Vai Trò Của Phòng Giáo Dục&đào Tạo Trong Việc Huy Động Nguồn Lực Để Xây Dựng Trường Tiểu Học Đạt Chuẩn Quố C Gia

Thứ nhất, xác định rõ phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của các cấp trong xây dựng phát triển giáo dục tiểu học.

Thứ hai, đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường tiểu học trong xây dựng phát triển trường học.

Thứ ba, chấp nhận đấu tranh, chấp nhận liên kết các lực lượng phát triển trường học.

Thứ tư, giáo dục bồi dưỡng lý tưởng cho quần chúng, tạo cơ hội cho họ được học tập nâng cao trình độ về mọi mặt để đảm bảo thực hiện tốt việc quần chúng “ biết, bàn, làm và kiểm tra”.

Thứ năm, giảm bớt việc họp hành không cần thiết, tiết kiệm thời gian cho nhà trường và giáo viên làm tốt công việc của họ, tranh thủ sự trợ giúp của các tổ chức cá nhân ngoài nhà trường để phát triển nhà trường.

Nguyên tắc tập trung dân chủ có nội dung phong phú và có vai trò quan trọng trong huy động nguồn lực. Thực hiện nguyên tắc này vừa đề cao trách nhiệm của cá nhân người phụ trách, vừa đề cao quyền làm chủ của người lao động và các lực lượng xã hội ngoài nhà trường, vừa tránh được tình trạng tập trung quan liêu, vừa tránh được tình trạng bè phái, đảm bảo sự thống nhất ý chí và hành động, làm tăng sức mạnh của tổ chức trong huy động nguồn lực để phát triển nhà trường.

* Nguyên tắc đảm bảo kết hợp hài hòa các lợi ích: Kết hợp hài hóa các lợi ích phải được xem xét, đề ra ngay từ khi xây dựng kế hoạch đến tổ chức chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động, huy động nguồn lực để phát triển trường học.

Trong xây dựng kế hoạch: Việc phân công trách nhiệm đi đôi với các quyền lợi kinh tế, chính trị của các thành viên trong tổ chức giáo dục. Việc phân công phải dựa trên cơ sở năng lực, phẩm chất uy tín của cá nhân.

Luôn chú ý đến nhu cầu người học, lợi ích người học. Lợi ích người học phải là xuất phát điểm của toàn bộ quá trình quản lí giáo dục. Chỉ có như vậy mới thu hút được sự đóng góp đầu tư của các lực lượng xã hội đối với giáo dục.



nn nn bn nh h

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ24HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Luôn xem xét yêu cầu xã hội đối với quy mô cơ cấu và chất lượng giáo dục. Trên cơ sở nhu cầu đó để quy hoạch, triển khai và kiểm tra đánh giá công tác giáo dục.

Khen thưởng và trách phạt kịp thời, khách quan công bằng với các thành viên có thành tích hoặc vi phạm nội quy, quy chế của nhà trường.

Đảm bảo chế độ chính sách kịp thời công bằng đối với giáo viên học sinh để tạo điều kiện cho hệ thuống quản lí vận hành thuận lợi và có hiệu quả.

* Nguyên tắc hoàn thiện không ngừng:

Xã hội vân động và phát triển không ngừng, đồng thời cũng luôn luôn đề

ra những yêu cầu mới đối với giáo dục và đối với nhà trường, đòi hỏi giáo dục phải thường xuyên đổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục và các nguồn lực giáo dục của nhà trường không ngừng được hoàn thiện để nâng cao chất lượng giáo dục. Trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia không phải đã dừng việc huy động nguồn lực mà đòi hỏi việc huy động nguồn lực phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và nâng chuẩn.

1.3.4. Vai trò của Phòng Giáo dục&Đào tạo trong việc huy động nguồn lực để xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quố c gia

Phòng GD&ĐT tham mưu với UBND huyện chương trình xây dựng trường chuẩn Quốc gia theo từng giai đoạn cụ thể, đối với từng trường cụ thể để từ đó có kế hoạch huy động nguồn lực tập trung xây dựng cho các trường đang trong lộ trình xây dựng trường chuẩn Quốc gia để sử dụng hợp lý các nguồn vốn: chương trình mục tiêu, các dự án của các tổ chức phi chính phủ, vốn xổ số kiến thiết, kiên cố hóa, các nguồn khác của tỉnh, của huyện, địa phương, các tổ chức và nhân dân...

