DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Qui mô trường lớp, học sinh từ năm hoc
2010 - 2011 đến nay 31
Bảng 2.2: Tổng hơp Bảng 2.3: Tổng hơp
tình hình cơ sở vâṭ chất năm học 2014-2015 32
tình hình đội ngũ toàn ngành 33
Bảng 2.4. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán về ý nghĩa của huy động nguồn lực xây dựng trường chuẩn Quốc gia 39
Bảng 2.5 Thực trạng những biện pháp chỉ đạo huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia của phòng GD&ĐT 45
Bảng 2.6 Các biện pháp chỉ đạo huy động nguồn tài chính phát triển trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia 50
Có thể bạn quan tâm!
- Huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đạt chuẩn quốc gia - 1
- Những Vấn Đề Lý Luận Về Huy Động Nguồn Lực Xây Dựng Trường Tiểu Học Đạt Chuẩn Quố C Gia
- Quá Trình Huy Động Nguồn Lực Xây Dựng Trường Tiểu Học Đạt Chuẩn Quố C Gia
- Vai Trò Của Phòng Giáo Dục&đào Tạo Trong Việc Huy Động Nguồn Lực Để Xây Dựng Trường Tiểu Học Đạt Chuẩn Quố C Gia
Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.
Bảng 2.7 Thực trạng huy động nguồn lực cơ sở vật chất ở các nhà trường
để xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia 52
Bảng 2.8: Thực trạng các biện pháp của phòng GD&ĐT chỉ đạo huy động nguồn lực thông tin để xây dựng trường tiểu học ở huyện Trấn
Yên đạt chuẩn Quốc gia 54
Bảng 2.9: Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá của phòng GD&ĐT về việc huy động nguồn lực để xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia 56
Bảng 2.10: Những khó khăn trong huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia 62
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả thăm dò đánh giá tính cần thiết của các biện pháp huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia 85
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả thăm dò đánh giá tính khả thi của các biện pháp huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia 87
nn nn bn nh h
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐvHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục là nền tảng, là động lực phát triển đất nước. Trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng công cuộc đổi mới phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta, về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, sánh vai cùng các cường Quốc trong khu vực và trên thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã nhận định: “Giáo dục là Quốc sách hàng đầu”. Tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế đã chỉ rõ yêu cầu đổi mới Giáo dục và Đào tạo.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ XI đã khẳng định “Giáo dục
và Đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”[21].
Việc tăng cường đầu tư cho giáo dục, xây dựng hệ thống trường chuẩn Quốc gia là nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, khắc phục những tình trạng bất cập, yếu kém, đáp ứng nhu cầu đất nước, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, đưa nền giáo dục Việt Nam phát triển mạnh và bền vững, hội nhập với nền giáo dục thế giới.
Như vậy, xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia là quá trình xuất phát từ vấn đề thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa giáo dục mà Đảng đã đề ra. Sau hơn 25 năm từ ngày đổi mới đất nước, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của nước nhà đã có những bước phát triển vượt bậc, đạt nhiều thành tựu to lớn, đã góp phần quan trọng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước. Trong xu thế phát triển chung của các nước trong khu vực và thế giới, Giáo dục và Đào tạo nước ta đã từng bước đổi mới, nỗ lực vượt qua khó khăn,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ1HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
nn nn bn nh h
thách thức để không ngừng phát triển, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao và nhu cầu học tập của nhân dân.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Trấn Yên, công tác huy động các nguồn lực xây dựng các trường trên địa bàn huyện đạt chuẩn Quốc gia đã được phòng GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn tiến hành dưới nhiều hình thức, xã hội đang đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực, các nguồn đầu tư cho giáo dục huyện nhà, thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường lớp, gắn kết giáo dục nhà trường với cộng đồng xã hội.
