảm hứng, thúc đẩy, phối hợp hoạt động của họ nhằm đạt được những mục tiêu đã xác định.

- Những hoạt động chỉ đạo huy động nguồn lực cơ bản:

+ Truyền thông, thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường với các đối tác cung cấp nguồn lực.

+ Tạo động lực cho các đối tác cung cấp nguồn lực và nhân lực thực hiện các hoạt động gắn liền với huy động nguồn lực.

+ Tư vấn: đưa ra lời khuyên cho nhân lực và các đối tác cung cấp nguồn lực.

+ Đàm phán để có những nguồn lực.

+ Giải quyết những xung đột phát sinh trong huy động nguồn lực.

+ Phối hợp bên trong và với các đối tác bên ngoài nhà trường.

- Xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác huy động nguồn lực đảm bảo đúng theo quy định. Hệ thống văn bản đó phải làm rõ được các câu hỏi sau đây:

+ Huy động ai? Lực lượng nào để phát triển giáo dục tiểu học ?

+ Huy động theo hướng nào và nhằm mục đích gì ?

+ Huy động những nguồn lực nào ?

+ Huy động cộng đồng bằng những biện pháp nào?

* Kiểm tra, đánh giá huy động nguồn lực

Kiểm tra là quá trình xem xét các hoạt động nhằm mục đích làm cho các hoạt động đạt kết quả tốt hơn, đồng thời kiểm tra giúp phát hiện ra những sai

sót, sai lệch để có biện pháp khắc phục đảm bảo cho hoạt đôn lực thực hiện đúng hướng.

Kiểm tra có tác dụng sau đây:

g huy động nguồn



nn nn bn nh h

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ19HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Cung cấp thông tin phản hồi về những hoạt động liên quan tới huy động nguồn lực.

- Thẩm định các kế hoạch huy động nguồn lực.

- Đảm bảo kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện có hiệu quả cao.

- Đảm bảo cho lãnh đạo nhà trường có thể kiểm soát được nguồn lực và có biện pháp động viên kịp thời.

- Giúp nhà trường theo sát và đối phó với sự thay đổi không theo kế hoạch, tạo tiền đề cho quá trình hoàn thiện và đổi mới nhà trường.

Kết quả

Xác đinh các sai lêch

So sánh với các tiêu chuẩn

* Bản chất củ a kiểm tra:


mong muốn


Thưc̣ hiêṇ điều chỉnh


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đạt chuẩn quốc gia - 4

Kết quả thưc̣ tế

Đo lường kết

quả thưc̣ tế

Xây dựng chương trình

điều chỉnh

Phân tích nguyên nhân sai lêch

* Yêu cầu đối với kiểm tra huy động nguồn lực:

- Hệ thống kiểm tra được thiết kế theo kế hoạch.

- Kiểm tra cần hướng tới kết quả cuối cùng.

- Đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quá trình huy động nguồn lực và hiệu quả.

* Quy trình kiểm tra huy động nguồn lực:

- Xác định mục tiêu kiểm tra, nội dung kiểm tra, và tiêu chuẩn đánh giá kết quả huy động nguồn lực.

- Giám sát, đo lường và đánh giá kết quả huy động nguồn lực.

- Điều chỉnh các hoạt động và đề xuất các biện pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả.

* Nội dung kiểm tra:



nn nn bn nh h

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ20HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Về tài chính: Kiểm tra việc huy động và sử dụng các nguồn vốn khác nhau của nhà trường; thành phần nhân sự của trường tham gia lập kế hoạch tài chính; phân bổ nguồn vốn theo nhu cầu và hạng mục ưu tiên, kiểm tra công tác chi tiêu nội bộ; chấp hành định mức của nhà nước; chất lượng hiệu quả của công tác tài chính.

- Về cơ sở vật chất: Kiểm tra công tác nhà trường khai thác, sử dụng, bảo quản nguồn cơ sở vật chất nhằm cung cấp môi trường học tập, làm việc hiệu quả cho học sinh:

+ Xây dựng cảnh quan nhà trường thân thiện, an toàn, có sức thu hút người học đến trường.

+ Quản lý thiết bị dạy học, tài liệu phục vụ dạy và học.

+ Công tác nâng cấp cơ sở vật chất trường học.

+ Cách thức nhà trường quản lý các nguồn thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ cho hoạt động dạy học.

- Về nguồn nhân lực: Kiểm tra công tác xây dựng phát triển đội ngũ, công tác bố trí nhân sự, hoạt động chuyên môn và môi trường làm việc của giáo viên, kiểm tra chất lượng hoạt động giảng dạy của giáo viên và sinh hoạt chuyên môn của các tổ chuyên môn, kiểm tra hoạt động huy động cán bộ, chuyên gia giỏi ngoài trường tham gia giáo dục học sinh hay phổ biến kinh nghiệm giáo dục cho nhà trường.