Thường xuyên kết hợp với chính quyền địa phương, doanh nghiệp để xin hỗ trợ về nguồn lực cho các trường trên địa bàn.

Chỉ đạo các nhà trường tổ chức tốt công tác tuyên truyền, động viên các trường phát huy thế mạnh của từng trường để huy động được các nguồn lực xây dựng trường chuẩn Quốc gia.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ25HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

nn nn bn nh h

Những khó khăn cơ bản trong việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia đó là kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất ở các trường. Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường lập kế hoạch để huy động nguồn lực xây dựng trường chuẩn, trước hết tập trung vào mộ số hạng mục công trình cơ bản:

- Cải tạo, sửa chữa các phòng học cũ đã xuống cấp.

- Xây dựng mới các phòng học còn thiếu, các phòng làm việc của giáo viên, các phòng chức năng.

- Tường rào, công trình vệ sinh của giáo viên và học sinh.

- Các thiết bị và nội thất của các phòng.

Trên cơ sở những hạng mục công trình cơ bản theo yêu cầu của việc xây dựng trường chuẩn, Trưởng phòng chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí để xây dựng các hạng mục công trình, nguồn lực kinh phí huy động, thời gian hoàn thành để có những biện pháp, giải pháp cụ thể trong việc chỉ đạo các nhà trường huy động nguồn lực.

Trên cơ sở căn cứ vào Đề án xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia của tỉnh, của huyện; Căn cứ vào thực trạng và thế mạnh của từng trường, phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường cụ thể sẽ trong lộ trình để thực hiện xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.

Công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tư tưởng về tầm quan trọng của việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Phối hợp thường xuyên với

các tổ chức, ban ngành của huyện, đia phương để tổ chức tuyên truyền về ý

nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia: Đài truyền thanh-truyền hình của huyện thường xuyên đưa tin về tiến độ xây dựng những mô hình làm tốt; các tổ chức, Ban ngành của huyện như: Mặt trận Tổ Quốc, Phụ nữ, Ban dân vận, Ban tuyên giáo, Phòng Văn hóa-thông tin...

Phòng GD&ĐT cần có những đề nghị kiến nghị kịp thời đối với việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia đối với những địa phương kinh tế xã hội khó khăn, khó huy động nguồn lực: Đối với Chính phủ đề nghị tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp và nhà công vụ giáo viên.



nn nn bn nh h

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ26HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh: Cần có các văn bản chỉ đạo để có cơ chế huy động nguồn lực đóng góp từ nhân dân.

Có kế hoạch kinh phí để đầu tư cho các trường đang trong lộ trình xây dựng trường chuẩn Quốc gia.

Căn cứ Đề án, kế hoạch xây dựng trường chuẩn Quốc gia của các nhà trường. Phòng GD&ĐT tiến hành giao nhiệm vụ cụ thể cho từng trường, chỉ đạo kế hoạch xây dựng trường chuẩn theo từng năm học và từng giai đoạn cụ thể. Đặc biệt quan tâm chỉ đạo tiêu chuẩn xây dựng cơ sở vật chất và huy động nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất.

Phòng GD&ĐT giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận chức năng của phòng GD&ĐT và phân công 01 Lãnh đạo phụ trách cấp học (Phó trưởng phòng) thường xuyên theo dõi báo cáo kết quả của các nhà trường. Tham mưu với trưởng phòng quyết định thành lập đoàn kiểm tra về công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc huy động nguồn lực, đánh giá việc huy động nguồn lực của các nhà trường thông qua Đề án và thực hiện đề án của nhà trường. Đề án cần được xây dựng chi tiết, đánh giá, thực trạng của nhà trường. Thời gian để thực hiện mấy năm? Phải xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện trong từng năm học. Đặc biệt là dự kiến nguồn

vốn cần huy động từ những nguồn nào, các nguồn đó cần mang tính khả thi, không nên làm kế hoạch với những giải pháp chung chung.