Tuy nhiên, trong những kết quả đã đạt được, việc huy động các nguồn lực xây dựng trường chuẩn Quốc gia nói chung và việc huy động các nguồn lực xây dựng trường tiểu học trên địa bàn huyện Trấn Yên đạt chuẩn Quốc gia nói riêng vẫn gặp không ít khó khăn, trở ngại như: Một số cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, phụ huynh học sinh vẫn chưa nhận thức được đầy đủ vị trí, tầm quan trọng của việc huy động nguồn lực xã hội trong xây dựng trường chuẩn. Hơn nữa không ít quan niệm khác nhau cho rằng nội dung chính của huy động nguồn lực chỉ là huy động kinh phí trong nhân dân, hoặc cho rằng là để dân lo là chính dẫn đến việc đầu tư nguồn lực xây dựng trường chuẩn Quốc gia chưa được quan tâm thoả đáng. Mặt khác, việc quản lý nhà nước về huy động các nguồn lực xây dựng trường chuẩn Quốc gia cũng còn thiếu một số giải pháp phù hợp, hiệu quả.
Tính đến thời điểm tháng 5 năm 2014 toàn huyện Trấn Yên có 22/65 trường đạt chuẩn Quốc gia đạt tỉ lệ 33,84% trong đó: bậc Mầm non: 6 trường, đạt tỷ lệ 27,27%; bậc tiểu học: 12 trường, đạt tỷ lệ 54,54%; bậc THCS: 4 trường, đạt tỷ lệ 22,2%. Nhìn chung 22 trường đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia đã phát huy được vai trò đi đầu trong các hoạt động giáo dục, có tác dụng thúc đẩy phong trào giáo dục của huyện.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác chỉ đạo các trường Tiểu học xây dựng trường chuẩn Quốc gia, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Huy động nguồn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ2HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
nn nn bn nh h
lực xây dựng trường tiểu học ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đạt chuẩn Quố c gia” nhằm góp phần xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn huyện, đáp ứng yêu cầu của địa phương trong thời kỳ đổi mới.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc huy động nguồn lực phát triển trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, đề xuất các biện pháp huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học ở huyện Trấn Yên, Tỉnh Yên Bái đạt chuẩn Quốc gia nhằm thực hiện có hiệu quả xã hội hóa giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học của huyện.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đạt chuẩn Quốc gia.
4. Giả thuyết khoa học
Việc huy động nguồn lực để xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái vẫn còn nhưng khó khăn và hạn chế, nếu đánh giá đúng thực trạng và tìm ra nguyên nhân của hạn chế, sẽ xác định được các biện pháp phù hợp để huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học ở huyện Trấn Yên phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và đạt được những tiêu chuẩn của trường Tiểu học chuẩn Quốc gia.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định cơ sở lí luận của việc huy động các nguồn lực xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.
Khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng huy động các nguồn lực xây dựng trường tiểu học ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đạt chuẩn Quốc gia.
Đề xuất biên
pháp huy động các nguồn lực xây dựng trường tiểu học ở
huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đạt chuẩn Quốc gia.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ3HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
nn nn bn nh h
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Tập trung nghiên cứu các biện pháp của Phòng GD&ĐT và các trường tiểu học trong công tác huy động nguồn lực xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.
- Số liệu khảo sát từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014-2015
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các bài giảng về lý luận quản lý, các văn bản của Bộ GD&ĐT và các vấn đề khác có liên quan đến đề tài luận văn.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Chúng tôi xây dựng các bảng điều tra phù hợp với nội dung đề tài luận văn, thống kê, phân tích các dữ liệu để có những đánh giá chính xác thực trạng huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn ở huyện Trấn Yên.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Thông qua bảng hỏi các ý kiến chuyên gia, các CBQL giáo dục, giáo viên cốt cán có nhiều kinh nghiệm để khảo sát tình hình huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn ở huyện Trấn Yên.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Xin ý kiến từ các CBQL giáo dục, giáo viên cốt cán ở phòng GD&ĐT, các trường tiểu học, lựa chọn các ý kiến tốt bổ sung công tác chỉ đạo huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn ở huyện Trấn Yên.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia, CBQL giáo dục về các kết quả nghiên cứu, các biện pháp được đề xuất trong luận văn.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Thống kê toán học để phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ4HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
nn nn bn nh h
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luân
của công tác huy động nguồn lưc
xây dưng
trườ ng tiểu học ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đaṭ chuẩn Quốc gia.