Về thông tin: Kiểm tra cách thức lựa chọn thông tin và quản lý thông tin của nhà trường: Cách thức nhà trường thông tin và dữ liệu cho việc lập kế hoạch và quản lý tài chính. Cách thức nhà trường thông tin và dữ liệu cho việc lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường. Cách thức nhà trường thông tin và dữ liệu cho việc lập kế hoạch, tổ chức, kiểm tra các hoạt động huy động của nhà trường:

+ Cách thức nhà trường thiết lập mối quan hệ với nhà cung cấp.

+ Cách thức nhà trường thiết lập mối quan hệ với cha mẹ học sinh.



nn nn bn nh h

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ21HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

+ Cách thức nhà trường tham mưu, khai thác sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.

+ Cách thức nhà trường tổ chức các quy trình hành chính của nhà trường.

+ Cách thức ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các hoạt động của nhà trường.

1.3.3. Nguyên tắc huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quố c gia

* Tuân thủ pháp luật và thông lệ xã hội: Hoạt động huy động nguồn lực phải đảm bảo đúng pháp luật của Nhà nước và những quy định của ngành và quy định của địa phương, đồng thời phải phù hợp có tính chất vùng miền.

* Đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả: Hoạt động huy động nguồn lực phải xác định được mục tiêu rõ ràng, mục tiêu cần được lượng định trước với những chi phí và hiệu quả cần đạt được.

Tính tiết kiệm phải được đặt lên hàng đầu, tránh lãng phí về sức người sức của và kể cả thời gian trong quá trình thực hiện huy động nguồn lực phát triển trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.

Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người cán bộ quản lý giáo dục khi đưa ra các quyết định huy động nguồn lực cần tính đến hiệu quả của chúng và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Phải có quan điểm hiệu quả đúng đắn, biết phân tích hiệu quả trong từng tình huống khác nhau, biết đặt lợi ích chung trước và trên lợi ích cá nhân, từ đó ra các quyết định tối ưu nhằm tạo được những thành quả có lợi ích nhất cho nhu cầu phát triển của tổ chức.

Trong quá trình huy động nguồn lực cần hiểu biết đầy đủ, tường tận tình hình thực tế công việc, biết xác định những vẫn đề cơ bản - then chốt trong từng thời gian để tập trung giải quyết. Quan tâm cụ thể đến từng cán bộ giáo viên, tạo điều kiện để họ phát huy ở mứ c cao khả năng làm việc của mỗi người và phấn đấu rèn luyện hoàn thiện bản thân. Khi triển khai nhiệm vụ phải nêu rõ ràng nội dung, yêu cầu, thời gian, địa điểm tiến hành và thời điểm phải hoàn

thành và phân công cụ thể đến từng người hoặc nhóm người. Mục tiêu nhiệm



nn nn bn nh h

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ22HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

vụ phải phù hợp tình hình thực tế của đơn vị, với mục tiêu phát triển của đơn vị… nghĩa là phải khả thi.

Mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường và mọi quyết định đưa ra thực hiện đều phải được kiểm tra một cách chu đáo làm cơ sở cho việc đưa ra các quyết định quản lý đúng đắn, tránh lãng phí về sức người và của.

Việc nắm sâu sát tình hình huy động nguồn lực giáo dục, phát hiện, phân tích tổng kết và phổ biến những kinh nghiệm huy động nguồn lực giáo dục của các đơn vị là những yêu cầu của tính cụ thể và thiết thực trong công tác huy động nguồn lực.

Khi tiến hành đổi mới hoạt động giáo dục cần xem xét tính khả thi, tính hiệu quả và thiết thực, đồng thời xác định cụ thể các nguồn lực tham gia, khi vận dụng các kinh nghiệm tiên tiến vào nhà trường cần cân nhắc về tính hiệu quả, thiết thực và tính phù hợp.

* Nguyên tắc đảm bảo tính tập trung dân chủ:

Tập trung dân chủ là nguyên tắc bắt nguồn từ bản chất của chế độ XHCN, là nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ hoạt động quản lý. (Điều 6-Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam đã nêu rõ: Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập chung dân chủ). Vì vậy trong hoạt động huy động nguồn lực cần đảm bảo tính tập

trung dân chủ. Phải phát huy mở rộng tối đa quyền chủ động của đia phương,

các cơ sở giáo dục, của quần chúng lao động trong việc giải quyết các vấn đề trọng yếu, bằng các phương pháp, phương tiện đa dạng sáng tạo. Phát huy vai trò của các tổ chức và cá nhân trong xây dựng phát triển trường học.

Trong quản lý giáo dục việc đảm bảo dân chủ còn thể hiện ở chỗ thực hiện công khai, cung cấp đầy đủ thông tin để cán bộ công nhân viên, giáo viên được biết, được bàn, được làm và được kiểm tra giám sát, đồng thời tạo điều kiện để mọi tổ chức, cá nhân cùng tham gia xây dựng phát triển trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.

Dân chủ trong huy động nguồn lực thể hiện ở 5 điểm chính:



nn nn bn nh h

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ23HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2023