Muốn xây dựng cơ sở vật chất trường chuẩn cần có tổng số tiền là bao nhiêu? Trong đó dự kiến nguồn của huyện, nguồn của địa phương đầu tư? Nguồn tiết kiệm chi từ ngân sách được phân bổ? Nguồn học phí? Từ phụ huynh đóng góp? Từ hỗ trợ của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm? Đưa ra những giải pháp cụ thể để tiếp cận từng cơ quan tổ chức tham mưu đầu tư kinh phí. Định rõ thời gian cần thực hiện và hoàn thành từng nội dung nào làm trước, làm sau, cụ thể hóa công việc cho từng tuần, tháng, kỳ, năm. Trên cơ sở đó, phòng



nn nn bn nh h

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ27HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

GD&ĐT kiểm tra, đánh giá việc huy động nguồn lực theo từng năm học, từng giai đoạn cụ thể theo Đề án của các nhà trường. Về phía các trường từng học kỳ báo cáo kết quả đạt được, những khó khăn, giải pháp, kiến nghị đề nghị đối cơ quan quản lý cấp trên để tiếp tục tham mưu cùng nhà trường tháo gỡ khó khăn rút kinh nghiệm để việc huy động nguồn lực thật sự hiệu quả.

1.3.5. Vai trò của nhà trường trong huy động nguồn lực để xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quố c gia

Nguồn lực trường tiểu học phụ thuộc vào năng lực huy động nguồn lực của nhà trường, mà người đứng đầu nhà trường là hiệu trưởng trường tiểu học có vai trò sau đây:

- Đưa ra định hướng chiến lược và quyết định các kế hoạch huy động nguồn lực phát triển nhà trường.

- Người quyết định cơ cấu nhân lực và các nguồn lực khác cho huy động nguồn lực phát triển nhà trường.

- Người giữ vai trò trung tâm trong thiết lập, phát triển mối quan hệ với các đối tác cung cấp nguồn lực cho nhà trường.

- Là nhà đàm phán, nhà đầu tư, người huấn luyện viên, người tổng kết, kiểm sóat các nguồn lực đã được huy động để xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.



nn nn bn nh h

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ28HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Kết luận chương 1


Trường chuẩn Quốc gia gồm những tiêu chuẩn và tiêu chí mang tính định lượng và định tính, để xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, nhà trường cần sử dụng tới các nguồn lực đó là nguồn nhân lực, vật lực, tài lực và nguồn lực thông tin. Trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia được hiểu là nhà trường thuộc bậc tiểu học có đầy đủ các tiêu chuẩn đạt với chuẩn qui định trường chuẩn Quốc gia do Bộ giáo dục & đào tạo qui định. Các tiêu chuẩn đó bao gồm: tiêu chuẩn về tổ chức và quản lý; tiêu chuẩn về đội ngũ giáo viên; tiêu chuẩn về cơ sở vật chất - thiết bị trường học; tiêu chuẩn về thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục; tiêu chuẩn về hoạt động và chất lượng giáo dục.

Các nguồn lực có trong nhà trường và ngoài nhà trường, muốn xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, hiệu trưởng nhà trường cần có khả năng huy động các nguồn lực đó một cách hiệu quả và biết sử dụng nguồn lực một cách hữu hiệu. Quy trình huy động nguồn lực gồm 4 bước: lập kế hoạch huy động nguồn lực, tổ chức, chỉ đạo huy động nguồn lực và kiểm tra, đánh giá kết quả huy động nguồn lực.

Phòng GD&ĐT có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo các trường tiểu học xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực, xác định các nguồn lực cần huy động và có chiến thuật huy động nguồn lực để xây dựng nhà trường. Nhà trường tiểu học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá kết quả huy động nguồn lực.



nn nn bn nh h

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ29HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Chương 2

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC

XÂY DỰNG TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở HUYỆN TRẤN YÊN ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA‌

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và giáo dục tiểu học của huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội

Trấn Yên là một huyện miền núi vùng cao của tỉnh Yên Bái. Phía Bắc giáp với huyện Văn Yên, phía Nam giáp huyện Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp huyện Yên Bình và thành phố Yên Bái, phía Tây giáp với huyện Văn Chấn. Tổng diện tích tự nhiên là 62.859,54 ha, chiếm 9,13 diện tích toàn tỉnh Yên Bái. Trung tâm huyện cách thành phố Yên Bái 13,5 km. Có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ rất thuận lợi cho việc đi lại và trao đổi hàng hoá giữa các địa phương trong và ngoài huyện. Toàn huyện được chia thành 22 đơn vị hành chính xã, thị trấn, trong đó có 7 xã vùng cao, 3 xã đặc biệt khó khăn, 12 xã khu vực II có thôn bản đặc biệt khó khăn.

Trấn Yên có địa hình chuyển tiếp từ trung du lên miền núi. Nhìn chung địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc. Các xã phía Nam có địa hình phần lớn là đồi bát úp, đỉnh bằng sườn thoải thuận tiện cho việc trồng cây lương thực và cây công nghiệp. Các xã nằm dưới chân núi con Voi và dãy Pú luông có địa hình phức tạp, chia cắt, núi đồi xen lẫn với thung lũng sâu, có độ dốc lớn nên khó khăn cho đi lại và giao lưu kinh tế. Song có điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề rừng và chăn nuôi gia súc. Huyện có 6 dân tộc sinh sống, trong đó: Dân tộc Kinh chiếm 66,5%, dân tộc Tày chiếm 20,5%, dân tộc Dao chiếm 7,2%; dân tộc Mường chiếm 2,3%, dân tộc Cao Lan chiếm 1,2%, dân tộc H’Mông chiếm 1,9%, dân tộc khác chiếm 0,4%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1, 035%; mật độ dân số 132 người/km2.



nn nn bn nh h

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ30HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Sản xuất nông lâm nghiệp của huyện Trấn Yên phát triển khá toàn diện, từng bước chuyển dịch cơ cấu nội ngành theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi. Tập trung ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; khắc phục khó khăn về dịch bệnh, thời tiết; duy trì và nâng cao giá trị sản lượng, hiệu quả một số sản phẩm chủ lực, có lợi thế của huyện như: măng tre Bát Độ, kén tằm, chè chất lượng cao, quế, nguyên liệu gỗ rừng trồng, sản phẩm thịt hơi, thủy sản. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện chủ yếu là chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản; góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, kích thích phát triển vùng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản cho nông dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tỷ trọng công nghiệp - xây dựng.

Mạng lưới trường lớp các cấp học được hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục của huyện, thu hút tối đa học sinh trong độ tuổi ra lớp. Công tác phổ cập giáo dục được duy trì: 100% số xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường học được sắp xếp, bổ sung cơ bản đủ về số lượng, đảm bảo cơ cấu bộ môn và được chuẩn hóa. Cơ sở vật chất ngành giáo dục và đào tạo được quan tâm đầu tư: trong 5 năm 2011 - 2015 đầu tư xây dựng mới 68 phòng học, 4 phòng công vụ giáo viên. Tỷ lệ phòng học được kiên cố hóa đến năm 2015 đạt 92%.

2.1.2. Tình hình giáo dục tiểu học ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

* Về quy mô, mạng lưới trường, lớp, học sinh

Bảng 2.1. Qui mô trường lớp, học sinh từ năm hoc

2010 - 2011 đến nay


Bâc̣ hoc̣

2010 - 2011

2011 - 2012

2012 - 2013

2013 - 2014

2014 - 2015

TSHS

Số lớ p

TSHS

Số lớ p

TSHS

Số lớ p

TSHS

Số lớ p

TSHS

Số lớ p

Mầm non

5048

171

4930

170

4923

168

5025

175

4836

167

Tiểu học

6234

270

6625

275

6124

277

6112

275

6200

278

THCS

4127

134

4051

135

4011

132

3983

131

4022

133

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đạt chuẩn quốc gia - 5

(Nguồn thống kê Phòng GD&ĐT Trấn Yên thá ng 5/2015)



nn nn bn nh h

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ31HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2023