Chương 2: Thưc
trang công tác huy đôn
g nguồn lưc
xây dưn
g trường
tiểu học ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đạt chuẩn Quốc gia.
Chương 3: Các biên
pháp huy đôn
g nguồn lưc
xây dưn
g trườ ng tiểu học
ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đạt chuẩn Quốc gia.
nn nn bn nh h
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ5HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC
XÂY DỰNG TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở HUYỆN TRẤ N YÊN, TỈNH YÊN BÁ I
ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
1.1. Môt
vài nét về tổng quan nghiên cứu vấn đề
Chất lượng giáo dục là vấn đề được quan tâm hàng đầu của nhiều nước trên thế giới và Việt Nam. Vì giáo dục là động lực là nguồn lực để thúc đẩy kinh tế văn hoá xã hội. Nhiều Quốc gia trên thế giới quan tâm, đầu tư, huy động mọi nguồn lực và tạo mọi điều kiện cho phát triển giáo dục là chiến lược lâu dài. Cho dù ở các Quốc gia bản chất của giáo dục là khác nhau nhưng kể cả ở những nước có nền công nghiệp hiện đại - kinh tế phát triển cao, xã hội hoá sự nghiệp giáo dục là cách làm phổ biến.
Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành sắc lệnh 146/SL ngày 10/8/1946, trong đó chỉ rõ : “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” và xác định các nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục nước ta là “Đại chúng hóa, dân tộc hóa, khoa học hóa và tôn chỉ phụng sự lý tưởng Quốc gia và dân chủ”[28]. Vì vậy, ngay từ khi mới dành độc lập, Đảng và Nhà nước ta đã bắt tay ngay vào cải tạo và xây dựng nền giáo dục Quốc dân.
Nghị quyết Hội nghị lần 2 Ban chấp hành TW khoá VIII đã khẳng định : “Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời. Phê phán thói lười học. Mọi người chăm lo giáo dục”[16]
Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ IX đã chỉ rõ : “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”[17].
Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ X đã khẳng định: “Giá o duc&Đà o tao
cùng với khoa học công nghệ là Quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ6HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
nn nn bn nh h
thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đồng thời chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”[20].
Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ XI cũng đã xác định phương hướng phát triển GD&ĐT trong giai đoạn 2011-2015 là : “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo” đồng thời chỉ rõ: “Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”[21]
Hệ thống quan điểm của Đảng và các chính sách của Nhà nước ta về thực hiện “Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” thực chất là khẳng định tư tưởng chiến lược của Đảng trong quá trình phát triển giáo dục nhằm chấn hưng nền giáo dục Việt Nam.
Từ sau khi cả nước đã cơ bản hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục đặc biệt quan tâm việc huy động các nguồn lực xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia nhằm giữ vững và phát huy những kết quả đã đạt được. Sự cố gắng của toàn ngành đã tạo ra sự ổn định, phát triển và nâng cao chất lượng của giáo dục tiểu học. Đồng thời với việc ban hành các văn bản pháp qui về giáo dục tiểu học và thực tế xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.
Nghị quyết TW2 (khóa VIII) đã đề ra những biện pháp chủ yếu để phát triển Giáo dục và Đào tạo: “Ban hành chuẩn Quốc gia về trường học”, “Bảo đảm diện tích đất đai và sân chơi, bãi tập cho các trường theo đúng quy định của nhà nước”[16]…đó là ý tưởng của Đảng về nhà trường thế hệ mới. Tư tưởng đó tiếp tục được khẳng định trong báo cáo chính trị Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt
nn nn bn nh h
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ7HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn